K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

    “ Nhà vua lấy làm lạ cho đưa Thạch Sanh đến. Trước mặt mọi người, chàng kể hết đầu đuôi chuyện của mình, từ chuyện làm bạn với Lí Thông đến chuyện chém giết chằn tinh, giết đại bàng cứu công chúa, bị Lí Thông lừa lấp cửa hang cuối cùng bị giam vào ngục thất. Mọi người bấy giờ mới hiểu ra mọi sự. Vua sai bắt giam hai mẹ con Lí Thông, lại giao cho Thạch Sanh xét xử....
Đọc tiếp

    “ Nhà vua lấy làm lạ cho đưa Thạch Sanh đến. Trước mặt mọi người, chàng kể hết đầu đuôi chuyện của mình, từ chuyện làm bạn với Lí Thông đến chuyện chém giết chằn tinh, giết đại bàng cứu công chúa, bị Lí Thông lừa lấp cửa hang cuối cùng bị giam vào ngục thất. Mọi người bấy giờ mới hiểu ra mọi sự. Vua sai bắt giam hai mẹ con Lí Thông, lại giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Nhưng về đến nửa đường thì bị sét đánh chết, rồi bị hóa kiếp thành bọ hung”

a, Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?

b, Xác định số từ và lượng từ trong đoạn trích trên?

c, Chỉ ra cụm danh từ trong câu: Vua sai bắt giam hai mẹ con Lí Thông, lại giao cho Thạch Sanh xét xử

d, Đoạn trích trên thể hiện tính cách gì của Thạch Sanh, đồng thời gửi gắm ước mơ gì của nhân dân ta?

2
4 tháng 4 2020

a,tự sự

b,Số từ:hai.Lượng từ:chúng

c,hai mẹ con Lí Thông

d,ở hiền gặp lành-gieo nhân nào,gặp quả đó

4 tháng 4 2020

a. PTBĐ là: Tự sự

b. Số từ: Hai

    Lượng từ: Mọi.

c. Cụm danh từ trong câu trên là: Hai mẹ con Lí Thông

d. Đoạn trích trên thể hiện Thạch Sanh là người hiền từ, nhân hậu. Đồng thời gửi gắm ước mơ về sự công bằng: Cái thiện thắng cái ác trong xã hội của nhân dân ta.

- Cụm danh từ:mọi người, chuyện của mình, mọi sự, hai mẹ con Lí Thông...

-Cụm động từ:cho đưa Thạch Sanh đến, kể hết đầu đuôi chuyện của mình, sai bắt giam hai mẹ con Lí Thông, lại giao cho Thạch Sanh xét xử, không giết, cho chúng về quê làm ăn, bị sét đánh chết, bị hóa kiếp thành bọ hung...

Hok tốt

24 tháng 9 2016

 Chi tiết tiếng đàn trong câu chuyện này có nhiều ý nghĩa: giải thoát cho Thạch Sanh khỏi cảnh tù tội và cưới được công chúa, tiếng đàn tượng trưng cho công lí. Tiếng đàn khiến cho quân mười tám nước chư hầu không cần phải đánh cũng thất bại, tiếng đàn khi ấy tượng trưng cho sức mạnh của chính nghĩa.và kẻ còn lại thì phải chịu những hậu quả do mình gây ra

24 tháng 9 2016
Sự đối lập giữa Thạch Sanh và Lí Thông thể hiện ở các chi tiết: về tính cách, Thạch Sanh vô tư, thật thà, vị tha, dũng cảm trong khi Lí Thông lừa lọc, xảo trá, vụ lợi (kết nghĩa với Thạch Sanh chỉ để lợi dụng) và vô cùng độc ác; về hành động, Thạch Sanh giết chằn tinh, đại bàng, cứu công chúa, Lí Thông hèn nhát đẩy Thạch Sanh thế mạng cho mình nhưng khi Thạch Sanh lập được công lớn thì lại tìm cách cướp công.
Đó là sự đối lập giữa thiện và ác, chính nghĩa và gian tà. Sự chiến thắng của Thạch Sanh đối với Lí Thông là sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện đối với cái ác, cái xấu.
 Chi tiết tiếng đàn trong câu chuyện này có nhiều ý nghĩa: giải thoát cho Thạch Sanh khỏi cảnh tù tội và cưới được công chúa, tiếng đàn tượng trưng cho công lí. Tiếng đàn khiến cho quân mười tám nước chư hầu không cần phải đánh cũng thất bại, tiếng đàn khi ấy tượng trưng cho sức mạnh của chính nghĩa.
7 tháng 10 2016

* Ý nghĩa của tiếng đàn thần:
- Tiếng đàn giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát, giúp cho công chúa biết nói, vạch mặt Lý Thông -> Đó là tiếng đàn công lí thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân: Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác.
- Tiếng đàn làm cho quân 18 nước chư hầu phải cởi giáp xin hàng -> Đó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

Ý nghĩa niêu cơm thần:
- Niêu cơm nhỏ mà mấy vạn người ăn cũng không thể hết đã chứng tỏ tính chất kì lạ của niêu cơm với sự tài giỏi của Thạch Sanh. Đồng thời còn thể hiện sự khoan dung, tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

7 tháng 10 2016

Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước.

Câu 1 . Đọc đoạn văn sua và trả lời câu hỏi :Nhà vua vui lòng gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kỳ, chưa bao giờ vui đến như thế. Thấy vậy, bọn hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận. Họ hội họp binh lính cả mười tám nước lại, sang hỏi tội vua tại sao lại đem con gái cành vàng lá ngọc gả cho một đứa khố...
Đọc tiếp

Câu 1 . Đọc đoạn văn sua và trả lời câu hỏi :

Nhà vua vui lòng gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kỳ, chưa bao giờ vui đến như thế. Thấy vậy, bọn hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận. Họ hội họp binh lính cả mười tám nước lại, sang hỏi tội vua tại sao lại đem con gái cành vàng lá ngọc gả cho một đứa khố rách. Nhưng khi nghe tiếng đàn thần thánh thót của Thạch Sanh, tự nhiên quân sĩ của mười tám nước không còn ý chí đánh trận nữa. Cuối cùng bọn hoàng tử đều nhất tề cuốn giáp. Thạch Sanh sai dọn cơm cho họ ăn. Cả mấy vạn quân sĩ thấy niêu cơm quá nhỏ, ai nấy bĩu môi không buồn cầm đũa. Biết ý, chàng đố họ ăn hết được niêu cơm sẽ trọng thưởng. Quả nhiên chúng ra sức ăn mãi, ăn mãi nhưng ăn hết bao nhiêu cơm lại đầy bấy nhiêu. Sau khi ăn no họ rập đầu lạy tạ và kéo nhau về nước.

Về sau vua không có con trai nên nhường ngôi cho Thạch Sanh

a) Văn bản trên thuộc thể loại nào? Nêu đặc điểm của thể loại đó. Đặc điểm của thể loại đó thể hiện trong văn văn trên như thế nào?

b) Cho biết nội dung chín hcuar đoạn trích trên.

Câu 2. Trong văn bản Thạch Sanh có nhiều chi tiết thần kì, trong đó đặc sắc nhaastlaf chi tiết tiếng đàn và niêu cơm đãi quân sĩ mười tám nước chư hầu. Em hãy nêu ý nghĩa của một trong hai chi tiết đó?

Câu 3. Viết đoạn văn ngắn (từ 6 - 8 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật Thạch Sanh.

Giúp mình vs, đó là đề kiểm tra của mình

0
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
11 tháng 10 2018

Tiếng đàn thần kì trong truyện Thạch Sanh là chi tiết giàu ý nghĩa. Tiếng đàn vừa là phần thưởng, vừa là sự minh oan, lại cũng là tiếng đàn của sự cảm hóa. Tiếng đàn là phần thưởng của Thạch Sanh khi cứu được con vua thủy tề. Đó là phần thưởng xứng đáng cho lòng dũng cảm và lòng tốt của Thạch Sanh, dù bản thân cũng bị sa vào hang sâu. Tiếng đàn còn là sự minh oan khi Thạch Sanh bị Lí Thông hãm hại đẩy vào tù ngục. Tiếng đàn như ai oán như giãi bày nỗi lòng, nhờ đó mà công chúa cảm thấu, bỗng cất tiếng nói làm sáng tỏ sự thật. Đặc biệt hơn, tiếng đàn còn là sự cảm hóa kẻ thù. Bởi khi Thạch Sanh được vua gả con gái cho thì 18 nước chư hầu vô cùng căm tức, đem quân sang xâm lược đất nước. Thạch Sanh đánh khúc đàn khiến quân sĩ của 18 nước chư hầu bủn rủn chân tay, không còn thiết cầm vũ khí chiến đấu nữa. Thạch Sanh lại biết dùng niêu cơm thần khoản đãi khiến các nước xâm lược quy phục mà rút quân. Tiếng đàn đã giúp cảm hóa quân địch, thể hiện ước mơ của nhân dân gửi gắm vào hình tượng vị vua sáng, hiền tài, có thể giúp đời cứu nước. Như vậy, tiếng đàn thần kì hàm chứa nhiều ý nghĩa, gửi gắm ước mơ của cha ông tự ngàn đời.

Hình tượng Thạch Sanh truyền tải bài học về việc sống thật thà, dũng cảm và hết lòng giúp đỡ người khác. Chân thật là gốc rễ, cội nguồn để có cuộc sống bền chặt, hạnh phúc.

18 tháng 9 2022

f

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:“Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế. Thấy vậy hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận. Họ hội binh lính cả mười tám nước kéo sang đánh. Thạch Sanh xin nhà vua đừng động binh. Chàng một mình cầm...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

“Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế. Thấy vậy hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận. Họ hội binh lính cả mười tám nước kéo sang đánh. Thạch Sanh xin nhà vua đừng động binh. Chàng một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân… Cuối cùng các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa. Biết ý, Thạch Sanh đố họ ăn hết được niêu com và hứa sẽ trọng thưởng cho những ai ăn hết. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi, nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy. Chúng cúi đầu lạy tạ vợ chồng Thạch Sanh rồi kéo nhau về nước…”

1. Đoạn văn trích trong văn bản nào? Văn bản ấy thuộc thể loại nào? Đoạn văn kể sự vịệc gì?

2. Nêu ý nghĩa của những chi tiết thần kì trong đoạn văn.

0