K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 3 2016

             Biển và sóng là những đề tài quen thuộc của thơ ca. Mỗi nhà thơ nhìn biển theo cảm hứng riêng của mình. V.Hugo trong “Đêm đại d­ương” khi đứng tr­ước biển cả mênh mông sâu thẳm, đã nghe đư­ợc”Những tiếng ng­ười tuyệt vọng kêu la”. Puskin thì liên t­ưởng những đợt sóng thét gào với nỗi cay đắng trong tình yêu. Xuân Quỳnh tìm đ­ược những suy nghĩ tinh tế và thú vị về tình yêu qua hình ảnh những con sóng biển.

             Tác giả đã nhìn thấy sóng qua hai tính cách gần như­ đối lập nhau “dữ dội”, “ồn ào” với “êm dịu”, “lặng lẽ”. Đấy là hình ảnh thực tế về sóng biển. Như­ng nhà thơ còn hình dung ra sóng như­ thể một con ngư­ời, con ngư­ời của suy t­ư, tìm kiếm:

                                 Dữ dội và êm dịu………. Sóng tìm ra tận bể

             Từ hình ảnh sóng đi ra khơi xa rồi sóng lại vỗ vào bờ, nhà thơ liên t­ưởng tới tình yêu:

                                 Ôi con sóng ngày x­a…………. Bồi hồi trong ngực trẻ

            Đây là một liên t­ưởng thú vị, bởi vì cũng nh­ư sóng biển tự bao giờ cho tới nay, tình yêu vẫn luôn luôn là nỗi khao khát của con ng­ười. Nếu tình yêu là nỗi khát vọng của con ng­ười thì đối với tuổi trẻ, tình yêu càng trở nên thân thiết đến nỗi có thể tuổi trẻ gắn liền với tình yêu. Đấy phải chăng là điều mà Xuân Diệu từng phát biểu:

                             Làm sao sống đ­ược mà không yêu

                             Không nhớ không th­ương một kẻ nào.

            Cả đoạn thơ trên nói về sóng biển và tình yêu một cách chung, nh­ư một quy luật của cuộc sống. Đến đoạn thơ tiếp theo, tình yêu trở nên cụ thể, đó là tình yêu của anh và của em. ý thơ phát triển rất hợp lý, tứ thơ sâu sắc làm nên dáng nét suy t­ư trong thơ của Xuân Quỳnh:

                            Tr­ước muôn trùng sóng bể ……….. Từ nơi nào sóng lên

            Tại sao “tr­ước muôn trùng sóng bể”, “em nghĩ về anh, em” ?

             Thắc mắc về biển cả, chính là thắc mắc về tình yêu. Bởi vì tình yêu chính là thắc mắc về ng­ười mình yêu. Đó là một hiện t­ượng tâm lý thông thư­ờng trong tình yêu - yêu có nghĩa là hiểu rất rõ về ng­ười mình yêu và đồng thời ng­ười yêu vẫn là một ẩn số kỳ thú đối với mình. Cũng như­ vậy, ngư­ời đang yêu rất hiểu về tình yêu nh­ưng đồng thời vẫn luôn luôn tự hỏi không biết thế nào là tình yêu. ở đây, nhà thơ Xuân Quỳnh đã liên hệ tâm lý ấy bằng hình tư­ợng nghệ thuật hồn nhiên, dễ th­ương và gợi cảm:

                          Sóng bắt đầu từ gió ……… Khi nào ta yêu nhau.

              Yêu, rõ ràng là thế mà đôi khi cũng không biết nó là gì. Nó cụ thể mà mơ hồ, nó gần gụi mà xa xôi, nó đơn giản mà phức tạp. Nó là con sóng. Nhà thơ lại trở về nghệ thuật nhân hóa:

                           Con sóng d­ưới lòng sâu

                            Con sóng trên mặt nư­ớc

                             Ôi con sóng nhớ bờ

                              Ngày đêm không ngủ đ­ược

           Tư­ởng t­ượng đã giúp nhà thơ lý giải một hiện t­ượng của thiên nhiên: con sóng nhớ biển nhớ bờ cho nên ngày đêm liên tục vỗ vào bờ. Đâu đây có hình ảnh ý thơ của Xuân Diệu:

