K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 Hạo Nam tôi mang dòng máu Quan Nhị Ca Sống là phải chất chất anh em Sống đừng bao giờ cư xử với tôi bằng đao bằng sắt Mà hãy cư xử bằng chất sống nghĩa tình Nhiều người bảo hạo nam tôi Khó gần nhưng bạn ơi bản chất bạn chưa chạm đến tim tôi Nếu bạn đã chạm được thì Chắc bạn sẽ yêu và có thể phải Gây nghiện với chất sống của tôi đấy Tôi sống chẳng nịnh nọt...
Đọc tiếp

 


Hạo Nam tôi mang dòng máu Quan Nhị Ca 
Sống là phải chất chất anh em 
Sống đừng bao giờ cư xử với tôi bằng đao bằng sắt 
Mà hãy cư xử bằng chất sống nghĩa tình 

Nhiều người bảo hạo nam tôi 
Khó gần nhưng bạn ơi bản chất bạn chưa chạm đến tim tôi 
Nếu bạn đã chạm được thì 
Chắc bạn sẽ yêu và có thể phải 

Gây nghiện với chất sống của tôi đấy 
Tôi sống chẳng nịnh nọt hơn thua 
Không bao giờ xuyên tạc 
Chỉ mong đời sẽ mãi bình yên 

Chính nghĩa trong ta bạn tin tôi tin đánh đánh gục những tên hung tàn 
Xin giã từ lũ yêu ma 
Chính nghĩa chính ở trong ta trong ta trong ta hà x3 
Hãy như quan nhị ca sống đúng chất không hề điêu ngoa 

Hao nam xin quan nhị ca hãy chứng giám con là hạo nam 
Đời hạo nam chẳng mang thân xác 
Chữ tình nghĩa giữ trong ta 
Một mai có trở về nơi cát bụi nguyện xin chung mồ anh em 

Dẫu không cùng cha cùng mẹ sinh ra những chúng ta chảy chung dòng máu nóng 
Hỡi những anh em mang dòng máu quan nhị ca cùng nhau xiết chặt tay lại 
Giành lại chân lý và lẽ phải 
Cùng nhau giúp người cứu người 

Dẫu là bao nhiêu thằng ghét ganh vẫn không lùi bước 
Tiêu diệt những bọn yêu tinh 
Chẳng phải là người hùng trong sách sử 
Tôi chỉ là người canh giữ lương tâm 

Lương tâm công đã có tôi bẻ thẳng 
Không bao giờ e ngại tác hại diệt hại đến nhân gian 
Quan nhĩ nhị ca con xin người chứng giám cho hạo nam con 
Mãi một lòng công đức sống thằng lương tâm không lừa thầy phản bạn

đố ae đây là bài gì. ai đúng mik tích

 

6
13 tháng 5 2018

Truyền nhân Quan Nhị Ca chứ j biết òi

13 tháng 5 2018

Xin lỗi, vì mh mới hok lớp 4 nên ko biết, SORRY.

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:Khi con biết đòi ănMẹ là người mớm cho con muỗng cháoKhi con biết đòi ngủ bằng tiết tấuMẹ là người thức hát ru câuBầu trời trong con ngày một xanh hơnLà khi tóc mẹ ngày thêm sợi bạcMẹ đã thành hiển nhiên như Trời – ĐấtNhư cuộc đời, không thể thiếu trong con.Nếu như con đi một vòng quả đất trònNgười mong con mỏi mòn vẫn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Khi con biết đòi ăn
Mẹ là người mớm cho con muỗng cháo
Khi con biết đòi ngủ bằng tiết tấu
Mẹ là người thức hát ru câu
Bầu trời trong con ngày một xanh hơn
Là khi tóc mẹ ngày thêm sợi bạc
Mẹ đã thành hiển nhiên như Trời – Đất
Như cuộc đời, không thể thiếu trong con.
Nếu như con đi một vòng quả đất tròn
Người mong con mỏi mòn vẫn không ai ngoài mẹ
Cái vòng tay mở ra từ tấm bé
Cứ rộng dần khi con trẻ lớn lên.
Mẹ là người đã cho con cái tên riêng.
Trước cả khi con bật lên tiếng “Mẹ”.
Mẹ! Cái tiếng gọi mà từ khi bập bẹ đến lúc trưởng thành
Con vẫn chưa hiểu hết chiều sâu
Mẹ!
Có nghĩa là bắt đầu
Cho sự sống, tình yêu, hạnh phúc!

