K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 5 2016

Quê tôi không có sông, không có cánh, đồng bát ngát phì nhiêu. Quê tôi là một vùng biển – vùng biển Vũng Tàu nổi tiếng mà khách thập phương đến đây ai cũng lưu luyến khi phải rời xa. Đó là một vùng biển với những bãi cát phẳng lì rì rào sóng vỗ và vô vàn những cảnh sắc tươi đẹp. Biển Vũng Tàu! Ôi! Chỉ nghe những tiếng ấy mà lòng tôi đã xốn xang biết bao kỉ niệm của thời thơ ấu. Những địa danh Núi Lớn, Núi Nhỏ, Bãi Trước, Bãi Sau, những hàng phi lao xanh ngắt, những ngọn dừa trải dài theo bờ biển đã làm cho tâm trí mọi người nao nao một cảm giác khoan khoái và thú vị. Đứng ở Núi Lớn ta có thể nhìn xuống Bãi Sau. Trên bãi tắm hàng trăm chiếc dù sặc sỡ luôn xòe ra như những cây nấm đủ màu sắc, sẵn sàng đón khách tham quan, ở đó, hàng ngàn người cười nói, đùa giỡn và tắm biển. Mọi người đều vui vẻ và hớn hở. Những con sóng lớn, nhỏ thi nhau chạy vào bờ, cứ mỗi lần rút ra thường để lại những màng bọt biển trắng xóa, xôm xốp. Ngoài ra, hàng trăm ngàn con sóng đua nhau chạy, vấp phải những mũi thuyền đánh cá của ngư dân bị hất tung lên, bọt trắng bắn tung tóe. Xa hơn một tí, Hòn Bà đứng uy nghi, sừng sững giữa biển cả mênh mông. Hai cái lô cốt cũ kĩ sát chân Hòn Bà như hai bộ mặt lạnh lùng mở to hai mắt quan sát mọi người. Những, bậc thang màu trắng dẫn ta lên đến đền thờ trên hòn đảo này. Và kia là đoàn tàu đánh cá của Xí nghiệp Quốc doanh đánh cá Vũng Tàu – Côn Đảo ra khơi theo những cánh hải âu trắng, vốn là những người dẫn đường của ngư dân. Ngoài xa, phía chân trời, các giàn khoan cố định đang làm việc tất bật để lấy những tấn dầu thô cho Tổ quốc. Ở phía Bãi sau, cảnh vật cũng hết sức kì ảo và thú vị. Con đường đi trên bãi được bóng cây hai bên đường trùm xuống mát rượi. Và cái tịnh xá Niết Bàn, một trong những danh thắng của Vũng Tàu uy nghiêm trên đồi cao đón gió biển Đông. Bãi tắm ở đây bé thôi nhưng nước trong xanh. Ta có thể thấy tận đáy nước mặc dù đứng ở trên đá cao. Những con thuyền máy chở khách chu du đây đó lướt qua, lướt lại, nổ máy ầm ầm. Ở đó, ta sẽ nhìn thấy Núi Lớn, Núi Nhỏ như một bức bình phong che chắn gió bão cho quê hương. Và kia nữa là khách sạn Thái Bình Dương. Bước vào cổng, ta bắt gặp những luống hoa cúc, mười giờ… đẹp lạ lùng. Ớ giữa sân có vòi phun nước. Những vòi nước phun lên trời rồi xòe ra như mưa rào mùa hạ. Vào sâu trong khuôn viên là quán nhà sàn Buôn Mê Thuột nằm cạnh hồ sen. Những bông sen trắng, sen hồng lung linh trên mặt nước xao động. Bốn tầng của khách sạn có đầy đủ phòng ăn, phòng giải khát, phòng chiếu phim, phòng khiêu vũ… Nhưng phòng chờ là đẹp nhất, ở đó, có những chậu hoa quý hiếm, những giò phong lan duyên dáng, tốt tươi. Ngoài cửa lớn có một hòn non bộ to, được xây dính liền với bể nước. Hàng chục con cá kiểng rực rỡ màu sắc, hình dáng mềm mại dễ thương, nhẹ nhàng bơi lượn. Tối đến khi thắp sáng các ngọn đèn đủ kiểu, đủ loại, khách sạn trở nên nguy nga huvền ảo. Khách du lịch đến đây nghỉ ngơi nếu cần sẽ có đủ các món ăn theo kiểu A, kiểu Âu… và các món ăn đặc sản vùng biển. Khi đến công viên Trần Hưng Đạo, ta sẽ thấy biết bao nhiêu là hoa, là kiểng. Trong công viên, khách du lịch thường đi dạo trên những con đường nhỏ trải sỏi, chạy ngoằn ngoèo dẫn đi hết diện tích rộng lớn của công viên. Tiếng lao xao của đá sỏi dưới chân, tiếng lá êm nhẹ rì rào, xen lẫn tiếng nước suối nhân tạo chảy róc rách tạo thành một bản nhạc êm ái du dương. Gió đưa hương từ đâu thoảng tới thơm ngát. Những ô cỏ, những tán cây xanh mát rượi. Ong bướm tung tăng bay lượn dạo quanh những cây kiểng uốn hình con nai, con cá, con rồng… do các nghệ nhân tạo nên. Quê tôi còn nhiều phong cảnh đẹp nữa mong bạn có dịp tới thăm. Với tôi, quê hương là tất cả. Đó là nơi nuôi dưỡng tôi lớn lên, trưởng thành, gắn bó với tôi suốt thời thơ ấu. Tôi yêu nó vì nó cho tôi những kỉ niệm đẹp, nên thơ của tuổi thiếu thời.

