Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cha có dáng người cao và gầy do phải làm nhiều việc cực nhọc . Cha là người mang đến cho em một cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc và nhiều yêu thương như thế này. Cha gánh trên đôi vai gầy cả một gia đình lớn, gánh hết ước mơ của những đứa con đang tuổi ăn tuổi học. Những điều cha làm cho chúng em chưa bao giờ là thừa, bởi với cha, tình yêu chưa bao giờ là đủ giành cho gia đình.Cả cuộc đời cha nhọc nhằn, vất vả, tần tảo sớm hôm vì miếng cơm manh áo của gia đình, của những đứa con thơ đang trông ngóng trông từng ngày.
vi mimh luoi viet nen thong cam nhebạn tìm ở trong những bài văn mẫu 7 ấy
Cứ mỗi độ thu sang
Hoa cúc lại nở vàng
Ngoài vườn hương thơm ngát
Ong bướm bay rộn ràng
Em cắp sách đến trường…”.
Khi đọc lại những câu trên mỗi chúng ta đều nhớ, hàng năm cứ đến độ thu sang khoảng đầu tháng 9, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, ngoài vườn hương thơm ngát, ong bướm bay rộn ràng, lòng em lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường, lại xôn xao khó tả.
Thật vậy, những câu thơ này đã làm em nhớ lại cái buổi ban mai em được mẹ nắm tay dắt đi trên con đường có hai hàng cây xanh thẳng tắp đến ngôi trường có mái ngNhững cây bàng và cây phượng đứng sừng sững trên cái sân rộng, sạch đẹp được cha, mẹ hay chị dẫn đến trường vĩ cũng là buổi đầu tiên đi học như em.
Chao ôi, em bước theo canh tay vẫy gọi của cô nhưng tay em không sao rời được tay mẹ, mẹ em phải gỡ tay em ra và đẩy nhẹ em đi về phía cô. Bên cạnh em có bạn khóc thút thít, còn em chỉ muốn chảy nước mắt.
Vào lớp, em được xếp ngồi bàn thứ hai bên cạnh của sổ, em nhìn ra ngoài sân, mẹ em và các phụ huynh đang chào nhau vui vẻ ra về.
Em cúi xuống lục trong cặp lấy ba cuối Tiếng Việt lớp 1 mở ra…
Giọng của cô giáo trong trẻo, lúc đầu còn nhỏ nhẹ sau to dần lên… nghe vừa lạ vừa quen… Thế là em đã đi học.ói đỏ tươi
Tôi đã từng nghĩ mình là đứa trẻ hạnh phúc bởi tôi được lớn lên trong vòng tay yêu thương của mẹ và sự che chở rộng lớn của cha. Họ luôn hy sinh để dành cho tôi những gì tốt đẹp nhất. Tôi thực sự khắc ghi tình nghĩa của cha mẹ trong lòng.