(Trích “Ngày xưa có mẹ” – Thanh nguyên)
1.Xác định thể thơ? PTBĐ chính?
2.Chỉ rõ biện pháp tu từ nổi bật nhất có trong đoạn thơ?
3.Xét về cấu tạo, hai câu thơ sau thuộc kiểu câu gì?

Mẹ!
Có nghĩa là bắt đầu
Cho sự sống, tình yêu, hạnh phúc!
4.Cảm nhận của em về nội dung của đoạn thơ, bằng 1 đoạn văn ngắn tử 3-5 câu.

                   Tặng 5 tick cho bạn giúp đỡ mk (nhờ người khác)!!!!

                  Mong nhận được sự giúp đỡ từ các bạn~~~Cảm ơn!!!

0
12 tháng 9 2016

Tôi không biết các bạn được nhận tình yêu thương của ba mẹ thế nào , nhưng còn tôi thì tôi hiểu rất rõ . Tôi hiểu ba mẹ tôi cho tôi những gì và hy sinh những gì , chính vì vậy tình thương của ba mẹ dành cho tôi luôn là lớn nhất

    Ba tôi vĩ đại lắm , một người ba thương con mà quên đi bản thân mình , một người ba mà có thể làm tất cả để cho con mình được ăn học . Ba là vậy , là một cái cột vững chắc có thể giữ vững một mái nhà , nếu thiếu ba tức là thiếu đi một nơi nương tựa . 

     Hằng ngày , dù có bận bịu đến đâu , ba vẫn là người dành thời gian để ở bên tôi đầu tiên , có những lần không hiểu bài , tôi lại đến bên ba mà hỏi , có bài thì ba giúp được tôi , còn có bài ba biết chắc là không thể nào giúp con được , ba chỉ cười và khẽ nói : " Ba ngày xưa đâu được học những bài thời ngày nay đâu mà ba biết hả con , con thuộc thế hệ bây giờ thì những lần cô giáo giảng bài , con phải biết lắng nghe như vậy bài sẽ không khó đâu con ạ "

Nghe ba nói , tôi đã hiểu ra được phần nào , tôi lại quay laị bàn và tiếp tục suy nghĩ . Ba thương tôi nhiều lắm ,mỗi lần đi chơi xa ở đâu về ba đều lấy trong túi ra những món quà mà mỗi tối , tôi đều kể cho ba nghe tôi thích nó đến thế nào . Tối đến , khi đã đến giờ ngủ mà buổi ấy mẹ đi làm về muộn , ba lúc nào cũng bên tôi và kể chuyện cho tôi nghe . Tôi hay có cái tật xâu là sợ bóng tối , cứ mỗi lần ba kể chuyện là lại một tay nắm tay ba thật chặt làm cho ba khó mà đọc truyện , ngay cả khi tôi đã ngủ say như chú heo con nhưng đôi bàn tay nhỏ bé của tôi với đôi bàn tay của ba vẫn không bị tách rời , thật kì ghê 

     Ấy vậy mà ba thương tôi nên ba đã nắm tay tôi hết buổi tối ấy , chỉ đến khi buổi sáng tôi nhìn hai con mắt của ba đã mờ mờ vì mất ngủ thì tôi mới hiểu ra phần nào . Chỉ biết nghĩ trong đầu : " Chắc ba thương mình nhiều lắm ''

    Nhưng điều đó chỉ đến khi tôi còn nhỏ mà thôi , bây giờ tôi đã lớn , thời gian ba dành cho tôi cũng không nhiều nữa . Hằng ngày ba đi làm về mệt , ăn cơm xong là ba lên giường nằm luôn , những lúc tôi đến bên ba và nói : " Tối nay ba kể chuyện cho con nghe như hồi nhỏ nhé ! " . Ba chỉ quay lại nói bằng giọng không hoạt bạt như ngày xưa nữa : " Con lớn rồi , không còn bé nhỏ nữa . Những lúc như này con nên dàng thời gian cho em của con " 

