K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 5 2016

So sánh

+ Sao mày ngu như con bò thế!

+ Chữ mày xấu như gà bới!

+ Mày lì như trâu vậy!?

+ Mày khỏe như voi ấy!?

+ Nhìn mặt mày dơ như mặt mèo ấy!?

6 tháng 5 2016

Anh/chị troll em !!! hum

1 tháng 12 2016

BÀI LÀM

Tiết trời bắt đầu se lạnh, hàng cây so đũa trước nhà lác đác trổ bông, từng chùm trắng muốt chen lẫn giữa đám lá xanh um đong đưa theo gió. Cánh hoa màu sữa mịn màng xếp chồng lên nhau. Hoa chưa nở trông giống những chiếc móc câu treo lủng lẳng. Khi nở những cánh hoa bung ra khoe nhị vàng. Phía dưới đài hoa là một điều tuyệt diệu: túi mật ngọt lịm thơm lừng ẩn chứa một sự quyến rũ đến vô cùng.

Thuở nhỏ tôi thường trèo lên cây so đũa hái hoa chỉ để hút lấy phần mật thơm ngon ấy. Lớn hơn một chút tôi biết hái hoa mang về cho mẹ nấu canh chua. Một rổ bông so đũa, ít trái đậu rồng, vài cọng rau muống và một mớ cá rô đồng. Chỉ bấy nhiêu thôi cả nhà tôi đã có bữa cơm chiều ngon miệng. Bông so đũa luộc hoặc hấp cơm thì ngon phải biết, vừa thơm, vừa dai lại vừa ngọt.

Mỗi năm cây so đũa chỉ trổ bông một lần khoảng từ tháng mười âm lịch đến sau Tết. Qua mùa hoa, trên cây chỉ toàn là trái. Những trái dài khoảng hai gang tay, trổ song song, ngay ngắn, đều đặn cứ y như người ta so đũa trước mỗi bữa ăn. Phải chăng vì thế mà cây có tên là: “so đũa”? Cũng chính nhờ hình ảnh đó mà cây có thêm một ý nghĩa đặc biệt. Những chàng trai, cô gái quê yêu nhau lấy thời điểm cây ra hoa làm hẹn ước “ra giêng rồi so đũa thành đôi”.

11 tháng 8 2017

văn học hiện đại việc nam đang trên đà phát triển và cũng đang cố gắng để phát triển hơn nữa về sau này.để cho mọi người trên thế giới biết rằng văn học việt nam là cả một kho tàng là những viên ngọc còn mãi với thời gian càng để lâu càng sáng

22 tháng 9 2016

phương châm cách thức hay sao đó bnhihi

 

25 tháng 4 2018

Trong cuộc đời, ai cũng có riêng cho mình những kỉ niệm của một thời ấu thơ hồn nhiên, trong sáng. Những kỉ niệm ấy là những điều thiêng liêng, thân thiết nhất, nó có sức mạnh phi thường nâng đở con người suốt hành trình dài và rộng của cuộc đời. Bằng Việt cũng có riêng một ki niệm, đó chính là những tháng năm sống bên bà, cùng bá nhóm lên cái bếp lửa thân thương. Không chỉ thế, điều in đậm trong tâm trí cua Bằng Việt còn là tình cảm sâu đậm của hai bà cháu. Chúng ta có thể cam nhận điều đó qua bài thơ Bếp lửa của ông.

Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ Bếp lửa được ông sáng tác năm 1963 lúc 19 tuổi và đang di du học ở Liên Xô. Bài thơ đã gợi lại những kì niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu với bà, với gia đình, quê hương, đất nước. Tình cảm và những kỉ niệm về bà được khơi gợi từ hình ảnh bếp lửa. ở nơi đất khách quê người, bắt gặp hình ảnh bếp lửa, tác giả chợt nhớ về người bà:

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.