Sẽ không có từ ngữ nào có thể diễn tả hết được sự bao la của tình mẫu tử “Tình mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào”. Tình cảm của mẹ dành cho con từ khi mang thai cho đến khi sinh con ra trên cuộc đời và nuôi dạy con nên người. Con nghe bà ngoại kể lại, ngày còn bé con bướng bỉnh và nghịch ngợm lắm nên nuôi con mẹ rất vất vả. Cha thì đi làm xa nhà, có những đêm vì trông con mà mẹ không được ngủ, nét mặt mẹ tái nhợt hẳn đi. Bà ngoại phải nấu cháo gà cho mẹ ăn để lấy sức. Những lúc con bị ốm mẹ lo lắng đưa con đi hết viện này đến viện khác để mong tìm được bác sĩ khám bệnh cho con. Từ khi có con, mẹ dường như không có thời gian cho riêng mình mà lúc nào cũng là thời gian của hai mẹ con. Đi đâu mẹ cũng đưa con đi cùng, ra chợ hoặc mẹ đi có việc. Các bác hàng xóm ai cũng khen con ngoan và mập mạp nên mẹ vui lắm. Buổi tối trước khi đi ngủ mẹ thường kể chuyện cổ tích cho con nghe, hình ảnh cô Tấm, Lọ Lem, cô bé quàng khăn đỏ giờ vẫn còn in đậm trong tâm trí của con mẹ ạ! Cảm ơn những câu chuyện mẹ kể đã đưa con vào giấc ngủ ngon. Cảm ơn những nhân vật mẹ kể đã cho con thêm nhận thức về giá trị của cuộc sống và đã nuôi dưỡng tâm hồn con
Khi còn lớn lên, mẹ sẽ vất vả hơn, vì mẹ sẽ phải dạy cho con nhiều thứ để con trưởng thành hơn và hoàn thiện mình hơn. Mẹ dạy con đọc thật rõ ràng, viết sao cho thật thẳng hàng vì người ta nói “nét chữ nết người”. Mẹ dạy con sắp xếp sách vở, quần áo gọn gàng ngăn nắp để khi cần sẽ tìm thấy ngay. Mẹ dạy con gái mẹ phải đi đứng và nói chuyện với người lớn tuổi như thế nào cho đúng lễ nghĩa. Mỗi khi mẹ vào bếp, mẹ thường bảo con vào cùng để mẹ dạy con nấu các món ăn. Mẹ bảo “là người phụ nữ thì phải biết nấu những món ăn ngon cho gia đình”.
Mỗi khi con yếu lòng hoặc gặp những khó khăn trong cuộc sống, còn thường tìm đến mẹ để chia sẻ. Những lúc đó, mẹ thường chỉ nghe con nói và khẽ gật đầu. Nhưng ngày hôm sau, mẹ sẽ phân tích lại cho con những vấn đề đó để con biết mình nên làm thế nào. Mẹ nói “mẹ biết hôm qua con rất buồn và con muốn chia sẻ với mẹ. Mẹ sẵn sàng nghe con nói để hiểu được những suy nghĩ của con”, nhưng hôm nay khi tâm trạng con trở nên tốt hơn mẹ sẽ giúp con giải quyết những vấn đề khó khăn đó. Những ánh mắt, nụ cười và những cái gật đầu khe khẽ của mẹ đã làm tôi cảm thấy được an ủi và sẻ chia. Lời khuyên của mẹ đã cho tôi thêm sức mạnh và tự tin để làm mọi việc tốt hơn. Mẹ không những là người mẹ mà còn là người bạn thân thiết của tôi trong cuộc đời. Đối với tôi, mẹ là người phụ nữ quan trọng và tuyệt vời nhất.
Mẹ à! Con thực sự rất biết ơn những công lao của mẹ. Những gì con có được ngày hôm nay đều là do công sức của mẹ nuôi dạy. Tình nghĩa của mẹ con biết sẽ không thể nào báo đáp, nhờ có mẹ mà con gái của mẹ đã thực sự trưởng thành và đang là một người công dân tốt của gia đình, trường lớp và của xã hội. Con sẽ luôn cố gắng học tập thật tốt để mẹ cảm thấy yên tâm. Và con sẽ luôn cố gắng để hoàn thiện mình để trở thành người phụ nữ tuyệt vời như mẹ! Con cảm ơn những điều tốt đẹp nhất mẹ đã dành cho con, trên chặng đường con đang đi con rất cần có mẹ ở bên cạnh.
cái răng, cái tóc là góc con người
đói cho sạch, rách cho thơm
thương người như thể thương thân
ăn quả nhớ kẻ trồng cây
mk ko biết có đúng hay ko đó nha
4 thành ngữ nói về đặc điểm của con người
Hiền như đất, đẹp như tiên, vắt cổ chày ra nước, rán sành ra mỡ
đặt câu với các thành ngữ đó
- Bố em hiền như đất
- Bà em đẹp như tiên
- Thằng kia đúng là : '' Vắt cổ chày ra nước ''
- Bác tôi là người '' rán sành ra mỡ ''
Đề1:Cảnh vật đèo Ngang thật hùng vĩ khiến tác giả dừng chân không muốn rời. Cái bao la của đất trời, núi non, sông nước như níu chân người thi sĩ. Nhưng đứng trước không gian bao la hùng vĩ ấy, tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình dần dâng lên “một mảnh tình riêng ta với ta”. Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn thì nỗi cô đơn của người lữ khác cũng càng đầy. Một mảnh tình riêng, một nỗi lòng sâu kín, những tâm sự đau đáu trong lòng mà không biết chia sẻ nhắn nhủ với ai. Âm hưởng nhịp điệu câu thơ như một tiếng thở dài nuối tiếc.“Qua đèo Ngang” là lời nhắn gửi tâm sự của nỗi lòng tác giả đên người đọc. Bài thơ không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm nét buồn mà còn là những tiếc nuối, một tấm lòng yêu nước thương dân. Phải thật giàu cảm xúc, thật yêu thiên nhiên cùng con người, Bà Huyện Thanh Quan mới có thể để lại những vần thơ tuyệt tác như vậy.
Đề2:Bài thơ này viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, niêm, luật bằng trắc, đối chặt chế, hợp cách. Ngôn ngữ thuần nôm nghe thanh thoát nhẹ nhàng tự nhiên. Ta có cảm giác như Nguyễn Khuyến xuất khẩu thành thơ. Bài thơ nôm khó quên này cho thấy một hồn thơ đẹp, một tình bằng hữu thâm giao. Tình bạn của Nguyễn Khuyến thanh bạch, đẹp đẽ đối lập hẳn với nhân tình thế thái “Còn bạc còn tiền còn đệ tử - Hết cơm hết rượu hết ông tôi” mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kịch liệt lên án. Hai nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Khuyến sống cách nhau mấy trăm năm mà có chung một tâm hồn lớn: nhân hậu, thủy chung, thanh bạch. Tấm lòng ấy thật xứng đáng là tấm gương đời để mọi người soi chung.
Đề3:Người phụ nữ thuở xưa, thường không được tự làm chủ cuộc sống của mình. Quan niệm “tam tòng, tứ đức” khiến cho họ từ khi sinh ra cho đến khi từ rã cuộc sống, luôn phải sống, phải lo lắng, hi sinh cho rất nhiều người khác. Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nữ tiêu biểu, và dĩ nhiên, những lời thơ của bà cũng là những lời bộc bạch, những lời lên tiếng bảo vệ cho người phụ nữ Việt Nam thuở xưa:Họ là những người đẹp về cả ngoại hình và tâm hồn. Đầu tiên, đó là những người con gái trong trắng, xinh đẹp. Thế nhưng, họ cũng giống như hình ảnh của viên bánh trôi nước. Cuộc sống của họ phụ thuộc vào quá nhiều điều, quá nhiều người. Họ không có quyền tự quyết định cuộc sống của mình. Chỉ có một thứ họ có thể tự quyết định, đó là, dù cho khó khăn đến đâu, vất vả đến đâu, họ vẫn quyết tâm giữ tấm lòng son sắt, thủy chung của mình.
Đề5:Nữ sĩ Hồ Xuân Hương, người được nhà thơ Xuân Diệu trân trọng và kính phục đặt cho danh hiệu là “bà chúa thơ Nôm” cũng rất nổi tiếng với những bài thơ viết về đề tài phụ nữ. Mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước quen thuộc trong dân gian, nữ sĩ gửi gắm những suy ngẫm của mình về thân phận nhỏ bé và phụ thuộc của người phụ nữ: thơ Xuân Hương mãi mãi là tiếng kêu thương đứt ruột xé lòng, nhắc nhở mọi người nên tôn trọng quyền sống tự do và bình đẳng của phụ nữ – những người duy trì sự sống trên trái đất này. Ở đâu mà người phụ nữ chưa được thực sự giải phóng và thực sự tôn trọng thì tiếng kêu khẩn thiết hãy bênh vực và bảo vệ phụ nữ vẫn còn tính thời sự nóng hổi của nó, cho dù nó đã được các thi sĩ cất lên cách đây đã mấy trăm năm.