6 tháng 2 2019

Quê hương! Hai tiếng ấy cất lên thật thiêng liêng trong lòng mỗi con người. Quả đúng như vậy, hình bóng quê hương yêu dấu thanh bình, yên ả đã hằn sâu vào kí ức tuổi thơ em. Càng lớn khôn trưởng thành em càng thấy quê hương mình có nhiều vẻ đẹp. Nhưng có lẽ thích nhất là được ngắm nhìn phong cảnh quê em vào những buổi sáng mùa xuân đẹp trời.

Khi tiếng gà gáy râm ran vang vọng khắp xóm làng như xé tan bầu không khí yên tĩnh của buổi sớm mai, gọi mọi vật tỉnh giấc sau một đêm dài yên lặng. Làn sương mùa xuân mỏng manh như tấm khăn voan khổng lồ bao trùm khắp không gian. Gió vẫn nhè nhẹ thổi. Những ngôi sao trên bầu trời thức dậy muộn hối hả chạy trốn. Từ trong các bếp ánh lửa bập bùng, ngọn khói lan xa. Đâu đó tiếng chó sủa văng vẳng, tiếng vo gạo sàn sạt, tiếng xoong nồi va vào nhau loảng xoảng vọng ra từ các gia đình. Tiếng gọi nhau dậy đi học, đi làm í ới. Em cũng đã trở dậy ăn sáng rồi chuẩn bị đến trường. Vừa bước chân ra đến đầu làng em đã thấy một bầu không khí trong lành và dễ chịu. Chao ôi! Tiết trời mùa xuân thật là đẹp từ phía đằng đông ông mặt trời từ từ nhô lên chiếu muôn vàn ánh hào quang xuống trần gian. Từ trong vòm cây vải, cây nhãn trong vườn nhà ông Tư đầu làng những anh chích choè đang luyện giọng hoà cùng muôn điệu tiếng chim khác tấu lên khúc nhạc không lời chào bình minh tươi đẹp. Em khoan khoái dạo bước trên con đường quen thuộc cùng các bạn trong xóm đến trường. Trên đường tấp nập, nhộn nhịp những bước chân, tiếng trò chuyện của người đi làm, đi chợ, tiếng các bạn học sinh cười nói vui vẻ, ríu ran...

Phóng tầm mắt ra xa nhìn cánh đồng quê hương trong buổi ban mai mới thấy sức sống mùa xuân đang dâng trào mãnh liệt. Cánh đồng lúa mượt mà như một tấm thảm bằng nhung xanh trải dài xa tít. Nắng sớm dìu dịu, làn gió mơn man làm cho cánh đồng hệt như một bức tranh thêu của một nghệ nhân khéo léo. Những giọt sương mai còn đọng trên lá cây ngọn cỏ láp lánh. Một đàn cò trắng bay ngang rồi đậu xuống một bờ cỏ xanh mượt. Hương lúa nồng nàn lan toả theo chiều gió, sóng lúa nhấp nhô, rì rào.

Xa xa là dòng sông quê hương hiền hoà chảy. Sông tốt bụng lắm, xin bao nhiêu nước cũng cho. Hai bên bờ những bãi dâu, vườn chuối xanh um. Vài con thuyền chầm chậm xuôi dòng. Tiếng máy hút cát trên thuyền xình xịch vang động mặt sông. Trên triền đê mấy chú bò thung thăng gặm cỏ. Luỹ tre ven đê vẫn đu mình trong gió, xanh biếc một màu xanh quê hương. Mặt trời đã lên cao, nắng vàng lan toả khắp muôn nơi. Em cùng các bạn đã đến trường từ lúc nào không biết. Em bước vào lớp học trong lòng trào dâng một cảm xúc khó tả.

Quê hương thật thân quen giản dị. Quê hương đã lưu giữ bao kỉ niệm êm đềm ngày thơ ấu. Dù có đi đâu xa, em cũng chẳng thể nào quên được vẻ đẹp của quê mình vào những buổi sáng mùa xuân đẹp trời. Bởi đó là những gì thiêng liêng thơ mộng nhất của tuổi thơ em.

6 tháng 2 2019

Mùa hè năm ngoái quả thực là một mùa hè mang lại cho em nhiều ý nghĩa với chuyến hành trình về Cúc Phương. Một cuộc gặp gỡ thú vị với một cánh rừng nguyên sinh ít ỏi còn lưu giữ được của Việt Nam. Đây là một cánh rừng khá đặc trưng của khí hậu nhiệt đới nước ta, cây dây leo mọc chằng chịt qua các thân cây gỗ lớn, chúng quấn lấy thân cây chủ mà vươn lên. Có những bụi dây leo không biết đã sống nhờ như vậy từ bao giờ, chỉ biết chúng đan vào nhau tới mức khó mà nhận ra đâu là tán lá cây chủ, đâu là của cây sống gửi! Dưới lán rừng khá nguyên sơ này, thỉnh thoảng cũng có thể bắt gặp vài chú sóc dạn người, vài chú cáo với ánh mắt đầy vẻ đề phòng. Những chú sóc nhỏ nhanh nhẹn tìm kiếm trên mặt đất những hạt quả, hai chân trước đưa lên rất khéo léo như hai cánh tay đỡ lấy những phần thức ăn đưa lên miệng ăn ngon lành. Các chú cáo trông có vẻ như đang tìm kiếm bạn bè để trút một nỗi niềm gì đó! Có những khu được chỉ dẫn là có rắn, gà rừng hay chim chóc.... Chúng em cứ thả sức lang thang tìm kiếm và thưởng thức không khí trong lành, yên tĩnh tách xa những nơi dân cư sinh sống.

7 tháng 2 2019

1

Mỗi người sinh ra đều gắn bó với mảnh đất đất quê hương mình, với những cảnh sắc tươi đẹp của quê hương. Đối với em, cảnh quê hương vào buổi sáng mùa hè luôn là để lại ấn tượng khó phai trong tâm trí em.

Buổi sáng mùa hè ở quê hương thật yên lành và trong trẻo. Sau một đêm dài, ông mặt trời thức giấc từ từ nhô lên sau lũy tre làng, chiếu những tia nắng yếu ớt đầu tiên đánh thức nhân gian. Vạn vật đang ngủ say bỗng bừng lên trong nắng sớm. Những giọt sương như hạt ngọc trời long lanh vẫn còn đọng lại trên những chiếc lá, giăng mắc trên những lùm cây tạo một sự huyền ảo mơ hồ. Trong vườn, cây cối còn thấm đẫm sương đêm, những cây cau cao mảnh dẻ đang vươn cánh tay dài rộng để hứng những tia nắng sớm đầu tiên. Chú gà trống dường như cũng thức giấc cùng ông mặt trời, đứng trên đống rơm gáy vang bài ca quen thuộc chào đón ngày mới, nhắc mọi người rằng một ngày nữa sắp bắt đầu rồi, mau mau dậy đi thôi. Tiếng gáy của chú làm cho cây cối giật mình tỉnh giấc, khẽ vươn mình cựa quậy. Màu xanh của cây được ánh nắng chiếu vào trở nên tươi tắn, rực rỡ hơn, tràn đầy nhựa sống. Những chú chim cũng rời tổ bay lượn khắp trời, vui vẻ hót lên những khúc ca hay nhất để ca ngợi quê hương yên bình và hạnh phúc.

Mọi người đang chuẩn bị để sẵn sàng đón ngày mới đầy tốt đẹp của mình. Các bác nông dân đang dắt những chú trâu ra đồng, mang theo hi vọng về một ngày làm việc hiệu quả để có một vụ mùa bội thu. Cánh đồng lúa trong nắng sớm ánh lên sắc vàng của sự trù phú, những cơn gió mát lành của mùa hạ thổi qua làm biển lúa khẽ gợn lên vô vàn những con sóng nhỏ nối đuôi nhau đi về tận phía chân trời. Các bà, các mẹ rủ nhau đi chợ sớm, họ trò chuyện rôm rả về việc gia đình, việc đồng áng, việc buôn bán.Vài đứa trẻ con đang nô đùa như những con chim non ríu rít. Từng tốp học sinh thong thả đi bộ đến trường, chiếc khăn quàng đỏ thắm trên vai, gương mặt họ ánh lên niềm háo hức và rạng rỡ. Ai ai cũng bắt đầu ngày mới với tâm trạng thật háo hức, vui tươi, lòng tràn đầy niềm tin và hi vọng về một khởi đầu tốt lành.

Buổi sáng mùa hè ở quê hương luôn để lại trong em những dư vị ngọt ngào cùng cảm xúc thân thương. Ngắm nhìn vẻ đẹp của quê hương thanh bình, em càng cảm thấy yêu quê hơn, tự nhủ phải học tập thật tốt để sau này góp phần xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp.
2

Là mảnh đất địa đầu tận cùng phía Nam của Việt Nam, mũi Cà Mau được nhắc đến như một vùng đất thiêng trong tâm thức người Việt. Với những hình ảnh đầy thân thương từ ruộng đồng bạt ngàn cò bay thẳng cánh, những đìa tôm, những mái nhà tranh ngói xen lẫn phủ dưới bóng dừa, những cây cầu khỉ với dòng sông bến nước con đò… nơi đây luôn toát lên những nét quyến rũ khác biệt đến khó tả với những du khách vốn không phải con dân vùng sông nước khi đến đây.

Đất đai ở Cà Mau đang sinh sôi nảy nở. Bãi Khai Long có hàng dương xanh ngát, có bờ cát chạy dài tới sáu cây số và rộng hàng trăm mét, mỗi năm phù sa lại lấn biển ở chính nơi đây từ tám mươi đến một trăm mét nữa. Điều thú vị là đất mở ra tới đâu, cây mắm mọc lên tới đó, như là để giữ đất đừng có trôi đi, khi thớ đất đã se kết tầng cây đước lao tới, nhanh chóng cùng với mắm tạo thành rừng. Trong rừng Cà Mau lạ nhất vẫn là cây đước. Khi cây cao ngang thân người là rễ phụ đâm ra. Nó thẳng, gần như cái que chứ không mềm tua tủa như rễ phụ ở cây đa hay cây si ngoài Bắc. Những nan rễ phụ ấy cắm trên đất tạo ra cháng rễ hình cái nơm, làm cho cây đước vững vàng đời đời, trong khi rễ chính nếu không thoái hóa thì cũng không còn giá trị gì nữa.
Một điểm có thể coi là “đặc sản” nơi đây, đó chính là sông nước. Chính sông nước đã tạo dựng nên sự sống đa dạng, phong phú cho những con người nơi đây. Sông cho họ cái tôm, con cá; sông cung cấp phù sa cho ruộng đồng và sông cũng là loại hình giao thông phổ biến nhất tại đây. Mọi sinh hoạt diễn ra từ đời sống đến giao thương đều thấy được hầu hết trên những chuyến đò.

Cà Mau có khá nhiều chợ nổi nhưng có hai chợ được xếp loại là chợ nổi phường 8, trên sông Gành Hào, Cà Mau và chợ nổi Thới Bình, tại ngã ba sông Trẹm – Chắc Băng, huyện Thới Bình.

