Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
Ý nghĩa :
+ Người mẹ đã thể hiện những tình cảm sâu lắng đối với người con, người mẹ trong suy nghĩ đã giúp cho người con có được một điều dũng cảm để vượt qua trong mọi hoàn cảnh khó khăn. Đã nêu lên tâm tư của người mẹ, muốn con tự lập, muốn con có đủ can đảm để bước tiếp trong con đường phía trước. Càng mong muốn con mình phải cố gắng phấn đầu nổi sợ hãi, sẽ là một hành trang rực bước trên con đường đời
Tham khảo:
Ý nghĩa câu văn là :
Thể hiện tình cảm yêu thương của mẹ mang đến cho người con . Muốn con vươn lên , can đảm lên vì quãng đường trước còn rất dài . Câu văn thể hiện sự tự lập , nuôi lớn con , bước qua thế giới kì diệu mới , muốn con người chúng ta phải tự bảo vệ , can đảm lên khi rời cha mẹ và đi ra ngoài thế giới tươi sáng .
a) - Người mẹ không ngủ vì: bận tâm nhiều điều về con, mẹ hiểu tầm quan trọng của buổi lễ khai trường, đó là bước ngoặt lớn của của đời con; mẹ muốn ghi lại trong lòng con cái rạo rực khi nghĩ về ngày khai trường.
b) - Ý nghĩa câu nói của người mẹ:
+ Người mẹ không ngủ được do ngày mai là ngày đi học đầu tiên của con và ngày ấy cũng chính là ngày đầu tiên con trạm đến ước mơ sau này.
+ "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra" câu nói này muốn người con học là một phần của cả đời con nên con phải can đảm và tự lập về việc học cho chính bản thân mình.
+ Mẹ muốn con mình trưởng thành để tự lo cho bản thân bằng việc học thật giỏi.
Bài làm
Trường học là một thế giới diệu kỳ, là nơi thắp sáng những ước mơ, cũng là nơi nuôi dưỡng nó. Bước qua cánh cổng trường là chúng ta bước vào thế giới tri thức với vô vàn những điều mới lạ và kì thú. Người mẹ trong “Cổng trường mở ra” của nhà văn Lý Lan đã nói với con một câu triết lí đầy cảm xúc: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
Sự kì diệu ở đây không phải là một phép nhiệm màu nào đó của bà Tiên hay ông Bụt. Không phải là thứ đặc biệt mà trần gian không có. Không phải là thứ biến hóa từ vật này sang vật khác. Mà đó là tất cả những thứ mà mỗi con người cần khám phá, vượt qua.
Ở nơi gọi là diệu kì ấy có cả niềm vui thất bại, có cả những điều bất ngờ xảy ra. Và đặc biệt hơn, ở đây rèn luyện cách cảm nhận niềm vui, cảm nhận sự thăng hoa của cuộc đời. Cũng là nơi cho ta biết cách chấp nhận sự thất bại cho dù thất bại làm cho tình thần hoảng loạn, thiếu tự tin. Giúp chúng ta đứng dậy sau khi ngã.
Trong thế giới kì diệu ấy, chúng ta có cả một kho tàng kiến thức nhân loại. Ta có thế biết về nguồn gốc của loài người, biết về những đức hi sinh cao cả đã đổi lại cuộc sống thanh bình cho ta ngày hôm nay. Nó cũng giúp ta hiểu được những điều bí ẩn của thế giới tự nhiên, cho ta những đáp án cho các câu hỏi “vì sao”.
Nơi kì diệu đó có thể bồi dưỡng tâm tư tình cảm của chúng ta. Nơi đó cho ta một màu xanh hi vọng mỗi khi ta buồn hay chán nản. Cho ta một niềm tin tuyệt đối vào bản thân để ta không cảm thấy xấu hổ hay tự ti về mình. Nó cũng khuyên ta nên đón nhận những điều tốt đẹp mà cuộc sống ban tặng, rũ bỏ những u buồn những xấu xa ra khỏi tâm hồn. Rồi ta biết cứng rắn hơn, mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn. Ta cũng hiểu được câu nói “Cuộc sống là luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”.
Và đặc biệt , thế giới kì diệu ấy cho ta những người cha người mẹ dạy dỗ, yêu thương ta, những người bạn luôn sẻ chia vui buồn. Trong lá thư “Xin thầy hãy dạy cho con tôi” gửi cho thầy hiệu trưởng của tổng thống Mỹ A-Lin-côn đã khẳng định rằng trường học sẽ mang lại mọi thứ cho con người. Và với tôi trường học luôn luôn là thế giới kì diệu.
c) Nội dung của đoạn trích:Giúp ta hiểu thêm tấm lòng yêu thương, tình cảm sâu nậng của người mẹ đối với con và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người.
Trong quãng đời đi học, hầu như ai cũng đã trải qua ngày khai trường đầu tiên. Nhưng, ít ai để ý xem trong đêm trước ngày khai trường ấy mẹ mình đã làm gì và nghĩ những gì.
Tùy bút “Cổng trường mở ra” đã ghi lại những cảm xúc ấy: “Vào đêm trước ngày khai trường của con. Mẹ đã chuẩn bị nhiều tâm trạng và tưởng tượng một số tình huống sẽ xảy ra, nhưng mẹ đã không hề nghĩ rằng đêm nay mẹ không ngủ được”.
Nhà văn Lý Lan tâm sự: “Đó là một bài văn tôi viết khoảng mười năm trước, lúc cháu tôi sắp vào lớp một. Tôi chứng kiến tất cả sự chuẩn bị và cảm thông nỗi lòng của em tôi. Chị em tôi mồ cô mẹ khi còn quá nhỏ, các em tôi không hề có niềm hạnh phúc được mẹ cầm tay dẫn đến trường. Hình ảnh đó là nỗi khao khát mà khi làm mẹ em tôi mới thực hiện được. Mãi mãi hình ảnh mẹ đưa con đến trường là biểu tượng đẹp nhất trong xã hội loài người.”
Có lẽ chính bởi được viết lên bằng yêu thương và khát khao yêu thương được mẹ cầm tay đến trường mà “Cổng trường mở ra” chất chứa biết bao xúc cảm. Những câu văn chân thành xúc động như để tâm sự với đứa con bé bỏng, lại như đang nói với chính mình. Nhưng cao hơn nữa, nhà văn muốn khẳng định giá trị của giáo giục đối với một con người và với cả xã hội như bà nói: “Một con người được sinh ra, nuôi dưỡng, thương yêu, và được học hành, là nền tảng của văn minh con người. Cổng trường mở ra trên nền tảng đó, bảo đảm quyền căn bản của mọi đứa trẻ, khẳng định trách nhiệm của mọi người lớn”: “Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này.Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
Chúc bạn học tốtBích Nguyễn
Thế giới này rộng lớn biết bao nhiêu nhưng thế giới nếu không có bàn tay con người khai phá thì đó chỉ là thế giới hoang vu đầy thú dữ và cỏ dại. Con người xây dựng nhà máy, trường học, tạo nên những cánh đồng tít tắp, đưa người lên vũ trụ, thám hiểm đại dương, khai thác các mỏ quặng kim loại. Rồi tương lai thế giới này sẽ thuộc về ai khi những thế hệ của thời đại hôm nay sẽ ra đi? Nó thuộc về tuổi trẻ của hôm nay, thuộc về những cô bé, cậu bé đang rụt rè nấp sau cha mẹ, thầy cô mà ngỡ ngàng nhìn cuộc sống. Vậy thì thế giới rộng này thuộc về tuổi trẻ “Thế giới này là của con”, con cần phải biết thế giới của mình như thế nào, nó đẹp đẽ giàu có và cũng có những góc khuất ra sao. Để biết về thế giới của mình, con hãy can đảm rời tay mẹ bước qua cánh cổng trường cao rộng.
Trước khi đến trường, cuộc sống của chúng ta bó hẹp trong một ngôi nhà, một góc phố, một ngôi làng với những con người ta đã quen mặt, quen tình, với những trò chơi ta đã thành thạo, thuần thục. Nhưng ngày qua ngày, vẫn bầu trời ấy, vẫn ngôi nhà ấy, vẫn những con người với những công việc và thói quen ấy,... thật khó có thể tưởng tượng dược sự đơn điệu, tẻ nhạt bao trùm lên chúng ta như thế nào.
Nhưng bước qua cánh cổng trường là ta bước vào một thế giới sôi nổi, say mê ăm ắp khát khao với bao điều mới lạ. Những thầy cô - những người cha mẹ mới, hàng chục người bạn, hàng trăm gương mặt mới lạ,... Tính cách, cuộc sống của mỗi người đã là một điều thú vị cho ta. Nhìn vào mỗi ngươi là một lần ta được nhìn vào gương để xem xét chính mình, kiểm nghiệm chính mình. Nhưng đó cũng chưa phải là điều tuyệt diệu nhất khi đến với trường học.
Nhà văn M.Goócki từng nói: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Trên thế giới này, có thể trường học không phải là nơi nhiều sách vở nhất nhưng có thể khẳng định rằng đó là nơi có nhiều nhất những người dạy học. Dạy cách đọc sách. Và đó cũng là nơi sách được nâng niu trân trọng nhất. Và như thế. “những chân trời mới” đang được trải ra ngút ngàn trước mắt những đứa trẻ vừa chập chững bước vào cuộc sống. Thế giới rộng lớn ấy là thế giới của những cánh rừng rộng lớn, những cánh chim đại bàng mênh mông, những bước lao mình dũng mãnh. Là những lòng đại dương mênh mông xanh thẳm ăm ắp cá tôm. Là lòng đất thẳm sâu với bao khoáng sản, bao lò lửa đang rùng rùng sôi sục. Đó còn là những đất nước xa xôi với bao phong tục tập quán lí thú, độc đáo. Là nhưng người anh em cùng chung một Tổ với chúng ta trên khắp non nước Việt Nam,... Chao ôi! Thế giới này có bao điều diệu kì mới lạ. Từ hiện thực cuộc sống, “Cổng trường mở ra” còn dạy cho con biết ước mơ những điều tốt đẹp nhất trong cuộc đời này. Con ước thế giới này mãi hòa bình không có chiến tranh; con ước trẻ em trên khắp thế giới có cơm ăn, áo mặc và được đến trường như con; con ước ngày mai con sẽ được bay lên cung trăng thăm chú Cuội,... Thế giới của ước mơ rực rỡ, đẹp đẽ biết nhường nào!
“Cổng trường mở ra” cũng đồng thời mở ra trong mỗi chúng ta bao điều kì thú và hạnh phúc. "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cống trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra", là những người học sinh đang được sống, đang được ước mơ sau cánh cổng trường vĩ đại, chúng ta càng cần can đảm bước đi khám phá, học tập cái thế giới rộng lớn mà tương lai sẽ thuộc về mình.
Thế giới mà người mẹ nói tớ là thế giới đầy màu sắc và kiến thức. Nơi sẽ giúp con đạt được ước mơ của mình. Người mẹ trong bài bày tỏ tình cảm và lời động viên sâu sắc của mình dành cho con. " Con đừng sợ, con cứ tự do bước đi thế giới này là của con" chỉ cần con có sự cố gắng quyết tâm, mẹ tin con có thể chinh phục mọi thử thách. Cảm nhận về thế giới mang những điều bổ ích, nơi mà con sẽ được thỏa thích sáng tạo và làm theo phong cách riêng của con.
giúp mình nha ! mình cần gấp
A, Trích trong đoạn văn Cổng trường mở ra. Tác giả Lý Lan
B,Phương thức biểu đạt biểu cảm(ngoài ra còn tự sự)
C,Thế giới ngày càng rộng mở và con người cũng cần tự lập, chủ động hơn để hòa mình với sự chuyển biến của cuộc sống. Và trong tâm sự của người mẹ nhân ngày khai trường của con, Lý Lan đã viết trong “Cổng trường mở ra”: “Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con.”. Đó không chỉ là những lời yêu thương từ tấm lòng người mẹ mà còn là lời nhắn gửi rất ý nghĩa: sự dìu dắt, chỉ bảo, nâng đỡ của cha mẹ là rất cần thiết nhưng sự tự lập, chủ động của mỗi chúng ta là yếu tố quyết định sự trưởng thành , năng lực và sự thành công của mỗi người. “Cầm tay con mà dắt” chính là sự dẫn dắt, chăm sóc của cha mẹ trên những bước đường đời đầu tiên của con nhưng rồi đến ngưỡng cửa nào đó, sự dìu dắt đó sẽ thay thế bằng những bước chân con tự đi là sự “buông tay” để con được tự do, tự chủ. Lúc ấy sẽ là lúc con cần đến sự can đảm, bản lĩnh, khả năng để biến vạn vật xung quanh thành “thế giới của con” – con tự mình khám phá và hòa nhập. Hay nói cách khác, đó chính là khả năng tự lập và chủ động của mỗi chúng ta. Tự lập là khả năng tự làm việc, học tập, giải quyết những vấn đề cá nhân của mình mà không ỷ lại, nhờ vả, dựa vào sự giúp đỡ của người khác. Và khi bản thân mình tích cực thực hiện, không chờ đợi, không phụ thuộc hoàn cảnh thì đó chính là chủ động, mức độ cao hơn của tự lập. Không phủ nhận rằng, sự chăm sóc, yêu thương, đùm bọc của cha mẹ, người thân đối với chúng ta là những điều quý giá, đáng trân trọng, là nền tảng vững chắc cho sự thành công. Tuy nhiên, yếu tố đóng vai trò là sức bật chính là sự tự lập. Nó giúp chúng ta có ý thức rèn luyện để hoàn thiện bản thân. Sự chủ động giúp chúng ta vươn lên, thích nghi với hoàn cảnh, vượt qua mọi thử thách, không gục ngã lùi bước trước thử thách. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại, tự lập và chủ động là chìa khóa giúp mỗi cá nhân phát triển, không lệ thuộc, phát huy tính sáng tạo. Có như vậy mới đến được ánh sáng của thành công.
k cho mình đi mỏi tay quá bạn ơi.