K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 9 2018

Chưa học ạ :)

Tham khảo :

Em bé cần một que diêm để có lò sưởi, một que diêm để có bàn ăn, một que diêm để có cây thông Noel. Nhưng em cần 1 bao diêm để níu bà. Em bé lúc này cần tình yêu thương hơn bao giờ hết, hơn tất cả những thứ vật chất kia...

Nguồn : Nguyễn Thị Hồng Nhung

À dù thế nhưng bạn vẫn cần đi sâu vào phân tích hành động của em bé bán diêm, ẩn trong đó là sự vô tâm của cả xã hội, nên lấy nhiều dẫn chứng ( đối lập với hoàn cảnh của cô) để khiến người đọc thấy được hoàn cảnh của cô như thế nào. Chẳng phải vô tình mà em đốt nhiều que diêm để được nhìn thấy bà hơn là những đồ ăn kia. Phải chăng những lần trước em bật lên sưởi để mong ước một bữa ăn trọn vẹn, đầy đủ, nhưng khi bà em hiện thì đó lại là níu giữ kí ức.Tác giả tạo nên hành động đó phần nào cho ta thấy được sự ghẻ lạnh, vô tâm của nhưng người xung quanh và hơn hết là tình người vượt trên tất cả thông qua hình ảnh của hai bà cháu.

Nhà văn muốn gửi gắm điều gì qua các chi tiết em bé chỉ bật 1 que diêm cho lò sưởi, thức ăn, cây thông Nô-en; nhưng lại bật cả bao diêm để níu kéo bà em ?

- Vì khi những thứ vật chất ấy không thể so sánh được với người bà của em . Cho dù em có đói , có rét , có thèm muốn những thứ mà em chẳng thể có đi chăng nữa cũng không bằng khát khao được gặp bà , trở lại với cuộc sống trước đây khi hai bà cháu ở bên nhau , hạnh phúc , ấm êm . Điều em buồn và cũng là điều đáng sợ nhất là thiếu thốn tình cảm , người bà hiền hậu và yêu thương em nhất cũng đã bị Thần Chết cướp đi . Em cần tình yêu của bà và sự yêu thương ấy xoá đi đói rét , cô đơn , muộn phiền và những gánh nặng về vật chất đè nặng lên cơ thể yếu ớt của em .

27 tháng 9 2016

Nhà văn muốn gửi gắm là học sinh thì tự tìm hiểu lấyhiha

3 tháng 10 2016

Vì có lẽ đối vs cô bé bà còn quan trọng hơn rất nhiều so vs những thứ kiahihi

24 tháng 9 2017

Em bé cần một que diêm để có lò sưởi, một que diêm để có bàn ăn, một que diêm để có cây thông Noel. Nhưng em cần 1 bao diêm để níu bà. Em bé lúc này cân tình yêu thương hươn bao giờ hết, hơn tất cả những thứ vật chất kia...

10 tháng 1 2019

Hình ảnh em bé bán diêm chỉ dám quẹt một que diêm cho lò sưởi , thức ăn , cây thông Noel , nhưng lại bật cả bao diêm để níu giữ bà em lại chứa một hình ảnh nhan văn hết sức cao cả , thấm đậm tình người mà nhà văn Andesen gửi gắm vào cho những người đọc . Em bé được khắc họa hết sức đáng thương , em thiếu thốn tất cả mọi thứ kể cả vật chất lãn tinh thần . Nhưng có ai hiểu được rằng , nỗi đau em đang gánh chịu không chỉ là nỗi thiếu thốn về mặt vật chất về những ước mơ tưởng chừng như thật đơn giản du như lò sưởi , cây thông Noel , thức ăn mà hơn tất cả đó là nỗi thèm khát về một mái ấm gia đình có tình yêu thương của người nhà trao cho em bé , có vòng tay ấm áp của người bà đáng kính yêu mà em bé mong nhớ . Em bé coi trọng tình cảm hơn những thứ vật chất tầm thường cho dù đó là điều xa vời và vô vọng nhất đối với em . Tác giả đã gửi gắm thông điệp rằng mái ấm gia đình là điều thiêng liêng đáng quý trọng , ai cũng phải có trách nhiệm gìn giữ nó như một bảo vật đừng để những đứa con đứa cháu của mình phải sống cuộc sống đày thống khổ như cô bé -một con người vô tội...

11 tháng 1 2019

cảm ơn cậu <3

13 tháng 11 2018

- Mộng tưởng của cô bé bán diêm hiện ra hợp lý với thực tế:

   + Muốn được sưởi ấm và ăn no: lò sưởi, ngỗng quay

   + Khao khát được sum họp gia đình bên cây thông No-el

   + Muốn được vui vẻ bên người bà hiền hậu

   + Cảnh hai bà cháu bay lên trời: thoát khỏi những đau buồn

- Mộng tưởng gắn với thực tế: lò sưởi, ngỗng quay, cây thông

- Mộng tưởng thuần túy là mộng tưởng: gặp lại người bà

= > Những mộng tưởng của cô bé bán diêm cũng là mộng tưởng chung của bất kì đứa trẻ nào cùng cảnh ngộ: muốn ấm no, hạnh phúc bên gia đình.

12 tháng 9 2017

Em đang phải sống trong trăm đường cơ cực, khổ sở. Cả ngày phải đi bán diêm, nêu không bán được, đến tối về lại bị bố đánh đập. Và trong đêm giao thừa rét căm căm này em không dám về vì chẳng bán được một que diêm nào. Các mộng tưởng của em bé diễn ra lần lượt theo thứ tự như trên rất hợp lí. Vì trời rất rét nên trước hết em mơ tưởng đến lò sưởi; tiếp đó vì đang đói em mơ tưởng đến bàn ăn đầy thức ăn ngon mà sau các bức tường kia, mọi nhà đang đón giao thừa; vì là đêm giao thừa nên ngay sau đó “cây thông Nô-en” hiện ra; đến đây tất nhiên gợi cho em nhớ đến đã có một thời em cũng được đón giao thừa như thế, khi bà em còn sống và hình ảnh bà em xuất hiện.