Đề 4
Bà Huyện Thanh Quan là một trong số nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại xưa.Bài thơ "Qua đèo Ngang"của bà đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc.Bằng thể thơ thất ngôn bát cú đường luật rất chặt chẽ về vần,luật nhưng bài thơ gợi tả rất tinh tế cảnh đèo Ngang và tâm trạng buồn man mác của tác giả ẩn trong từng câu từng chữ bài trong bài thơ.Cảnh đèo Ngang hiện lên thật hoang sơ,chỉ có cỏ cây hoa lá chen chúc nhau u tùm,rậm rạp.Sự sống của con người có sự xuất hiện nhưng quá thưa thớt,ít ỏi"tiều vài chú","chợ mấy nhà"làm cho cảnh vật hoang sơ,vắng lặng hơn.Đứng trước cảnh như thế trong không gian chiều tà và âm thanh tiếng chim quốc kêu,chim đa đa kêu khắc khoải càng làm cho tâm trạng buồn,cô đơn vì phải xa quê hương gia đình của bà càng sâu đậm.Qua bài thơ đã cho em cảm nhận nỗi buồn thầm lặng không có người chia sẻ của tác giả
Câu 1:
Bánh trôi nước- nhắc đến bài thơ là ta lại nhớ đến người phụ nữ Việt Nam. Ta cũng biết rằng, xã hội xưa là xã hội nam quyền trọng nam khinh nữ, một xã hội đen tối, thối nát, nhất là vào thời của bà đại thi sĩ Hồ Xuân Hương. Bà cũng là một ng phụ nữ, một người con gái trong xã hội đó, cũng phải chịu chung một số phận như họ: hai lần đi lấy chồng, hai lần đều làm lẽ, cả hai lầ đều ngắn ngủi và không có hạnh phúc, nên bà hiểu đc họ, hiểu được người phụ nữ việt nam, bà là một điển hình của họ. Người con gái xinh đẹp, trắng trẻo, trong sáng nhưng lại phải chịu một cuộc đời "ba chìm bảy nổi" , để mặc cho số phận lênh đênh giữa dòng nước, không biết trôi vào đâu, như một hạt mưa sa, hạt vào đài các hạt ra ruông đồng.nhưng dù hoàn cảnh có ra sao, họ cũng đâu có để cho tâm hồn mình theo nó, họ luôn giữ nguyên nét đẹp đó, trong trắng, hiền dịu, nết na, vẻ đẹp vốn có từ bao lâu nay của ng phụ nữ việt nam, từ hàng vạn năm trước họ đã đẹp vậy, họ đã tỏa hương thơm ngát như những bông hoa sen trong bùn lầy hôi tanh mà ko vấy bẩn chút gì, và họ - người phụ nữ Việt Nam, một nét đẹp truyền thống không bao giờ biến mất theo dòng thời gian.
Câu 2:
Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ hiếm hoi trên thi đàn văn học Việt Nam có nhiều tác phẩm được lưu truyền cho đến ngày nay. Với phong cách sáng tác hiện đại, cá tính, phong khoáng, Hồ Xuân Hương đã khiến người đọc khâm phục tài năng. Bà viết nhiều, viết sâu sắc về phụ nữ Việt nam thời kì phong kiến. Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ ẩn dụ về hình ảnh người phụ nữ.
Bài thơ “Bánh trôi nước’ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, tứ thơ cô dọng nhưng có nội dung sâu xa. Có lẽ cũng chính vì thế mà người ta gọi bà là “Bà chúa thơ Nôm” với những câu thơ hàm súc nhưng ý kiến quá sắc sảo.
Hình ảnh người phụ nữ trong bài thơ “Bánh trôi nước” Hồ Xuân Hương-Văn lớp 7
Hồ Xuân Hương đã lựa chọn “bánh trôi nước” làm hình ảnh trung tâm, biểu tượng cho người phụ nữ Việt nam trong xã hội phong kiến:
Đến câu thơ thứ 2 là quá trình nấu bánh:
Bảy nổi ba chìm với nước non
Câu thơ đã khái quát được đầy đủ cách nấu chín bánh trôi trong dân gian. Nhưng hai từ “nổi” và ‘chìm’ dường như gợi nhắc sự bếp bênh, trôi nổi vô định của chiếc bánh trôi, hay của chính cuộc đời người phụ nữ. Số từ “ba, bày’ để ám chỉ nhưng sóng gió, những long đong, lận đận mà người phụ nữ phải trải qua.
Xã hội phong kiến đầy áp bức, bóc lột, hành hạ người phụ nữ đến thê thảm. Họ thấp cổ bé họng nên không dám kêu ai, không dám than ai vì có ai thấu, có ai hiểu đâu.
Câu thơ thứ 3 dường như là sư phó mặc vào người làm bánh, hay chính là phó mặc cho xã hội đầy bất công;
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Phụ nữ sống trong thời kì phong kiến luôn lép vế, phải cam chịu và đầu hàng số phận. kệ người ta xô, mặc người ta đẩy mà không dám ké răng nửa lời. Họ không dám đấu tranh, không dám đòi công bằng. Từ “mặc” trong câu thơ như khẳng định một sự phó mặc đến não nề, và còn thấp thoáng sự bất cần. Vậy nhưng đọc câu thơ này, chúng ta vẫn nhận ra được một chút chống cự qua từ “mặc” nhưng nó không quá nổi bật. Chỉ là Hồ Xuân Hương là người phụ nữ không chịu khuất phục nên thơ bà cũng không chịu khuất phục như vậy.
Mặc dù bị chà đẹp, bóc lột nhưng tâm hồn người phụ nữ Việt Nam vẫn luôn son sắt
Mà em vẫn giữ tâm lòng son
Dẫu cho cuộc đời nghiệt ngã, bạc bẽo và bất công như thế nào thì sự son sắt và thủy chung của người phụ nữ vẫn luôn là phẩm chât cao đẹp, đáng trân trọng. Hồ Xuân hương đã khám phá ra một nét đẹp hiếm thấy của phụ nữ Việt Nam. Tâm hồn thanh khiết, tấm lòng son không hề bị vướng bận.
Hồ Xuân Hương với sự tài tình trong ngôn ngữ và đặc biệt lối nói ẩn dụ độc đáo đã vén màn cho người đọc thấy xã hội phong kiến nhiều bất công, thối nát. Người phụ nữ phải chịu sự đè nén nhưng vẫn giữ được trái tim thủy chung, son sắt.
Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Chỉ với 1 câu thơ nhưng Hồ Xuân Hương đã miêu tả quá chi tiết hình dáng, màu sắc của chiếc bánh trôi. Bánh trôi là loại bánh dân dã, gắn liền với đời sống của nhân dân. Tác giả đã dùng từ “thân em” để chỉ chiếc bánh trôi có chăng là ẩn dụ về chính bản thân mình. Có rất nhiều cách để viết hay, viết đẹp hơn nữa nhưng Hồ Xuân hương lại chọn cách viết thật, viết đúng, viết sâu như thế này. “Vừa trắng lại vừa tròn” không phải là chuẩn mực của cái đẹp nhưng lại rất phúc hậu. Chiếc bánh trôi trắng và tròn cũng giống như hình dáng của người phụ nữ hiền lành, điềm đạm và khỏe mạnh.
Mình chỉ tìm được có 3 ý thui,câu bị động bn tự tìm ha,thông cảm nhá!
-Tại sao con người lại phải học tập?Bởi vì học tập giúp chúng ta tích lũy thêm kiến thức, mở manh tầm mắt, nhìn nhận rộng hơn về thế giới xung quanh.
-Ai trong chúng ta cũng biết rằng vì cơ sở vật chất kém, đơn vị phục vụ trong ngành giáo dục ít nên đa số bố mẹ của mn ở đây đều không được học 1 cách tử tế, đàng hoàng như bh nhg mặc dù có được cơ sở vật chất tốt hơn,trang thiết bị hiện đại,uy tín nhưng vẫn còn nhiều h/s bỏ lơ việc học và tập trung vào những thú vui khác(chơi điện tử,....)
-Vì tuổi h/s là giai đoạn thích hợp nhất để học tập, tích lũy kiến thức, chuẩn bị hành trang để bước vào đời.
~Thanks bạn nhiều. như thế này cũng đc mk sẽ tự viết thành bài~
“Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
Đất nước Việt Nam thân yêu có muôn vàn cây lá khác nhau, hoa thơm qủa ngọt bốn mùa. Một màu xanh bát ngát bao trùm sông núi. Cảnh trí thiên nhiên tuyệt cú vời “non xanh nước biếc như tranh họa đồ”. Lòng người hồn hậu, giàu tình yêu thương. Những khúc dân ca, những bài ca dao cùng với sữa mẹ, lời ru của bà vừa thấm sâu vào tâm hồn mỗi chúng ta. Con trâu, con cò, con bống, hoa sen, hoa bưởi, hoa cà… cùng với lời ca tình nghĩa đem đến cho ta men say cuộc đời, làm vơi đi ít nhiều lam lũ, vất vả. Tiếng hát của ai vừa từng làm xúc động, tự hào:
“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài - Chẳng thanh lịch cũng con người Thượng kinh”. Tiếng ca của ai vừa từng làm ta bâng khuâng:
“Hoa thơm thơm lạ thơm lùng
Thơm cành, thơm rễ, người trồng cũng thơm”.
Và còn hoa sen trong đầm vừa làm ta say mê từ thuở ấu thơ qua lời ru của mẹ. Năm tháng vừa trôi qua, hồi tưởng lại, ta càng cảm giác lòng mẹ ngạt ngào hương sen:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng.
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
Cảnh đầm sen đẹp quá. Và lòng người cũng đẹp như sen. Sen là loại cây, loại hoa đẹp nhất trong đầm. Hoa súng, hoa lục bình, hoa muống màu tím biếc vừa đẹp, nhưng không thể so sánh với sen. Bằng cách nói so sánh “gì đẹp bằng”, tác giả tự hào khẳng định: “trong đầm gì đẹp bằng sen”. Câu thứ hai giới thiệu cụ thể vẻ đẹp của đầm sen. Nhà thơ dân gian đang cùng chúng ta say mê ngắm đầm sen một ngày hè đẹp”
“Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng”
Trên mặt hồ trong vắt, lá sen xanh xoè ra như những chiếc lọng xinh xinh, những bông sen trắng, sen hồng nở xòe ra, nhị hoa màu vàng tươi, tỏa hương thơm ngào ngạt. Lá, hoa, nhị, xanh, trăng, vàng, bấy nhiêu nét vẽ chấm phá trong một câu câu thơ tám từ mà làm nổi bật vẻ đẹp của sen với màu sắc hài hòa. Sự thần diệu của lời ca là chẳng nói đến hương sen mà người đọc vẫn cảm giác hương sen tỏa ngát, tâm hồn lâng lâng.
Câu thứ ba đổi vần một cách kỳ lạ. hai hình ảnh “lá xanh” và “nhị vàng” được giao hoán cho nhau. Câu thứ ba hầu như khép lại câu thứ hai (giản lược) hai chữ “lại chen”. Nghệ thuật đổi vần ở đây chứng tỏ một bút pháp già dặn, điêu luyện của một nghệ sĩ cao tay, tạo nên một ấn tượng đặc biệt. Ta như cảm giác có một bàn tay thon thả, xinh xinh của thiếu nữ đang lật đi lật lại từng lá sen xanh, nâng niu từng bông sen trắng, ngắm nghía trầm trồ nhị vàng của búp sen.
“Nhị vàng, bông trắng, lá xanh”
Vẻ đẹp của đầm sen, của hoa sen cũng là vẻ đẹp của làng quê, của thiên nhiên đất nước. Tác giả miêu tả vẻ đẹp rực rỡ cảu đầm sen với tình yêu cỏ hoa tạo vật, với tất cả niềm tự hào dân tộc, và tự hào về đất mẹ quê cha.