Hình ảnh chờn vờn gợi lên những mảnh kí ức hiện về trong tác giả một cách chập chờn như khói bếp. Bếp lửa được thắp lên, nó hắt ánh sáng lên mọi vật và tỏa sáng tâm hồn đứa cháu thơ ngây. Bếp lửa được thắp lên đó cũng là bếp lửa của cuộc đời bà đã trải qua biết mấy nắng mưa. Từ đó. hình ảnh người bà hiện lên. Dù đã cách xa nửa vòng trái đất nhưng dường như Bằng Việt vẫn cảm nhận được sự vỗ về, yêu thương, chăm chút từ đôi tay kiên nhẫn và khéo léo của bà. Trong cái khoảnh khắc ấy, trong lòng nhà thơ lại trào dâng một tình yêu thương bà vô hạn. Tình cảm bà cháu thiêng liêng ấy cứ như một dòng sông với con thuyền nhỏ chở đầy ắp những kỉ niệm mà suốt cuộc đời này chắc người cháu không bao giờ quên được và cũng chính từ đó, sức ấm và ánh sáng của tình bà cháu cũng như của bếp lửa lan tỏa toàn bài thơ.

Khổ thơ tiếp theo là dòng hồi tưởng của tác giả về những ki niệm của những năm tháng sống bên cạnh bà. Lời thơ giản dị như lời kể, như những câu văn xuôi, như thủ thỉ, tâm tình, tác giả như đang kể lại cho người đọc nghe về câu chuyện cổ tích tuổi thơ mình. Nếu như trong câu chuyện cổ tích của nhừng bạn cùng lứa khác có bà tiên, có phép màu thì trong câu chuyện của Bằng Việt có bà và bếp lửa. Trong những năm đói khổ, người bà đã gắn bó bên tác giả, chính bà là người xua tan bớt đi cái không khí ghê rợn của nạn đói 1945 trong tâm trí đứa cháu. Cháu lúc nào cũng được bà chở che, bà dẫu có đói cũng để cháu không thiếu bữa ăn nào, bà đi mót từng củ khoai, đào từng củ sắn để cháu ăn cho khỏi đói:

Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói

Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi

Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy

Chỉ nhớ khói, hun nhèm mắt cháu

Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!

Chính mủi khói đã xua đi cái mùi tử khí trên khắp các ngõ ngách. Cũng chính cái mùi khói ấy đã quện lại và bám lấy tâm hồn đứa trẻ. Dù cho tháng năm có trôi qua, những kí ức ấy cũng sẽ để lại ít nhiều ấn tượng trong lòng đứa cháu để rồi khi nghĩ lại lại thấy sống mũi còn cay. Là mùi khói làm cay mắt người người cháu hay chính là tấm lòng của người bà làm đứa cháu không cầm được nước mắt?

2 tháng 5 2018

Bằng Việt là bút danh của Nguyễn Việt Bằng sinh năm 1941, quê ở Thạch Thất, tỉnh Hà Tây, nay thuộc thành phố Hà Nội. Ông thuộc thế hệ thơ sĩ trưởng thành trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Tác giả viết bài thơ “Bếp lửa” vào năm 1963, khi đang học đại học ở Liên Xô. Đây là bài thơ hay nhất, độc đáo nhất của Bằng Việt. Hay và độc đáo ở đề tài; hay và độc đáo ở hình ảnh người bà thân thương, hình ảnh bếp lửa, tiếng chim tu hú đổng quê…; đặc biệt là giọng thơ tha thiết, bồi hồi được thể hiện qua những vần thơ, câu thơ 8 chữ.

Kí ức tuổi thơ tình thương bà, tình yêu quê hương đất nước được tác giả nói đến đã tạo nên hồn cốt bài thơ kiệt tác “Bếp lửa”.

