K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 4 2016

http://baigiang.violet.vn/present/show/entry_id/7129773

Bạn tham khảo ở đây! Chúc bn học tốtvui

Tham Khảo

một bộ phận nhỏ quân Pháp theo gót quân Anh vào miền Nam nhưng dựa vào gần 2 vạn lính Pháp còn lại tại Đông Dương và sự tiếp tay của quân Anh, ngày 23/9/1945, quân Pháp gây hấn đánh chiếm Nam Bộ, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta bắt đầu.

 

Từ ngày 23/9/1945 đến năm 1946, cuộc kháng chiến diễn ra trên chiến trường Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Mặc dù lực lượng vũ trang của ta ở đây rất nhỏ và yếu nhưng có những đoàn quân Nam tiến từ miền Bắc, miền Trung vào, những đoàn quân của Việt kiều từ Lào, từ Campuchia, từ Thái Lan về, nhất là nhân dân đứng lên tổ chức đánh địch nên đã từng bước ngăn chặn quân địch, làm phá sản chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.

Tuy nhiên vào thời điểm này, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà non trẻ đang đứng trước muôn vàn khó khăn, không thể tiến hành một cuộc chiến tranh quy mô cả nước với thực dân Pháp. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta chủ trương hoà hoãn nhân nhượng, cố gắng giải quyết cuộc xung đột Pháp-Việt bằng con đường hoà bình, chí ít cũng trì hoãn cuộc chiến tranh chậm nổ ra để ta có thời gian chuẩn bị lực lượng. Các cuộc hoà đàm Việt-Pháp diễn ra, Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước Việt-Pháp (15/9/1946) được ký kết. Chiến tranh bị đẩy lùi một bước.

Không từ bỏ ý đồ xâm lược, thực dân Pháp ngày càng lấn tới đòi nhân dân ta hạ vũ khí đầu hàng. Khả năng hoà hoãn không còn, với tinh thần “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mấy nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, đêm 19/12/1946, theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng, cả nước đứng lên kháng chiến. Cuộc kháng chiến toàn quốc bắt đầu.

Đường lối kháng chiến của Đảng ta xác định ngay từ đầu cuộc chiến tranh là: Toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính.

Từ ngày 19/12/1946 đến chiến thắng Việt Bắc Thu Đông 1947, quân dân ta đã chặn đánh tiêu hao lực lượng địch, bảo toàn lực lượng rút khỏi thành phố, phát triển lực lượng, phản công diệt địch trong Chiến dịch Việt Bắc. Sau khi mở rộng được địa bàn chiếm đóng trên cả nước, Thu Đông năm 1947, Pháp tập trung trên 2 vạn quân mở cuộc tiến công lớn hiệp đồng quân binh chủng từ nhiều hướng bao vây căn cứ Việt Bắc, tìm diệt quân chủ lực và đầu não kháng chiến của ta.

Ngày 7/10/1947, địch bắt đầu tiến công. Quân địch theo đường bộ số 3, số 4 và đường thuỷ sông Lô, sông Gấm hình thành thế bao vây Việt Bắc. Đồng thời, địch cho quân nhảy dù xuống thị xã Bắc Kạn, chợ Mới, chợ Đồn định diệt các cơ quan đầu não kháng chiến.

Trung ương Đảng và Bộ Tổng chỉ huy ta đã phán đoán âm mưu của địch nhưng việc nhảy dù xuống địa điểm cụ thể thì chưa lường hết nên lúc đầu có lúng túng. Sau khi nắm được kế hoạch của địch, ta đã điều chỉnh kế hoạch tác chiến.

Lực lượng ta dùng trong chiến dịch là 10 trung đoàn và 7 tiểu đoàn bộ binh cùng dân quân du kích tại chổ. Các chiến trường toàn quốc cũng đẩy mạnh tiến công phối hợp.

Trên hướng tiến công đường số 3, số 4 của địch, quân ta đánh phục kích, tập kích liên tục nhiều trận tiêu hao lực lượng địch. Bị thiệt hại nặng, địch phải quay lại.

