Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Người phụ nữ mà tôi yêu thương kính trọng nhất đó chính là mẹ. Mẹ là người mang nặng đẻ đâu ra tôi luôn che chở đùm bọc cho tôi
Tiếng mẹ ru là một điều hồi ấu thơ nhớ mai trong khi nằm trong chiếc nôi nhỏ: Ầu ơ thương ..... ví dầu.
'Cả đời mẹ vẫn theo con
Nắng mưa sương gió mãi còn đeo mang
Muối dưa nghịch cảnh trái ngang
Thơm tho trong sạch đàng hoàng yên vui."
đúng vậy cho dù tôi có lớn đến đâu thì tôi vẫn luôn là một đứa trẻ luôn được mẹ mình bao bọc chở che. Tình mẫu tử thật thiêng liêng và quý giá biết từng nào , bây giờ tôi mới hiểu rằng mẹ luôn là người đẹp nhất, thời gian ơi xin đừng làm tổn thương mẹ nhé!
Cái này mình ko copy mạng đâu
hay thì nhớ l ike nha
Nếu hỏi rằng em yêu ai nhất thì em sẽ trả lời là “mẹ”. Mẹ là người nuôi nấng em đến bây giờ, mẹ dạy cho em cách ăn, cách mặc, cách chào hỏi lễ phép. Hôm nay là ngày chủ nhật, gia đình em lại được thưởng thức tài nấu bếp của mẹ. Một bữa ăn thật ngon sắp bắt đầu đây. Để chuẩn bị bữa tối nhanh hơn, em cũng giúp mẹ vài việc lặt vặt.
Mẹ em năm nay đã bốn mươi tuổi, nhưng trông mẹ còn trẻ lắm. Mẹ có chiều cao khiêm tốn nhưng hợp với dáng người cân đối của mẹ. Mẹ thường mặc những bộ quần áo hợp thời trang và lịch sự khi đi làm. Ở nhà, mẹ mặc những bộ đồ thun thoải mái để dễ làm việc nhà. Tuy vậy, khi đi làm và ở nhà mẹ đều chọn những chiếc áo màu nóng tôn lên làn da trắng hồng, nõn nà. Hôm nay, sau khi đi chợ về. Khuôn mặt trái xoan của mẹ lấm tấm những giọt mồ hôi trông thật đẹp. Nó càng rực rỡ hơn nhờ đôi mắt đen hai mí chớp chớp của mẹ. Đôi mắt ấy không còn đẹp như trước nữa, nó đã xuất hiện những vết chân chim và vết quầng thâm đen. Nhưng đôi mắt ấy vẫn biết khóc, biết cười, biết yêu thương và dạy bảo con cái, đôi mắt ấy vẫn toát lên nghị lực, mạnh mẽ vì chồng vì con, vì gia đình của mẹ. Tuy khá mệt nhưng mẹ vẫn tươi cười với chúng em bằng đôi môi đỏ hồng ấm áp. Đôi môi ấy dạy em cái tốt, cái xấu, đôi môi ấy đã đưa em vào giấc ngủ bằng những câu chuyện cổ tích thần kỳ hay bài hát ru ấm áp, hiền dịu. Mẹ xách giỏ vào nhà, chia thức ăn vào từng rổ rồi rửa sạch sẽ. Mẹ nhờ em vo gạo thật kỹ rồi đặt vào nồi cắm điện. Trong khi đó, mẹ cẩn thận cắt từng lát thịt. Rồi mẹ rửa rau, em phụ mẹ lặt rau, lặt lá úa, cọng sâu.
Từng cọng rau được bàn tay gầy gầy, xương xương của mẹ lặt một cách nhanh, khéo. Bàn tay ấy đã làm biết bao công việc khó khăn cực nhọc. Bây giờ, cơm cũng đã chín, mẹ dùng đũa khuấy lên cho tơi, dễ ăn. Khuôn mặt của mẹ lúc này đỏ bừng vì nóng. Tuy vậy, nó vẫn xuất hiện nụ cười thật tươi. Mẹ bắc bếp lên chiên thịt, xào rau, nấu canh. Mẹ nấu thế nào mà mùi thơm lan khắp mọi nơi. Bữa tối cũng đã xong. Em phụ mẹ lấy bát, đũa ra bàn. Một bữa ăn tối ngon miệng bắt đầu. Cả nhà quây quần bên nhau thật ấm cúng. Ai cũng khen thức ăn ngon không chê vào đâu được. Lúc này, em chợt nhìn thấy một nụ cười hạnh phúc trên khuôn mặt lấm tấm mồ hôi của mẹ, một nụ cười mới đẹp làm sao.