   Đã những lần tôi nghe như vậy và đã quay đi , không nói thêm gì  . Nhưng tôi biết ba vẫn luôn thương tôi như hồi tôi còn nhỏ , chỉ vì ba không muốn tôi lớn rồi mà cứ làm nũng như vậy sẽ thành hư . Tình yêu thương của ba dành cho tôi vẫn sẽ không thay đổi

    Còn mẹ của tôi , người mẹ mà đã từng khóc nhiều lần vì con . Khóc tới mức mà hai con mắt ửng đỏ . Cũng chính vì nước mắt của mẹ , mà tôi đã hiểu ra mẹ đang thương đứa con của mình tới nhường nào .

     Khi còn bé , tôi là một đứa trẻ chỉ luôn mang những bệnh tật vào trong người . Tôi đã phải nằm viện từ còn rất bé , có khi những bác sĩ ở bệnh viện ai cũng có thể nhận ra tôi , cho tới khi 6 tuổi thì những thời gian tôi bị ốm mẹ là người luôn cận kề bên giường để chăm sóc tôi , có nhưng hôm cơn sốt đau đớn của tôi lại tái lên , nó đau quằn quại . Đêm ấy , mẹ đã không ngủ mà phải chạy  theo bác sĩ để chuyện tôi từ phòng này sang phòng khác . Dù lúc ấy đôi mắt của tôi mờ đi chẳng nhìn rõ thứ gì , nhưng hình ảnh mẹ tôi chạy sau lưng bác sĩ , vẻ mặt tuyệt vọng và những giọt nước mắt của mẹ cứ từ từ rơi xuống khiến cho tôi không thể quên được

    Tôi còn bé , cứ nhìn thấy mũi tiêm thì tôi cũng chẳng hoảng loạn như bao đứa trẻ khác , bởi tôi đã rất quen thuộc với nó rồi , nhưng khi tiếm mà thiếu đi mẹ thì tôi cảm thấy có gì đó sợ hãi . Tôi chỉ nắm tay mẹ và cười nhè nhẹ nói : " Mẹ ở lại với con ... ,đừng đi đâu nha mẹ " 

     Hai giọt nước mắt của mẹ lại rơi xuống , tôi chẳng hiểu vì sao . Chỉ ước sao mình không nói câu ấy để mẹ lại khóc , giờ tôi mới hiểu , mẹ khóc bởi vì mẹ thương tôi , mẹ bảo :"  mẹ thương những lần con bị tiêm , mẹ thương những lần đôi bàn tay nhỏ bé của mẹ lại bị mũi tiêm đau nhói đâm vào " 

    Tôi hiểu cảm giác của mẹ , tôi hiểu mẹ luôn nghĩ cho tôi và tôi cũng hiểu mẹ thương tôi còn hơn cả chính mình . Những lúc cơn đau qua đi , tôi ngủ thiếp từ lúc nào không biết . Nhưng trong tâm trí tôi lại luôn hiện lên cái hình ảnh , cứ mỗi lần tôi ngủ là mẹ lại khóc , cứ như khi tôi tỉnh mẹ không muốn đứa con nhìn thấy mẹ khóc , không muốn con nhìn thấy mẹ yếu đuối phần nào . Nhưng không , mẹ ơi , mẹ không yếu đuối đâu , mẹ thật vĩ đại là đằng khác . Vì con mà mẹ làm tất cả , vì con mà mẹ ngày đêm mất ngủ , nếu như ai đó thấy mẹ khóc mà nói mẹ yếu đuối thì hãy mặc kệ mẹ nhé , bởi chỉ cần trong mắt con , mẹ đã là một người mẹ hoàn hảo , tuyệt vời đến nhường nào rồi mẹ ạ , trong mắt con không một ai có thể thay thế được mẹ và ba  

       Nếu như sau này có còn được sinh ra , thì con chỉ mong được làm con của ba mẹ lần nữa . Bởi với con , con yêu ba mẹ nhiều nhất mà không ai sánh bằng vui . Con may mắn khi là con của ba mẹ , những gì ba mẹ làm cho con , con sẽ ghi mãi trong lòng . Yêu ba mẹ nhất 

