Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo nhé em~
Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi:
“Vừa mới hôm nào nghe trong đó
Nắng lửa liên miên kiệt nước nguồn
Hôm rày đã lại nghe trong nớ
Mười ngày hai trận lũ, mưa tuôn
Thương những hàng cây khô trong cát
Giờ gặp bão giông bật gốc cành
Thương những nấm mồ khô trên cát
Giờ lại ngâm mình trong nước xanh
Thương những mẹ già da tím tái
Gồng lưng chống lại gió mưa giông
Thương những em thơ mờ mắt đói
Dõi nhìn con nước, nước mênh mông
Vẫn biết ngày mai qua bão lũ
Lá vẫn xanh cây, quả ngọt cành
Miền Trung - Cây cột thu lôi ấy
Nhận hết bão giông lại phía mình.”.
Câu 1: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu cảm của văn bản trên.
Câu 2: (0,5 điểm) Qua khổ thơ đầu, em hãy cho biết đồng bào miền Trung đã liên tục gặp phải những thiên tai gì?
Câu 3: (1,0 điểm) Xét về cấu tạo, các từ bão giông, tím tái thuộc loại từ gì? Đặt câu với 1 trong 2 từ đó.
Câu 4. (1,0) Em hiểu tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì qua câu thơ:
“Vẫn biết ngày mai qua bão lũ
Lá vẫn xanh cây, quả ngọt cành”
II. TẬP LÀM VĂN: (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm).
Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 – 15 dòng) với chủ đề: Hướng về miền Trung.
Câu 2: (5,0 điểm).
Phát biểu cảm nghĩ về khu vườn nhà em.
Đáp án nak
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
Đọc - hiểu | 1 | Phương thức biểu cảm: biểu cảm trực tiếp. | 0, 5 |
2 | Những thiên tai mà miền Trung liên tục trải qua: hạn hán (nắng lửa ... kiệt nước nguồn) và lũ lụt. | 0,5 | |
3 | - bão giông, tím tái: từ ghép đẳng lập. - Đặt câu theo yêu cầu. | 0,5 0,5 | |
4 | Tác giả muốn nhắn gửi thông điệp đến mọi người: Đồng bào miền Trung sẽ vượt qua khó khăn thử thách, hướng đến một ngày mai tươi sáng. (HS có cách diễn đạt khác nhưng phù hợp vẫn cho điểm). | 1,0 | |
Phần Tạo lập văn bản | 1. | a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn b. Xác định đúng vấn đề , chủ đề của đoạn văn. c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Có thể trình bày theo hướng sau: - Đồng bào miền Trung đang phải chịu nhiều khó khăn, thử thách bởi thiên tai liên tiếp, gây ra nhiều thiệt hại về người và của. - Những tin tức về miền Trung thường xuyên được cập nhật trên các phương tiện thông tin đại chúng, thu hút sự quan tâm của nhân dân cả nước. - Hơn lúc nào hết, mọi người cần sẻ chia những đau thương, mất mát và chung tay giúp đỡ đồng bào miền Trung ruột thịt. - Liên hệ bản thân. d. Sáng tạo: HS có thể có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận. e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV. | 0,25 0,25 1,0
0,25 0,25
|
2 | a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, kết bài. | 0,25 | |
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận. | 0,25 | ||
c. Triển khai vấn đề: Viết bài văn nghị luận. Có thể trình bày theo hướng sau: 1. Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu về khu vườn nhà em. Ví dụ: Em sinh ra ở nông thôn nên vì thế mảnh vườn nhà đã trở thành một nơi quen thuộc. Và cũng ở nơi ấy, tâm hồn em trở nên sinh động bởi hương hoa và tiếng chim ca hát suốt ngày. 2. Thân bài: * Biểu cảm về cảnh quan khu vườn: Khu vườn có từ bao giờ? Do ai thiết kế, ai chăm sóc? Diện tích và cách trồng loại cây trong khu vườn như thế nào? Cảm xúc của em khi đứng trước khu vườn vào các thời điểm khác nhau ra sao? * Biểu cảm về các loại cây, hoa: Vườn có những loại hoa, quả gì? Cảm xúc đối với mỗi loài hoa, quả ấy? Loài cây, hoa, quả nào có ấn tượng đặc biệt đối với bản thân em? ... * Cảm xúc của bản thân về những kỉ niệm cùng khu vườn: Em có nững kỉ niệm đáng nhớ nào đối với khu vườn? Kể và bộc lộ cảm xúc về một trong những kỷ niệm đó. 3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về khu vườn. Ví dụ: Em yêu khu vườn và vì thế tôi cũng khát khao làm được nhiều việc có ích cho đời, nhiều việc có ích ... và dù đi đâu cũng luôn nhớ về khu vườn nhà em. | 4,0
0,5
1,0
1,0
1,0
0,5 | ||
d. Sáng tạo: HS có cách kể chuyện độc đáo, linh hoạt. | 0,25 | ||
e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV. | 0,25 |
TOP 5 Đề thi giữa kì 1 Văn 7 năm 2021 - 2022 (Có ma trận, đáp án)
Em tham khảo đề Toán:
Bài 1 (2,0 điểm) : Điểm kiểm tra 45 phút môn Toán của lớp 7A được cô giáo ghi lại như sau:
a) Dấu hiệu ở đây là gì ?
