K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Ý nghĩa của niêu cơm thần
- Niêu cơm nhỏ mà mấy vạn người ăn cũng không thể hết đã chứng tỏ tính chất kì lạ của niêu cơm với sự tài giỏi của Thạch Sanh. Đồng thời còn thể hiện sự khoan dung, tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.
- Niêu cơm thần của Thạch Sanh có khả năng phi thường cứ ăn hết lại đầy làm quân 18 nước chư hầu lúc đầu coi thường chế giễu nhưng sau đó phải ngạc nhiên khâm phục.
Niêu cơm thần kì với lời thách đố của Thạch Sanh và sự thua cuộc của quân sĩ 18 nước chư hầu chứng tỏ thêm tính chất kì lạ của niêu cơm với sự tài giỏi của Thạch Sanh.
- Niêu cơm thần tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hoà bình của nhân dân ta.
+ Niêu cơm thần tượng trưng cho lòng nhân đạo yêu hoà bình.

Ý nghĩa của niêu cơm thần
- Niêu cơm nhỏ mà mấy vạn người ăn cũng không thể hết đã chứng tỏ tính chất kì lạ của niêu cơm với sự tài giỏi của Thạch Sanh. Đồng thời còn thể hiện sự khoan dung, tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.
- Niêu cơm thần của Thạch Sanh có khả năng phi thường cứ ăn hết lại đầy làm quân 18 nước chư hầu lúc đầu coi thường chế giễu nhưng sau đó phải ngạc nhiên khâm phục.
Niêu cơm thần kì với lời thách đố của Thạch Sanh và sự thua cuộc của quân sĩ 18 nước chư hầu chứng tỏ thêm tính chất kì lạ của niêu cơm với sự tài giỏi của Thạch Sanh.
- Niêu cơm thần tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hoà bình của nhân dân ta.
+ Niêu cơm thần tượng trưng cho lòng nhân đạo yêu hoà bình.

19 tháng 12 2018

niêu cơm tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình

19 tháng 12 2018

Bài làm :

Thể hiện được sự tài giỏi của Thạch Sanh. Đồng thời qua chi tiết niêu cơm thể hiện sự thân thiện, nhân đạo và mong muốn hòa bình của nhân dân ta. Chi tiết niêu cơm cũng thể hiện tiềm năng sức mạnh to lớn của nhân dân.

12 tháng 11 2018

Tiếng cười trong câu chuyện Treo biển bất chợt vỡ oà khi người đọc đọc đến chi tiết: người chủ cửa hàng cất nốt chữ "Cá". Vậy thực chất những lời góp ý về nội dung tấm biển là gì?

Trước hết, ta cần thấy rằng, nội dung tấm biển nhà hàng đã treo ban đầu "ở đây có bán cá tươi" bao gồm bốn yếu tố cơ bản: "ở đây" - chỉ địa điểm bán hàng; "có bán" - chỉ hoạt động kinh doanh của nhà hàng; "cá" - chỉ mặt hàng đang kinh doanh; "tươi" - chỉ chất lượng, chủng loại mặt hàng, phãn biệt với chủng loại khác (cá khô chẳng hạn). Như vây, tuy nội dung tấm biển hơi dài nhưng khá đầy đủ và hoàn toàn có thể sử dụng được!

Nhưng rồi cũng lần lượt có bốn người góp ý về tấm biển.

Người thứ nhất bình phẩm chữ "tươi": Nhà này xưa nay quen bán cá ươn? Ý kiến này không thoả đáng bởi như  trên đã phân tích, chữ tươi ở đây ngoài ý nghĩa chỉ phẩm chất (tươi) còn có ý nghĩa chỉ chủng loại (không phải cá khô). Hơn thế, chữ "tươi” còn nhằm khẳng định chất lượng của mặt hàng (không phái ươn) nên làm tăng sức hấp dẫn của mặt hàng là cá. Bởi thế, chữ tươi là cần thiết.

Người thứ hai hình phẩm hai chữ "ở đây": Chẳng lẽ ra hàng hoa mua cá. Ý kiến này thoạt nghe có vẻ có lí. Tuy nhiên, trong "nghệ thuật quảng cáo”, hai chữ "ở đây" không thừa. Chúng có ý nghĩa tác động, tạo sự chú ý cho khách hàng. Chẳng hạn: Ai Đây rồi! đồ dùng học tập mình cần!