12 tháng 9 2016

Cảm ơn e nha thảo

30 tháng 4 2021

Từ thời thơ bé, em đã thuộc câu ca dao nói về công cha nghĩa mẹ. Lên lớp Một, em đã nhiều lần được học, được tập chép câu ca dao này:
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"

Em cứ thường tự hỏi: Ai là người đầu tiên đã sáng tác ra bài ca dao lục bát này? Bài ca dao đã ra đời từ mấy trăm năm về trước?
Ý nghĩa của câu ca dao thật giản dị, dễ hiểu: công cha vô cùng to lớn, to lớn “như núi Thái Sơn” nghĩa mẹ vô cùng sâu nặng và không bao giờ vơi cạn “như nước trong nguồn chảy ra”.

Sáng tác ra bài ca dao này phải là một người con giàu lòng hiếu thảo với mẹ cha, đã từng mang ơn sâu, nghĩa nặng của mẹ cha, người đã sinh ra mình. 

Công cha to lớn vô cùng. Cha mẹ là người đã sinh ra con, nuôi nấng dạy bảo con nên người. Cha mẹ làm lụng vất vả để có cháo, cơm cho con ăn; may áo quần cho con mặc; nuôi cho con được học hành khôn lớn. Cha là trụ cột của gia đình, nên tục ngữ có câu: “Con có cha như nhà có nóc”. Mẹ mang nặng đẻ đau, “đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ”. Con thơ lớn lên bằng sữa-mẹ, bằng lời ru, sự ôm ấp yêu thương của mẹ hiền. Cha mẹ mong con khôn lớn từng ngày: “Ba tháng biết lầy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi”... Những lúc con thơ bị ốm đau, cha mẹ lo lắng, chăm sóc thuốc thang. Người mẹ nhiều lúc phải thức trắng đêm khi con thơ ốm đau bệnh tật.

Núi Thái Sơn cao ngất chín tầng mây, hùng vĩ trùng điệp được so sánh với công lao to lớn của cha. Nước từ nguồn trong mát ngọt ngào, không bao giờ vơi cạn ví như dòng sữa ngọt ngào, như tình thương bao la của mẹ hiền dành cho đứa con yêu.

Câu ca dao không chỉ ca ngợi công cha, nghĩa mẹ, mà còn thể hiện lòng biết ơn của con đối với mẹ cha. Con phải ngoan ngoãn hiếu thảo, biết vâng lời, biết chăm học chăm làm để trở thành con ngoan trò giỏi, làm cho cha mẹ vui lòng, hạnh phúc. Lúc cha mẹ già yếu, ốm đau, con phải biết chăm sóc phụng dưỡng. Bát cháo, chén thuốc, sự chăm sóc sớm hôm của con cái đối với người đã sinh thành, nuôi nấng, dạy bảo mình nên người là thể hiện lòng hiếu thảo, một nét đẹp truyền thống.

Nghe nói ở phương Tây, lúc cha mẹ về già, con cái đem gửi các cụ vào các trại dưỡng lão, lâu lâu đến thăm một lần. Đạo lí của nhân dân ta rất đẹp khi con cái phụng dưỡng cha mẹ lúc già yếu. Thành ngữ “Quạt nồng ấp lạnh”, tục ngữ: “Trẻ cậy cha, già cậy con” đã nói lên rất rõ đạo lí tốt đẹp ấy. Vì thế, đạo lí dân tộc ta đã coi trọng và đề cao chữ hiếu.

Câu ca dao trên đã nêu lên một bài học thấm thía cho mỗi người con trong gia đình Việt Nam ta. Nó còn gián tiếp chê trách phê phán kẻ bất hiếu. Nó đã trở thành lời ca, tiếng hát thấm sâu vào tâm hồn mỗi chúng ta, trở thành tiêu chuẩn đạo đức con người.

30 tháng 4 2021

Ca dao, tục ngữ là những lời khuyên quý giá dành cho con người. Một trong số đó là bài ca dao:

“Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con!”