Phần lớn chợ nổi nhóm họp, buôn bán trên sông mang tính tự phát. Sản phẩm trao đổi mua bán chủ yếu là các loại hàng nông sản thực phẩm, trái cây, hoa màu… sản xuất tại địa phương, các vùng lân cận chuyển tới phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ hoặc đưa đi tiêu thụ tại các chợ huyện, xã…

Từng chiếc thuyền, ghe với bắp cải, khoai lang, bầu, bí, sắn, quýt, cam… treo lủng lẳng trên mui để giới thiệu, mời gọi khách mua hàng. Và, đây cũng là hình ảnh thường thấy tại các tỉnh khu vực Đồng bằng Sông Cửu long.

Đến Cà Mau vào một ngày đầu hạ, với những khách lạ không biết bơi thì việc ngồi chòng chành trên một chiếc ghe nhỏ và bước từ ghe này qua ghe khác xem, mua đồ quả là một thử thách không nhỏ. Bạn, rất có thể sẽ bị ngã bởi sự “ghập ghềnh” sóng nước. Nhưng đổi lại, một thế giới khép kín được mở ra trên sông, thường là nơi giao tụ của khá nhiều những con sông, rạch trong vùng.
Bước xuống chiếc ghe nhỏ bé, đó là cả một gia đình lưu động tại đây. Cũng có những thiết bị, dụng cụ gia đình giản đơn, cũng có những thế hệ cha con thắm đượm. Cuộc sống của họ nay đây mai đó, sông chảy đến đâu, đó là nhà. Đời sóng nước lênh đênh, hợp tan theo con nước với đầy, theo từng phiên chợ sớm, theo từng gánh hàng treo trên mũi ghe. Với nhiều đứa trẻ, trong giấc mơ của các em, chỉ có con thuyền, bến nước và những buổi chợ sớm khuya. Người dân nơi đây vốn hay cho rằng, bao giờ sông cạn nước thì chợ nổi mới không tồn tại. Nói như vậy để thấy rằng, đây đã trở thành một nét văn hóa, một lối sống riêng biệt, đặc trưng của người dân nơi đây.

Người Việt khi nói về đất nước của mình thường dùng câu “Nước Việt Nam trải dài từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau”. Vì vậy, trong tâm thức mỗi người, cùng với Ải Nam Quan, Mũi Cà Mau là một địa điểm thiêng liêng, xa xôi nhưng rất đỗi gần gũi. Và, nếu bạn một lần đặt chân đến nơi đây, bạn sẽ bị “chòng chành” bởi sóng nước, bởi sự thân thiện của người dân và tâm hồn bạn cũng sẽ đôi lúc “chòng chành” vì những cuộc đời lênh đênh sông nước.
 

10 tháng 2 2019

xao lại sai?

29 tháng 4 2018

Đang say sưa trong giấc ngủ, em bị đánh thức bởi tiếng chim líu lo ngoài ban công. Chà! Một ngày mới lại bắt đầu.

Em bước ngay ra khỏi giường, chạy tới mở cửa ban công cho không khí buổi sớm mai ùa vào phòng. Chao ôi! Thật là sảng khoái! Trời đã bắt đầu hửng sáng. Khung cảnh thật êm đềm biết bao. Những giò phong lan sau một đêm tắm sương như tươi tắn hơn, căng tràn nhựa sống. Trong vườn, những cành cây khẽ đu đưa nhẹ nhàng, như lời chào buổi sớm. Mấy chú chim chuyền cành, hót véo von khúc ca bình minh. Những giai điệu rộn rang, réo rắt ấy như truyền cho con người nguồn cảm hứng khởi dồi dào của ngày mới. Dưới sân, chú chó nhỏ chạy quanh, nô đùa một mình.

Đường phố lức này còn khá vắng vẻ, thỉnh thoảng mới có một vài chiếc xe chạy qua. Những chiếc đèn cao áp đã tắt, ánh sáng xanh dịu nhẹ bao trùm khôn gian, gợi một cảm giác mát lành. Không khí thanh vắng. Thỉnh thoảng, vang động tiếng rao của những người bán hàng rong. Tiếng rao của họ vang động khắp không gian. Những tiếng rao này là đặc trưng riêng chỉ có ở buổi sớm nơi thành thị. Trên vỉa hè, các ông, các bà, các cô chú mặc quần áo thể thao đang đi bộ tập thể dục trông thật khỏe khoắn.

Mặt trời lấp ló sau những bụi cây phía đông. Những tia nắng vàng nhẹ nhàng xuyên qua các kẽ lá, khẽ đánh thức vạn vận khỏi giấc ngủ say. Cây lá rì rào thức dậy chào bình minh. Những giọt sương long lanh phản chiếu ánh mặt trời, như hạt ngọc sánh lấp lánh. Những chú chim nhỏ hót líu lo trong những tán cây hai bên đường. Các nhà đã tắt đèn, vội vã chuẩn bị cho một ngày mới với bộn bề công việc. Những hàng ăn sáng bắt đầu nhộn nhịp đón khách. Ánh nắng vàng, êm dịu trải dài, bao phủ khắp nơi. Đường phố sáng bừng, báo hiệu một ngày mới tốt đẹp. Từ các nhà, các ngõ, xe cộ đổ ra đường, tấp nập. Ai cũng vội vã, hối hả. Tiếng còi xe inh ỏi, màu áo trắng đồng phục học sinh chen lẫn màu khăn quàng đỏ, làm cho đường phố buổi mai càng thêm rực rỡ sắc màu.

