K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 10 2018

đơn giản vì thích Sơn tinh hơn thôi

9 tháng 10 2018

-Vì người xưa thường quan niệm rằng , núi là bạn còn sông biển là thù vì gây ra thiên tai, lũ lụt. Từ đó, suy ra Vua Hùng vì thế nên dành thiện cảm cho Sơn Tinh.

- Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua bốn lần:

-    Lần 1: Đáp lại câu đố của viên quan - "Trâu cày một ngày được mây đường?".

-    Lần 2: Đáp lại thử thách của vua đối với dân làng - nuôi ba con trâu đực sao cho chúng đẻ thành chín con trong một năm để nộp cho vua.

-    Lần 3: Cũng là thử thách của vua - từ một con chim sẻ làm thành ba mâm cỗ thức ăn.

-   Lần 4: Câu đố thử thách của sứ thần nước ngoài - xâu một sợi chỉ mảnh qua ruột con ốc vặn rất dài.

  Những cách giải đố của cậu bé thông minh, lí thú:

-  Đẩy thế bí về phía người ra câu đố, lấy "gậy ông đập lưng ông".

-  Làm cho những người ra câu đố tự thấy cái vô lí, phi lí của điều mà họ nói.

-  Những lời giải đố đều không dựa vào sách vở, mà dựa vào kiến thức đời sống.

-   Làm cho người ra câu đố, người chứng kiến và người nghe ngạc nhiên vì sự bất ngờ, giản dị và rất hồn nhiên của những lời giải.

chúc hok tốt

23 tháng 10 2016

Sông nước Cà mau và Vượt thác đều miêu tả cảnh thiên nhiên sông nước. Nếu như trong Sông nước Cà mau, Đoàn Giỏi đã đưa người đọc tham quan cảnh sắc phong phú, tươi đẹp của vùng cực nam Tổ quốc thì với Vượt thác, Võ Quảng lại dẫn chúng ta ngược dòng sông Thu Bồn thuộc miền Trung bộ đến thượng nguồn lấy gỗ. Bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ miền Trung này cũng không kém phần kì thú.

Miêu tả cảnh thiên nhiên ở hai vùng đất khác nhau, nhưng đều giống nhau ở nơi sông nước. Không biết “vô tình” hay “hữu ý” mà hai nhà văn đều chọn vị trí quan sát, từ điểm nhìn trên con thuyền theo cuộc hành trình để tả cảnh và tả người. Có lẽ không còn vị trí nào “tối ưu” hơn nữa. Cũng nhờ vị trí này mà các nhà văn đã hoàn chỉnh được bức tranh phong cảnh thiên nhiên mang những nét đặc sắc riêng của mình.

Cảnh Sông nước Cà mau lần lượt hiện lên theo con thuyền xuôi trên sông. Nhà văn đã nhập vai người kể chuyện, xưng “tôi” là chú bé An trong Đất rừng phương Nam miêu tả cảnh quan một vùng rộng lớn theo một trình tự tự nhiên, hợp lí. Chính vì vậy những hình ảnh trong bài văn được hiện lên trong khuôn hình một cuốn phim, lúc lướt nhanh, lúc chậm lại, có đoạn đặc tả cận cảnh, có chỗ lùi xa bao quát toàn cảnh

Bức tranh đến với người đọc bằng ấn tượng về một vùng không gian rộng lớn mênh mang với sông, ngòi, kênh, rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện, và tất cả đều được bao trùm trong màu xanh của trời của nước và tiếng rì rào bất tận của rừng cây, của sóng và của gió Trên trời thì xanh... không ngớt vọng về trong hơi gió muối.... Màu xanh đã là màu chủ đạo của bức tranh rất ấn tượng. Và để cho cảnh thêm sống động, in dấu riêng về vùng cực nam Tố quốc hoang dã, phong phú này, tác giả đã đưa vào bài những đoạn thuyết minh, giải thích thật thú vị về địa danh, về cách đặt tên các dòng sông, dòng kênh: rạch Mái Giầm, kênh Bọ Mắt, kênh Ba khía... Tên gọi không phải bằng những danh từ hoa mĩ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên. Điều này đã đẹm đến cho người đọc nhiều hiểu biết mới lạ và nhiều hứng thú.