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà

Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa”…

Có một thời gian khổ mà không thể nào quên, có những người đã gắn bó với tuổi thơ chúng ta, trở thành kỉ niệm, mang theo bao tình thương nỗi nhớ sâu nặng trong lòng ta. Bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt với hình ảnh người bà đã đem đến cho ta cảm xúc và nỗi niềm bâng khuâng ấy:

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa”

Phần đầu bài thơ “Bếp lửa” nói lên những kỷ niệm sâu sắc tuổi thơ với bao tình thương nhớ bà của đứa cháu đi xa.

Tràn ngập bài thơ, đoạn thơ là một tình thương nhớ mênh mông, bồi hồi. Ba câu thơ đầu nói lên hai nỗi nhớ: nhớ bếp lửa, nhớ thương bà, bếp lửa “chờn vờn sương sớm, gắn bó với mỗi gia đình Việt Nam, với sự tần tảo chịu thương chịu khó của bà. Bếp lửa “ấp iu nồng đượm”’ được nhen nhóm bằng sự nâng niu. ấm áp của tình thương. Nhớ bếp lửa là nhớ đến bà “biết mất nắng mưa”,trải qua nhiều vất vả, khó nhọc. Điệp ngữ “một bếp lửa” kết hợp với câu cảm thán làm cho giọng thơ bồi hồi xúc động:

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.”

Khổ thơ thứ hai nói về kỉ niệm tuổi thơ, kỉ niệm buồn khó quên: “năm đói mòn đói mỏi”, “khô rạc ngựa gầy”, “khói hun nhèm mắt cháu”. “sống mũi còn cay”. Bằng Việt sinh năm 1941, năm nhà thơ lên 4 tuổi, là cuối năm 1944 đầu năm 1945. nạn đói kinh khủng đã xảy ra, hơn 2 triệu đồng bào ta bị chết đói. Đó là ki niệm về “mùi khói”, về “khói hun”, một cảnh đời nghèo khổ gắn liền với bếp lửa gia đình trước cách mạng. Vần thơ là tiếng lòng thời thơ ấu gian khổ, rất chân thực cảm động:

“Lên bổn tuổi, cháu đã quen mùi khói

Năm ấy là năm đói mòn, đói mỏi

Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy

Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu

Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!”

“Nghĩ lại đến giờ” đó là năm 1963, đã 19 năm trôi qua, mà đứa cháu vẫn cảm thấy “sống mũi còn cay!”. Kỉ niệm buồn, vết thương lòng, khó quên là vậy!

Khổ thơ thứ ba nói về việc nhóm lửa suốt một thời gian dài 8 năm cùa hai bà cháu. Có tiếng chim tu hú kêu gọi mùa lúa chín trên những cánh đồng quê. Tiếng chim tu hú, những chuyện kể của bà về Huế thăn yêu đã trờ thành ki niệm. ‘Tu hú kêu…”, “khi tu hú kêu…”, “tiếng tu hú”…, cái âm thanh đồng quê thân thuộc ấy được nhắc đi nhắc lại nhiều lần càng trở nên tha thiết, bồi hồi. Đó là tiếng vọng thời gian năm tháng của kỉ niệm về gia đình (bếp lửa), về quê hương (tiếng chim tu hú) yêu thương. Cháu thầm hỏi bà hay tự hỏi lòng mình về một thời xa vắng:

“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa

Tu hú kêu trên những cánh đồng xa

Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?

Bà hay kể chuyện những ngàv ở Huế

Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!”

“Cháu cùng bà nhóm lửa”, nhóm lửa của sự sống, nhóm ngọn lửa của tình thương.

Tám năm ấy, đất nước có chiến tranh “Mẹ cùng cha bận công tác không về”, cháu ở cùng bà, cháu lớn lên trong tình thương và sự chăm sóc nuôi dưỡng của bà. Hai câu thơ 16 chữ mà chữ bà, chữ cháu đã chiếm đúng một nửa. Ngôn từ đã hội tụ tất cả tình thương của bà dành cho cháu. Một tình thương ấp ủ, chở che:

“Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu ghe

Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học.”