Tấm lòng yêu thương chồng con của mẹ thật bao la, bây giờ em mới hiểu phần nào tấm lòng bao la ấy. Em sẽ cố gắng học giỏi, vâng lời thầy cô, ba mẹ để đền đáp công ơn nuôi dưỡng của mẹ. Ôi! Người mẹ hiền yêu dấu của em.
......................................................................................................................................................................................................................
CHÚC BN HOK TỐT!
Vì phụ nữ là người chăm con săn sóc gia đình , nên phụ nữ đáng đươc kính trọng
Em yêu quý nhất là mẹ trong lòng em, mẹ luôn là người mẹ hiền và là hình ảnh cao đẹp nhất. "Mẹ" một tiếng nghe giản dị mà lại chứa chan tình cảm vô bờ bến như lời bài hát: "Lòng mẹ bao la như biển thái bình dạt dào. Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào"
Năm nay mẹ em 42 tuổi. Mẹ em là người tuyệt vời nhất. Mẹ đẹp như cô tiên trong truyện cổ tích. Mái tóc mẹ dài óng ả buông xõa ngang lưng. Đôi bàn tay mẹ không đẹp, nó dã bị chai như ghi lại những nỗi vất vả của mẹ trong bao năm nay đã nuôi em khôn lớn nên người. Mẹ gội đầu bằng trái bồ kết nên tóc mẹ vừa mượt vừa suôn. Mẹ có khuôn mặt đẹp như trăng rằm. Mỗi khi mẹ cười hai hàm răng mẹ trắng ngần trông đẹp lắm!
Mẹ vừa dịu dàng lại vừa đảm đang. Đi làm về, mẹ vừa vào bếp nấu cơm cho cả gia đình. Tối mẹ lại dạy em học bài, dọn dẹp nhà cửa rồi mới đi ngủ. Những đêm đông trời trở rét, nửa đêm mẹ lại thức giấc đắp lại tấm chăn cho em... Trong trái tim em, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuyệt vời vời nhất trong cuộc đời em. Có lần em bị bệnh mẹ chở em lên bệnh viện huyện. Mẹ em nghỉ dạy để chăm sóc em vì bố em bận công tác xa, cơm nước quần áo, tắm rửa mẹ em phải làm ca. Về nhà em cảm thấy khỏe, nên mẹ đi dạy một buổi, trưa về mẹ chăm sóc cho em, hai bàn tay mẹ gượng nhẹ thận trọng âu yếm biết bao. Lúc đó ánh mắt mẹ tràn ngập thương xót, nhưng miệng mẹ vẫn tươi cười kể chuyện này chuyện nọ cho em nghe để em chóng mau hết bệnh. Mỗi khi đau ốm mẹ em túc trực bên em sáng đêm, tận tụy lo lắng, xếp đặt mọi công việc trong ngoài. Mẹ cũng không quên nấu những bữa ăn ngon. Mẹ khuyên bảo em đủ điều, giọng lúc nào cũng nhẹ nhàng đầy trìu mến. Cảnh đêm khuya mẹ ngồi soạn từng trang giáo án, để chuẩn cho tiết dạy ngày mai, nhìn mẹ em thấy thương mẹ nhiều. Có hôm, em thấy mẹ thả dài người trên ghế có vẻ nghĩ ngợi, xa xôi. Lúc đó em vội ra bên mẹ. Mẹ ôm em vào lòng, vòng tay âu yếm.
Lòng mẹ còn mênh mông bao la hơn cả biển rộng sông dài. Em chợt nhớ tới câu thơ:
"Ai rằng công mẹ bằng non. Thực ra công mẹ lại còn lớn hơn."
Nhìn mẹ con thật tự hào và hạnh phúc biết bao vì con có mẹ. Mẹ ơi con vẫn chưa ngoan đâu. Con hứa với mẹ học tập thật tốt cho mẹ vui lòng.
Trong gia đình của em, ai cũng là người em yêu quý, nhưng người mà em yêu quý nhất đó chính là mẹ của em. Mẹ em năm nay đã 37 tuổi. Mẹ có dáng người cân đối, thon thả. Mái tóc của mẹ em là tóc xoăn, có màu nâu mượt. Khuôn mặt trái xoan với đôi mắt hai mí, chiếc mũi cao cao và đôi môi đỏ hồng luôn nở nụ cười rạng rỡ là nững nét nổi bật. Mẹ em sở hữu làn da trắng hồng tự nhiên. Hằng ngày, mẹ em thường hay mặc những chiếc váy đẹp được cách điệu nhưng không quá diêm dúa.
Mẹ em không những xinh đẹp mà còn rất đảm đang nữa. Hôm nào trong nhà có ai sinh nhật, mẹ thường về sớm để chuẩn bị mọi thứ. Một lần, khi đi học về em đã thấy mùi thơm phức cảu các món ăn phát ra từ nhà mình rồi. Vào trong nhà, trên bàn ăn thấy bày bao nhiêu là món ăn ngon: Đỏ của cà chua, xanh cảu rau, nâu của thịt bò,… Tối hôm đó, nhà em ăn sinh nhật rất vui vẻ. Có lần, trời đổi gió, em bị ốm, sốt cao tới 39 độ, mẹ em rất lo lắng. Mẹ đưa em vào bệnh viện để khám, bác sĩ bảo em bị viêm phổi. Bác sĩ kê đơn thuốc rồi bảo mẹ cho em uống cho đến khi hết sốt. mẹ chăm sóc em rất ân cần, chu đáo. Sau ngày em bị ốm, mẹ em gầy hẳn đi vì những đêm thức trắng để chăm sóc em.
Em rất yêu mẹ của em. Dù có đi đâu xa, em vẫn luôn nhớ về mẹ của mình. Em thầm hứa sẽ học thật giỏi để không phụ sự chăm sóc,yêu thương của mẹ.
Bài 2: Gia đình là nơi ai cũng muốn về, nơi đây thật ấm áp, chan chứa tình yêu thương. Người đã làm cho gia đình vui ve, gần gũi, yêu thương nhau hơn là mẹ em.
Em là con thứ hai trong gia đình, trước em có cả anh trai hơn em những mười lăm tuổi nên chắc ai cũng đoán được mẹ đã ngoài 50. Tuy được xếp vào tốp những người thấp bé, nhẹ cân nhưng ở cơ quan có việc gì khó là mẹ giúp liền. Mái tóc đen của mẹ ngày nào giờ đã ngả sang màu hạt dẻ, đã điểm những sợi tóc trắng, mái tóc ngắn đó ôm lấy khuôn mặt gầy tỏ rõ mẹ là một người nhã nhặn và không cầu kì. Khuôn mặt mẹ đã xuất hiện những nếp nhăn và nững đốm tàn nhang nhưng sao chúng lại gần gũi, thân thương đến vậy. Vầng trán cao, gương mặt sáng sủa, đôi mắt sáng long lanh như những vì sao đêm cho thấy mẹ là một giáo viên ưu tú. Đôi môi tím hồng của mẹ luôn nở một nụ cười rạng rỡ làm ai thấy mẹ cũng vui. Mẹ ăn mặc giản dị nhưng toát lên một vẻ thanh cao, thân thiện. Mẹ đã ngoài độ tuổi xuân mà đã sắp lên chức bà nội nên hay bị đau khớp, cả nhà ai cũng muốn đõ mẹ một tay. Ngoài giờ làm việc ở cơ quan, ở nhà mẹ còn soạn giáo án, đọc thêm sách phục vụ bài giảng trên lớp ngày mai. Em rất kính trọng mẹ nói riêng và các thầy cô giáo nói chung vì họ đã đào tạo ra những người công dân có ích cho xã hội. Tuy bận việc công, việc nhà nhưng tối nào mẹ cũng vào bếp tự tay nấu những món ngon cho cả nhà.
Câu hát:” Từ ngày sinh ra mẹ nâng như trứng, mẹ hứng như hoa” quả là không sai. Mẹ là người đã nâng niu, dậy dỗ, nuôi nấng và cho em bao tình yêu thương. Em biết ơn mẹ nhiều!
