Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo: Cải cách hành chính là trọng tâm trong công cuộc cải cách của vua Minh Mạng. Ông chia cả nước làm 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên. Mỗi tỉnh đều có Tổng đốc, Tuần phủ cai quản cùng hai ti, hoạt động theo sự điều hành của triều đình. Các phủ, huyện, châu, tổng, xã vẫn giữ như cũ. Việc cải cách như vậy giúp cho hệ thống cơ quan trở nên chặt chẽ, gọn nhẹ hơn. Hệ thống đơ vị hành chính trong cả nước cũng áp dụng đến nay. Nhìn chung, các chính cải cách hình chính giúp vua thuận lợi trong việc quản lí đất nước.
Tham khảo: Bối cảnh lịch sử của cuộc cải cách Minh Mạng:
- Đất nước vừa trải qua thời gian chiến tranh và bị chia cắt lâu dài, đặt ra rất nhiều khó khăn. Trước đó nhà Nguyễn tập trung chủ yếu vào công cuộc ổn định tình hình đất nước và ưu tiên cho sự nghiệp thống nhất về mặt lãnh thổ.
- Bộ máy hành chính nhà nước thời kì này còn chưa hoàn chỉnh. Ở trung ương, nhiều cơ quan chưa được hoàn thiện. Ở địa phương, tính phân quyền còn đậm nét với sự tồn tại của Bắc Thành và Gia Định Thành. Tổ chức hành chính giữa các khu vực thiếu thống nhất. Quan lại trong bộ máy nhà nước chủ yếu do các võ quan nắm giữ.
Kết quả:
Xây dựng được chế độ quân chủ trung ương tập quyền cao độ (vua nắm trong tay quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và thống lĩnh quân đội);Thống nhất đơn vị hành chính địa phương trong cả nướcTổ chức cơ cấu bộ máy nhà nước gọn nhẹ, chặt chẽ; phân định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan.Ý nghĩa:
Cuộc cải cách có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt hành chính, làm cho hoạt động của bộ máy nhà nước có hiệu quả hơn trước.Cuộc cải cách Minh Mạng cũng để lại bài học kinh nghiệm đối với tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước. Trong đó, cách thức phân chia đơn vị hành chính cấp tỉnh thời Minh Mạng là một trong những di sản lớn nhất của cuộc cải cách, còn có giá trị đến ngày nay.- Một số bài học kinh nghiệm từ cuộc cải cách của vua Minh Mạng có thể áp dụng vào việc xây dựng nền hành chính Việt Nam:
+ Thống nhất đơn vị hành chính địa phương trong cả nước;
+ Xây dựng cơ cấu bộ máy nhà nước đơn gọn nhẹ, chặt chẽ;
+ Phân định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước theo nguyên tắc “chức vụ và trách nhiệm nghiêm minh, quyền lợi và nghĩa vụ tương xứng”.
*Chứng minh vai trò quyết định của quần chúng nhân dân trong Cách mạng tư sản Pháp 1789.
- Quần chúng nhân dân Pháp đã làm nên sự kiện quan trọng có ý nghĩa quyết định (lật đỏ chế độ quân chủ chuyên chế, lập nền Cộng hòa, xác lập nền chuyên chính dân chủ cách mạng, đánh thắng ngoại xâm).
- Quần chúng đã thúc đẩy Cách mạng tiến lên trong lúc hàng ngũ giai cấp tư sản phân hóa, các tâng lớp đại tư sản, tư sản công thương dần dần chuyển sang hàng ngũ phản Cách mạng.
+ Giai đoạn 1: quần chúng nhân dân chiến đánh ngục Ba-xti (14-7-1792): Cách mạng nổ ra và thắng lợi.
Hạn chế quyền hành của nhà vua.
Xoa bỏ đẳng cấp.
+ Giai cấp 2: Nhân dân khởi nghĩa lật đổ chính quyền đại tư sản (10-8-1792)
Xóa bỏ chế độ quân chủ.
Lập nền Cộng hòa đầu tiên của Pháp
Xử tử vua Lu-i XVI (21-1-1793)
+ Giai đoạn 3: Một lần nữa, quần chúng đứng lên khởi nghĩa, phái Gia-cô-banh lên cầm quyền (31-5, 2-6-1793).
- Quần chúng nhân dân đóng vai trò là động lực chủ yếu của cách mạng, xoay chuển tình thế cách mạng và đẩy cách mạng phát triển đi lên, đỉnh cao là thời Gia-cô-banh.
* Nhận xét mặt tích cực và hạn chế của Cách mạng tư sản Pháp:
- Mặt tích cực:
+ Cách mạng tư sản Pháp là điển hình cho thắng lợi của tư tưởng cách mạng, lí luận cách mạng tư sản... Các nhà tư tưởng Mông te xkiơ, Rút xô, Vôn te... (với trào lưu "triết học ánh sáng") đã để lại cho nhân loại những tư tưởng tiến bộ, có tác dụng thức tỉnh quần chúng, mở đường cho cách mạng tư sản bùng nổ, đồng thời đặt nền móng cho cơ cấu nhà nước tư bản chủ nghĩa.