Kết thúc câu chuyện là sự đối lập giữa cảnh đời vui vẻ và cái chết bi thảm của em bé bán diêm: Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà.

         Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:          Que diêm tắt phụt, và ảo ảnh rực sáng trên khuôn mặt em bé cũng biến mất.           Thế là em quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao. Em muốn níu bà em lại! Diêm nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao...
Đọc tiếp

         Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

          Que diêm tắt phụt, và ảo ảnh rực sáng trên khuôn mặt em bé cũng biến mất. 
          Thế là em quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao. Em muốn níu bà em lại! Diêm nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa. Họ đã về chầu Thượng đế.
          Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà.
         Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường, người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa.

                                                                                 (Ngữ văn 8, tập Một).
Câu 1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai?
Câu 2. Chỉ ra những mộng tưởng và hiện thực được miêu tả trong đoạn trích trên. Theo em, những mộng tưởng ấy có ý nghĩa gì?
Câu 3. Vì sao khi cô bé bán diêm chết, em vẫn có “đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười”?
Câu 4. Dựa vào đoạn văn trên, hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phương thức Tổng hợp – Phân tích – Tổng hợp nêu cảm nhận của em về cái chết của cô bé bán diêm. Đoạn văn có sử dụng câu bị động và thán từ (gạch chân và chú thích).
Câu 5. Có ý kiến cho rằng, đoạn trích trên là kết thúc có hậu của truyện. Em có đồng tình với ý kiến đó không? Vì sao?
Câu 6. Theo em, vì sao tác giả không đặt tên cho nhân vật của mình trong truyện?
Câu 7: Cho câu văn: “Qua những mộng tưởng đẹp lung linh trong ánh lửa diêm, ta không chỉ thấy những ước mơ, khao khát về một mái ấm hạnh phúc của tuổi thơ mà ta còn xót xa trước số phận của một em nhỏ bất hạnh”. Lấy câu văn trên làm câu chủ đề, viết một đoạn văn diễn dịch (khoảng 12 câu), phân tích những mộng tưởng của cô bé. Trong đoạn văn có sử dụng câu ghép và dấu hai chấm. (Chú thích rõ câu ghép và dấu hai chấm)  
 Câu 8. Bằng một đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi, trình bày suy nghĩ của em về vai trò của tình yêu thương trong cuộc sống.

CÁC BẠN ƠI, MIK ĐG CẦN GẤP Ạ! HLEP ME, PLZ!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

 

0
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:  “Bà ơi! Em bé reo lên, cho cháu đi với! Cháu biết rằng diêm tắt thì bà cũng biến mất như lò sưởi, ngỗng quay và cây thông Nô-en ban nãy, nhưng xin bà đừng bỏ cháu nơi này; trước kia khi bà chưa về với Thượng đế chí nhân, bà cháu ta đã từng sung sướng biết bao! Dạo ấy bà đã từng nhủ cháu rằng nếu cháu ngoan ngoãn, cháu sẽ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:  

“Bà ơi! Em bé reo lên, cho cháu đi với! Cháu biết rằng diêm tắt thì bà cũng biến mất như lò sưởi, ngỗng quay và cây thông Nô-en ban nãy, nhưng xin bà đừng bỏ cháu nơi này; trước kia khi bà chưa về với Thượng đế chí nhân, bà cháu ta đã từng sung sướng biết bao! Dạo ấy bà đã từng nhủ cháu rằng nếu cháu ngoan ngoãn, cháu sẽ được gặp lại bà, bà ơi! Cháu van xin bà, bà xin Thượng đế chí nhân cho cháu về với bà. Chắc Người không từ chối đâu.”  

(SGK Ngữ văn 8, tập I)

Câu 1: Nội dung chính của đoạn văn trên là gì? Em có suy nghĩ gì về điều đó?

Câu 2: Những từ in đậm thuộc loại từ nào? Nêu hiệu quả của cách dùng những từ ấy? 

Câu 3: Có thể nói trong truyện “Cô bé bán diêm” của An- đéc- xen được kể bằng thủ pháp đối lập. Em hãy chỉ rõ và nêu tác dụng của thủ pháp đối lập đó? 

Giúp tớ với ạ

0
  Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:“Que diêm tắt phụt, và ảo ảnh rực sáng trên khuôn mặt em bé cũng biến mất.Thế là em quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao. Em muốn níu bà em lại! Diêm nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào...
Đọc tiếp

  Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:

“Que diêm tắt phụt, và ảo ảnh rực sáng trên khuôn mặt em bé cũng biến mất.Thế là em quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao. Em muốn níu bà em lại! Diêm nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa. Họ đã về chầu Thượng đế.

Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà.
         Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy , ở một xó tường người ta thấy có một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười . Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa” .

 (“Ngữ văn 8, tập một, NXB 2010)

a. Em hãy cho biết sự khác nhau trong cách viết của hai câu văn được gạch chân và nêu hiệu quả nghệ thuật của cách viết đó?

 b. Dựa vào văn bản “Cô bé bán diêm” của An-đéc -xen, em hãy viết một đoạn văn  theo cách lập tổng - phân - hợp, nêu cảm nhận của em về ý nghĩa hình tượng ngọn lửa diêm trong đoạn  trích, trong đó có sử dụng một tình thái từ , một câu bị động (gạch chân – chú thích).

0