Hay nhất, hàm súc nhất là những chuỗi từ ngữ: “cháu ở cùng bà”, “bà bảo”, “bà dạy”, “bà chăm”. Vai trò người bà trong mỗi gia dinh Việt Nam thật vô cùng to lớn. Năm tháng đã trôi qua thế mà bà vẫn “khó nhọc” vất vả “nhâm bếp lửa”. Nghĩ về ngọn lửa hồng của bếp lửa, nghĩ về tiếng chim tu hú gọi bầy, đứa cháu gọi nhắn thiết tha chim tu hú “kêu chi hoài”. Câu thơ cảm thán và câu hỏi là từ diễn tả nỗi thương nhớ bà bồi hồi tha thiết. Cảm xúc cứ trào lên:

“Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,

Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà

Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?”…

Nãm chữ “nghĩ thương bà khó nhọc” nói lên lòng biết ơn bà của đứa cháu đã và đang mang nặng trong trái tim mình tình thương của bà dành cho.

Đoạn thơ đầy ắp kỉ niệm tuổi thơ và dào dạt cảm xúc. Cháu thương nhớ và biết ơn bà không bao giờ quên. Bằng thể thơ tự do 8 từ (có câu 7 từ), tác giả đã tạo nên một giọng thơ thiết tha, chất thơ trong sáng truyền cảm, hình tượng đẹp. Bếp lửa, tiếng chim tu hú, người bà là 3 hình tượng hòa quyện trong tâm hồn đứa cháu xa quê, ở đây, tình thương nhớ bà gắn liền với tình yêu quê hương. Câu thơ của Bằng Việt có một sức lay, sức gợi ghê gớm!

16 tháng 10 2017

Trăm năm trong cõi người ta

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.

Mở đầu tác phẩm Truyện Kiều của mình, Nguyễn Du đã viết như vậy. Ông viết cho người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng lại có cuộc đời đầy gian truân đau khổ. Đó là Thuý Kiều. Nàng là hiện thân của những gì tuyệt vời về tài sắc, về nhân cách trong sáng, tấm lòng hiếu nghĩa mọi bề không bao giờ thay đổi dù cho cuộc đời nàng đầy những cơn sóng lớn vùi dập thân xác và tâm hồn. Điều đó được thể hiện rất rõ ràng trong suốt chiều dài của cuốn truyện thơ mà người đọc, người nghe đều dễ nhận thấy.

Thuý Kiều được sinh ra trong một gia đình trung lưu, cha mẹ nàng đã già yếu. Vì thế tấm lòng hiếu nghĩa đầu tiên của nàng là lòng hiếu thảo đối với cha mẹ. Nàng đã hi sinh đời con gái, hi sinh cả mối tình đầu đẹp tuyệt vời của mình để bán thân lấy tiền chuộc cha và em:

Hạt mưa xá nghĩ phận hèn

Liều đem tất cả, quyết đền ba xuân.

Không một ai ép buộc Kiều nhưng nàng đã tự nguyện với tất cả lòng lo lắng thương yêu cha mẹ. Nàng thật có hiếu với lòng hi sinh cao cả.

Đâu đã hết, khi lưu lạc, rơi vào chốn lẩu xanh, Kiều không lúc nào là không nhớ đến song thân:

Xót thương tựa cửa hôm mai

Quạt nồng ấp lạnh, những ai đó giờ?

Kiều ở lầu Ngưng Bích với biết bao tâm trạng buồn tủi, lo âu tê tái nhưng nàng vẫn không quên đạo làm con, nàng cảm thấy có tội vì không châm sóc được cha mẹ già. Thuý Kiều xa nhà là bởi vì đâu? Nàng phải chịu bao đau khổ là vì đâu? Cũng do một phần là nàng đã tự nguyện bán mình chuộc cha và em. Nàng không bao giờ trách cứ gia đình mà còn luôn nghĩ rằng mình có lỗi . Tấm lòng của nàng thật đáng thương, đáng trân trọng biết nhường nào.