Buổi sáng ở thành phố thật đẹp. Đó là một trong những thời khắc yên bình hiếm hoi của một ngày nơi đây. Nó như một sự lắng lại để chuẩn bị cho một ngày mới nhộn nhịp, sôi động. Em yêu thành phố, đặc biệt là vào buổi sơm mai trong lành.  

29 tháng 4 2018

Một năm học đã kết thúc, em hân hoan khi được mẹ đưa về thăm quê ngoại. Em đã thưởng thức một buổi bình minh rực rỡ và tràn trề sức sống của buổi sáng tinh khôi.

Trời hãy còn sớm mà em đã thức dậy, chạy ùa ra sân. Khí trời còn se lạnh. Làn gió thổi nhè nhẹ khẽ lay động những giọt sương mai còn e ấp trong chiếc lá non mơn mởn. Cả xóm làng như bồng bềnh trong biển sương và làn khói trắng cả hai đang quyện vào nhau để tạo nên nhứng dải lụa mềm uốn lượn trên bầu trời rồi lan toả nhanh khắp cả cánh đồng. Mới sáng mà những cây lúa đang thì con gái đã ngả đầu vào nhau thủ thỉ trò chuyện. Đồng lúa trông như một tấm thảm nhung mượt mà đang nhấp nhô theo làn gió. Ở tận chân trời phía đông, những tia nắng yếu ớt đang cố gắng xuyên qua hàng bạch đàn thẳng tắp ven đường , ánh sáng rực rỡ muôn vàn màu sắc. Những giọt sương bắt đầu tan dần trong những tia sáng dịu dàng của buổi bình minh. Ánh nắng chan hoà, đồng lúa trông như một bức tranh tuyệt mỹ. Em say sưa ngắm cảnh và hít thở bầu không khí trong lành và thấy tim mình đập rộn lên một niềm vui phơi phới.

Ông mặt trời đã thực sự hiện ra rực rỡ giữa những đám mây trắng xoá xoè rộng ánh sáng xuống vạn vật. Cả xóm làng như bừng lên dưới ánh bình minh. Cánh đồng vang rộn âm thanh thánh thót của những chú chim vùa thức dậy đã rủ nhau bay liệng và hát ca. Thấp thoáng ở đằng xa là bóng những chiếc áo của bà con nông dân đang làm cỏ. Tiếng kẽo kẹt của chiếc xe bò chở đồ hoà lẫn với tiếng lội nước bì bõm của các cô chú làm không khí của cánh đồng thêm nhộn nhịp.

Rảo bước trên bờ kênh nhỏ em cảm thấy khoan khoái vô cùng. Dòng nước lấp lánh ánh nắng trời như một tấm gương. Thỉnh thoảng một vài chú đòng đong nhảy lên rồi vội vàng lặn xuống mất tăm để lại những vòng tròn cứ lan rộng ra. Đột ngột vang lên tiếng rao hàng trên con đưòng ven làng phá tan không khí yên lặng. Em chạy vội vào khu vườn nhà tràn ngập nắng vàng ấm áp. Bên luống rau xanh rờn, mái đầu bạc của ngoại đang lúi húi bắt sâu. Những buổi bình minh thật đẹp nơi thôn dã ấy là những kỉ niệm khó quên trong cuộc đời em. Em vẫn luôn muốn được về quê ngoại để có dịp thưởng thức những buổi sáng như vậy!