Mục tiêu chiến dịch không đạt được, lại bị thiệt hại nặng và có nguy cơ bị bao vây tiêu diệt nên địch phải rút lui. Ngày 22/11, quân Pháp bắt đầu rút khỏi Việt Bắc. Dọc đường bị quân ta phục kích một số trận. Ngày 22/12/1947, chiến dịch kết thúc.

Chiến dịch Việt Bắc kết thúc giành thắng lợi có ý nghĩa chiến lược. Quân ta loại khỏi vòng chiến đấu 6.000 địch, đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của địch, làm phá sản chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của chúng, bảo vệ cơ quan lãnh đạo, chuyển kháng chiến sang giai đoạn mới.

Từ năm 1948 đến chiến dịch Biên Giới (1950), phát triển chiến tranh du kích, đẩy mạnh vận động chiến tranh, chiến thắng Biên Giới.

Sau Chiến dịch Việt Bắc, thực dân Pháp phải chuyển hướng chiến lược chiến tranh. Từ chiến lược “Đánh nhanh thắng nhanh” phải chuyển sang đánh lâu dài, thực hiện chính sách “Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt”. Từ mở rộng vùng chiếm đóng chuyển sang củng cố vùng chiếm đóng, từ những cuộc hành quân lớn nhằm tiêu diệt quân chủ lực của ta chuyển sang nhiều cuộc hành quân nhỏ đánh vào cơ sở kinh tế, chính trị và diệt từng bộ phận lực lượng vũ trang ta. Chúng ra sức củng cố nguỵ quyền, phát triển nguỵ quân, tranh thủ viện trợ Mỹ.

Về phía ta, sau chiến thắng Việt Bắc, lực lượng vũ trang ta trưởng thành một bước quan trọng. Ngày 28/8/1949, sư đoàn chủ lực đầu tiên - đại đoàn 308 ra đời, tiếp đó đầu năm 1950 đại đoàn 304 được thành lập. Chiến tranh du kích phát triển mạnh ở vùng sau lưng địch cả ở Bắc-Trung Bộ và Nam Bộ; đồng thời, ta chủ trương “Phải từng bước đẩy vận động chiến tiến tới”.

Tháng 6/1950, Thường vụ Trung ương Đảng quyết định mở Chiến dịch Biên Giới nhằm: tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, khai thông biên giới Việt - Trung, gắn liền với phe xã hội chủ nghĩa, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc. Ngày 16/9, quân ta nổ súng đánh Đông Khê (Lạng Sơn) mở màn chiến dịch, sau đó đón đánh diệt 2 binh đoàn quân Pháp đến tăng cường cho Thất Khê sợ bị tiêu diệt, quân Pháp phải rút chạy khỏi các cứ điểm từ Thất Khê đến Lạng Sơn, quân ta truy kích diệt thêm một số quân Pháp.

Ở các địa phương, quân dân ta đẩy mạnh hoạt động tiến công phối hợp với chiến dịch Biên Giới. Ngày 14/10/1950, ta kết thúc chiến dịch. Chiến dịch Biên Giới, ta đã diệt được trên 8.000 quân địch, thu nhiều vũ khí trang bị, giải phóng vùng biên giới từ Cao Bằng đến Đình Lập (Lạng Sơn), mở rộng giao lưu quốc tế, làm thay đổi cục diện chiến tranh, giành quyền chủ động chiến lược trên chiến trường.

Từ năm 1951 đến chiến dịch Điện Biên Phủ, giữ vững quyền chủ động chiến lược đẩy mạnh tiến công và phản công, giành thắng lợi quyết định, kết thúc chiến tranh. Sau thất bại ở chiến trường biến giới, thực dân Pháp còn cố giành lại quyền chủ động chiến lược bằng cách tăng quân, thay tướng, xin thêm viện trợ Mỹ, De Latre de Tassigny, viên tướng được coi là tài giỏi nhất của nước Pháp lúc đó, được cử sang Việt Nam với kế hoạch: phát triển quân số, xây dựng hệ thống cứ điểm vững chắc, tập trung giữ chiến trường chính là Bắc Bộ, đồng thời tăng cường càng quét “bình định” Trung Bộ và Nam Bộ, kết hợp với đánh phá, bao vay kinh tế, chiến tranh tâm lý với vùng căn cứ kháng chiến.