Khi Kiều phải tiếp khách làng chơi, lúc tỉnh rượu tàn canh, tâm hồn và thể xác rã rời nhưng nàng vẫn nhớ đến cha mẹ mỗi ngày một già yếu đi:

Nhở ơn chín chữ cao sâu

Một ngày một ngả bóng dâu tà tà.

Kiều luôn hướng về quê nhà. Phải chăng đó là nguồn sống của nàng giúp nàng xua bớt ưu tự phiền muộn?

Ngay cả khi Kiều khuyên Từ Hải ra hàng, nàng cũng nghĩ đến cảnh:

Nở nang mày mặt rỡ ràng mẹ cha.

Kiều dâu ham gì công danh quyền quý nàng chỉ muốn làm mẹ cha vui lòng, nở mày nở mặt với mọi người, như thế là nàng đã báo đáp được ơn sinh thành.

Nhân vật Thúy Kiều có lòng “hiếu nghĩa đủ đường”, nhân cách trong sáng

Không chỉ có hiếu với mẹ cha mà nàng còn nhớ thương đến hai em:

Sân hoè đôi chút thơ ngây.

Nàng thương Thuý Vân, Vương Quan còn trẻ dại, nàng luôn mong cho hai em được hạnh phúc dù nàng đang khổ hơn rất nhiều.

Cuối cùng, Kiều luôn có nghĩa đối với người yêu, người đã từng thề nguyện sẽ sống đến tóc bạc răng long.

Kiều phải chịu biết bao dằn vặt đau đớn khi trao duyên cho em. Nhưng nàng quyết phải làm vì nếu không nàng sẽ trở thành con người bội bạc, quên nghĩa, quên tình:

Để lòng thi phụ tấm lòng với ai.

Đến khi xa các, Kiều hình dung ra cảnh Kim Trọng và thường lo cho chàng cứ mòn mỏi trông chờ nàng:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

Tin sương luống những rày trông mai chờ

Nhân cách của Thuý Kiều là thế, tấm lòng hiếu, nghĩa của nàng không bao giờ thay đổi. Kiều sống có ân nghĩa: nàng mang ơn và quyết trả ơn những người đã giúp dỡ mình đồng thời nàng cũng thẳng tay trừng phạt những thế lực bạc ác vùi dập cuộc đời nàng.

Tấm lòng nhân nghĩa của nàng Kiều hoà quyện nhân cách trong sáng tạo thành một con người tuyệt vời.

Khi nàng lọt vào lầu xanh, ngày ngày phải tiếp khách làng chơi, nàng luôn ưu tư đơn dộc. Cuộc sống buông thả, sa đọa ở lầu xanh cùng với những thú vui vật chất vẫn không làm Kiều vui được:

Mặc người mưa Sở mây Tần

Nhưng mình nào biết có xuân là gi?

Đối với Kiều, ngày nào còn ở chốn lầu xanh thì ngày đó nàng không thể biết tới mùa xuân vui tươi, ngược lại chỉ là một chuỗi ngày băng giá, đen tối. Nếu nàng có vui thích thì chỉ:

Vui là vui gượng kẻo là

Ai tri âm đó mặn mà với ai?

Và mặc dù:

Cung cầm trong nguyệt dưới cờ dưới hoa vẫn không làm nàng giải bớt những phiền muộn, những nhục nhã xót xa cho cuộc đời mình. Mọi hành động của nàng đều là gượng ép, miễn cưỡng bởi vì chốn lầu xanh không phải nơi ở của một cô gái có tâm hồn, nhân cách trong sáng như Thuý Kiều.

Ngày xưa cũng như ngần này, các cô gái đã sa vào chốn bùn nhơ thường khó thoát ra được mà có khi ngày càng buông thả cho cuộc đời mình trôi về đâu thì trôi. Nhưng Kiều thì không thế, nàng luôn mang trong lòng tâm sự:

Ôm lòng đòi đoạn xa gần

Chẳng vò mà rối chẳng dần mà đau.

Nