Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Chúng em đã rải bao nhiêu đá mà đường còn ra thế
-> Để nhấn mạnh từ ''rải''
-Chúng mình cùng nghe rồi lúc nào buồn ngủ rồi ta ngủ
-> Để nhấn mạnh tinh thần đoàn kết
-Ô, cô còn quên chiếc mùi xoa đây này
-> Để nhấn mạnh từ ''quên''
-Tôi trông anh hơi mệt , có lẽ cần ngủ sớm
-> Những từ này cho câu văn thêm dịu dàng hơn
-Các cụ ai chẳng tham công tiếc việc
->Thay vì nói không thì câu văn thay từ chẳng để thêm cảm xúc và cho câu văn hay hơn thuận miệng hơn.
- Lần sau nếu xe dừng , cô đừng nhảy xuống thế này nhé
->Thay vì nói không thì câu văn thay từ đừng để thêm cảm xúc và cho câu văn hay hơn thuận miệng hơn.
*Dế Mèn:Bài học đường đời đầu tiên Dế Mèn rút ra chính là sự trả giá cho những hành động ngông cuồng thiếu suy nghĩ. Bài học ấy thể hiện qua lời khuyên chân tình của Dế Choắt: “ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy”. Đó cũng là bài học cho chính con người.
*Người Anh:Thói đời, người ta dễ nảy sinh thói ghen tị, đố kị hay mặc cảm tự tì khi chứng kiến tài năng và sự thành đạt của người khác. Ngược lại, kẻ có tài năng khi được đề cao cũng dễ sinh ra kiêu ngạo, tự mãn, coi thường những người xung quanh. Vì thế, tài năng dần dần thui chột, bởi không có điều kiện, môi trường tốt Đềphát triển.Bài học có thể rút ra từ truyện ngắn này là: Trước thành công hay tài năng của người khác, mỗi người cần vượt qua những thói xấu như ganh ghét, đố kị hay mặc cảm tự ti Đềhoà chung niềm vui với mọi người. Lòng nhân hậu và sự độ lượng, vị tha giúp con người tự vượt lên bản thân Đềsống thanh thản, tốt đẹp hơn.Qua câu chuyện của hai anh em, tác giả đã gợi lên trong người đọc sự suy ngẫm Đềđi tới nhận thức và hành động đúng đắn trước những tình huống tương tự. Tác phẩm có ý nghĩa giáo dục nhân cách nhưng không rơi vào giáo huấn khô khan, vì bài học được thể hiện một cách tự nhiên mà sâu sắc qua sự nhận thức của nhân vật chính.
*Người Em:
- Sau khi học xong văn bản “Bức tranh của em gái tôi” của nhà văn Tạ Duy Anh, nhân vật Kiều Phương đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc khó quên.
- Kiều Phương là một cô bé hiếu động, mặt mũi lúc nào cũng lấm lem nên có biệt danh là “Mèo” do anh trai đặt.
- Thế nhưng cô bé ấy lại là một tài năng hội họa với những bức tranh có thể treo bất kì nơi nào ở phòng khách.
- Dù có tài và được mọi người quý mến, Kiều Phương vẫn giữ được tính cách hồn nhiên tinh nghịch đáng yêu của mình.
- Biết anh trai ghen tị, cau có gắt gỏng với mình, nhưng Kiều Phương với trái tim nhân hậu và tình cảm trong sáng, cô bé đã giúp anh thấy được lỗi lầm qua bức tranh đoạt giải nhất mang tên “Anh trai tôi”.
- Thật thú thị khi thấy lòng nhân hậu đã thắng tính ghen tị cũng như người anh biết bắt đầu “xấu hổ” nhận ra hạn chế của chính mình đồng thời cảm nhận được lòng nhân hậu của người em.
- Nhân vật Kiều Phương thật tuyệt vời, qua đó em rút ra được bài học cho mình là cần có lòng nhân hậu trong cuộc sống.
a,Từ ngủ trong câu " Cả cuộc đời Bác có ngủ yên đâu " mang nghĩa chính.
Hai từ ngủ trong câu"Nay Bác ngủ chúng ta canh giấc ngủ" mang nghĩa chuyển.
b, Hai từ ngủ này đã được tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, nó mang ý nghĩa rất sâu sắc với mỗi người dân Việt Nam đối với người cha già kính yêu, để nói về giấc ngủ vĩnh hằng của người mà mãi mãi dân tộc ta không bao giờ quên. Bác sẽ luôn sống mãi trong mỗi chúng ta để làm động lực cho người dân Việt Nam .