+ Trong cách mạng tư sản Pháp, quần chúng đóng vai trò tích cực, chủ đạo.
+ Có những ống hiến lớn lao trong việc hình thành một quốc gia dân tộc thống nhất, một thị trường Tư bản chủ nghĩa thống nhất.
+ Cách mạng tư sản Pháp chú trọng đến con người, bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền nêu lên công thức nổi tiến "Tự do - bình đẳng - bắc ái" mà đến nay nhân loại tiến bộ còn phấn đấu để thực hiện.
- Mặt hạn chế:
+ Coi nhẹ quyền lợi giai cấp công nhân, thừ nhận quyền tư hữu là bất khả xâm phạm, thừa nhận sự bất bình đẳng về tài sản, cổ vũ cho sự làm giàu của tư sản. Điển hình là năm 1791, chính quyền tư sản đã cho ra đời đạo luật Sa-pơ-lie cấm công nhân lập hội và đình công.
+ Không giải quyết được những lợi ích thiết thân cho bình dân thành thị và bần nông
+ Bản tuyên ngôn Nhân quyền và dân quyền không lên án chế độ thuộc địa. Về sau, Pháp là một trong những nước đi đầu trong việc xâm chiếm thuộc địa.
THAM KHẢO!!!
- Kết quả:
+ Xây dựng chế độ quân chủ trung ương tập quyền cao độ. Vua nắm trong tay quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và cả quyền thống lĩnh quân đội.
+ Thống nhất đơn vị hành chính địa phương trong cả nước.
+ Cơ cấu bộ máy nhà nước gọn nhẹ, chặt chẽ, phân định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan.
- Ý nghĩa:
+ Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt hành chính; làm cho bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu quả hơn trước.
+ Cuộc cải cách Minh Mạng để lại nhiều bài học kinh nghiệm đối với tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước. Trong đó, cách thức phân chia đơn vị hành chính cấp tỉnh thời Minh Mạng là một trong những di sản lớn nhất của cuộc cải cách, còn có giá trị đến ngày nay.
Tham khảo!!!
Bối cảnh của cuộc cải cách Minh Mệnh:
- Năm 1802, nhà Nguyễn thành lập với lãnh thổ mới rộng lớn, kéo dài từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau. Thời gian đầu, bộ máy chính quyền về cơ bản tiếp tục kế thừa mô hình nhà Lê trung hưng kết hợp với một số biện pháp tạm thời.
- Bộ máy chính quyền thời Gia Long và những năm đầu thời Minh Mạng thiếu sự thống nhất, đồng bộ và tập trung. Quyền lực của nhà vua và triều đình bị hạn chế, không kiểm soát chặt chẽ được các trấn.
+ Triều đình trung ương ở Phú Xuân chỉ trực tiếp kiểm soát 4 dinh và 7 trấn từ Thanh Hoá đến Bình Thuận.
+ Quản lí 11 trấn ở phía bắc là Bắc Thành, quản lí 5 trấn ở phía nam là Gia Định Thành. Đứng đầu Bắc Thành và Gia Định Thành là chức Tổng trấn.
- Tình hình an ninh - xã hội ở các địa phương có nhiều bất ổn.
=> Sau khi lên ngôi, nhằm xây dựng một hệ thống chính quyền quy củ và hiệu quả hơn, vua Minh Mạng đã từng bước tiến hành những chính sách cải cách lớn.
Tham khảo!!!
Nội dung chủ yếu:
- Bộ máy chính quyền trung ương:
+ Cải tổ hệ thống Văn thư phòng và thành lập Cơ mật viện.
+ Hoàn thiện lục Bộ và cải tổ các cơ quan chuyên môn.
+ Thực hiện chế độ giám sát, thanh tra chéo giữa các cơ quan trung ương.
- Bộ máy chính quyền địa phương:
+ Xóa bỏ Bắc Thành và Gia Định Thành, chia cả nước thành 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên.
+ Đối với vùng dân tộc thiểu số: cho đổi các động, sách thành xã, đồng thời bãi bỏ chế độ cai trị của các tù trưởng địa phương.
- Về bộ máy quan lại:
+ Tuyển chọn quan lại qua khoa cử; trọng dụng người có năng lực và phẩm chất tốt.
+ Mở rộng diện và đối tượng áp dụng của chế độ “hồi tỵ”.
Sự phân chia của Minh Mạng được dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp về mặt địa lí, dân cư, phong tục tập quán địa phương phù hợp với phạm vi quản lí một tỉnh. Là cơ sở để phân chia các tỉnh như ngày nay. Vì vậy, cải cách của Minh Mạng được đánh giá rất cao.