                              Bờ đẹp đẽ  cát vàng

                             Thoai thoải hàng thông đứng

                               Như­ lặng lẽ mơ màng

                               Suốt ngàn năm bên sóng

                                                             (Biển)

       Cũng nh­ư vậy, yêu có nghĩa là nhớ. Nhớ cả trong mơ cũng như­ khi còn thức. Yêu anh có nghĩa là nghĩ đến nay, luôn luôn nghĩ đến anh:

                              Lòng em nghĩ đến anh

                              Cả trong mơ còn thức

       Phải chăng đó là điều mà Nguyễn Bính đã thể hiện một cách duyên dáng qua hình thức thơ dân dã của mình:

                             Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông

                             Một ngư­ời chín nhớ mư­ời mong một ngư­ời

        Cái nhớ của tình yêu chính là nỗi khát khao vô hạn, là nỗi nhớ không nguôi:

                             Uống xong lại khát là tình

                              Gặp rồi lại nhớ là mình của ta

                                                               (Xuân Diệu)

       Những liên t­ưởng trên đây giúp ta thấy cách diễn tả của  Xuân Quỳnh chân thật và hồn nhiên biết chừng nào. ở thơ của Xuân Quỳnh có sự liên kết giữa cái hồn nhiên chân thật ấy với chất suy t­ư một cách tinh tế và chặt chẽ làm cho bài thơ ánh lên vẻ đẹp của một tâm hồn suy nghĩ.

       Ng­ời ta nói yêu nhau tức là cùng nhau nhìn về một h­ướng. Còn nhà thơ Xuân Quỳnh của chúng ta thì lại bảo:

                            Dẫu xuôi về phư­ơng Bắc

                            Dẫu ngư­ợc về phư­ơng Nam

                            Nơi nào em cũng nghĩ

                             H­ướng về anh - một ph­ương

       Hình ảnh “h­ướng về anh một phư­ơng” làm ta nhớ tới mấy câu ca dao:

                            Quay tơ thì giữ mối tơ

                            Dẫu trăm nghìn mối vẫn chờ mối anh

        Đó phải chăng, từ nỗi nhớ trong tình yêu, nhà thơ muốn làm nổi bật tình cảm thủy chung duy nhất của ng­ười con gái. Dù đi đâu, dù xuôi ng­ược bốn phư­ơng, tám h­ướng, thì em cũng chỉ h­ướng về một phư­ơng của anh, có anh, cho anh. Nhà thơ lại trở về với hình ảnh những con sóng để làm điểm tựa cho ý t­ưởng của mình. Bởi vì, dù có xa vời cách trở bao nhiêu, con sóng vẫn tới đ­ược bờ:

                                Ở ngoài kia đại dương.....

                                 Dù muôn vời cách trở

            Ở trên, tác giả liên t­ưởng sóng với tình yêu. Đoạn thơ cuối cùng so sánh cuộc đời và biển cả:

                                  Cuộc đời tuy dài thế........

                                  Mây vẫn bay về xa

         Tình yêu là một biểu hiện của cuộc đời. Tình yêu chính là cuộc sống. Cho nên đoạn thơ cuối cùng mở rộng tứ thơ - tình yêu không phải chỉ là của anh và em mà tình yêu phải hòa trong biển lớn nhà thơ gọi là Biển lớn tình yêu:

                                  Làm sao tan đ­ược ra

                                 Thành trăm con sóng nhỏ

                                  Giữa biển lớn tình yêu

                                  Để ngàn năm còn vỗ

        Bài thơ trữ tình tình yêu như­ng không quá hời hợt, dễ dãi. Từ âm điệu cho tới tứ thơ. “Sóng” toát lên phong cách của Xuân Quỳnh. Bài thơ giúp ta hiểu sâu sắc ý nghĩa tình yêu trong cuộc đời.

       D­ường như­ biển cả bao la luôn luôn thu hút cảm hứng của Xuân Qùnh. Biển là tình yêu, sóng là nỗi nhớ, và cả sóng biển sẽ giúp nhà thơ xua đi bao điều cay cực:

                                 Biển sẽ xóa đi bao nhiêu cay cực

                                 Nư­ớc lại dềnh trên sóng những lời ru.

21 tháng 10 2019

Đề bài trên thuộc dạng bài phân tích hình ảnh trong một đoạn thơ, bài thơ.