Sông Mã là một huyện vùng sâu,vùng cao biên giới, nằm ở phía Tây của tỉnh Sơn La, cách thành phố Sơn La khoảng 100 km. Với diện tích tự nhiên là 1.639,72 km2, dân số khoảng 126.099 người. Sông Mã có 19 đơn vị hành chính gồm thị trấn Sông Mã và 18 xã. Cảnh quan thiên nhiên Sông Mã hùng vĩ, nhân dân các dân tộc Sông Mã anh dũng, kiên cường, tất cả những yếu tố đó đã để lại ấn tượng đẹp trong lòng mỗi du khách khi tới thăm mảnh đất Sơn La (Sông Mã) tươi đẹp với các di tích tiêu biểu. Trong đó, Di tích lịch sử Cây đa Mường Hung là một chứng tích tố cáo tội ác của thực dân Pháp và là một biểu tượng của sự kiên trung bất khuất đối với Đảng, với cách mạng của nhân dân Mường Hung nói riêng và nhân dân các dân tộc Sơn La nói chung. Cây đa Mường Hung, huyện Sông Mã Đây là một cây đa cổ thụ, cành lá sum suê, mọc tự nhiên bên bờ sông Mã, thuộc trung tâm xã Mường Hung, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La. Mường Hung thời kỳ thuộc Pháp là một tổng, bao gồm các xã: Nà Nghịu, Chiềng Khoang, Chiềng Cang, Chiềng Khương, Mường Sại và Mường Hung, trụ sở Tổng Mường Hung đặt tại trung tâm xã Mường Hung, huyện Sông Mã ngày nay. Để thực hiện chính sách cai trị hà khắc, tàn bạo, thực dân Pháp đã tổ chức ở Mường Hung bộ máy chính quyền hàng tổng, đứng đầu là "phìa", đây thực chất là chính quyền tay sai, bù nhìn của thực dân Pháp. Trước tình hình phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta đang phát triển mạnh mẽ trong những năm 1944-1945, thực dân pháp đã chỉ đạo phìa Mường Hung do hai tên phìa Cầm Văn Chôm và Cầm Văn Sức đứng đầu, dồn dân đến trung tâm của tổng Mường Hung. Mặt khác chúng tích cực xây dựng đồn bốt, tuyển mộ quân lính. Dưới sự chỉ huy trực tiếp của tên quan Pháp, quân địch tại Mường Hung tổ chức nhiều cuộc lùng sục, bắt bớ, giết hại những người đi theo cách mạng, vơ vét của cải, khiến nhân dân ta vô cùng căm phẫn. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, cùng với nhiều địa phương trong tỉnh Sơn La, chính quyền cách mạng lâm thời xã Mường Hung được thành lập. Ngay sau đó, chính quyền lâm thời đã xây dựng đội du kích, tổ chức tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc trong vùng ủng hộ kháng chiến để đánh đuổi thực dân Pháp và tay sai, bảo vệ chính quyền cách mạng. Năm 1946, thực dân Pháp quay trở lại đánh chiếm Sơn La, khôi phục lại bộ máy chính quyền tay sai cũ và điên cuồng đàn áp phong trào kháng chiến ở Mường Hung. Chúng lùng sục bắt bớ cán bộ kháng chiến và những người tham gia ủng hộ cách mạng, sử dụng những hình thức giết người hết sức dã man như chém đầu, mổ bụng, moi gan, chặt chân chặt tay thả trôi trên Sông Mã, chất củi thiêu sống... Đồng thời chúng tăng cường củng cố đồn bốt và dồn dân ở các vùng từ Nà Nghịu đến Mường Sại về sống tập trung ở quanh đồn để làm bia đỡ đạn cho chúng, ngăn cách giữa quần chúng với cách mạng. Năm 1948, chúng đã bắt 2 đồng chí quân báo là Lò văn Địa, Cầm Văn Lùn và đã hành quyết họ bằng hình thức thiêu sống dưới cây đa Mường Hung. Hai đồng chí đã anh dũng hy sinh, gương hy sinh của các đồng chí đã cổ vũ thêm tinh thần ủng hộ kháng chiến, lòng căm thù giặc sâu sắc của nhân dân Mường Hung. Thời kỳ này, các cơ sở cách mạng trong vùng cũng bị địch triệt phá như gia đình ông quan “xíp xí” người Xinh Mun, gia đình ông Inh, ông Số, ông Linh đã bị chúng bắt, chặt đầu rồi thả xác trôi sông. Tội ác của thực dân Pháp và bọn tay sai đối với nhân dân Mường Hung chất cao như núi. Theo số liệu thống kê, trong thời gian này chúng đã giết hại 16 cán bộ chủ chốt, 9 đồng chí bộ đội và 365 người dân lương thiện. Do không chịu được cảnh đói khát, bệnh dịch tra tấn, đánh đập và lao động khổ sai, nhiều người dân vô tội đã chết, có ngày lên tới 20 người. Trước tình hình đó, chính quyền kháng chiến bí mật vận động nhân dân đấu tranh công khai với địch chống khủng bố, đòi thả người lao động cho đi làm ruộng, cứu đói lương thực cho dân. Kết quả của cuộc đấu tranh là địch đã phải nhượng bộ, chúng cho dân làm ruộng từ 8h sáng đến 4h chiều, ứng cứu lương thực cho dân, mỗi gia đình được phát một lon gạo trong một ngày. Mặc dù bị đàn áp, tra tấn, bắn giết rất dã man, nhưng với tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc Pháp và bọn tay sai bán nước, cán bộ và nhân dân Mường Hung vẫn một lòng theo cách mạng, ủng hộ cuộc kháng chiến anh dũng của dân tộc. Các cơ sở cách mạng vẫn nuôi giấu, tiếp tế cho cán bộ; đội du kích địa phương vẫn bí mật hoạt động uy hiếp quân địch. Địch hoang mang, chúng tăng quân tiếp viện tại bốt Mường Hung. Chúng điều lính khố đỏ từ Mường Lay - Lai Châu về, bổ xung lính phỉ từ Mường Lầm tăng viện cho Mường Hung hòng triệt phá cơ sở kháng chiến đang phát triển mạnh, ngăn chặn khả năng tiến công của bộ đội chủ lực ta. Cùng với khí thế tiến công trên toàn tỉnh, tháng 7/1949, bộ đội chủ lực đã phối hợp chặt chẽ với dân quân du kích, thường xuyên ngăn chặn đánh địch trên các tuyến đường giao thông, uy hiếp tuyến đường Sơn La - Lai Châu. Ngày 17/7/1949, ta phục kích địch trên đoạn đường Tạ Bú - Mường Bú, chặn đánh quân địch đi khủng bố từ Hua Trai trở về, đã tiêu diệt và làm bị thương 45 tên địch, trong đó có 8 tên Pháp, thu nhiều vũ khí. Ngày 5/8/1949, một đơn vị phục kích địch trên đường Mai Sơn - Bản Kéo bắt sống một sĩ quan Pháp, thu 9 khẩu súng và làm tan rã một trung đội địch. Tháng 9/1949, ta đánh vào Mường Hung, giành thắng lợi. Tháng 11/1949, ta mở chiến dịch Sông Mã nhằm phá vỡ phòng tuyến của địch, mở thông biên giới Việt - Lào và đẩy mạnh công tác xây dựng căn cứ cho chính phủ kháng chiến Lào. Ngày 24/12/1952, nhân dân và du kích địa phương đã phối hợp với quân chủ lực tấn công tiêu diệt đồn Mường Hung, lật đổ chính quyền tay sai của thực dân Pháp. Trong trận tấn công này, ta đã tiêu diệt 4 tên sỹ quan Pháp, 78 tên lính Dõng, 32 tên phỉ, thu nhiều vũ khí và quân trang, quân dụng của địch, Mường Hung hoàn toàn giải phóng. Sau 7 năm kiên trì kháng chiến đi theo cách mạng (1945 - 1954) bất chấp sự nguy hiểm, đàn áp, khủng bố, chém giết của kẻ địch, nhân dân Mường Hung đã một lòng trung thành với cách mạng, cùng với bộ đội chủ lực lập được nhiều chiến công xuất sắc, tiêu diệt được nhiều địch, bảo vệ cơ sở cách mạng, giải phòng hoàn toàn Mường Hung, nhân dân thoát khỏi ách kìm kẹp của phìa tạo và thực dân Pháp Thời gian trôi qua nhưng tội ác của thực dân Pháp và tay sai đối với nhân dân Mường Hung mãi mãi in đậm trong ký ức của nhiều người dân nơi đây. Cây đa là một chứng tích tố cáo tội ác của thực dân Pháp và bè lũ tay sai, đồng thời cũng như một biểu tượng của lòng yêu nước, sự kiên trung, bất khuất đối với Đảng, với cách mạng của nhân dân Mường Hung nói riêng cũng như nhân dân các dân tộc Sơn La nói chung.