Bức tranh còn được rạng rỡ và sống động hơn bởi sự ồn ào đông vui tấp nập, muôn màu muôn vẻ của chợ Năm Căn. Chợ mang nét đẹp riêng: vừa trù phú vừa độc đáo. Biện pháp liệt kê sử dụng rất hiệu quả, 12 chữ “những” trong đoạn văn đã gây ấn tượng về sự trù phú. Độc đáo hơn là chợ họp cả ban đêm ngay trên sông nước với những nhà bè như những phố nổi và những con thuyển bán hàng len lỏi mọi nơi, có thế mua mọi thứ mà không cần bước ra khỏi thuyền. Rồi sự đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói của người bán hàng thuộc nhiều dân tộc: người Hoa, Miên, người Chà Châu Giang... Rồi đến các món ăn đặc biệt trên thuyền mang hương vị cổ truyền của dân tộc xen với hương vị nước ngoài. Thật đậm đà và thú vị.!

Thiên nhiên trong Vượt thác có thể coi như là một cucín phim quay chậm vởi sự đổi thay của nó qua từng vùng khi con thuyền đi qua. Bức tranh thiên nhiên được thể hiện trong Vượt thác có những đường nét, âm thanh có phần mạnh mẽ, khẩn trương hơn bức tranh thiên nhiên trong Sông nước Cà mau bởi đây là cuộc vượt sông Thu Bồn với nhiều thác dữ chứ không phải cuộc du ngoạn xuôi dòng đến với chợ Năm Căn.

Cảnh thiên nhiên sông nước đã thay đổi theo con mắt nhìn cửa tác giả qua ba chặng. Con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Đoạn ở vùng đồng bằng thì êm đềm, hiền hoà thơ mộng, thuyền bè tấp nập. Quang cảnh hai bên bờ thật rộng rãi, trù phú với những bãi dâu bạt ngàn, sắp đến đoạn có nhiều ghềnh thác thì cảnh vật hai bên bờ sông cũng thay đổi: vườn tược càng um tùm, những chòm cổ thụ đứng trầm ngâm lặng lẽ nhìn xuống nước, rồi núi cao đột ngột hiện ra như chắn ngay trước mặt. ở đoạn sông có nhiều thác dữ, tác giả chỉ tả một hình ảnh về dòng nước: Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn, nhưng sự hiểm trở và dữ dội của dòng sông vẫn hiện lên khá rõ qua việc miêu tả những động tác dũng mãnh của dượng Hương Thư và mọi người khi chống thuyền vượt thác, ở đoạn cuối dòng sông vẫn chảy quanh co giữa những núi cao, nhưng dường như đã bớt hiểm trở, và đột ngột mở ra một vùng ruộng đồng khá bằng phẳng như để chào đón con người sau cuộc vượt thác trở về với chiến thắng.

Nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đó lả sự thống nhất cao độ giữa tả và kể với hai biện pháp nghệ thuật - so sánh và nhân hoá. Nổi bật nhất, đặc sắc nhất là hình ảnh miêu tả về các chòm cổ thụ ở đoạn đầu và đoạn cuối của bài văn. Ở đoạn đầu, khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến khúc sông có nhiều ghềnh thác thì phong cảnh hai bên bờ cũng đổi khác: Những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước, vừa như báo trước một khúc sông dữ hiểm, vừa như mách bảo con người dồn nén sức mạnh chuẩn bị vượt thác. Còn ở đoạn cuối, hình ảnh những chòm cổ thụ lại hiện ra trên bờ khi con thuyền đã vượt qua nhiều thác dữ, thì lại mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vẫy tay hô đám con cháu tiến về phía trước. Hình ảnh so sánh ở đây vừa thích hợp với tương quan giữa những cây to với những bụi cây lúp xúp xung quanh lại vừa biểu hiện được tâm trạng hào hứng, phấn chấn và mạnh mẽ của con người vừa vượt qua được nhiều thác ghềnh nguy hiểm, tiếp tục đưa con thuyền tiến lên phía trước. Cùng là những chòm cây cố thụ, cùng là so sánh với con người nhưng ở mỗi cách ví đã biểu hiện thêm những tầng nghĩa mới, góp phần tô đậm cho bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ miền Trung rất thú vị.

Văn chương hay thật! Càng học, càng đọc thì vốn hiếu biết về đất nước và con người càng phong phú. Chỉ có hai bài văn tả về cảnh sông nước đã có hai “bức tranh” thiên nhiên với vẻ đẹp đặc sắc riêng: một vùng miền Trung vừa thơ mộng vừa dữ dội, khác nhiều so với thiên nhiên vùng mũi Cà Mau rộng lớn, hùng vĩ đầy sức sống hoang dã. Và mỗi vùng đất, mỗi con sông trên lãnh thố nước ta đều là những bức tranh “tuyệt đẹp” đang vẫy gọi chúng ta.


Chúc bạn học tốt!

5 tháng 2 2017

Woa !dai qua diha

5 tháng 10 2019

minh can gap

5 tháng 10 2019

 - Những cách ấy lý thú ở chỗ:

      + Ba câu đố đầu tiên: Dựa vào sự vô lý ở câu đố, dùng chính sự vô lý ấy để vặn lại người đố khiến người đố công nhận.

      + Câu đố cuối cùng: Hiểu được đặc tính của loài kiến và lợi dụng kích thước nhỏ của kiến để giúp xâu sợi dây xuyên qua ruột con ốc vặn.

😃 😃 😃 😃 😃 😃

Chúc bn học tốt

14 tháng 1 2021

Soạn cách 1

Sự lý thú ở những cách giải đố: Dùng kiến thức ngay trong thực tế đời sống, tạo nên sự ngạc nhiên và thán phục cho mọi người.

- Lần 1: Đố lại viên quan.

- Lần 2: Dùng chính lí lẽ của vua để thừa nhận sự phi lí.

- Lần 3: Đố lại vua.

- Lần 4: Dùng kinh nghiệm trong dân gian.

Soạn cách 2

- Em bé giải đáp những câu đố bằng cách:

     + Lần 1: Đố lại viên quan.

     + Lần 2: Để nhà vua tự nhận ra sự phi lý của mình trong câu đố.

     + Lần 3: Bằng cách đố lại.

     + Lần 4: Dùng kinh nghiệm trong đời sống dân gian.

- Lí thú:

     + Đẩy thế bí về người đố, gậy ông đập lưng ông.

     + Khiến cho người đố tự thấy những điều phi lý mà họ nói.

     + Lời giải đố không nằm trong kiến thức sách vở mà nằm trong đời sống của người dân lao động.

Tham khảo :

Ngày ấy, ở núi rừng phía bắc, trong dòng họ thần Nông, ta được xem là một thiếu nữ xinh đẹp tuyệt trần. Cha mẹ đã đặt tên ta là Âu Cơ.

Quanh vùng nhiều chàng trai tài giỏi đã đến cầu hôn, nhưng chưa ai chiếm được tình cảm của ta. Cha mẹ ta ngày đêm khuyên bảo: Con đã đến tuổi phải lấy chồng, cha mẹ không ép nhưng trong số các chàng trai đến cầu hôn, con hãy chọn lấy một người. Vì thương cha mẹ, nhiều đêm ta không thể ngủ được vì chẳng biết chọn ai trong khi mình không yêu chàng nào trong số họ. Cuộc sống trôi đi thật tẻ nhạt, ta nghe người ta đồn rằng, ở vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ, bèn xin cha mẹ đến đó tham quan.

Vào một buổi sáng đẹp trời, ta đang dạo trên bờ biển sạch đẹp vô cùng, từng đợt sóng xô bờ tung lên trắng xoá. Chẳng cần suy nghĩ gì, ta đã chạy xuống biển để đùa cùng sóng. Sóng biển cùng những làn gió mát lạnh đã làm ta quên hết những buồn phiền, lo âu. Ta cùng các hầu nữ cứ thoả thích đẫm mình, giỡn đùa cùng nhau trên biển. Chẳng biết từ lúc nào những đợt sóng đã đưa chúng ta ra quá xa bờ. Đến lúc tất cả đều mệt mỏi thì không có cách nào để vào bờ được, chỉ còn cách kêu cứu, tiếng kêu vang vọng cả một vùng. Thế rồi, trong nháy mắt, xuất hiện một chàng trai mình rồng, sức khoẻ vô địch, thần dùng phép lạ đã nhanh chóng đưa tất cả vào bờ. Sau khi trấn tĩnh lại, ta mới nói với chàng: Chàng ơi! Nhờ ơn chàng cứu nạn. Trước khi báo đáp ơn chàng thiếp muốn chàng cho biết họ tên quê quán. Nghe nói đến ơn huệ, chàng nói với tôi giúp người, cứu nạn, diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, quỷ quái là việc chàng vẫn thường làm. Chàng là một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ tên là Lạc Long Quân, sống ở dưới nước. Thỉnh thoảng chàng lên cạn diệt trừ yêu quái bảo vệ dân lành, dạy cho dân biết cách trồng trọt, chăn nuôi, cách ăn ở. Xong việc chàng lại về Thuỷ Cung với mẹ.