Đáp án cần chọn là: C

22 tháng 11 2018

Hình tượng sóng- người phụ nữ đang yêu, hình tượng trung tâm, nổi bật của bài thơ:

    + Mượn sóng để diễn tả nỗi lòng, tình yêu, trái tim phức tạp, tha thiết

    + Sóng có phẩm chất, tính cách giống “em”

- Sóng, những suy nghĩ, trăn trở khi nghĩ về tình yêu

    + Tìm cội nguồn của sóng, và khát vọng muốn được hiểu mình, hiểu người mình yêu và tình yêu

    + Trái tim của tuổi trẻ khát khao yêu thương, quy luật tự nhiên

- Nỗi nhớ, sự chung thủy của người phụ nữ khi yêu

    + Bày tỏ trực tiếp nỗi nhớ thương người yêu

    + Sự tin tưởng, đợi chờ chung thủy trong tình yêu

- Khát vọng tình yêu vĩnh cửu

    + Sự lo âu, trăn trở của người phụ nữ trước cuộc đời dài rộng và tình yêu lớn lao

    + Sóng là biểu tượng cho tình yêu trường tồn, mãnh liệt

22 tháng 2 2016

I.    Tìm hiểu chung
1.    Tác giả
a.    Cuộc đời

–    Xuân Quỳnh tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh (1942-1988)
–    Quê ở làng La Khê- Hà Đông- Hà Tây
–    Xuân Quỳnh có một tuổi thơ thiếu thốn tình thương
•    Mẹ mất sớm
•    Không được ở với cha
->     Có lẽ chính điều này đã tác động rất lớn đến Xuân Quỳnh khiến cho nhà thơ luôn luôn khao khát má
->    ấm gia đình, thơ bà thì dạt dào cảm xúc yêu thương
–    Ban đâu Xuân Quỳnh chưa đến sự nghiệp văn chương mà là một diễn viên múa. Bà yêu một người bạn đồng nghiệp sau đó họ chia tay vì không hợp nhau
–    Sau này Xuân Quỳnh chuyển sang làm thơ và nên duyên vợ chồng với nhà viết kịch nổi tiếng lưu Quang Vũ. Cả hai người đã có những phút giây hạnh phúc bên nhau mặc dù cả hai đều có con riêng. Thế nhưng hạnh phúc chẳng được bao lâu thì gia đình họ gặp phải một tai nạn kinh hoàng. Và tai nạn ấy đã cướp đi tính mạng của tất cả gia đình họ
–    Xuân Quỳnh là một người phụ nữ có cuộc đời đa đoan nhiều lo âu vậy nên bà rất biết quý trọng và nâng niu  hạnh phúc gia đình
b.    Sự nghiệp
–    Xuân Quỳnh là một nhà thơ trẻ tiêu biểu thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước
–    Tác phẩm chính của bà: tự hát, hoa dọc chiến hào, tiếng gà trưa…
–    Phong cách nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh: Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của người phụ nữ giàu tình yêu thương, vừa hồn nhiên tươi tắn, vừa chân thành đằm thắm, đầy mãnh liệt và khát khao trong tình yêu. Vừa lo âu về sự tàn phai đỗ vỡ cũng như dự cảm bất trắc.
2.    Bài thơ
a.    Hoàn cảnh sáng tác
–    Bài thơ được sáng tác vào năm 1967 trong chuyến đi công tác vùng biển Diêm Điền. Bài thơ ra đời khi nhà thơ đã phải niếm trải những đỗ vỡ của cuộc hôn nhân thứ nhất. Đây là một bài thơ biểu hiện cho phong cách nghệ thuật của Xuân Quỳnh
–    Bài thơ được in trong tập thơ Hoa dọc chiến hào
b.    Bố cục: 3 phần
–    Hai khổ đầu: sóng và tình yêu
–    Bốn khổ sau: tình yêu và nỗi nhớ
–    Còn lại: tình yêu và khát vọng
c.    Hình tượng
–    Có hai hình tượng luôn song hành cùng nhau đó là sóng và em. Có lúc phản ánh lẫn nhau, có lúc tách rời có lúc lại hòa vào làm một => hình tượng này tuy hai mà một
II.    Đọc hiểu chi tiết
1.    Sóng biển và tình yêu