b) Tính số trung bình cộng và tìm mốt của dấu hiệu.
Bài 2 (1,5 điểm) : Cho đơn thức sau:
a) Thu gọn đơn thức M.
b) Tính giá trị của đơn thức tại \(\)\(\text{x = -1 , y = 3}\).
Bài 3 (2,0 điểm) : Cho hai đa thức:
\(\text{A(x) = x^2 + 7x^4 - 2x - 10}\)
\(\text{B(x) = 3x + 4x^4 - 2x^3 + 7}\)
a) Sắp xếp hai đa thức trên theo lũy thừa giảm dần của biến.
b) Hãy tính\(\text{ A(x) + B(x); A(x) - B(x)}\) .
Bài 4 (1,0 điểm) : Trên đường đi học, từ trước nhà đến cổng trường về phía tay phải, Tuấn đếm được tất cả 34 cây cột đèn chiếu sáng. Nếu khoảng cách trung bình 2 cây cột đèn là 35 mét thì quãng đường từ nhà Tuấn đến trường dài bao nhiêu mét ?
Bài 5 (3,5 điểm) : Cho vuông tại\(\text{ A (AB > AC)}\). Trên tia đối của tia AC lấy điểm D sao cho\(\text{ AD = AB}\), trên tia đối của tia AB lấy điểm E sao cho \(\text{DE = BC}\).
a) Chứng minh \(\text{ΔABC = ΔADE}\)
b) Chứng minh
c) Đường cao AH của ΔABC cắt DE tại F. Qua A kẻ đường vuông góc với CF tại G, đường thẳng này cắt đường thẳng BC tại K. Chứng minh: \(\text{FK // AB.}\)
Em tham khảo đề môn Văn:
I. Trắc nghiệm (3 điểm)Hãy đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 2, mỗi ý đúng 0,5 điểm).
Ngót ba mươi năm, bôn tẩu phương trời, Người vẫn giữ thuần túy phong độ, ngôn ngữ, tính tình của người Việt Nam. Ngôn ngữ của Người phong phú, ý vị như ngôn ngữ của người dân quê Việt Nam; Người khéo léo dùng tục ngữ, hay nói ví, thường có lối châm biếm kín đáo và thú vị.
(Phạm Văn Đồng)
1. Thành phần trạng ngữ trong câu: “Ngót ba mươi năm, bôn tẩu phương trời, Người vẫn giữ thuần túy phong độ, ngôn ngữ, tính tình của người Việt Nam” là:
a. Ngót ba mươi năm
b. Bôn tẩu phương trời
c. Ngót ba mươi năm, bôn tẩu phương trời
d. Thuần túy phong độ, ngôn ngữ, tính tình của người Việt Nam
2. Câu văn: “Ngôn ngữ của Người phong phú, ý vị như ngôn ngữ của người dân quê Việt Nam; Người khéo léo dùng tục ngữ, hay nói ví, thường có lối châm biếm kín đáo và thú vị.” sử dụng biện pháp tu từ nào?
a. Tương phản
b. Liệt kê
c. Chơi chữ
d. Hoán dụ
3. Câu nào sau đây không thể chuyển thành câu bị động?
a. Mọi người rất yêu quý Lan.
b. Loài hoa ấy đã quyến rũ bao nhiêu người.
c. Gió thổi rì rào ngoài cửa sổ
d. Ngày mai, mẹ sẽ may xong chiếc áo này
4. Các câu trong đoạn văn sau câu nào là câu đặc biệt?
“Sóng ầm ầm đập vào những tảng đá lớn ven bờ. Gió biển thổi lồng lộng. Ngoài kia là ánh đèn sáng rọi của một con tàu. Một hồi còi.”
a. Sóng ầm ầm đập vào những tảng đá lớn ven bờ
b. Gió biển thổi lồng lộng
c. Ngoài kia là ánh đèn sáng rọi của một con tàu.
d. Một hồi còi
5. Xác đinh trạng ngữ trong câu văn sau: “Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc”
a. Cối xay tre
b. Nặng nề quay
c. Từ nghìn đời nay
d. Xay nắm thóc
6. Câu tục ngữ “Học ăn, học nói, học gói, học mở” rút gọn thành phần nào?
a. Chủ ngữ
b. Vị ngữ
c. Trạng ngữ
d. Phụ ngữ
II. Tự luận (7 điểm)1. Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật văn bản: “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn? (2đ)
2. Em hãy chứng minh “Bảo về rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”. (5đ)
Đáp án và thang điểm
I. Phần trắc nghiệm
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
a | b | c | d | c | a |
II. Phần tự luận
1.
- Giá trị nội dung: Thực cảnh khốn khổ của nhân dân trước thiên tai và sự vô trách nhiệm của bọn quan lại dưới chế độ cũ. Niềm đồng cảm, xót xa trước tình cảnh thê thảm của người dân. (1.0đ)
- Giá trị nghệ thuật: (1.0đ)
+ Tình huống tương phản – tăng cấp, kết thúc bất ngờ, ngôn ngữ đối thoại ngắn gọn, sinh động.
+ Ngôi kể thứ 3 => khách quan.
+ Ngôn ngữ kể, tả, khắc họa chân dung nhân vật.
2.
Viết bài văn chứng minh
a. Mở bài (0.5đ) Vai trò to lớn của rừng. Trích dẫn nhận định cần chứng minh.
b. Thân bài:
- Rừng đem lại những nguồn lợi kinh tế vô cùng to lớn và bền vững (…)
- Rừng góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng
- Rừng là ngôi nhà của các loại động thực vật
- Rừng ngán nước lũ, chống xói mòn, điều hòa khí hậu.
c. Kết bài (0.5đ)
Khẳng định lại vai trò to lớn của rừng, ý nghĩa của việc bảo vệ rừng, trách nhiệm cụ thể: bảo vệ rừng tức là khai thác có kế hoạch; không chặt phá, đốt rừng bừa bãi; trồng rừng, khôi phục những khu rừng bị tàn phá.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I NGỮ VĂN 7 NĂM 2016 - 2017
A. TIẾNG VIỆT
1. Thế nào là từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập?
-Từ ghép chính phụ: có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước và tiếng phụ đứng sau.
-Từ ghép đẳng lập: không phân ra tiếng chính, tiếng phụ (bình đẳng về mặt ngữ pháp)
2. Nghĩa của từ ghép chính phụ và nghĩa của từ ghép đẳng lập được miêu tả như thế nào?
- Nghĩa từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa tiếng chính.
- Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa các tiếng tạo ra nó
3. Xác định từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập trong các ví dụ sau:
a. Ốm yếu, xe lam, xăng dầu, tốt đẹp, cá thu, ăn mặc, chờ đợi, máu mủ
- Từ ghép chính phụ: xe lam, cá thu
- Từ ghép đẳng lập: ốm yếu, xăng dầu, tốt đẹp, ăn mặc, chờ đợi, máu mủ.
b. Xoài tượng, nhãn lồng, chim sâu, làm ăn, đất cát, xe đạp, nhà khách, nhà nghỉ.
- Từ ghép chính phụ:
- Từ ghép đẳng lập:
4. Thế nào là từ láy toàn bộ, từ láy bộ phận?
-Láy toàn bộ: các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn, nhưng cũng có 1 số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối (để tạo sự hài hòa về mặt âm thanh).
- Láy bộ phận: giữa các tiếng có sự giống nhau về phần vần hoặc phụ âm đầu.