Người thứ ba thì bàn về hai chữ "có bán". Có ý kiến cho rằng ý kiến này đúng một nửa (để chữ bán, bỏ chữ có). Chữ bán đúng là rất cần thiết, nó chỉ tính chất kinh doanh (bán chứ không mua). Không có chữ bán, e rằng khách hàng không biết nơi này bán cá (mời khách hãy đốn mua) hay ià mua cá (mang cá đến đổ hán). Tuy nhiên, cũng như hai chữ "ở đây", chữ có cũng không thừa. Nó có ý nghĩa khẳng định, nhấn mạnh hoạt động kinh doanh của nhà hàng. Nếu bỏ chữ có, tấm biển vẫn đủ ý nhưng sức tác động trong quảng cáo sẽ nhẹ đi rất nhiều. Ta hãy thử đọc lên và so sánh ở đây bán cá và ở đây có bán cá.

Người cuối cùng bàn về chữ "cá". Ý kiến này vô lí nhất. Ai bán bất cứ mặt hàng gì, bằng cách này hay cách khác, cũng đều phải quảng cáo cho mặt hàng của mình. Không quảng cáo, ai biết nhà hàng có bán không mà đến mua, dù cá vẫn cứ bày ra đấy. Rất có thể đây cũng là cách chơi khăm cùa người láng giềng. Thấy anh hàng xóm ai hảo cũng nghe, không cần suy xét phải trái, anh ta bèn đưa ra lời góp ý phi lí nhất trong số các lời góp ý của mọi người. Thế mà anh chủ cửa hàng vẫn cứ nghe theo.

Như vậy, cả bốn yếu tố trong tấm biển, ở mức độ này hay mức độ khác đều cần thiết, thậm chí có những yếu tố không thể lược bỏ đi được(bán, cá,tươi). Tiếng cựời bật ra vì nhà hàng treo biển mà không hiểu ý nghĩa công việc mình đã làm, chỉ nghe người ta nói mà không cần suy xét, răm rắp làm theo, rốt cuộc là lãng phí tiền của, công sức mà không được việc gì, lại còn bị mọi người cười chê.

Treo biển thuộc loại truyện cười nhằm phê phán những cái xấu, cái đáng cười ngay trong quần chúng nhân dân. Truyện cho ta bài học bổ ích: khi làm việc gì cũng phải suy nghĩ trước sau. Cũng có thể lắng nghe góp ý của người khác nhưng phải cẩn trọng suy xét đúng sai, phải có chủ kiến khi làm việc kẻo phí công vô ích mà lại mang tiếng "Đẽo cày giữa đường", bị thiên hạ cười chê mà vẫn không mang lại kết quả việc làm như mong muốn.

12 tháng 11 2018

Đừng ai chép mạng nha các bạn.

23 tháng 10 2019

Chi tiết Tiếng đàn thần trong truyện Thạch Sanh là một chi tiết nghệ thuật lấp lánh màu sắc hoang đường nhưng rất giàu ý nghĩa nhân sinh. Nó xuất hiện hai lần trong văn bản. Lần thứ nhất nó vang lên từ trong ngục tối, vạch mặt của Lí Thoong, minh oan cho Thạch Sanh và giải câm cho công chúa. Đó chính là tiếng nói của công lí, của lẽ phải, tiếng đàn của hạnh phúc và tình yêu lứa dôi. Tiếng đàn đã làm rõ trắng đen, tốt xấu, bênh vực người có công, vạch mặt kẻ có tội, thể hiện khát vọng về chân lí của nhân dân ta. Và tiếng đàn chỉ thực sự có phép màu kì diệu khi ở trong tay người dũng sĩ có tâm hồn thanh cao. Lần thứ hai, tiếng đàn vang lên trước mặt binh sĩ mười tám nước chư hầu. Nó thức tỉnh nỗi nhớ quê nhà da diết của họ, khơi gợi tình người, lòng nhân ái trong họ, khiến cho quân sĩ bủn rủn tay chân, không muốn đánh. Đó là bức thông điệp hoà bình, phản ánh khát vọng, ước mơ xây dựng tình đoàn kết giữa các dân tộc của cha ông ta từ thời xa xưa. Hai chi tiết nghệ thuật hấp dẫn trên đã đem đến cho người đọc những cảm xúc thú vị, khiến ta càng thêm yêu thế giới truyện dân gian.