Bài làm

*Mở bài: 

- Giới thiệu về cảnh biển mình cần tả.

- Vì sao lại tả cảnh biển?

*Thân bài:

- Nêu thời gian khi đi biển. ( Vào mùa hè hay hết học kì I bố mẹ cho em đi biển,... )

- Bạn thích nhất cảnh biển vào buổi nào? ( Bạn đnag viết cảnh biển buổi sáng nên hãy lấy cảnh là buổi sáng nha )

- Vì sao thích cảnh biển vào buổi đó? 

- Mọi người ở bãi biển đã làm gì, và họ làm việc đó như thế nào?

- Bạn đã làm gì trên bãi biển?

- Mọi người dưới biển đã làm gì? 

- Bạn đã làm gì ở dưới biển?

- Bạn cảm thấy như thế làm khi làm những việc đó?

- Mọi người ở biển cảm thấy như thế nào? 

- Nêu tình cảm của bạn với biển vào buổi sáng.

*Kết bài: 

- Nêu tình cảm với biển. Và vì sao lại thích biển nhất vào buổi sáng? 

- Bạn sẽ đến với biển lần nữa chứ? ( Hứa hẹn )

~ Nếu k hiểu hoặc k tìm ra câu để làm cứ liên hệ với mik ~

# Học tốt #

30 tháng 4 2020

Dàn ý tả cảnh biển vào buổi sáng 

I. Mở bài

Giới thiệu chung về quanh cảnh biển trong một buổi sáng em tận mắt chứng kiến.

II. Thân bài

1. Không gian, thời gian

  • Em sinh ra và lớn lên ở một làng chài ven biển.
  • Mỗi buổi sáng khi mặt trời chưa ló dạng em cùng gia đình dậy thật sớm đi tập thể dục, chạy thật nhanh ra biển để ngắm bình minh.

2. Quanh cảnh biển

  • Bầu trời xanh ngắt, chỉ còn lát đát vài ngôi sao đang tỏa sáng.
  • Ánh mặt trời chiếu tia sáng xuyên qua đám mây trắng, rọi vào những con sóng nhấp nhô trên biển.
  • Ông mặt trời ló dạng có màu đỏ như lòng quả trứng gà.
  • Nhìn xa xa chân trời biển thật đẹp như một dải lụa đầy màu sắc.
  • Cảnh vật dần ló dạng, cảnh bình minh lỗng lẫy và hùng vĩ.
  • Mặt trời lên cao, mặt biển lấp lánh, li ti nhìn thật đẹp.
  • Mặt biển như khoác chiếc áo vàng óng ánh.
  • Từng cơn sóng liên tiếp tràn vào bờ trắng xóa.
  • Trên mặt đất những ánh nắng soi rọi bãi cát ánh vàng.

3. Hoạt động của con người

  • Từng đoàn thuyền đang tấp nập về bến sau chuyến đánh cá dài ngày.
  • Xuất hiện nhiều hơn hoạt động con người như tập thể dục, chạy bộ, đi bộ.
  • Khung cảnh trở nên náo nhiệt, rộn rã hơn.
  • Cảnh bình minh như đánh thức mọi vật, con người để bắt đầu một ngày mới.

III. Kết bài: Nêu lên cảm nhận vẻ đẹp vùng biển.

  • Khung cảnh vùng biển khi bắt đầu một ngày mới lộng lẫy và hùng vĩ.
  • Em yêu vùng biển quê hương, cảnh sắc và con người nơi này

chúc bạn học tốt

6 tháng 6 2018

M ra nhiều đề ra rứa thì ai rảnh mà ghi hả huyền 

15 tháng 5 2018

À mà các bn này,chiều nay mk phải nộp cả  4 bài đó rồi,giúp mk nha...!

9 tháng 2 2019

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

 
9 tháng 2 2019

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

 

Đêm nay là ngày trăng rằm nên trăng rất sáng và tròn. Trăng đang trải những ánh vàng khắp không gian.

     Ánh nắng chiều vừa tắt, mặt trăng từ từ nhô lên. Lát sau trăng lên cao dần, tròn vành vạnh và vàng óng như chiếc đĩa bạc to. Bầu trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao. Hàng ngàn ngôi sao lấp lánh như những viên ngọc quý vây quanh mặt trăng. Mây trắng lững lờ trôi. Thỉnh thoảng có những dải mây mỏng vắt ngang qua mặt trăng rồi dần đứt hẳn. Càng lên cao dường như mặt trăng càng nhỏ lại, sáng vằng vặc. Đưa mắt nhìn không gian xung quanh, đâu đâu cũng một màu vàng dịu mát, êm ái. Ánh sáng phủ lên thôn xóm, làng mạc, đồng ruộng. Ngoài trời gió thổi hiu hiu. Trong vườn, mấy khóm hoa nở trắng xóa, cỏ cây lay động xào xạc. Ánh trăng len lỏi soi vào những bụi cây. Bóng cây nghiêng mình soi xuống bức tường trước hiên nhà tạo nên bức tường hoa thật đẹp. Dưới ánh trăng sáng tỏ, em cùng mấy bạn hàng xóm thi nhau ca hát. Mấy cụ già ngồi trò chuyện, uống nước trà và ngắm trăng trên vỉa hè. Càng về khuya, cảnh vật càng tĩnh mịch, chỉ có những tiếng côn trùng hòa âm. Ánh trăng sáng đẹp cùng hơi sương ru ngủ muôn loài.

