K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 3 2018

Bài thơ “Thiên trường vãn vọng” là bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp về làng quê trong buổi chiều tà. Mở đầu bài thơ là không gian mở ảo của làng quê, cảnh vật đang nhạt nhòa dần trong sương khói và bóng chiều mập mờ như nửa có nửa không. Hoàng hôn luôn là thời điểm khơi gợi cho ta nhiều cảm xúc, đó là cảm giác bình yên, thư thái trong tâm hồn. Hai tiếng “man mác” như gợi ra nỗi niềm tâm trạng đó ở thi nhân, bởi rất lâu người xa quê nay mới có dịp trở về. Và trong bức tranh thôn quê yên bình ấy, bỗng xuất hiện thanh âm tiếng sáo trong trẻo, bay bổng của chú bé mục đồng đang ngồi vắt vẻo lưng trâu trên con đường về thôn xóm. Tiếng sáo ấy thật bình yên, vui tươi trong khung cảnh chiều muộn. Thời điểm chiều tà cũng là lúc mọi người kết thúc công việc, trở về sum họp vui vẻ bên gia đình. Thiên nhiên, động vật và con người cùng giao hòa trong nhịp sống nhịp nhàng giữa đất trời bao la. Phía xa xa, “từng đôi” cò trắng liệng xuống cánh đồng, gợi nên một cuộc sống bình dị, hữu tình nơi thôn quê. Bức tranh ấy là những màu sắc giao hòa, những thanh âm trong trẻo gợi ra nét thanh bình những cũng vui tươi và đầy sức sống. Chỉ bằng vài ba nét vẽ chọn lọc, lối tả ít gợi nhiều, thi sĩ đã vẽ lên một không gian về cảnh sắc làng quê nên thơ, trữ tình.

16 tháng 11 2021

Tham Khảo:

Trần Nhân Tông (1258 – 1308)  là vị hoàng đến thứ ba của triều Trần, ông nổi tiếng là một vị vua thương dân và yêu nước. Ông cũng là nhà chính trị, một nhà thơ của nền thi ca dân tộc.

Bài thơ “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” được sáng tác trong hoàn cảnh vua Trần Nhân Tông về phủ Thiên Trường nghỉ ngơi. Bài thơ được viết bằng chữ Hán thơ thể thất ngôn tứ tuyệt với từ ngữ gần gũi, giản dị nhưng đầy cảm xúc:

Thiên Trường vãn vọng

Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên,

Bán vô bán hữu tịch dương biên.

Mục đồng địch lí ngưu quy tận,

Bạch lộ song song phi hạ điền.

Dịch nghĩa:

Buổi chiều ở phủ Thiên Trường trông ra

Sau thôn trước thôn đều mờ mờ như khói phủ,

Cảnh vật bóng chiều chập chờn nửa như có nửa như không.

Mục đồng lùa trâu về nhà tiếng sáo véo von

 

Từng đôi cò trắng hạ cánh xuống đồng.

Bức tranh về một miền quê yên bình tả lại vào một chiều hoàng hôn khi Trần Nhân Tông đứng ở Phủ Thiên Trường nhìn ra (vãn vọng). Hình ảnh trước mặt là không gian rộng lớn với thôn nhỏ trước sau mờ ảo, như được phủ một lớp chả rõ khói hay sương. Hai câu thơ đầu tiên đã miêu tả rõ nét về sự mờ ảo này:

Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên,

Bán vô bán hữu tịch dương biên.

Cảnh buổi của một buổi chiều tà, mờ ảo chả biết cho khói bếp chuẩn bị cho bữa tối hay là do sương sớm mà cảnh vật trở nên mờ mờ, ảo ảo. Cảnh vật của một thôn nhỏ hiện lên thấp thoáng, những màu sắc quen thuộc như ánh sáng vàng vọt của hoàng hôn, của cò trắng, của cánh đồng lúa xanh ngát, bạt ngàn,…của đàn trâu trên đường về sau một buổi kiếm ăn, của những chú bé mục đồng thỏi sáo véo von, thật là một hình ảnh thanh bình, sau một thời gian dài vua quân nhà Trần kiên cường chống giặc ngoại xâm.

Các hình ảnh giản dị, rất đỗi bình thường nhưng lại mang lại cho người đọc bao cảm xúc khác lạ. Tại sao lại thế, có lẽ quân và dân ta  đã phải hi sinh rất nhiều, bỏ ra cả máu và nước mắt để chiến đấu bảo vệ đất nước, để mới có được cuộc sống thái bình, ấm no như vậy:

Mục đồng địch lí ngưu quy tận,

Bạch lộ song song phi hạ điền.

Hai hình ảnh “mục đồng” và “bạch lộ” (cò trắng) là hai hình ảnh điển hình của cảnh đồng quê buổi chiều tà. Vần thơ không chỉ có sức gợi hình và còn gợi cảm sâu sắc thể hiện cảm xúc lạ và một niềm vui lớn lao trong lòng nhà thơ. Hình ảnh đàn trâu sau một buổi đi kiếm ăn về, mấy chú bé mục đồng cưỡi trâu thổi sáo, cánh cò trắng hạ xuống cánh đồng, thật bình yên quá!

Dù mang trọng trách vô cùng lớn, là một vị quân chủ đứng đầu đất nước nhưng tâm hồn của Trân Nhân Tông vẫn hướng về dân chúng, không quên những thứ tưởng chừng như nhỏ bé nhất giản, giản dị nhất của đất nước. Cho thấy tình yêu quê hương yêu đất nước vô cùng của một vị vua anh minh.

16 tháng 11 2021

Tham khảo:

Qua bài thơ "Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra" - Trần Nhân Tông đã vẽ ra một bức tranh làng quê tuyệt đẹp. Vào buổi chiều tà, thôn trước, thôn sau khói phủ lên cảnh vật làm mờ mờ ảo ảo "nửa nửa có nửa không". Làm cho cảnh vật càng thêm thơ mộng, mơ màng và thấy được một sự thanh bình nơi làng quê. Bức tranh không chỉ có cảnh vật mà nó còn hòa quyện với con người. Ở làng quê yên bình, trầm lặng có sự xuất hiện của con người và đàn cò trắng. Khung cảnh thật đẹp khi thiên nhiên và con người hòa hợp với nhau.

24 tháng 5 2019

- Bài thơ là một bức tranh thủy mặc với những nét vẽ gợi tả. Gợi lên một khung cảnh làng quê thật thanh bình và êm ả, nên thơ: Xóm thôn mờ trong sương khói, tiếng sáo của trẻ chăn trâu văng vẳng, từng đôi cò trắng đang xoè cánh đậu xuống đồng.

- Ta hình dung tác giả như đang đắm chìm mơ màng trong không gian buổi chiều tà dung dị quyến rũ ấy. Trong lòng trào dâng một tình yêu tha thiết đối với xóm làng quê hương đất nước thân thương.

1 tháng 10 2016

     Quê hương là nơi bắt nguồn cuộc sống của chúng ta là nơi có những người luôn sẵn sàng giúp đỡ bảo vệ động viên chúng ta. Tôi yêu quê hương không chỉ nó đẹp mà nó còn mang đậm tình người với những câu chuyện cổ tích của bà. Với tiếng cười nói của trẻ thơ. Là nơi tôi có những kỉ niệm cùng với những đứa bạn. Cùng thả diều chơi những trò chơi dân gian. Quê hương là nơi mỗi khi tôi đi xa tôi nhớ về. Cũng là nơi cho tôi nguồn động lực để tiếp tục bước đi. Quê hương là con đường làng thân thuộc với mái đình và lũy tre. Là nơi gắn những đôi trai tài gái sắc với nhau. Quê hương tôi đẹp lắm, không phải đẹp vì tên gọi của nó mà nó đẹp bởi bên trong con người và phẩm chất cao quý.

Chúc bạn học tốt!hihi

"Quê hương là con diều biếc, tuổi thơ con thả trên đồng, quê hương là con đò nhỏ, êm đềm liễu rủ màn tre" là những câu thơ nói về quê hương. Quê hương là một nơi mà con người sinh ra, lớn lên và gắn bó với nọ, có thể nói quê hương là nơi sinh ra tình cảm của con người. 

8 tháng 7 2018

- Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt

7 tháng 10 2020

Nhan đề bài thơ đã cho chúng ta thấy được điểm nhìn cũng như không gian và thối gian nhà thơ ngắm cảnh, thả hồn và gửi gắm tình cảm của mình đối với quê hương. Không gian là Thiên Trường, quê hương của nhà thơ. Thời gian là buổi chiều tối, thời khắc buồn nhớ, hoài vọng. Điểm nhìn là ngắm nhìn từ xa. Điểm nhìn, không gian và thời gian trong bài thơ có ý nghĩa sâu sắc. Điểm nhìn từ xa giúp tác giả có thể bao quát được toàn bộ những nét đặc sắc của cảnh vật thiên nhiên nơi đồng quê. Không gian trong bài thơ là Thiên Trường – quê hương của nhà thơ – không gian gợi sự gần gũi, thân thuộc và gắn bó. Còn thời gian chiều tà đã gợi nên sự yên ả, thanh bình, tĩnh lặng.

Quang cảnh giản dị , thanh bình của miền quê . Bức tranh thôn dã tô đậm nét sầu tư , ngọt ngào , sâu lắng ; đặc biệt hơn là đc cảm nhận từ tâm hồn của 1 thi nhân , tao nhã , bình dị . Bức trang ấy ngập tràn trong sự huyền bí của khói sương , cảnh đẹp đẽ , thanh bình của Làng quê trong buổi chiều tà . Điểm nhìn không xa , có thể thấy những chú bé cưỡi trên lưng trâu chơi đùa , thổi sáo . Xa hơn nữa , là cánh đồng lúa mênh mông  , những chú cò trắng bay lượn trên không trung , cảnh vật yên bình , trong sáng của làng quê làm nổi bật tinh hoa , màu sắc của Quê hương , nơi bình yên vẫy gọi !