Là ngày mà tất cả chúng ta bày tỏ tấm lòng biết ơn, sự kính trọng của mình đến một nửa của nhân loại. Ai cũng gọi ngày 20/10 là ngày Phụ nữ Việt Nam, nhưng có lẽ ý nghĩa của ngày này thì chúng ta phải tìm hiểu thêm để hiểu được tường tận, đây chính là ngày kỷ niệm và tôn vinh phụ nữ Việt Nam, gọi tắt là Ngày Phụ nữ Việt Nam. Vào ngày 20 tháng 10 năm 1930, Hội Phụ nữ phản đế Việt Nam (nay đổi tên là Hội Phụ nữ Việt Nam) chính thức được thành lập. Để đánh dấu sự kiện này, Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định chọn ngày 20/10 hằng năm làm ngày truyền thống của tổ chức này, đồng thời cũng xem đây là ngày kỉ niệm và tôn vinh phụ nữ Việt Nam, lấy tên là "Ngày Phụ nữ Việt Nam". Phải nói, đây là ngày đầu tiên trong lịch sử nước ta, một đoàn thể quần chúng của phụ nữ được hoạt động hợp pháp và công khai, nhằm đoàn kết, động viên lực lượng phụ nữ đóng góp tích cực vào sự nghiệp cách mạng của đất nước. Đây cũng là lần đầu tiên, người phụ nữ Việt Nam được cầm lá phiếu bầu cử, tham gia các công tác chính quyền và xã hội, nắm giữ nhiều trọng trách trong bộ máy Nhà nước và các đoàn thể quần chúng.
Cứ mỗi độ thu về, trong không khí se lạnh của tiết trời heo may, chị em phụ nữ nói riêng và mọi người nói chung lại cùng nhau háo hức đón chào kỉ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2018). Trên mảnh đất hình chữ “S” này, trải qua bao đêm trường thế kỉ của chiến tranh, chống chế độ phong kiến bất công, người phụ nữ Việt Nam vẫn ngày càng càng trở nên sáng ngời rạng rỡ. Họ càng chứng minh được phẩm chất của mình là những đóa sen “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, đẹp dịu dàng và đầy thanh khiết, luôn kiên cường, dũng cảm, cần cù lao động, sáng tạo, thông minh. Phụ nữ Việt Nam chính là người giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển bản sắc cũng như tinh hoa văn hoá dân tộc. Trong công cuộc xây dựng đất nước, phụ nữ đã có những đóng góp hết sức to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ, phát triển đất nước về mọi mặt của đới sống. Phụ nữ hiện đại không chỉ là người nội trợ trong gia đình mà họ còn là người lao động kiếm tiền, là nhân tố quan trọng góp phần vào sự phát triển của xã hội. Ở Việt Nam, phụ nữ chiếm 51% lực lượng lao động và đóng vai trò chính trong công việc gia đình và nuôi dạy con cái. Trong số các đại biểu của Quốc hội Việt Nam, tổ chức quyền lực cao nhất, phụ nữ chiếm 27,3% và được liên hiệp quốc đánh giá: "Phụ nữ Việt Nam tham gia hoạt động chính trị cao nhất thế giới". Việt Nam có tỷ lệ nữ tốt nghiệp đại học là 36,24%, thạc sĩ 33,95% và tiến sĩ 25,96%.
Vui mừng trước những thành quả mà chị em đã đạt được, chúng tôi mong rằng tất cả chị em có mặt ngày hôm nay, phát huy tinh thần và truyền thống của người phụ nữ Việt Nam luôn “Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang”, để chủ động giải quyết tốt công việc gia đình, công việc cơ quan, xứng đáng là người phụ nữ: “Giỏi việc nước - đảm việc nhà”. Ở thời nào cũng vậy, vẻ đẹp của người phụ nữ như một hằng số, bất biến ngàn đời. Đó là sự nhẫn nại, cam chịu, là sự thủy chung son sắt. Dù bao khổ đau, bất hạnh vẫn không thể vùi lấp được những vẻ đẹp đó. Nó như những viên ngọc thô mà thời gian, những bất hạnh khổ đau là chất xúc tác mài giũa, càng ngày càng toả sáng.
Nối tiếp những truyền thống anh hùng đó Phụ nữ Viện KSND tỉnh Bình Định đã và đang từng bước khẳng định mình. Các chị em công tác trong ngành KSND tỉnh Bình Định qua các thời kỳ và hiện nay đã không quản ngại khó khăn, vừa làm tốt thiên chức làm mẹ, làm vợ trong gia đình, đồng thời luôn phát huy tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, phấn đấu hoàn thành chức trách, nhiệm vụ chuyên môn, nhiệm vụ chính trị được giao; tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của chiến lược cải cách tư pháp theo Nghị quyết của Đảng. Nhiều chị đã phấn đấu trở thành Kiểm sát viên giỏi, Kiểm sát viên tiêu biểu. Hàng năm chị em trong toàn ngành đều phấn đấu đạt danh hiệu thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, chăm lo xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Gia đình các chị đều được công nhận là gia đình văn hoá.
