Câu 1: Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao, a –thân thấp; B- hoa đỏ; b- hoa trắng. Biết các gen nằm trên các NST khác nhau và trội hoàn toàn, cây thân cao hoa trắng thuần chủng có kiểu gen là
A. AAbb. B. AABb. C. AABB. D. AaBB.
Câu 2: Cho một phép lai P: AaBbDd x AaBbDd, biết các gen trội hoàn toàn, không có đột biến, mỗi gen quy định một tính trạng. Ở thế hệ F1, kiểu hình 3 tính trạng trội có tỉ lệ bao nhiêu?
A. 27/64. B. 9/64. C. 27/32. D. 9/32.
Câu 3: Trong quá trình nguyên phân, những kì nào NST ở trạng thái đơn, biết quá trình nguyên phân diễn ra bình thường.
A. Kì sau, kì cuối. B. Kì đầu, kì sau. C. Kì giữa, kì sau. D. Kì giữa, kì cuối.
Câu 4: Cho biết hai cặp gen Aa và Bb nằm trên cùng một NST, kiểu gen nào dưới đây là viết đúng?
A. . B. AaBb. C. ABab. D. .
Câu 5: Gen ban đầu bị đột biến mất một cặp nucleotit loại GX, số liên kết hidro của gen sau đột biến so với gen ban đầu thay đổi như thế nào?
A. Giảm 3 liên kết. B. Tăng 2 liên kết. C. Giảm 2 liên kết. D. Giảm 1 liên kết.
Câu 6: Trong các dạng đột biến dưới đây, đâu là dạng đột biến cấu trúc NST?
A. Lặp đoạn. B. Thể khuyết nhiễm. C. Thể tam bội. D. Thể một nhiễm.
Câu 7: Cho ba cặp NST kí hiệu là Aa;Bb;Dd, tế bào có kiểu NST nào dưới đây là thể một nhiễm?
A. AabDd. B. AaBbDd. C. AaBBbDd. C. BbDd.
Câu 8: Trong phân tử ADN không có loại nucleotit nào dưới đây ?
A. Uraxin. B. Timin. C. Guanin. D. Xitozin.
Câu 9: Nhân đôi ADN là quá trình tạo ra phân tử nào dưới đây?
A. ADN. B. ARN. C. Prôtêin. D. Lipit.
Câu 10: Một mạch của gen có trình tự là 3’ – AAT XTG XXX-5’. Trình tự các nucleotit trên phân tử mARN do gen đó phiên mã ra là
A. 5’ UUA GUX GGG 3’. B. 3’ UUA GUX GGG 5’.
C. 5’ UUA GUX GXG 3’. D. 5’ UAU GUX GGG 3’.
Câu 11: Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn a nằm trên NST thường qui định, alen A không bị bệnh. Cặp vợ chồng nào dưới đây sinh con chắc chắn không bị bệnh bạch tạng?
A. AA x Aa. B. Aa x aa. C. Aa x Aa. D. aa x aa.
Câu 12: Các nhà khoa học Mỹ đã tạo ra giống cừu có mang gen sản xuất protein tơ nhện bằng
A.công nghệ gen. B. công nghệ tế bào. C. lai các dòng thuần. D. gây đột biến.
Câu 13: Địa y trên thân cây mít là quan hệ nào?
A. Cộng sinh. B. Cạnh tranh. C. Hội sinh. D. Kí sinh.
Câu 14: Trong hệ sinh thái, nấm được xếp vào nhóm nào?
A. Sinh vật phân giải. B. Sinh vật tiêu thụ. C. Sinh vật sản xuất. D. Thành phần vô sinh.
Câu 15: Một gen có 1200 nucleotit, biết trong gen đó có 400 nucleotit loại Adenin, theo lý thuyết gen đó có
A. 200 nucleotit loại Guanin (G). B. 400 nucleotit loại Xitozin (X).
C. 200 nucleotit loại Timin ( T). D. 400 nucleotit loại Uraxin (U).
P : AAbb( cao, trắng) x aaBB (thấp, đỏ)
G Ab aB
F1: AaBb (100% caao, đỏ)
F1 AaBb (cao,đỏ) x AaBb (cao, đỏ)
G AB, Ab,aB, ab AB, Ab, aB, ab
F2: 1AABB : 2 AaBB: 2 AABb : 4 AaBb
1 AAbb : 2 Aabb
1 aaBB : 2 aaBb
1 aabb
TLKG: 9A_B_ : 3A_bb: 3aaB_ : 1 aabb
TLKH: 9 cao, đỏ: 3 cao, trắng: 3 thấp, đỏ : 1 thấp, trắng
Quy ước gen: A qui định thân cao
a qui định thân thấp
B qui định hoa đỏ
b qui định hoa trắng
Sơ đồ lai :
P(tc) : Thân cao, hoa trắng x Thân thấp, hoa đỏ
AAbb aaBB
GP : Ab aB
F1: AaBb (100% thân cao, hoa đỏ)
F1 X F1: AaBb x AaBb
GF1: AB, Ab, aB, ab AB, Ab, aB, ab
F2: 1AABB:2AaBB:2AABb:4AaBb (9 thân cao, hoa đỏ)
1AAbb: 2Aabb (3 thân cao, hoa trắng)
1aaBB:2aaBb (3 thân thấp, hoa đỏ)
1 aabb (1 thân thấp, hoa trắng)