Về phía ta, chủ trương chung là tiếp tục giữ khí thế chủ động tiến công liên tục tiêu diệt sinh lực địch, tiến tới giải phóng đồng bằng Bắc Bộ. Các đại đoàn 312, 316, 320, 351, 325 được thành lập. Nhiều chiến dịch lớn được mở như Chiến dịch Trần Hưng Đạo (tháng 12/1950-2/1951) ở Bắc Giang, Việt Trì; Chiến dịch Hoàng Hoa Thám (tháng 4/1951) dọc đường 18; Chiến dịch Quang Trung (tháng 5-6/1951) ở Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình; Chiến dịch Lý Thường Kiệt (tháng 9-10/1951) ở Nghĩa Lộ; Chiến dịch Hoà Bình (tháng 12/1951-2/1952); Chiến dịch Tây Bắc (tháng 10/1951-2/1952); đồng thời, đẩy mạnh chiến tranh du kích.

24 tháng 10 2016

Chủ nghĩa thực dân là chính sách tạo dựng và duy trì hình thức thuộc địa của một người dân ở lãnh thổ này lên một lãnh thổ khác

24 tháng 10 2016

Giúp luôn câu dưới i

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 8 2023

Tham khảo: Nét chính về cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý

- Hoàn cảnh:

+ Giữa thế kỉ XI, nhà Tống gặp nhiều khó khăn, như: ngân khố cạn kiệt, dân tình đói khổ, chiến tranh với các bộ tộc phí bắc. Do đó, vua Tống lập kế hoạch xâm lược Đại Việt nhằm hướng mâu thuẫn ra bên ngoài, giải quyết tình trạng khủng hoảng trong nước.

+ Để chuẩn bị cho cuộc chiến, nhà Tống huy động lực lượng, xây dựng ba căn cứ quân sự và hậu cần tại Khâm châu, Liêm châu, Ung châu và nhiều trại quân áp sát biên giới Đại Việt.

- Chủ trương và hành động của nhà Lý:

+ Thái úy Lý Thường Kiệt chủ trương “ngồi im đợi giặc không bằng đem quân chặn trước thế mạnh của giặc.

+ Cuối năm 1075 đầu năm 1076, quân đội nhà Lý chủ động bao vây tiêu diệt ba căn cứ quân sự, hậu cần và các trại dọc biên giới của quân Tống. Sau khi rút quân về nước, Lý Thường Kiệt gấp rút chuẩn bị phòng tuyến bên bờ Nam sông Như Nguyệt.

- Diễn biến trận chiến trên sông Như Nguyệt:

+ Tháng 1/1077, khoảng 10 vạn quân Tống do Quách Quỳ và Triệu Tiết chỉ huy vượt ải Nam Quan tiến vào Thăng Long, nhưng bị chặn lại ở bờ Bắc sông Như Nguyệt.

+ Từ tháng 1 đến tháng 3/1077, Quách Quỳ nhiều lần cho quân vượt sông, tấn công phòng tuyến Như Nguyệt nhưng thất bại.
+ Cuối tháng 3/1077, Lý Thường Kiệt cho quân vượt sông, bất ngờ đánh vào các doanh trại của quân Tống, khiến quân Tống thua to “mười phần chết đến năm, sáu”.

+ Trước tình thế quân Tống đang hoang mang, tuyệt vọng, Lý Thường Kiệt đề nghị giảng hòa, chủ động kết thúc chiến tranh.

- Kết quả: Quân Tống thất bại. Nhà Tống phải trả lại đất Quảng Nguyên (Cao Bằng), nối lại bang giao hai nước.

- Ý nghĩa:

+ Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, dũng cảm, bất khuất đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.

+ Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền của Đại Việt.
+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.

*Nét đặc sắc trong nghệ thuật quân sự của Lý Thường Kiệt:

- Kế sách “Tiên phát chế nhân”, chủ động tiến công trước để phá sự chuẩn bị của quân Tống (ở Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu), đẩy quân Tống vào thế bị động.