Được biết trong những năm gần đây các chị em phụ nữ ở Viện KSND tỉnh Bình Định đã và đang cố gắng nỗ lực, mặc dù ở các phòng nghiệp vụ với khối lượng công việc nhiều, một người cùng lúc có thể kiêm nhiệm nhiều việc khác nhau, nhưng vượt qua mọi khó khăn các chị cũng đã từng bước khẳng định bản thân, luôn chu toàn công việc xã hội và cuộc sống gia đình, nhiều chị tuy trẻ tuổi nhưng đã khẳng định vị thế của người phụ nữ trong xã hội, nhiều chị là nữ cán bộ quản lý tiêu biểu của Ngành được Lãnh đạo Viện ghi nhận. Có thể nói đây là tín hiệu vui cho Ngành KSND Bình Định các chị đã để lại dấu ấn về người nữ cán bộ kiểm sát tự tin, tự trọng và không ngừng vươn xa.
Phụ nữ Ngành KSND tỉnh Bình Định ngày nay đã và đang nỗ lực để tự khẳng định chính mình, bằng cả trái tim và khối óc, bằng lòng “Yêu ngành, yêu nghề”, họ đang cố gắng để đóng góp vào những thành tích chung của phụ nữ trên mảnh đất hình chữ S thân thương. Họ được xem là “một nửa” của nhân loại, được cả thế giới trân trọng vinh danh là “phái đẹp”. Nhân dịp kỷ niệm 88 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930- 20/10/2018), xin kính chúc các bà, các mẹ, các chị sức khỏe, hạnh phúc, thành đạt, luôn xứng đáng với danh hiệu là phái đẹp, là một nửa của thế giới, xứng đáng là những bông hoa tỏa ngát hương thơm trong vườn hoa kiểm sát./.
Ngày xưa, không rõ vào thời nào, ở xã Nam Mẫu thuộc tỉnh Bắc Cạn, người ta mở hội cúng Phật để cầu phúc. Bỗng xuất hiện một bà lão ăn xin, thân thể gầy còm như que sậy, lại còn bị lở lói như người bị bệnh hủi. Đi đến đâu bà cũng bị xua đuổi.
May sao, bà gặp được hai mẹ con bà goá vừa đi chợ về. Hai mẹ con thương tình đưa cụ về nhà, lấy cơm cho ăn rồi nghỉ lại. Khuya hôm ấy, hai mẹ con bà goá chợt tỉnh dậy, thấy chỗ của bà lão ăn xin sáng rực lên. Một con giao long to lớn đang cuộn mình, đầu gác lên xà nhà, đuôi thò xuống đất. Hai mẹ con rụng rời kinh hãi, đành nằm im phó mặc cho số phận. Sáng hôm sau tỉnh dậy, họ không thấy giao long đâu. Trên giường vẫn là bà cụ ăn xin. Khi sửa soạn ra đi bà nói "vùng này sắp có lụt lớn, ta cho hai mẹ con chị gói tro này, nhớ rắc xung quang nhà mới tránh được nạn". Người mẹ liền hỏi: "Thưa cụ, vậy làm thế nào để cứu được mọi người khỏi chết chìm?" Bà cụ nhặt một hạt thóc cắn vỡ làm đôi đưa cho hai mẹ con vỏ trấu và bảo: "Cái này sẽ giúp hai mẹ con nhà chị làm việc thiện". Nói rồi cụ vụt biến mất.
Tối hôm đó, đám hội đang náo nhiệt bỗng có một cột nước từ dưới đất phun lên rất mạnh nhấn chìm tất cả trong biển nước. Chỉ có ngôi nhà của hai mẹ con là khô ráo. Hai mẹ con liền lấy hai mảnh vỏ trấu đặt xuống nước. Chúng biến thành hai chiếc thuyền để họ cứu người bị nạn. Ngày nay, chỗ đất bị sụt ấy là hồ Ba Bể, còn nền nhà của hai mẹ con thành hòn đảo giữa hồ. Người địa phương gọi là gò Bà Goá.
Qua câu chuyện trên em thấy hai mẹ con bà goá là người có tấm lòng thương người.
Một nhà văn lớn đã ca ngợi người phụ nữ: “ Không có mặt trời thì hoa không nở, không có tình yêu thì không có hạnh phúc, không có đàn bà thì không có tình yêu, không có người mẹ thì cả nhà thơ và anh hùng đều không có”.
Điều này khẳng định vai trò của người phụ nữ là đặc biệt quan trọng. Với thiên chức làm mẹ; với bốn đức tính công, dung, ngôn, hạnh; người phụ nữ luôn là người hiền hậu, chung thủy, đảm đang yêu thương chồng con và chăm lo cho gia đình rất toàn vẹn.
Từ bốn đức tính đó mà người phụ nữ đã làm nên lịch sử. Nếu như trước kia người phụ nữ chỉ quanh quẩn trong nhà làm việc nhà, việc nội trợ, cuộc sống của họ không thoát khỏi lũy tre làng. Ngày nay thì sao? Ngoài việc nhà, chị em đã tham gia các công việc xã hội khác nhau để khẳng định vị trí của mình trong xã hội. Đồng thời họ đóng góp không nhỏ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Chính vì lẽ đó mà phụ nữ luôn được đề cao và tôn vinh. Ngày nay, đất nước đang trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước lại tiếp tục không thể thiếu vắng vai trò của người phụ nữ.
Phát huy truyền thống đáng quý của phụ nữ Việt Nam nói chung, phụ nữ Lào Cai nói riêng, với tinh thần dân tộc và ý thức độc lập, tự chủ mạnh mẽ, với bản sắc dân tộc đậm đà của mình họ đã có những đóng góp thực sự to lớn trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Có không ít người phụ nữ trên địa bàn tỉnh ta đã có những cống hiến như vậy, tất cả đều muốn chung tay đóng góp công sức, trí tuệ , năng lực vào việc xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh. Nhiều trong số họ là những thầy cô giáo, những người mang trên vai sứ mệnh trồng người mà toàn xã hội tin tưởng. Những người thầy đó không quản khó khăn, hết mình vì đàn em thân yêu. Tôi muốn nói đến một tấm gương như thế, đó chính là người đồng nghiệp của tôi, cô giáo Trần Thị Nguyệt, hiện đang công tác tại trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, thành phố Lào Cai.
Cô là tấm gương tiêu biểu tâm huyết với nghề. Hơn 30 năm gắn bó với nghề , cô đã cùng các đồng nghiệp từng bước xây dựng trường lớp ngày càng khang trang, vững mạnh.Từ một ngôi trường đơn sơ, có rất ít học sinh, nay trở thành ngôi trường khang trang có tới gần 500 học sinh. Cô đã cùng các anh chị em, đồng chí của mình tự tay góp công góp sức xây dựng khuôn viên nhà trường; trồng và chăm sóc, bảo vệ bồn hoa cây cảnh; trang trí lớp học; trồng rau xanh; vệ sinh trường lớp, … theo mô hình “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Là một giáo viên dạy Tiểu học, cô luôn nhẹ nhàng, ân cần với các em học sinh trong lời nói, từng hành động ở mọi lúc, mọi nơi. Với tâm niệm “ Tất cả vì học sinh thân yêu” cô đã cống hiến hết mình cho các em. Đó là dạy chữ, những tri thức mới, những năng lực, phẩm chất làm người. Để các em mở rộng tầm hiểu biết, để các em có hành trang bước vào tương lai đang đón chờ ở phía trước. Cô còn dành rất nhiều thời gian và công sức cho các em, đó là sự quan tâm đến các em có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt các em ở Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh. Cô đã tập thể các anh ,chị em trong trường và các em học sinh quyên góp quần áo, … để các em có thêm quần áo mặc đến trường vào mùa đông giá lạnh, chăm lo từng giấc ngủ trưa cho các em. Chính tâm hồn cô đã sưởi ấm, động viên, thôi thúc sự hào hứng học tập của các em . Cô Nguyệt chính là ngọn lửa thắp sáng tâm hồn các em học sinh và là tấm gương cho các em học tập và noi theo. Đúng như câu nói “ Một thầy cô giáo như ngọn nến đốt chính mình để soi rọi cho người khác”.
Ngoài các tiết dạy trên lớp, cô còn tâm sự và trò chuyện cùng các em học sinh trong giờ ra chơi để hiểu về các em hơn, thường xuyên quan tâm, rèn luyện kĩ năng sống cho mỗi học sinh, tổ chức các hoạt động tập thể, vui chơi lành mạnh. Qua đó, giúp các em phát triển nhân cách một cách toàn diện hơn. Học sinh luôn coi cô như người mẹ thứ hai của mình.
Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc là ngôi trường với đặc thù nhiều học sinh thuộc Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh. Các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Nên ngày đêm cô trăn trở phải đổi mới, vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, đặc biệt dạy học theo mô hình VNEN, trong đó lấy học sinh làm trung tâm để nâng cao chất lượng dạy học. Cô dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu giáo án, hoạt động ngoài giờ lên lớp, các phong trào thi đua…Chính vì những nỗ lực không ngừng đó mà cô luôn luôn đạt những thành tích đáng tự hào và luôn được đồng nghiệp, các em học sinh, phụ huynh tin yêu, quý mến.
Một điều đáng trân trọng và đáng quý hơn, cô luôn gần gũi, thân thiện với các anh chị em đồng nghiệp. Cô sẵn lòng giúp đỡ mọi người không hề tính toán thiệt hơn hay mong trả lại, đúng như câu nói “ Làm ơn ai há mong người trả ơn”. Đặc biệt cô đã dành cho đồng nghiệp những lời khuyên, những góp ý rút kinh nghiệm vừa thẳng thắn lại vừa chân thành như người cô, người chị thân thiết vậy. Vì lẽ đó mà phát huy được tinh thần làm việc có trách niệm, hiệu quả của các anh chị em trong trường.
Cống hiến cho việc trường như vậy, Việc gia đình cô rất vẹn toàn. Một mình cô nuôi con gái khôn lớn trưởng thành. Cô con gái ngoan, giỏi. Đó là niềm tự hào, là động lực lớn nhất cuộc đời cô.
Thật không dễ dàng khi người phụ nữ hằng ngày đảm nhiệm hài hòa giữa công việc cơ quan và công việc gia đình. Thế mà cô nguyệt đã làm được điều đó. Hơn ai hết cô hiểu các em học sinh cần mình và gia đình cũng cần bản thân cô. Vì thế, cô luôn làm tròn bổn phận một người con đối với bố mẹ, trách nhiệm của một người mẹ hết mực yêu thương con. Cô chính là tấm gương sáng về người phụ nữ “ Giỏi việc nước, đảm việc nhà” cho tập thể cán bộ, giáo viên chúng tôi học tập và làm theo.
Có lần tâm sự với tôi, cô nguyệt đã nói: “ Nhìn các em vui chơi hồn nhiên, ngây thơ cô rất thương các em , chính vì thế dù mùa hè nóng bức hay mùa đông lạnh giá cô vẫn không nản lòng”. Không hiểu sao câu nói ấy cứ vang mãi trong tôi. Câu nói ấy như thôi thúc tôi không ngừng rèn luyện, phải phấn đấu để cống hiến nhiều hơn cho sự nghiệp giáo dục, cho đất nước Việt Nam yêu dấu cho dù tôi biết sự cống hiến của tôi là sự cống hiến vô cùng nhỏ bé.
Ở lớp, em có rất nhiều người bạn nhưng người em quí nhất là My. Đó là một bạn gái có gương mặt thật dễ thương, tính tình hiền lành , dịu dàng. My là một người rất tài giỏi. Bạn ấy có rất nhiều tài năng như: hát hay, đánh đàn giỏi, vẽ đẹp và học giỏi nữa. Mặc dù My là người đa tài nhưng bạn ý không kiêu ngạo mà còn hay giúp đỡ bạn bè, hòa đồng với mọi người trong lớp. Không chỉ em mà các bạn , thầy cô ai cũng yêu thương bạn ấy . Em xem bạn ấy là một tấm gương tốt để em học tập. Em rất vui khi có một người bạn như thế.
Linh là người bạn gái thân nhất lớp của tôi. Cô ấy không những là một người xinh đẹp, dịu dàng mà cô ấy còn là người rất chăm chỉ, học giỏi. Cô ấy không cao cũng không thấp. Dáng người nhỏ nhắn, dễ thương Mái tóc đen dài búi cao trên khuân mặt trái xoan cân đối. Chiếc miểng nhỏ, xinh xinh như cánh lá sen hồng. Nhất là đôi môi ấy lúc nào cũng nở nụ cười tỏa nắng làm siêu lòng bất cứ ai nhìn vào. Cô ấy rất hòa đồng với mọi người nên cả lớp ai cũng yêu quý cô ấy.
Cô của hai anh em thằng Giang, thằng Quỳ được bà con làng xóm gọi là Cô Ba Chìa.
Hai anh em nó mồ côi cả bố và mẹ. Cô nó nuôi hai anh em nó từ ngày tấm bé. Đi thanh niên xung phong 11 năm ở Trường Sơn, sau năm 1975 trở về quê, cô quá lứa lỡ thì, lại hay bị đau ốm nên không đi lấy chồng, ở vậy nuôi hai đứa cháu nhỏ mồ côi.
Cô Ba Chìa nay đã 46 tuổi, người gầy đen. Cô búi tóc. Mái tóc đã điểm bạc. Cô có đôi mắt rất sáng, giọng nói nhỏ nhẹ, dịu dàng. Ngoài tiền lương trợ cấp ít ỏi, cô trồng rau và bán rau để nuôi hai cháu ăn học.
Cái quần đen, cái áo màu xanh đã bạc sờn, khi nào gặp, em cũng thấy cô Ba Chìa ăn mặc mộc mạc như thế. Cô thức khuya dậy sớm trồng rau, gánh rau ra chợ bán. Cô rất thương hai cháu. Cứ đến ngày rằm hằng tháng, cô Ba Chìa lại cho mỗi đứa 10.000 đồng để “nuôi lợn nhựa”. Đầu năm học, dịp tết, cô mua sắm sách vở mới, cặp, ba lô mới, giày dép mới, mũ mới cho hai cháu.
Thằng Giang học lớp Ba, thằng Quỳ học lớp Hai. Cả hai đứa đều là học sinh giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. Hai anh em nó thường đến nhà tôi chơi, rủ tôi đi học. Bà tôi khen hai anh em thằng Giang, thằng Quỳ ngoan. Bà tôi nói với bố mẹ tôi: “Cô Ba Chìa phúc đức quá! Sao lại có người đàn bà tốt thế!”.
trong những người em từng gặp đến nay ,người có lòng nhân hậu nhất là bà em .
Đến hẹn lại lên, khi ánh nắng chói chang của mùa Hạ nhạt dần, khi tiếng ve không còn râm rang, cây phượng già không còn đốt lửa, khi trong gió thoang thoảng cái se lạnh của chớm đông, là lúc chúng ta cảm nhận được mùa Thu ùa về.
Mùa thu năm nay thật hân hoan, khi chúng ta hướng đến chào mừng nhiều sự kiện lớn của quê hương đất nước. Trong niềm vui chung ấy, chúng ta không khỏi bồi hồi, xúc động hướng đến cái riêng của mỗi chúng ta và là cái chung của cả đất nước, Kỷ niệm ngày thành lập Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 – 20/10/2020), ngày mà cả đất nước Việt Nam dành để tôn vinh người phụ nữ về những thiên chức cao quý.
^HT^
Các bà, các mẹ kính mến!
Hôm nay là ngày 20-10 – ngày Phụ nữ Việt Nam, cho phép con được gửi lời tri ân sâu sắc tới những người làm nên “Nửa thế giới” một ngày hạnh phúc ngập tràn.
Từ lâu, con luôn tâm đắc với câu nói của một triết gia nào đó: “Dù là một anh hùng, một vĩ nhân hay là ai đi nữa cũng đều là con của một người mẹ”. Câu nói giản dị mà thiêng liêng biết mấy, nó luôn vang lên trong tâm khảm của con. Có là mẹ mới thấu hiểu sự vất vả của quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày; có là mẹ mới hiểu những nhọc nhằn, lo toan để đảm bảo cuộc sống tốt đẹp cho những đứa con yêu. Dù con còn ở trong nôi hay khi con đã khôn lớn, trưởng thành thì tình mẹ luôn theo con trong suốt cuộc đời. Vì con mà mẹ có thể hi sinh tất cả, thậm chí cả tính mạng của mình. Tuy nhiên sự hi sinh thầm lặng ấy không phải đứa con nào cũng hiểu hết được. Trong văn học, các nhà văn đã tốn khá nhiều giấy mực cho đề tài này, họ ca ngợi những tấm gương hiếu thảo với mẹ cha như truyện “Sự tích hoa cúc trắng”, “Truyện Kiều” … Nhưng cũng thật buồn vì trong cuộc sống còn có những đứa con đối xử tàn tệ với cha mẹ mình. Để có tiền hút, chích, họ sẵn sàng làm hại bố mẹ. Vì muốn chiếm đất đai của cha mẹ mà họ lừa gạt, hắt hủi cha mẹ. Những việc làm đó sẽ bị trả giá, họ sẽ phải chịu sự trừng phạt của pháp luật nhưng còn sự trừng phạt mạnh mẽ hơn là sự trừng phạt của tòa án lương tâm của chính họ. Cuộc sống cần có tình yêu thương, cần có sự xẻ chia, hãy học cách yêu thương chính những người thân của mình, hãy làm tròn bổn phận của một người con và luôn nhớ rằng “Đừng bao giờ để buồn lên mắt mẹ” bạn nhé!
^HT^