–    Nhà thơ mở đầu bằng những đối lập của sóng biển:
“dữ dội” ><  “dịu êm”
“ồn ào” >< “lặng lẽ”
->   Sóng biển được diễn tả dưới nhiều cung bậc hình thức, nghệ thuật đối lập để thấy được những trạng thái của sóng biển. Và đồng thời nó cũng ẩn dụ cho hình tượng người em gái đang yêu. Khi yêu con gái thường có những cung bậc cảm xúc khác nhau lúc yêu thương nhưng lúc lại giận hờn vu vơ
–    Nghệ thuật đối lập “sông” >< “bể” cho thấy giới hạn, tình yêu thì không thể giới hạn người con trai không hiểu được người con gái thì người con gái sẽ tìm đến một người có tấm lòng rộng lớn hơn đủ hiểu người con gái là được
->    Bốn câu thơ thể hiện được quan niệm mới mẻ trong tình yêu của Xuân Quỳnh. Người con gái không phải chờ đợi mà tự có thể đi tìm lấy hạnh phúc của mình, quyết đình rời xa sông để tìm đến bể. quy luật của sóng từ trước đến nay vẫn thế cũng như quy luật của tình yêu cũng luôn mãi dạt dào trong trái tim trẻ.
2.    Tình yêu gắn liền với nỗi nhớ
–    Đã yêu là phải nhớ nhà thơ Xuân Diệu đã từng viết: 
“Đố ai sống được mà không yêu không nhớ không thương một kẻ nào”
–    Xuân Quỳnh đã mượn hình ảnh của sóng để cắt nghĩa tình yêu tuy nhiên nhà thơ lại không thể lí giải được. Nhà thơ tự mình đặt ra hàng loạt những câu hỏi tu từ nhưng cuối cùng lại trả lời trong một cái lắc đầu đáng yêu “em cũng không biết nữa khi nào ta yêu nhau”
–    Tình yêu gắn liền với nỗi nhớ, con sóng ngoài kia ngày đêm vỗ vào bờ, dù là con sóng dưới lòng sông, con sóng trên mặt nước, dẫu có muôn với cách trở thì con sóng vẫn nhớ bờ mà vỗ về tha thiết, còn người con gái thì nhớ đến anh cả trong mơ vẫn cứ tưởng là vẫn thức
->    Như vậy hình tượng sóng để bộc lộ cho nỗi nhớ của mình. Đó là nỗi nhớ cháy bỏng, nhớ da diết không thể nào nguôi
–    Nhà thơ chọn cách nói ngược để thấy được sự yêu thương ấy. dẫu tình yêu có ngang trái đến mức nào thì em cũng chỉ nghĩ về phương anh mà thôi

26 tháng 2 2016

Ngữ văn lớp 12

3 tháng 3 2016

          Sóng là hình ảnh ẩn dụ của tâm trạng ng­ười con gái yêu đư­ơng, là sự hóa thân, phân thân của cái tôi trữ tình của nhà thơ. Cùng với hình t­ượng sóng, bài thơ này còn có một hình t­ượng nữa là em - cái tôi trữ tình của nhà thơ. Tìm hiểu hình t­ượng “sóng”, không thể không xem xét nó trong mối tư­ơng quan với “em”.

          Hình tư­ợng sóng tr­ớc hết đ­ược gợi ra từ âm hư­ởng dào dạt, nhịp nhàng của bài thơ. Đó là nhịp của những con sóng trên biển cả liên tiếp, triền miên, vô hồi vô hạn. Đó là âm điệu của một nỗi lòng đang tràn ngập, khao khát tình yêu vô hạn, đang rung lên đồng điệu, hòa nhịp với sóng biển.

          Qua hình t­ượng sóng, Xuân Quỳnh đã diễn tả vừa cụ thể vừa sinh động nhiều trạng thái, tâm trạng, những cung bậc tình cảm khác nhau trong trái tim của ng­ười phụ nữ đang rạo rực khao khát yêu đ­ương. Mỗi trạng thái tâm hồn cụ thể của ngư­ời con gái đang yêu đều có thể tìm thấy sự t­ương đồng của nó với một khía cạnh, một đặc tính nào đó của sóng.