Thế rồi một ngày không xa, chàng đã tìm đến và cầu hôn với ta. Ta vô cùng vui sướng vì ước mơ của mình đã trở thành hiện thực. Cha mẹ ta cũng rất hài lòng vì Lạc Long Quân là một chàng trai tài giỏi thật xứng đôi với ta. Cha mẹ đã chọn ngày lành tháng tốt tổ chức cho chúng ta một đám cưới linh đình. Sau đó hai vợ chồng ta về sống ở cung điện Long Trang.

Ít lâu sau, ta có mang. Đến kỳ sinh, thật kỳ lạ ta sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra trăm người con hồng hào đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần.

Thế rồi một hôm, Lạc Long Quân vốn quen ở dưới nước không quen sống mãi ở trên cạn nên đành từ biệt mẹ con ta để trở về thuỷ cung. Ở lại một mình cùng đàn con, tháng ngày chờ mong, buồn tủi. Ta liền gọi chàng lên mà than rằng:

- Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?

Chàng nói:

- Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ ở cạn, người ở nước, tính tình, tập quán khác nhau khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn.

Nghe chàng nói cũng có lí ta cùng các con nghe theo. Thế rồi chúng ta chia tay nhau lên đường.

Người con trưởng theo ta được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Triều đình có tướng văn, tướng võ, con trai vua gọi là Lang, con gái vua gọi là Mị Nương, khi cha chết thì truyền ngôi cho con trưởng, mười mấy đời truyền ngôi vua đều lấy hiệu là Hùng Vương. Không hề thay đổi. Cũng bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta - con cháu Vua Hùng - khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường xưng là con Rồng Cháu Tiên.

8 tháng 10 2019

Nghệ thuật: So sánh:màu vàng dâng lên như toàn bộ cánh đồng là 1 hồ nước mênh mông màu vàng chói.

                 Động từ, tính từ.

Sự sáng tạo:cánh đồng "càng dâng lên";cánh đồng "bập bềnh".

15 tháng 12 2016

 
 
 

Có ông vua nọ, vì muốn tìm người hiền tài nên đã cho một viên quan đi dò la khắp cả nước. Viên quan ấy đến đâu cũng ra những câu đố oái oăm, hóc búa để thử tài.

Một hôm đi qua cánh đồng làng kia, viên quan thấy hai bố con đang làm ruộng bèn hỏi một câu rất khó về số đường cày con trâu cày được trong một ngày. ông bố không trả lời được, cậu con trai nhanh trí hỏi vặn lại khiến viên quan thua cuộc. Biết đã gặp được người tài, viên quan nọ về bẩm báo với vua. Vua tiếp tục thử tài, bắt dân làng đó phải làm sao cho trâu đực đẻ ra trâu con. Bằng cách để cho nhà vua tự nói ra sự vô lí trong yêu cầu của mình, cậu bé đã cứu dân làng thoát tội. Cậu tiếp tục chứng tỏ tài năng bằng cách giải các câu đố tiếp theo và được nhà vua ban thưởng rất hậu.

 
 
 
 

Vua nước láng giềng muốn kéo quân sang xâm lược nhưng trước hết muốn thử xem nước ta có người tài hay không bèn cho sứ giả mang sang một chiếc vỏ ốc vặn thật dài và đố xâu sợi chỉ qua. Tất cả triều đình không ai giải được lại tìm đến cậu bé. Với trí thông minh khác người, lại sống gần gũi với thực tế, cậu bé vừa chơi vừa giải đố, kết quả là tránh được cho đất nước một cuộc chiến tranh. Nhà vua thấy thế bèn xây dinh thự ngay cạnh hoàng cung để cậu ở cho tiện việc hỏi han đồng thời phong cho cậu làm trạng nguyên.



 

15 tháng 12 2016

Thay tu " cau be" thanh " toi" nha ban!