Bài ca dao đã đi sâu vào lòng người bởi những hình ảnh so sánh rất độc đáo: “Công cha với núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ với nước trong nguồn”. Đầu tiên, hình ảnh “núi Thái Sơn” là ngọn núi cao, đồ sộ vững chãi nhất ở Trung Quốc. “Nước trong nguồn” là dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn. Từ hiện tượng cụ thể ấy, tác giả dân gian đã ca ngợi công lao của cha mẹ. Tình cha mạnh mẽ, vững chắc, tình mẹ thật ngọt ngào vô tận và trong sáng. Ân nghĩa đó to lớn, sâu nặng biết bao. Chính vì vậy mà chỉ có những hiện tượng to lớn bất diệt của thiên nhiên kỳ vĩ mới có thể so sánh bằng. Xuất phát từ công lao đó, ông cha ta khuyên mỗi chúng ta phải làm tròn chữ hiếu để bù đắp lại công ơn trời biển của cha mẹ.

Công cha nghĩa mẹ lớn lao, bởi họ là người đã sinh ra ta. Không có cha mẹ thì không có bản thân mỗi con người. Cha mẹ lại là người nuôi dưỡng ta từ khi ta mới chào đời cho đến khi ta trưởng thành mà không quản ngại khó khăn vất vả. Cha mẹ còn dạy dỗ ta nên người, dạy cho ta biết cách cư xử sao cho lịch sự, dạy cho ta đạo lí làm người, dạy cho ta cách làm lụng, cách tự chăm sóc cho bản thân, dọn dẹp nhà cửa cho sạch sẽ… Cha mẹ là chỗ dựa vững chắc nhất, tin cậy nhất, luôn dang tay mở rộng tình thương đối với các con. Cha mẹ cùng bên nhau sống trọn đời vì con, tạo lập niềm tin tưởng và nền móng vững chắc cho con vào ngưỡng cửa của cuộc đời.

Và để thể hiện tấm lòng biết ơn đó, đôi khi đến từ những hành động rất đơn giản. Chúng ta phải luôn ngoan ngoãn và nghe lời cha mẹ, làm theo những điều cha mẹ dạy. Ta phải kính trọng hiếu thảo với cha mẹ luôn cố gắng học tập thật giỏi để vui lòng cha mẹ. Có như vậy mới là “đạo con”.

Tóm lại, bài ca dao là một lời răn dạy bổ ích. Chúng ta cần phải biết làm gì để luôn nhớ tới và trân trọng công lao to lớn của cha mẹ.

30 tháng 4 2021

mik chịu

28 tháng 12 2021

 

Ông trở về làng vào một buổi chiều có rất nhiều mây trắng. Ngôi nhà ngày xưa của gia đình ông bây giờ trông thật thảm thương: mái tranh thấp lè tè, chân vách đất đã bục nham nhở trơ ra những cọng rơm, lu nước bên cây chuối bị đứng nghiêng với cái miệng mề xanh rêu… Ông bước vào nhà. Trong nhà, hai bà cháu đang ăn cơm. Người bà ngoài tám mươi mắt loè nhoè không nhận ra con rễ. Đứa cliảu chào ông bằng tiếng chào đối với người khách lạ. Khi nghe tiếng nói hơi quen bà bỗng nhận ra là đứa con rễ đã trở về, đôi đũa rơi xuống mâm cơm từ tay bà, niềm vui ánh lên trong đôi mắt nhạt nhoà nước của bà. Trong khi đó, đứa con bỏ ra gốc ổi sau vườn ngồi một mình…
 

28 tháng 12 2021

Tham khảo

 

Lê Quang Thạc, con của mẹ Nhi và ba Quang, là một cậu bé đặc biệt. Tên cậu là dấu ấn cho sự kiện kỷ niệm việc ba mẹ cậu đều bảo vệ thành công luận án thạc sĩ. Thế nhưng khi 10 tháng tuổi, Thạc lại có những biểu hiện bất thường so với bạn bè đồng trang lứa và được chẩn đoán mắc phải một bệnh về não hiếm gặp. Mẹ Nhi của cậu đã khóc rất nhiều và thậm chí phải đưa con đi xét nghiệm lần hai vì không tin nổi vào kết quả. Các tài liệu y khoa còn thống kê rằng những đứa trẻ mắc phải căn bệnh này thường không sống quá 10 tuổi.