     Đêm trăng đã để lại cho em ấn tượng về những cảnh đẹp quê hương. Em mong rằng quê hương mình mãi mãi có những đêm trăng dịu hiền, tươi đẹp như thế.

hoá nhất do tạo hoá ban tặng
Khi màn đêm buông xuống , bóng tối mờ nhạt dần dần bao trùm khắp làng xóm . Những ngôi sao hiện lên mờ ảo rồi sau đó rõ dần . Chẳng bao lâu mặt trăng đã bắt đầu ló rạng to, tròn như chiếc mâm bạc đường bệ đặt trên bầu trới trong vắt , thăm thẳm cao. ánh trắng bàng bạc nhuộm khắp cây cối , ao hồ . Mặt sông mỉm cười vì thấy mình đẹp hơn khi mặc bộ đồ tím có vầng trăng sáng và có hàng ngàn ngôi sao lấp lánh như được dát bạc . Cỏ cây hoa lá lặng im , yên lặng như thấy hết được vẻ đẹp của đêm trăng hôm nay. Luỹ tre được ánh trăng soi vào thì đẹp hơn lên và như cảm nhận một thứ mà ánh trăng ban tặng cho mình , chị tre lại ca lên khúc nhạc đồng quê du dương và êm đềm biết mấy ! Thảm lúa vàng dập dờn trước gió nhấp nhô gợn sóng như từng lướt sóng nối đuôi nhau đén tận chân trới . Sao mà cảnh đêm trăng lại im ắng tĩnh mịch đến vậy ! mọi người đáng say sưa ngắm trăng . lũ côn ttrùng cất tiếng kêu ra rả như viết lên khúc nhạc về đêm . Cây lá như được rắc lên nhưng hạt vàng từ trên trời rơi xuống vậy . hương lúa tạo với hơi sương tạo nên hương thơm nhẹ dịu khó tả . Lác đác vài anh chị thanh niên đi dạo và ngắm trăng , họ cười nói râm ran và còn có các ông bà lão đi tập thể dục chi khoẻ ngướicũng tâm sự nho nhỏ thì thầm . Lũ trẻ con nô đùa đầu làng vui vẻ , ầm ĩ cả xóm , đang chơi : oẳn tù tì, nhảy dây, chốn tìm…Mọi người tấp nập ngược xuôi như một ngày hội dưới trăng vậy. Nhưng hôi cũng đến lúc tàn. Già trẻ, gái trai ai về nhà ấy chuẩn bị nghỉ ngơi sau một ngày làm việc mệt nhọc.
Một đêm trăng tuyệt đẹp! Cảm ơn tạo hoá đã khéo tạo ra và ban tặng cho con người.

ta dem trang sang

31 tháng 1 2019

Mùa hè năm ngoái, trong một chuyến nghỉ mát ở Nha Trang, tôi có dịp được chứng kiến vẻ đẹp của biển lúc bình minh.

Trời còn sớm, khí trời se se lạnh, gió thoảng khẽ lay động hàng dương để lệ những giọt sương đêm còn đọng trên kẽ lá.

Phía trước tôi là cả vùng trời nước mênh mông. Phóng tầm mắt ra xa, tôi thấy biển có một màu xanh lục. Tiếng sóng biển rì rào như bài ca bất tận ca ngơi sự giàu đẹp của thế giới đại dương. Thỉnh thoảng những con sóng bạc đầu xô bờ tung bọt trắng xóa.

Phía đông, mặt trời tròn xoe, ửng hồng đang từ từ nhô lên tỏa ánh sáng lấp lánh như hình rẻ quạt nhiều màu sắc rực rỡ chiếu xuống mặt biển làm mặt nước sóng sánh như dát vàng.

Đến khi vừng đông thực sự hiện ra rực rỡ giữa màu mây trắng, chiếu ánh sáng kì diệu xuống vạn vật thì cả mặt biển lóe sáng một màutrắng bạc. Ánh sáng ấy phủ lên mặt biển lan tỏa rất đẹp. Màuxanh của trời, màu xanh của nước hòa lẫn với sắc màu của mặt trời tạo nên một màu sắc kì ảo trên biển. Cảnh biển lúc này chẳng khác gì mệt bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ.

Trong ánh nắng diu dàng lúc bình minh, trên biển xuất hiện những cánh buồm nâu, ánh nắng chiếu vào làm hồng rực lên nhưđàn bướm múa lượn giữa trời xanh. Chỗ gần bờ, người đến tắm thật đông, tiếng reo cười ồn ào, náo nhiệt hòa cùng với tiếng sóng vỗ ì ầm. Thỉnh thoảng những cơn sóng lớn trườn vào bờ làm mọi người phải nhảy lên đón sóng. Gặp bờ cát, sóng tan ra thành muôn ngàn bọt nước li ti và đám đông vui vẻ kia lại dập dềnh cùng những chiếc phao nổi trên mặt nước.

1 tháng 2 2019

k đi bạn