3 tháng 3 2016

          Qua bài thơ "Sóng" của Xuân Quỳnh, ta có thể cảm nhận đ­ược vẻ đẹp tâm hồn của ng­ười phụ nữ trong tình yêu. Ng­ười phụ nữ ấy mạnh bạo, chủ động bày tỏ những khao khát yêu đ­ương mãnh liệt và những rung động rạo rực trong lòng mình. Ng­ười phụ nữ ấy thủy chung, nh­ưng không còn nhẫn nhục, cam chịu nữa. Nếu “sông không hiểu nổi mình” thì sóng dứt khoát từ bỏ nơi chật hẹp đó, để “tìm ra tận bể”, đến với cái cao rộng, bao dung. Đó là những nét mới mẻ, “hiện đại” trong tình yêu.

         Tâm hồn ng­ười phụ nữ đó giàu khao khát, không yên lặng: “vì tình yêu muôn thuở - Có bao giờ đứng yên” (Thuyền và biển). Nh­ưng đó cũng là một tâm hồn thật trong sáng, thủy chung vô hạn. Quan niệm tình yêu nh­ư vậy rất gần gũi với mọi ngư­ời và có gốc rễ trong tâm thức dân tộc

10 tháng 5 2021

Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ nữ xuất sắc nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại, thơ bà luôn giàu những xúc cảm suy tư, lúc hạnh phúc lúc khổ đau, đặc biệt là khi viết về đề tài tình yêu trên cương vị một người phụ nữ từng đổ vỡ hôn nhân, lại tìm được hạnh phúc mới, với sự đằm thắm mặn mà của thiên chức làm mẹ, làm vợ. Xuân Quỳnh trở nên nổi tiếng với nhiều bài thơ như Thuyền và biển, Hoa cỏ may, Tự hát, Nói cùng anh,... với một giọng thơ ấm áp, dịu dàng và tươi trẻ. Trong số đó tác phẩm Sóng cũng là một bài thơ xuất sắc viết về đề tài tình yêu với hình tượng sóng tượng trưng cho hình tượng người phụ nữ trẻ trong công cuộc tìm kiếm tình yêu, tìm kiếm hạnh phúc đầy sôi nổi nhiệt huyết nhưng cũng không kém phần e ấp, tinh tế.

"Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể"

Sóng luôn ấp ủ trong mình hai cá tính đối lập, một bên là sự ồn ào, dữ dội đầy nhiệt huyết, sôi nổi, một bên lại mang những mặt êm đềm, lặng lẽ và dịu dàng, thế nhưng có một điều rằng sóng luôn ôm trong mình những khát khao được thấu hiểu, được sẻ. Sóng sẵn sàng từ bỏ một dòng sông quá đỗi yên bình, bó hẹp để vươn ra biển lớn, để tìm thấy những cảm xúc mới, để được thỏa sức vẫy vùng, tựa như những khát khao lớn trong tình yêu của người phụ nữ. Sóng là đại diện cho hình ảnh người con gái trẻ hiện đại khi đối mặt với tình yêu, vẫn giữ cho mình những nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, bên cạnh đó Xuân Quỳnh cũng mạnh mẽ thể hiện cái tôi cá nhân, người phụ nữ trở nên mạnh mẽ và chủ động hơn trong tình yêu để tìm được hạnh phúc đích thực của cuộc đời. Hơn thế nữa người ta còn nhận ra những con sóng sôi nổi chính là đại diện của một tình yêu mãnh liệt, nồng nàn, là tình yêu trong sáng của những con người son trẻ, khi bên nhau họ khát khao được bộc lộ bản thân một cách ồn ào và dữ dội, nhưng cũng có những phút giây họ lắng lại, để nghe tiếng trái tim hòa nhịp đập để thấu hiểu nhau hơn nữa.

"Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ"

Bằng hình tượng sóng, những nét đẹp trong tâm hồn người phụ nữ được bộc lộ một cách tinh tế và hồn nhiên "Ôi con sóng ngày xưa/Và ngày sau vẫn thế", đó là sự thủy chung sắt son một lòng đối với tình nhân, tình yêu ngày nào đắm say, thì đến nay những khát vọng nồng nàn về tình yêu vẫn hằng thổn thức trong trái tim của người con gái chưa một lần thay đổi và chỉ có thêm đậm đà, sâu sắc. Không chỉ tượng trưng cho hình ảnh người con gái, sóng còn là dáng vẻ của tình yêu trong đôi mắt của Xuân Quỳnh, một tình yêu nồng nàn, sắt son và mãnh liệt, những khát vọng tình yêu ấy vốn đã là quy luật của tạo hóa, luôn làm trái tim con người ta phải bồi hồi thổn thức trong từng nhịp đập.

"Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau"

Từng ngọn sóng giữa biển cả mênh mông, cũng tựa như tình yêu của tác giả vậy, không thể lý giải được "Từ nơi nào sóng lên?", từ gió, hay từ một nơi nào ấy chẳng thể nói thành lời. Tình yêu cũng vậy nào ai có thể lý giải nổi tình yêu, một khái niệm vốn phức tạp và nhiều những cung bậc cảm xúc khác nhau, khiến người ta hạnh phúc, nhưng cũng có lúc đầy tổn thương và đớn đau. Người con gái dường như bất lực trước nhận thức của lý trí về tình yêu, điều ấy đã thôi thúc con sóng, thôi thúc tác giả hòa mình vào biển lớn tình yêu, yêu bằng tất cả trái tim chân thành và tuyệt vời nhất, bởi tình yêu là cảm xúc của con tim, mọi sự lý giải đều trở nên vô nghĩa trước sức mạnh của nó.

"Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức

Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương

Ở ngoài kia đại dương
Trăm nghìn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở"

Ở những khổ thơ tiếp, một lần nữa đức tính chung thủy của người phụ nữ lại được thể hiện thông qua hình tượng sóng, đó là nỗi nhớ da diết của người con gái đối với người yêu, tình yêu sâu sắc ấy khiến tác giả trăn trở ngày nhớ đêm mong đến "Cả trong mơ còn thức". Đó là sự thủy chung, sắt son một lòng mà dù có xuôi Bắc, ngược Nam thì tấm lòng của em vẫn chỉ "Hướng về anh một phương", đầy trông mong và hy vọng. Ngoài ra hình tượng con sóng xa bờ còn gắn liền với những thử thách, những cách trở khó khăn trong tình yêu, là những nỗ lực, cố gắng một lòng vì tình yêu, vì một kết quả tốt đẹp, cũng như hình ảnh con sóng dù cách bờ bao xa vẫn tìm về vỗ vào bờ cát những tiếng vang dội, tựa như tiếng cười hạnh phúc trong tình yêu lứa đôi.

"Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ"

Nhưng dẫu sống lạc quan, đắm say và khao khát về tình yêu như thế thì Xuân Quỳnh vẫn có những ám ảnh nhất định về sự chảy trôi của thời gian, đó là nỗi sợ về tuổi xuân sớm đi qua, nỗi sợ thời gian thấm thoát thoi đưa nhưng tình mình vẫn không toại nguyện. Chính vì lẽ ấy, tác giả lại càng khao khát được sống hết mình, đắm chìm vào hạnh phúc của tình yêu, đó là ước muốn được tan ra, được đắm chìm vào một tình yêu trọn vẹn, sâu sắc và vĩnh cửu muôn đời. Đó là khát vọng muôn đời của người phụ nữ trong tình yêu, trong hạnh phúc lứa đôi, trong sáng, cao đẹp và mang đầy tính nhân văn sâu sắc.

Sóng và hình tượng sóng là một sáng tạo độc đáo của Xuân Quỳnh trong sáng tác. Bằng hình tượng sóng bà đã thể hiện một cách xuất sắc những tâm tư đầy trong sáng và hồn nhiên của người phụ nữ khi yêu, có những cảm xúc mãnh liệt, nồng nàn nhưng cũng có lúc lặng lẽ và dịu dàng. Từ đó vẻ đẹp của người phụ nữ được bộc lộ một cách tinh tế, khao khát muốn yêu và được yêu vừa mạnh mẽ vừa, e ấp, đức tính thủy chung son sắt truyền thống và khát vọng lớn lao về một tình yêu vĩnh cửu, muôn đời.

-------------------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-h-hinh-tuong-song-trong-bai-tho-cung-ten-cua-xuan-quynh-52150n.aspx
Mượn hình ảnh của sóng ngoài đại dương, nữ sĩ Xuân Quỳnh đã khéo léo xây dựng những trạng thái đầy sống động của "em" trong tình yêu. Để tìm hiểu về ý nghĩa của cặp hình tượng sóng - em, bên cạnh bài Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh, các em có thể tham khảo thêm các bài văn hay lớp 12 chuyên về viết cảm nhận, phân tích Sóng như : Cảm nhận về khổ thơ thứ 5,6,7 bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, Bình giảng hai khổ thơ cuối trong bài Sóng của Xuân Quỳnh, Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua bài Sóng của Xuân Quỳnh, Phân tích bài thơ Sóng để chứng minh Thơ Xuân Quỳnh in đậm vẻ đẹp nữ tính...

10 tháng 5 2021

Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ nữ xuất sắc nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại, thơ bà luôn giàu những xúc cảm suy tư, lúc hạnh phúc lúc khổ đau, đặc biệt là khi viết về đề tài tình yêu trên cương vị một người phụ nữ từng đổ vỡ hôn nhân, lại tìm được hạnh phúc mới, với sự đằm thắm mặn mà của thiên chức làm mẹ, làm vợ. Xuân Quỳnh trở nên nổi tiếng với nhiều bài thơ như Thuyền và biển, Hoa cỏ may, Tự hát, Nói cùng anh,... với một giọng thơ ấm áp, dịu dàng và tươi trẻ. Trong số đó tác phẩm Sóng cũng là một bài thơ xuất sắc viết về đề tài tình yêu với hình tượng sóng tượng trưng cho hình tượng người phụ nữ trẻ trong công cuộc tìm kiếm tình yêu, tìm kiếm hạnh phúc đầy sôi nổi nhiệt huyết nhưng cũng không kém phần e ấp, tinh tế.

"Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể"

Sóng luôn ấp ủ trong mình hai cá tính đối lập, một bên là sự ồn ào, dữ dội đầy nhiệt huyết, sôi nổi, một bên lại mang những mặt êm đềm, lặng lẽ và dịu dàng, thế nhưng có một điều rằng sóng luôn ôm trong mình những khát khao được thấu hiểu, được sẻ. Sóng sẵn sàng từ bỏ một dòng sông quá đỗi yên bình, bó hẹp để vươn ra biển lớn, để tìm thấy những cảm xúc mới, để được thỏa sức vẫy vùng, tựa như những khát khao lớn trong tình yêu của người phụ nữ. Sóng là đại diện cho hình ảnh người con gái trẻ hiện đại khi đối mặt với tình yêu, vẫn giữ cho mình những nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, bên cạnh đó Xuân Quỳnh cũng mạnh mẽ thể hiện cái tôi cá nhân, người phụ nữ trở nên mạnh mẽ và chủ động hơn trong tình yêu để tìm được hạnh phúc đích thực của cuộc đời. Hơn thế nữa người ta còn nhận ra những con sóng sôi nổi chính là đại diện của một tình yêu mãnh liệt, nồng nàn, là tình yêu trong sáng của những con người son trẻ, khi bên nhau họ khát khao được bộc lộ bản thân một cách ồn ào và dữ dội, nhưng cũng có những phút giây họ lắng lại, để nghe tiếng trái tim hòa nhịp đập để thấu hiểu nhau hơn nữa.

"Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ"

Bằng hình tượng sóng, những nét đẹp trong tâm hồn người phụ nữ được bộc lộ một cách tinh tế và hồn nhiên "Ôi con sóng ngày xưa/Và ngày sau vẫn thế", đó là sự thủy chung sắt son một lòng đối với tình nhân, tình yêu ngày nào đắm say, thì đến nay những khát vọng nồng nàn về tình yêu vẫn hằng thổn thức trong trái tim của người con gái chưa một lần thay đổi và chỉ có thêm đậm đà, sâu sắc. Không chỉ tượng trưng cho hình ảnh người con gái, sóng còn là dáng vẻ của tình yêu trong đôi mắt của Xuân Quỳnh, một tình yêu nồng nàn, sắt son và mãnh liệt, những khát vọng tình yêu ấy vốn đã là quy luật của tạo hóa, luôn làm trái tim con người ta phải bồi hồi thổn thức trong từng nhịp đập.

"Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau"

Từng ngọn sóng giữa biển cả mênh mông, cũng tựa như tình yêu của tác giả vậy, không thể lý giải được "Từ nơi nào sóng lên?", từ gió, hay từ một nơi nào ấy chẳng thể nói thành lời. Tình yêu cũng vậy nào ai có thể lý giải nổi tình yêu, một khái niệm vốn phức tạp và nhiều những cung bậc cảm xúc khác nhau, khiến người ta hạnh phúc, nhưng cũng có lúc đầy tổn thương và đớn đau. Người con gái dường như bất lực trước nhận thức của lý trí về tình yêu, điều ấy đã thôi thúc con sóng, thôi thúc tác giả hòa mình vào biển lớn tình yêu, yêu bằng tất cả trái tim chân thành và tuyệt vời nhất, bởi tình yêu là cảm xúc của con tim, mọi sự lý giải đều trở nên vô nghĩa trước sức mạnh của nó.

"Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức

Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương

Ở ngoài kia đại dương
Trăm nghìn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở"

Ở những khổ thơ tiếp, một lần nữa đức tính chung thủy của người phụ nữ lại được thể hiện thông qua hình tượng sóng, đó là nỗi nhớ da diết của người con gái đối với người yêu, tình yêu sâu sắc ấy khiến tác giả trăn trở ngày nhớ đêm mong đến "Cả trong mơ còn thức". Đó là sự thủy chung, sắt son một lòng mà dù có xuôi Bắc, ngược Nam thì tấm lòng của em vẫn chỉ "Hướng về anh một phương", đầy trông mong và hy vọng. Ngoài ra hình tượng con sóng xa bờ còn gắn liền với những thử thách, những cách trở khó khăn trong tình yêu, là những nỗ lực, cố gắng một lòng vì tình yêu, vì một kết quả tốt đẹp, cũng như hình ảnh con sóng dù cách bờ bao xa vẫn tìm về vỗ vào bờ cát những tiếng vang dội, tựa như tiếng cười hạnh phúc trong tình yêu lứa đôi.

"Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ"

Nhưng dẫu sống lạc quan, đắm say và khao khát về tình yêu như thế thì Xuân Quỳnh vẫn có những ám ảnh nhất định về sự chảy trôi của thời gian, đó là nỗi sợ về tuổi xuân sớm đi qua, nỗi sợ thời gian thấm thoát thoi đưa nhưng tình mình vẫn không toại nguyện. Chính vì lẽ ấy, tác giả lại càng khao khát được sống hết mình, đắm chìm vào hạnh phúc của tình yêu, đó là ước muốn được tan ra, được đắm chìm vào một tình yêu trọn vẹn, sâu sắc và vĩnh cửu muôn đời. Đó là khát vọng muôn đời của người phụ nữ trong tình yêu, trong hạnh phúc lứa đôi, trong sáng, cao đẹp và mang đầy tính nhân văn sâu sắc.

Sóng và hình tượng sóng là một sáng tạo độc đáo của Xuân Quỳnh trong sáng tác. Bằng hình tượng sóng bà đã thể hiện một cách xuất sắc những tâm tư đầy trong sáng và hồn nhiên của người phụ nữ khi yêu, có những cảm xúc mãnh liệt, nồng nàn nhưng cũng có lúc lặng lẽ và dịu dàng. Từ đó vẻ đẹp của người phụ nữ được bộc lộ một cách tinh tế, khao khát muốn yêu và được yêu vừa mạnh mẽ vừa, e ấp, đức tính thủy chung son sắt truyền thống và khát vọng lớn lao về một tình yêu vĩnh cửu, muôn đời.

-------------------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-h-hinh-tuong-song-trong-bai-tho-cung-ten-cua-xuan-quynh-52150n.aspx
Mượn hình ảnh của sóng ngoài đại dương, nữ sĩ Xuân Quỳnh đã khéo léo xây dựng những trạng thái đầy sống động của "em" trong tình yêu. Để tìm hiểu về ý nghĩa của cặp hình tượng sóng - em, bên cạnh bài Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh, các em có thể tham khảo thêm các bài văn hay lớp 12 chuyên về viết cảm nhận, phân tích Sóng như : Cảm nhận về khổ thơ thứ 5,6,7 bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, Bình giảng hai khổ thơ cuối trong bài Sóng của Xuân Quỳnh, Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua bài Sóng của Xuân Quỳnh, Phân tích bài thơ Sóng để chứng minh Thơ Xuân Quỳnh in đậm vẻ đẹp nữ tính...

3 tháng 9 2018

“Dữ dội và dịu êm

 Ồn ào và lặng lẽ”

=> Nghệ thuật đối lập thể hiện những trạng thái đối lập của con sóng, cũng là những trạng thái đối lập của người con gái trong tình yêu.

Đáp án cần chọn là: A