Hai vợ chồng chị Nhi mang con đi chạy chữa khắp nơi nhưng đều không có kết quả. Nhưng họ vẫn chưa bao giờ bỏ cuộc, vì cho dù mọi cánh cửa có khép lại với đứa con trai nhỏ thân yêu thì ba mẹ vẫn luôn là chỗ dựa vững vàng nhất cho con. Chị Nhi quyết định từ bỏ sự nghiệp đang rộng mở và tạm dừng mọi ước mơ để ở nhà chăm sóc Thạc. Chị mở một quán chè nhỏ với mong muốn mỗi người khách đến quán ăn sẽ mang lại niềm vui cho Thạc và giúp cậu cởi mở hơn.

Thấy vợ tất bật với việc chăm con và lo chuyện buôn bán, anh Quang cũng xin nghỉ ở cơ quan và ở nhà phụ vợ đưa Thạc đi khám bác sĩ, đi tập vật lý trị liệu. Rất nhiều người đã hỏi vợ chồng chị Nhi rằng chị có buồn, có tiếc vì sự nghiệp không, chị luôn trả lời rằng không, vì Thạc chính là sự nghiệp lớn nhất của cả ba và mẹ, chỉ cần mỗi ngày được nhìn thấy Thạc lớn khôn và cởi mở là ba mẹ hạnh phúc lắm rồi…

Bài làm_

Lão Hạc là một người cha rất mực yêu thương con. Đồng cảm với nỗi phẫn chí của đứa con tội nghiệp, lão Hạc chấp nhận để con đi cao su. Làm như vậy, lão đã vì con mà ngậm ngùi chịu cảnh già cả, cô đơn, bệnh tật. Ở một mình, lão dành rất nhiều yêu thương cho con chó Vàng: gọi nó là “cậu” Vàng, ăn gì cũng cho nó ăn cùng, đau khổ, khóc lóc khi trót lừa nó để bán... Lão yêu con chó Vàng đơn thuần vì lão rất yêu loài chó ư? Không, lão yêu nó phần lớn bởi đó là kỉ vật của con trai để lại. Đặc biệt, cuối cùng lão Hạc đã chủ động tìm đến cái chết - một cái chết bi thương - cái chết bằng bả chó. Lão đã chấp nhận cái chết nghiệt ngã ấy để giữ lại cho con trai mảnh vườn đặng khi con về có vườn có đất làm ăn sinh sống.

Hok_tốt

Tham khảo:

Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao là một người cha rất thương con. Đồng cảm với nỗi phẫn chí của đứa con tội nghiệp, lão Hạc chấp nhận để con đi cao su. Làm như vậy, lão đã vì con mà ngậm ngùi chịu cảnh già cả, cô đơn, bệnh tật (liệt kê). Ở một mình, lão dành rất nhiều yêu thương cho con chó Vàng: gọi nó là “cậu” Vàng, ăn gì cũng cho nó ăn cùng, đau khổ, khóc lóc khi trót lừa nó để bán... Lão yêu con chó Vàng đơn thuần vì lão rất yêu loài chó ư? Không, lão yêu nó phần lớn bởi đó là kỉ vật của con trai để lại. Đặc biệt, cuối cùng lão Hạc đã chủ động tìm đến cái chết - một cái chết bi thương - cái chết bằng bả chó. Lão đã chấp nhận cái chết nghiệt ngã ấy để giữ lại cho con trai mảnh vườn đặng khi con về có vườn có đất làm ăn sinh sống.

~HT~

8 tháng 1 2020

Ý kiến khẳng định tình cảm yêu thương, kính trọng cha mẹ là thứ tình cảm thiêng liêng cao quý. Chúng ta cần phải trân trọng,  nuôi dưỡng tình cảm ấy; phê phán, lên án gay gắt những người chà đạp lên tình yêu thương ấy.

Bài viết triển khai các ý sau:

- Vì sao sự yêu thương, kính trọng cha mẹ lại là tình cảm thiêng liêng nhất.

- Những biểu hiện chứng tỏ sự yêu thương, kính trọng cha mẹ.

- Xã hội ngày nay vẫn có những đứa con bất hiếu với cha mẹ.

- Bài học của bản thân.