Trong truyện Thạch Sanh tiếng đàn thần kì của Thạch Sanh có một số ý nghĩa sau : Tiếng đàn đã giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát sau khi bị Lí Thông lừa gạt, cướp công, Thạch Sanh bị bắt giam vào ngục tối. Nhờ có tiếng đàn thần của Thạch Sanh mà công chúa khỏi câm ,giúp vạch mặt Lí thông ,giúp Thạch Sanh không phải bỏ công sức để đánh giặc. Tiếng đàn thần là tiếng đàn của công lí. Tiếng đàn còn làm quân sĩ 18 nước chư hầu phải cuốn giáp xin hàng. Tiếng đàn đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta. Nó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Còn niêu cơm thần kì của Thạch Sanh có khả năng phi thường, cứ ăn hết lại đầy, làm quân 18 nước chư hầu lúc đầu coi thường, chế giễu nhưng sau đó phải ngạc nhiên thán phục. Niêu cơm thể hiện sức mạnh, tiềm năng to lớn của đất nước, của nhân dân. Thể hiện tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

12 tháng 10 2018

Trong truyện Thạch Sanh tiếng đàn thần kì của Thạch Sanh có một số ý nghĩa sau : Tiếng đàn đã giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát sau khi bị Lí Thông lừa gạt, cướp công, Thạch Sanh bị bắt giam vào ngục tối. Nhờ có tiếng đàn thần của Thạch Sanh mà công chúa khỏi câm ,giúp vạch mặt Lí thông ,giúp Thạch Sanh không phải bỏ công sức để đánh giặc. Tiếng đàn thần là tiếng đàn của công lí. Tiếng đàn còn làm quân sĩ 18 nước chư hầu phải cuốn giáp xin hàng. Tiếng đàn đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta. Nó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Còn niêu cơm thần kì của Thạch Sanh có khả năng phi thường, cứ ăn hết lại đầy, làm quân 18 nước chư hầu lúc đầu coi thường, chế giễu nhưng sau đó phải ngạc nhiên thán phục. Niêu cơm thể hiện sức mạnh, tiềm năng to lớn của đất nước, của nhân dân. Thể hiện tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

12 tháng 10 2018

Gấp lại truyện Thạch Sanh, chi tiết gây cho em nhiều ấn tượng nhất là chi tiêt Niêu cơm thần. Đây là một chi tiết nghệ thuật lấp lánh màu sắc hoang đường nhưng rất giàu ý nghĩa nhân sinh. Niêu cơm thần của Thạch Sanh phi thường, ăn hết lại đầy thể hiện ước mơ về một cuộc sống no ấm, đủ đầy, hạnh phúc.Chi tiết thể hiện lý tưởng nhân đạo, yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta thông qua việc thiết đãi quân sĩ mười tám nước chư hầu. Niêu cơm thần góp phần thể hiện tấm lòng nhân hậu, tinh thần nghĩa khí, hào hiệp của nhân vật Thạch Sanh. Chi tiết nghệ thuật hấp dẫn đã đem đến cho người đọc những cảm xúc thú vị khiến ta càng thêm yêu thế giới truyện dân gian.

13 tháng 8 2018

1. Mở bài: Giới thiệu cơn mưa cuối mùa:

- Mưa vào ban đêm, khi mọi người đang ngủ say bỗng giật mình vì tiếng ì ầm.

2. Thân bài:

*Tả cơn mưa theo trình tự thời gian: diễn biến của cơn mưa.

- Mưa xối xả, dữ dội.

- Cây cối trong vườn ngả nghiêng trong ánh chớp nhoáng nhoàng sáng lòa và tiếng sấm ì ầm lúc gần lúc xa.

- Dòng nước mưa từ trên cao trút xuống lấp lánh như bạc.

- Tiếng mưa lộp độp trên mái nhà.

- Mưa mỗi lúc một to, gió thổi tung tấm ván và lay giật các cửa sổ và cửa ra vào…

- Hơi nước mát lạnh phả ngập vào gian phòng.

*Sau cơn mưa:

- Tiếng mưa vừa yên ắng thì tiếng ếch nhái kêu ộp oạp… ộp oạp… nổi lên rộn ràng, rền vang khắp nơi nghe thật là vui tai.

- Lá vàng rơi đầy sân.

- Sáng ra, trời trong veo không một gợn mây.