5. Xếp các từ láy sau đây vào các loại mà em vừa kể:
a. Xấu xí, nhẹ nhàng, đo đỏ, nhè nhẹ, xinh xinh, róc rách, lóc cóc, trăng trắng
- Láy toàn bộ: đo đỏ, nhè nhẹ, xinh xinh, trăng trắng
- Láy bộ phận: xấu xí, nhẹ nhàng, róc rách, lóc cóc
b. Long lanh, khó khăn, vi vu, linh tinh, loang loáng, lấp lánh, thoang thoảng, nhỏ nhắn, ngời ngời, bồn chồn, hiu hiu.
- Láy toàn bộ:
- Láy bộ phận:
6.Các từ: máu mủ, mặt mũi, tóc tai, nấu nướng, ngu ngốc, học hỏi, mệt mỏi là từ láy hay từ ghép? vì sao.
- Các từ trên không phải là từ láy mà nó là từ ghép
7. Thế nào là đại từ.
- Đại từ: Đại từ dùng để trỏ người,sự vật hoạt động, tính chất,….. được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.
8. Đại từ giữ những chức vụ gì trong câu.
- Đại từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp như: CN, VN trong câu hay phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ.
9. Đại từ có mấy loại? -> 2 loại: Đại từ để trỏ và đại từ dùng để hỏi.
10. Thế nào là Yếu tố HV? -> Yếu tố Hán Việt: là tiếng để cấu tạo nên từ HV gọi là yếu tố HV
11. Từ ghép Hán việt có mấy loại? – 2 loại: Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
12. Trật tự của các yếu tố từ ghép Hán Việt chính phụ giống, khác với trật tự của các tiếng trong từ ghép thuần việt ở chỗ nào?
- Giống trật tự từ ghép thuần việt ở chỗ yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau.
- Khác ở chỗ yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau.
13. Giải thích ý nghĩa các yếu tố trong các từ sau và xác định đâu là từ ghép đẳng lập đâu là từ ghép chính phụ: thiên địa, đại lộ, khuyển mã, hải đăng, kiên cố, tân binh, nhật nguyệt, quốc kì, hoan hỉ (mừng + vui), ngư nghiệp, thạch mã, thiên thư.
- Đẳng lập: thiên địa, khuyển mã, kiên cố (vững+ chắc), nhật nguyệt, hoan hỉ
- Chính phụ: đại lộ, hải đăng,, tân binh, quốc kì, ngư nghiệp
14. Từ Hán Việt có những sắc thái biểu cảm nào?
- Tạo sắc thái trang trọng, thái độ tôn kính; Sắc thái tao nhã, lịch sự tránh gây cảm giác ghê sợ, thô tục ; Sắc thái cổ phù hợp với bầu không khí xã hội xa xưa.
15. Vì sao khi sử dụng từ Hán Việt, chúng ta không nên lạm dụng?
- Khi nói hoặc viết, không nên lạm dụng từ HV, làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
16. Em hãy cho biết sắc thái biểu cảm của những từ HV trong các câu sau:
a. Thiếu niên VN rất dũng cảm-> trang trọng
b. Hôm nay, ông ho nhiều và thổ huyết-> tránh sự ghê sợ
c. Không nên tiểu tiện bừa bãi mất vệ sinh -> Sắc thái tao nhã,lịch sự
d.Hoa Lư là cố đô của nước ta ->Sắc thái cổ
17. Thế nào là quan hệ từ?
- Biểu thị ý nghĩa quan hệ như: so sánh, sỡ hữu, nhân quả, tương phản …. giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn
18. Nếu trong những trường hợp bắt buộc dùng qht mà ta không dùng thì ý nghĩa của câu như thế nào?
- Trường hợp bắt buộc dùng qht mà không dùng thì ý nghĩa của câu sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa.
19. Có phải trường hợp nào ta cũng bắt buộc sử dụng quan hệ từ không? Vì sao? VD.
- Không, vì có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ (dùng cũng được không dùng cũng được).
20. Các lỗi thường gặp về quan hệ từ?Nêu cách chữa.
- Thiếu quan hệ từ; Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa; Thừa quan hệ từ; Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết.
21.Vận dụng những kiến thức về quan hệ từ để nhận xét các câu sau, câu nào đúng và câu nào sai.
a. Nếu có chí thì sẽ thành công-> đúng (quan hệ điều kiện – kết quả)
b. Nếu trời mưa thì hoa nở.-> Sai (trời mưa không phải là điều kiện để hoa nở)
c. Giá như trái đất bằng quả cam thì tôi bỏ vào túi áo.-> đúng ( quan hệ giả thiết – kết quả)
22. Thế nào là đồng nghĩa? có mấy loại từ đồng nghĩa?
- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
- Có hai loại:
+ Từ đồng nghĩa hoàn toàn: Nghĩa giống nhau, có thể thay thế cho nhau.
+ Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: Nghĩa giống nhau, sắc thái ý nghĩa khác nhau
23. Có phải bao giờ từ đồng nghĩa cũng thay thế cho nhau được?
- Không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng thay thế cho nhau.
- Khi nói, khi viết cần cân nhắc để chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm.
24. Xếp các từ sau vào các nhóm từ đồng nghĩa: Chết, nhìn, cho, chăm chỉ, hi sinh, cần cù, nhòm, siêng năng, tạ thế, biếu, cần mẫn, thiệt mạng, liếc, tặng, dòm, chịu khó.
a) chết, hi sinh, tạ thế, thiệt mạng b) nhìn, nhòm, ngó, liếc, dòm
c) cho, biếu, tặng d) chăm chỉ, cần cù, siêng năng, cần mẫn,chịu khó
25. Xác định từ đồng nghĩa trong các ví dụ sau:
a. Thúy Kiều đi qua cầu nhác thấy chàng Kim lòng đã Trọng
Trọng Thủy nhòm vào nước thoáng thấy nàng Mị mắt rơi Châu.
b. Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
c. Đi tu phật bắt ăn chay
Thịt chó ăn được, thịt cầy thì không !
d. Tìm từ đồng nghĩa trong 2 câu ca dao sau
- “Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”.
(Hồ Chí Minh )
- “Mênh mông bốn mặt sương mù
Đất trời ta cả chiến khu một lòng”.
(Việt Bắc – Tố Hữu )
26. Thế nào là từ trái nghĩa?
- Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Một từ nhiểu nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ trái nghĩa khác nhau.
27. Tìm các từ trái nghĩa trong các câu ca dao, tục ngữ sau:
a) Non cao non thấp mây thuộc,
Cây cứng cây mềm gió hay. (Nguyễn Trãi)
b) Trong lao tù cũ đón tù mới,
Trên trời mây tạnh đuổi mây mưa. (Hồ Chí Minh)
c) Còn bạc, còn tiền,còn đệ tử,
Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi. (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
d) Nơi im lặng sắp bùng lên bão lửa,
Chỗ ồn ào đang hóa than rơi. (Phạm Tiến Duật)
e)Đất có chỗ bồi, chỗ lở, người có người dở, người hay.
28. Điền các từ trái nghĩa thích hợp vào các câu tục ngữ sau:
a) Một miếng khi đói bằng một gói khi……… b) Chết………. còn hơn sống đục
c) Xét mình công ít tội …… d) Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại …………..
e) Nói thì………………. làm thì khó g) Trước lạ sau……………….
29. Thế nào là từ đồng âm?
- Từ đồng âm: là những từ có âm giống nhau nhưng nghĩa hoàn toàn khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
30. Các từ “châu” dưới đây có phải là từ đồng âm không? Vì sao?
a. Châu chấu đá xe.
b. Châu Âu mùa này tuyết đang rơi.
c. Châu Do đẹp trai sánh với Tiểu Kiều.
- Các từ “Châu” là từ đồng âm vì: Châu 1: tên một loại côn trùng; châu 2: tên một châu lục nằm trọn vẹn ở bắc Bán cầu; châu 3: tên người. (phát âm chệch đi từ chữ chu – Chu Du – một nhân vật nổi tiếng thời Tam Quốc – Trung Quốc)
31. Giải thích nghĩa của từ “chân” trong các ví dụ sau và cho biết chúng có phải là từ đồng âm không?
a. Cái ghế này chân bị gãy rồi.
b. Các vận động viên đang tập trung dưới chân núi.
c. Nam đá bóng nên bị đau chân.
-Không phải là từ đồng âm mà là từ nhiều nghĩa vì:
+ Chân 1: chỉ bộ phận dưới cùng của ghế, dùng để đỡ các vật khác (chân bàn, chân ghế…).
+ Chân 2: chỉ bộ phận dưới cùng của một số vật, tiếp giáp và bám chặt với mặt nền (chân núi, chân tường …)
+ Chân 3: Chỉ bộ phận dưới cùng của cơ thể người dùng để đi, đứng.
32. Tìm và giải thích nghĩa các từ đồng âm sau:
“Bà già đi chợ Cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng.
Thầy bói gieo quẻ nói rằng,
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.”
TL: - Lợi 1: lợi ích - lợi 2: lợi của nướu răng.
33. Thành ngữ là gì? VD?
- Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh
Vd: tham sống sợ chết, năm châu bốn biển, ruột để ngoài da, mẹ góa con côi
34. Chức vụ của thành ngữ?
- Làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ
35. Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau:
a. An phận thủ thường:bằng lòng với cuộc sống bình thường của mình, không đòi hỏi gì.
b. Tóc bạc da mồi:Người tuổi cao
c. Được voi đòi tiên: có được cái này còn đòi cái kia có giá trị hơn, chỉ người có tính tham lam.
-> Lòng tham không có giới hạn, ngày càng quá đáng
d. Nước mắt cá sấu: lúc nào cũng có thể chảy nước mắt như nước ở mắt con cá sấu, chỉ người có tính giả dối gian xảo, giả tạo, giả vờ tốt bụng, nhân từ của những kẻ xấu.
e. Bách chiến bách thắng:
g. Ăn cháo đá bát:
mai mik mới kt nhưng đây là đề cương, khá dài nhỉ?
Đề bài I. Đọc hiểu (3,0 điểm).
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
Khi thầy viết bảng Em yêu phút giây này Mai sau lớn lên người
Bụi phấn rơi rơi Thầy em tóc như bạc thêm Làm sao có thể nào quên
…Có hạt bụi nào Bạc thêm vì bụi phấn Ngày xưa thầy dạy giỗ
Vương trên tóc thầy… Cho em bài học hay Khi em tuổi còn thơ…
(Bụi phấn – Lê Văn Lộc)
Câu 1: (0.5 điểm) Xác định những phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên?
Câu 2: (0.5 điểm) Chỉ ra phép tu từ trong đoạn thơ?
Câu 3: (1.0 điểm) Tác dụng của biện pháp tu từ đó?
Câu 4: (1.0 điểm) Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì?
II. Tập làm văn: (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Từ ý thơ trên, hãy viết đoạn văn khoảng 10 đến 15 dòng nói lên lòng biết ơn của em với thầy cô giáo?
Câu 2: (5.0 điểm) Phát biểu cảm nghĩ về người thân mà em yêu quý nhất.
Phần I : Trắc nghiệm : 2 đ
Câu 1: Qua văn bản Mẹ tôi, em cảm nhận được người mẹ là người như thế nào?
A, Đó là một người mẹ tuyệt vời ,có tình yêu thương con sâu nặng ,thắm thiết
B, Rất trách nhiệm với con.
C, Dành hết tình thương cho con.
D, Người mẹ có đức hi sinh cao cả, lớn lao .
Câu 2: Thân cò tượng trưng cho lớp người nào trong xã hội phong kiến?
A. Tầng lớp thống trị | B.Người phụ nữ |
C. Người nông dân | D. Những người nghèo khó |
Câu 3: Về hình thức cả 2 bài “ Sông núi nước nam”, “ Phò giá về kinh” đều:
A, Diễn đạt ý tưởng ,lời nói chắc nịch , dung dị , không hoa mĩ.
B, Diễn đạt cô đúc , dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng.
C, Có cách nói nôm na ,giản dị .
D, Diễn đạt cầu kì ,kiểu cách
Câu 4: Từ câu 2 đến câu 6 trong bài thơ Bạn đến chơi nhà, tác giả nói đến sự thiếu thốn tất cả những điều kiện vật chất để đãi bạn với mục đích gì?
- Miêu tả cảnh nghèo của mình.
- Không muốn tiếp đãi bạn.
- Qua lời thơ hóm hỉnh trào lộng vui vui nhà thơ bày tỏ cuộc sống thanh bạch ,tâm hồn thanh cao của một nhà Nho về ở ẩn nơi quê nhà .
- Diễn đạt một cách dí dỏm tình cảm chân thành, sâu sắc.
Phần II: Tự luận (8đ)
Câu 1: (2đ) Chép lại theo trí nhớ hai bài ca dao – dân ca bắt đầu bằng cụm từ “thân em”. Cụm từ “thân em” ?
Câu 2: (2đ) Bài thơ Bánh trôi nước gồm hai lớp nghĩa :
– Nghĩa thứ nhất : Miêu tả bánh trôi nước khi đang được luộc chín
– Nghĩa thứ hai : Phản ánh vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ.
Trong hai nghĩa trên, nghĩa nào quyết định giá trị bài thơ? Vì sao?
Câu 3: (4đ) Có bạn cho rằng: cụm từ “ta với ta” trong hai bài thơ “ Qua đèo Ngang” và “Bạn đến chơi nhà” hoàn toàn chẳng khác gì nhau. Em có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao ?
#Học tốt!!!
Câu 1: Chép lại bài ca dao số 1 nói về tình cảm gia đình (công lao của cha mẹ). (1 điểm)
Câu 2: Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Qua đèo Ngang” của Bà huyện Thanh Quan? (1 điểm)
Câu 3: Từ ghép hán Việt có mấy loại, đó là những loại nào? Hãy xếp các từ ghép: hữu ích, thi nhân, phát thanh, tân binh vào nhóm thích hợp:
a) Từ có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau.
b) Từ có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau. (1 điểm)
Câu 4: Điền từ trái nghĩa thích hợp vào các thành ngừ sau: (1 điểm)
- Chân cứng đá … - Chạy sấpchạy …
- Mắt nhắm mắt … - Gần nhà … ngõ
Câu 5: Phát biểu cảm nghĩ của em về một người thân mà em yêu quí nhất (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em …) (6 điểm)
Câu 1;Cho bài văn tĩnh dạ tứ
a,chỉ ra các danh từ động từ,từ đồng âm\
b,phân tích 2 câu văn cuối
Câu 2; tả con vật nuôi
Đề bài
Câu 1: (3 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
... Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!...Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con [...] Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!...
(Theo SGK Ngữ Văn 7, tập 1)
a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai?
b. Tìm 2 từ láy, 2 từ ghép đẳng lập có trong đoạn văn.
c. Nêu dung chính của đoạn văn trên.
Câu 2: (1 điểm)
Xác định đại từ trong hai câu thơ sau, và cho biết chúng thuộc loại đại từ nào?
“Mình về với Bác đường xuôi.
Thưa dùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người”
(Việt Bắc” –Tố Hữu)
Câu 3: (1 điểm) Tìm
a. Một từ láy mô phỏng tiếng động của lá.
b. Một từ láy mô tả hình dáng sự vật.
Câu 4: (5 điểm)
Cảm nghĩ về bài thơ” Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến.
ề tình anh em trong “Cuộc chia tay của những con búp bê” của nhà văn Khánh Hoài?
tôi chỉ nghỉ ra đc tới đây thôi
I. Trắc nghiệm: (2,0đ)
Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái in hoa đứng trước câu đúng nhất.
1. Trong những sự việc sau, sự việc nào không được kể lại trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”?
A. Cuộc chia tay của hai anh em
B. Cuộc chia tay của hai con búp bê
C. Cuộc chia tay của người cha và người mẹ
D. Cuộc chia tay của bé Thủy với bạn bè và cô giáo.
Câu 2: Hình ảnh nổi bật xuyên suốt bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh là gì?
A. Tiếng gà trưa
B. Quả trứng hồng
C. Người bà
D. Người chiến sĩ
Câu 3: Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh… đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
Câu 4: Cặp từ trái nghĩa nào phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau:
Non cao tuổi vẫn chưa già
Non sao….nước, nước mà…non
A. xa- gần B. đi – về
C. nhớ – quên D. cao – thấp.
- Quảng cáo -
Câu 5: Từ HánViệt nào sau đây không phải là từ ghép chính phụ?
A. sơn hà B. Nam đế cư
C. Nam quốc D. thiên thư
Câu 6: Điền cặp quan hệ từ vào chỗ trống cho phù hợp với đoạn văn sau:
” Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm.Vừa thương vừa ăn năn tội mình. …tôi không trêu chị Cốc …đâu đến nỗi Choắt việc gì.
(TôHoài)
A. Giá …thì
B. Nếu…thì
C. Vì ….nên
D. Đáng lẽ…thì
7. Trong các nhóm từ sau, nhóm từ nào là những từ láy ?
A. Mặt mũi; xanh xao; tốt tươi.
B. Tóc tai, râu ria, đo đỏ
C. Xám xịt; thăm thẳm, núi non
D. Xám xịt; đo đỏ
8. Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ“ Thi nhân” ?
A. Nhà văn B. Nhà thơ
- Quảng cáo -
C. Nhà báo D. Nghệ sĩ.
II. Tự luận (8đ):
1. (1đ) : Chỉ ra điệp ngữ trong câu thơ sau và cho biết đó là dạng điệp ngữ nào? Tác dụng của điệp ngữ?
Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công.
(Hồ Chí Minh)
2. (2đ): a. Chép thuộc lòng và chính xác phần dịch thơ bài “Rằm tháng giêng ”của Hồ Chí Minh?
b. Trình bày nội dung bài thơ “Rằm tháng giêng ” .
3. (5 điểm ): Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya“của HồChí Minh.
Đề bài
Câu 1: (3 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
... Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!...Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con [...] Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!...
(Theo SGK Ngữ Văn 7, tập 1)
a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai?
b. Tìm 2 từ láy, 2 từ ghép đẳng lập có trong đoạn văn.
c. Nêu dung chính của đoạn văn trên.
Câu 2: (1 điểm)
Xác định đại từ trong hai câu thơ sau, và cho biết chúng thuộc loại đại từ nào?
“Mình về với Bác đường xuôi.
Thưa dùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người”
(Việt Bắc” –Tố Hữu)
Câu 3: (1 điểm) Tìm
a. Một từ láy mô phỏng tiếng động của lá.
b. Một từ láy mô tả hình dáng sự vật.
Câu 4: (5 điểm)
Cảm nghĩ về bài thơ” Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến.
Đáp án đề thi
1. Câu 1 (3 đ )
a. Đoạn văn trên trích trong văn bản “Mẹ tôi” : 0,5 đ
- Tác giả: Ét-môn-đô đơ A-mi-xi (hoặc ghi A-mi-xi vẫn cho điểm tối đa) 0,5 đ
b. Tìm 2 từ láy : hổn hển, quằn quại, nức nở, sẵn sàng, đau đớn 0,5 đ
- Tìm 2 từ ghép đẳng lập: lo sợ, tức giận 0,5 đ
c. Nội dung chính đoạn văn (1 đ)
Đoạn văn trên trong bức thư bố viết cho con, gợi lại hình ảnh người mẹ. Đó là những hình ảnh dễ rung động cảm xúc nhất để đứa con nhận thức được sự bội bạc của mình. Nhấn mạnh sự hi sinh của người mẹ. Con không được quên tình mẫu tử ấy.
2. Câu 2: (1 đ)
- Các đại từ: Mình, Bác. Người. (0,5đ)
- Đại từ xưng hô. (0,5 đ)
3. Câu 3: (1 đ)
a. Từ láy mô phỏng tiếng động của lá: xào xạc ( 0,5 đ)
b. Từ láy mô tả hình dáng sự vật: nhấp nhô, gập ghềnh, li ti ( 0,5 đ)
4. Câu 4 (5 đ)
a) Mở bài: (0,5 đ) - Bạn đến chơi nhà là một bài thơ Nôm của Nguyễn Khuyến thể hiện một tình bạn đẹp, chân thành và xúc động.
b) Thân bài: (4 đ)
- Đồng cảm, chia sẻ với hoàn cảnh đón bạn hết sức éo le, nan giải của nhà thơ:
+ Cảm nhận nỗi vui mừng khôn xiết của nhà thơ khi lâu ngày gặp bạn .
+ Thấu hiểu nỗi băn khoăn của nhà thơ khi muốn đãi bạn một buổi ra trò để thể hiện tấm chân tình nhưng hoàn cảnh éo le thì không chiều lòng thi nhân (Câu 2).
- Thấm thía giá trị của tình bạn chân thành, sâu sắc:
+ Bất ngờ trước ứng xử tuyệt vời của nhà thơ trước tình thế nan giải (Câu 8)
+ Nhận thức sâu sắc: Tình bạn tự nó đã là một bữa tiệc tinh thần vô giá , hơn mọi “thứ mâm cao cỗ đầy.”
+ Hình dung rất rõ nụ cười nhân hậu đầy hóm hỉnh yêu đời của Nguyễn Khuyến qua câu thơ cuối bài.
c) Kết bài: (0,5 đ)
Bạn đến chơi nhà là bài thơ đẹp về tình bạn trong sáng, chân thành. Bài thơ sẽ mãi còn vẹn nguyên giá trị ở mọi thời đại.
Đề kiểm tra giữa học kì I lớp 7 môn Ngữ văn - Đề 2
học tốt
kiểm tra xog r (:"
Bn cho mình đề kiểm tra đọc hiểu đi bn để mình ôn