Câu cuối bài ca dao mang một hàm nghĩa, một ẩn ý sâu sắc, đẹp đẽ. Lời thơ được cấu trúc bằng biện pháp tương phản “gần bùn”, “mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Bùn hôi tanh. Sen mọc từ sự hôi tanh của bùn nhưng sen rực rỡ, thơm ngát thế! Câu ca dao vừa đưa ta đến một liên tưởng thú vị. Cuộc đời của nhân dân ta ngày xưa, dưới ách thống trị của vua quan, địa chủ, cường hào, sưu thuế nặng nề, trải qua nhiều khó nhọc, thiếu thốn. Cuộc đời vật lộn giữa bùn đen hôi tanh, nhưng tâm thế của nhân dân ta rất vững vàng “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Có thể tác giả bài ca dao này là một nhà thơ nghèo, từ chiêm nghiệm cuộc đời mà nêu lên một triết lỹ nhân sinh cao đẹp của nhân dân ta, ca ngợi bản lĩnh dân tộc: Sống thanh cao, sống trong sạch.
Ca dao dân ca có biết bao bài đặc sắc nói về hoa lá. Có bài nói về dáng trúc mang tiết tháo người hiền “trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”. Có bài nói về hoa nhài tinh khiết, trong trắng. Dân ca Quan họ có bài nói về trăm loài chim, trăm loài hoa… Qua đó ta thấy tâm hồn nhân dân ta rất đẹp, biết yêu mến quý trọng hoa thơm cỏ lạ mà thiên nhiên ban tặng cho con người.
Với lòng yêu hoa lá, chúng ta cảm giác thú vị được thưởng thức cái hay, cái đẹp của bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen…” này. Ta yêu thêm vẻ đẹp đồng quê, yêu thêm tâm hồn và tâm thế cao quý của con người Việt Nam:
“Rủ nhau ra tắm hồ sen,
Nước trong bóng mát, hương chen cạnh mình.
Cứ chi vườn ngọc, ao quỳnh
Thôn quê vẫn thú hữu tình xưa nay”…
Trong chúng ta, ai vừa có lần được ngắm sen Hồ Tây, sen hồ Tĩnh Tâm (Huế), sen Đồng Tháp Mười…? Nghĩ về đầm sen, hương sen, chúng ta tự hào biết bao về người con vĩ đại của làng Sen thân thuộc như nhà thơ Bảo Định Giang vừa ngợi ca:
“Tháp Mười đẹp nhất bông sen,
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”.
CcccccccccccccccccccccCcccccccccccccccccccccCcccccccccccccccccccccCcccccccccccccccccccccCcccccccccccccccccccccCcccccccccccccccccccccCcccccccccccccccccccccCcccccccccccccccccccccCcccccccccccccccccccccCcccccccccccccccccccccCcccccccccccccccccccccCcccccccccccccccccccccCccccccccccccccccccccc
Tham khảo!
Bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan đã khắc họa khung cảnh thiên nhiên thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng sự sống con người nhưng vẫn còn hoang sơ. Đồng thời qua đó, tác giả cũng bộc lộ nỗi nhớ sâu sắc về quê hương, đất nước.
Mở đầu là hai câu đề khắc họa cảnh vật thiên nhiên nơi đèo Ngang:
“Bước đến đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá lá chen hoa”
Chỉ bằng hai câu thơ, Bà Huyện Thanh Quan đã khắc họa một cách khái quát nhất về thời gian, không gian, cảnh vật nơi đèo Ngang. Cách mở đầu vô cùng tự nhiên “bước đến đèo Ngang” vào thời gian “bóng xế tà”, đây là thời điểm kết thúc của một ngày, khi con người thường trở về nhà sau một ngày lao động vất vả. Vậy mà nhà thơ lại một mình tại nơi đèo Ngang càng khiến cho nỗi cô đơn trở nên tột cùng. Lại đứng trước khung cảnh thiên nhiên Đèo Ngang rộng lớn mà hoang vu. “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa” là hình ảnh ước lệ mang tính biểu tượng. Việc sử dụng điệp từ “chen” kết hợp với hình ảnh “đá, lá, hoa” gợi ra một thiên nhiên tuy hoang sơ nhưng lại tràn đầy sức sống. Có thể thấy khung cảnh thiên nhiên Đèo Ngang được nhà thơ khắc họa chỉ bằng vài nét nhưng lại hiện ra đầy chân thực và sinh động.
Hai câu thơ tiếp theo, giữa thiên nhiên hoang sơ và rộng lớn con người xuất hiện:
“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”
Tác giả đã khéo léo sử dụng nghệ thuật đảo ngữ: “Lom khom - tiều vài chú” gợi hình ảnh vài chú tiều với dáng đứng lom khom dưới chân núi. Và “lác đác - chợ mấy nhà” gợi hình ảnh vài căn nhà nhỏ bé thưa thớt, lác đác bên sông. Qua đó, nhà thơ muốn nhấn mạnh vào sự nhỏ bé của con người trước thiên nhiên rộng lớn. Con người chỉ nằm là một chấm buồn lặng lẽ giữa một thiên nhiên rộng lớn. Cảnh vật và con người dường như có sự xa cách khiến cho không khí càng thêm hoang vu, cô quạnh.
Tiếp đến là hai câu luận đã khắc họa được tâm trạng của nhà thơ:
“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”
Hình ảnh “con quốc quốc” và “cái gia gia” không chỉ là hình ảnh thực về hai loại chim (chim đỗ quyên, chim đa đa). Mà ở đây, nhà thơ đã sử dụng thủ pháp lấy động tả tĩnh: tiếng kêu “quốc quốc”, “đa đa” để qua đó bộc lộ nỗi lòng nhớ thương của mình với đất nước, quê hương. Hai câu thơ diễn tả nhớ nhung sâu đậm của Bà Huyện Thanh Quan dành cho quê hương, cũng sự nỗi đau đớn trước tình cảnh của đất nước lúc bấy giờ. Một mình lưu lạc giữa nơi đất khách quê người, đứng trước đèo Ngang rộng lớn mà lòng nhớ về quê hương da diết.
Cuối cùng, bài thơ kết lại bằng hai câu thơ đã diễn tả nỗi cô đơn tột cùng của nhà thơ:
“Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta”
Câu thơ “Dừng chân đứng lại, trời, non, nước” khắc họa hình ảnh nhà thơ một mình đứng tại nơi Đèo Ngang, đưa mắt nhìn ra xa cũng chỉ thấy thiên nhiên rộng lớn phía trước (có bầu trời, có núi non, dòng sông). Câu thơ cuối thể hiện sự cô đơn của nhà thơ: “một mảnh tình riêng” - tình cảm riêng tư của nhà thơ không có ai để chia sẻ. Ở đây, “một mảnh tình riêng” đối lập với không gian thiên nhiên rộng lớn càng làm cho nỗi cô đơn trống trải thêm sâu đậm. Khác với “ta với ta” trong bài thơ Bạn đến chơi nhà” - chỉ tác giả Nguyễn Khuyến và người bạn tri kỷ của mình. Qua đó thể hiện tình cảm bạn bè gắn bó tri kỷ:
“Đầu trò tiếp khách trầu không có
Bác đến chơi đây ta với ta”
“Ta với ta” ở đây đều chỉ nhà thơ Bà Huyện Thanh Quan, lúc này bà chỉ có một mình đối diện với chính mình, cô đơn và lẻ loi. Như vậy, hai câu kết khẳng định lại nỗi cô đơn, trống trải của tác giả trước thiên nhiên rộng lớn.
Tóm lại, bài thơ “Qua Đèo Ngang” đã khắc họa chân thực tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan trước khung cảnh thiên nhiên nơi đèo Ngang rộng lớn.