- Tận dụng ưu thế về điều kiện tự nhiên để lập phòng tuyến trên sông Như Nguyệt làm nơi quyết chiến với quân Tống.

- Phối hợp giữa quân đội chủ lực của triều đình với lực lượng vũ trang của nhân dân.

- Dựa vào phòng tuyến Như Nguyệt để đánh phòng ngự; chớp thời cơ quân Tống suy yếu để tiến hành tổng phản công.

- Đánh vào tâm lí địch; chủ động giảng hòa để kết thúc chiến tranh nhằm: tránh tổn thất, hi sinh xương máu cho cả hai bên; đồng thời khéo léo giữ được mối quan hệ trong bang giao với nhà Tống sau này.

14 tháng 3 2016

* Khái quát quá trình đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884:

- Ngày 1-9-1858, Liên quân Pháp - Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Triều đỉnh cử Nguyễn Tri Phương vào làm Tổng chỉ huy mặt trận Quảng Nam để lo việc chống giặc. Dưới sự chỉ huy của ông, suốt 5 tháng, giặc bị giam chân tại chỗ, kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp bị thất bại, buộc chúng phải thay đổi kế hoạch.

- Tháng 2-1859, Pháp kéo quân vào tấn công Gia Định. Đến năm 1867, Pháp chiếm gọn 6 tình Nam Kì. Trái ngược với sự chiến đấu yếu ớt, thiếu kiên quyết của triều đình, nhân dân Nam Kì đã nêu cao ngọn cờ chống giặc cứu nước. Các đội quân nông dân do các văn thân, sĩ phu yêu nước đứng đầu xuất hiện ngày càng nhiều, hoạt động mạnh làm cho giặc Pháp vô cùng khốn đốn. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Trương Định và chiến công của nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt tàu Ét-pê-răng của giặc trên sông Vàm cỏ Đông (12-1861). Tuy nhiên, triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất (1862) và ra lệnh lui binh, giải tán phong trào kháng chiến ở Nam Kì.

- Mặc dù vậy, phong trào vẫn tiếp tục phát triển. Nhân dân Nam Kì đã đẩy mạnh thêm một bước cuộc chiến đấu chống Pháp. Một số nhà nho yêu nước tìm đường ra Bình Thuận (Trung Kì) xây dựng cơ sở chống giặc lâu dài. Một số bám đất, bám dân quyết liệt chống lại kẻ thù như Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân...; cũng có người đã dùng ngòi bút của mình làm vũ khí chiến đấu như Nguyễn ĐÌnh Chiểu, Phan Văn Trị...

- Sau khi chiếm xong các tỉnh Nam Kì, Pháp hai lần tấn công ra Bắc Kì vào các năm 1873 và 1882-1883. Cuộc chiến đấu của triều đình nhanh chóng tan rã. Nhân dân Hà Nội và các tỉnh đã tự tổ chức kháng chiến, kiên quyết chống trả địch. Tiêu biểu là chiến thắng trong hai trận Cầu Giấy (1873 và 1883) làm cho nhân dân cả nước vô cùng phấn khởi, giặc Pháp hoang mang. Nhưng, nhà Nguyễn vẫn nuôi ảo tưởng triều đình với Pháp. Đó là cơ sở để Pháp tiếp tục gây áp lực, buộc triều Nguyễn kí Hiệp ước Hác-măng (25-8-1883) và Pa-tơ-nốt (6-6-1884) sau khi chiếm được Thuận An.

- Triều đình đầu hàng, nhưng phong trào chống Pháp của nhân dân ta vẫn tiếp tục dâng cao, phát triển sang một giai đoạn mới.

* Ý nghĩa của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp thời kì này:

- Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần dân tộc; kế thừa và phát huy truyền thống đánh giặc của cha ông.

- Cảnh báo kẻ thù về sức mạnh và tinh thấn đấu tranh quật khởi của nhân tộc ta.

- Làm thất bại kế hoạch "đánh nhanh, thắng nhanh" của thực dân Pháp.

- Cổ vũ tinh thần yêu nước và để lại nhiều bài học kinh nghệm cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta sau này.

24 tháng 1 2017

hay

21 tháng 8 2018

Trong quá trình xâm lược Việt Nam cuối thế kỉ XIX (1858 – 1884), thực dân Pháp đã:

- Dùng thủ đoạn tấn công quân sự: Tấn công Đà Nẵng (1858) - > Gia Định (1859) -> Đông Nam Kì -> Tây Nam Kì -> Bắc Kì lần 1 (1873) -> Bắc Kì lần 2 (1882) -> Cửa biển Thuận An (1883).

- Kết hợp với thủ đoạn chính trị: buộc triều Nguyễn kí với Pháp các hiệp ước đầu hàng, chinh phục từng bước Việt Nam: Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) -> Giáp Tuất (1874) -> Hácmăng (1883) -> Patơnốt (1884)

Đáp án cần chọn là: B

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

Tên cuộc

kháng chiến

Thời gian

Người lãnh đạo chủ chốt

Trận đánh tiêu biểu

Kháng chiến chống quân Nam Hán

938

Ngô Quyền

- Bạch Đằng (Quảng Ninh, Hải Phòng)

Kháng chiến chống Tống (thời

Tiền Lê)

981

Lê Hoàn

- Bạch Đằng (Quảng Ninh, Hải Phòng)

Kháng chiến chống Tống (thời

Lý)

1075 - 1077

Lý Thường Kiệt

- Ung Châu (Quảng Tây); Khâm Châu và

Liêm Châu (Quảng Đông)

- Phòng tuyến sông Như Nguyệt (Bắc Ninh)

Kháng chiến chống quân Mông Cổ (thời Trần)

1258

Trần Thái Tông;

Trần Thủ Độ

- Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc);

- Đông Bộ Đầu (Hà Nội)

Kháng chiến chống quân

Nguyên (thời Trần)

1285

Trần Thánh Tông;

Trần Quốc Tuấn

- Tây kết, Hàm Tử (Hưng Yên);

- Chương Dương, Thăng Long (Hà Nội).

Kháng chiến chống quân Nguyên (thời Trần)

1287 - 1288

Trần Nhân Tông;

Trần Quốc Tuấn

- Vân Đồn (Quảng Ninh)

- Bạch Đằng (Quảng Ninh, Hải Phòng)

Kháng chiến chống quân Xiêm

1785

Nguyễn Huệ

- Rạch Gầm - Xoài Mút (Tiền Giang).

Kháng chiến chống quân Thanh

1789

Quang Trung

(Nguyễn Huệ)

- Ngọc Hồi - Đống Đa (Hà Nội).

11 tháng 5 2022

Tham khảo:

 Việc triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược thể hiện lần lượt qua nội dung các hiệp ước mà triều đình kí với Pháp (1858 - 1884). Cụ thể là:

Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862): Thừa nhận sự cai quản của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định. Định Tường, Biên Hoà) và đảo Côn Lôn.

Hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874): Chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.

Hiệp ước Hác-măng (25-8-1883): Chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì...; mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.

Hiệp ước Pa-tơ-nốt (6-6-1884): Triều đình thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp.

=> Qua những hiệp ước trên, ta thấy triều đình Huế từ chỗ cắt từng bộ phận lãnh thổ đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ nước ta.


 

11 tháng 5 2022

Refer

 

Việc triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược thể hiện lần lượt qua nội dung các hiệp ước mà triều đình kí với Pháp (1858 - 1884). Cụ thể là:

Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862): Thừa nhận sự cai quản của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định. Định Tường, Biên Hoà) và đảo Côn Lôn.

Hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874): Chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.

Hiệp ước Hác-măng (25-8-1883): Chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì...; mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.

Hiệp ước Pa-tơ-nốt (6-6-1884): Triều đình thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp.

=> Qua những hiệp ước trên, ta thấy triều đình Huế từ chỗ cắt từng bộ phận lãnh thổ đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ nước ta.