- Cơn mưa đêm hôm qua là cơn mưa cuối mùa.

3. Kết bài:

- Em rất thích thú khi trời đổ mưa.

-  Em tiếc nuối vì đây là cơn mưa cuối cùng để bắt đầu chuyển sang mùa khô.

1. Mở bài: Giới thiệu bao quát:

- Mấy ngày nay trời oi bức. Cả thành phố chìm trong không khí ngột ngạt, nóng nực. Bỗng đâu một luồn gió mát lạnh thổi qua báo hiệu trời sắp mưa to.

2. Thân bài: Tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian.

*Lúc sắp mưa:

- Mây đen bao phủ khắp bầu trời.

- Gió mang hơi nước mát lạnh.

*Lúc bắt đầu mưa:

- Mưa bắt đầu rơi lẹt đẹt, xiên xẹo theo làn gió.

- Mưa nặng hạt dần, tuôn xối xả, trắng xóa.

- Sấm chớp liên hồi trên bầu trời đen kịt.

- Nước chảy lênh láng, ngập sân, ngập ngõ, ngập đường phố.

- Cây cối đu đưa, tha hồ tắm mưa.

- Người đi đường chạy vào mái hiên trú mưa.

- Những người mặc áo mưa chạy xe vút qua.

- Lũ chim ướt lướt thướt, đứng dưới tán lá lớn trú mưa.

*Lúc mưa tạnh:

- Mưa ngớt rồi tạnh hẳn. Bầu trời quang đãng.

- Mặt trời chiều tỏa những tia nắng vàng nhè nhẹ.

- Lũ chim lại nô đùa, bay ra bay vào.

- Cây lá sạch bóng, xanh mát như có ai vừa lau chùi.

- Đường phố lại bắt đầu huyên náo. Tiếng xe chạy ầm ầm.

- Mọi người lại tiếp tục công việc của mình.

+ Cửa hàng, cửa hiệu mở cửa, bày bán. Tiếng loa đài rộn vang.

3. Kết bài :

- Cơn mưa xua đi cái nóng ngột ngạt, làm con người cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn nhiều.

17 tháng 12 2020

T​ham khảo

chi tiết niêu cơm thần là một chi tiết tưởng tượng kì ảo giàu ý nghĩa.niêu cơm thần cứ ăn hết lại đầy làm cho quân sĩ mười tám nước che hầu lúc đầu khinh thường,chế giễu nhưng sau đó thì lại khâm phục.niêu cưm thần kì với lời thách đố của thạch sanh và sự thua cuộc của quân mười tám nước chư hầu chứng tỏ tính chất kì lạ của niêu cơm và sự tài giỏi của thạch sanh.niêu cơm thần tượng trưng cho tấm long nhân đạo,yêu hoà bình của nhân dân ta,thể hiện ước mơ của người dân lao động về cuộc sống ấm no,hạnh phúc,góp phần làm tăng sức hấp dẫn li kì cho truyện

8 tháng 10 2017

Niêu cơm: đã hàng binh, ăn mãi không hết. có khả năng phi thường  quân giặc khâm phục. Qua đó thế hiện tấm lòng nhân đạo, tình yêu hòa bình của nhân dân ta. Tình người, lòng nhân đạo của Thạch Sanh không bao giờ vơi cạn.

Tiếng đàn: Cây đàn thần giúp nhân vật được giải oan, giải thoát (cứu công chúa, vạch mặt Lý Thông), khiến quân 18 nước chư hầu phải bãi binh. Tiếng đàn tượng trưng cho công lí và khát vọng hòa bình,  muốn giải quyết chiến tranh bằng hòa bình, bằng lẽ phải của chính nghĩa.

8 tháng 10 2017
  • Niêu cơm: đã hàng binh, ăn mãi không hết. có khả năng phi thường  quân giặc khâm phục. Qua đó thế hiện tấm lòng nhân đạo, tình yêu hòa bình của nhân dân ta. Tình người, lòng nhân đạo của Thạch Sanh không bao giờ vơi cạn.
  • Tiếng đàn: Cây đàn thần giúp nhân vật được giải oan, giải thoát (cứu công chúa, vạch mặt Lý Thông), khiến quân 18 nước chư hầu phải bãi binh. Tiếng đàn tượng trưng cho công lí và khát vọng hòa bình,  muốn giải quyết chiến tranh bằng hòa bình, bằng lẽ phải của chính nghĩa.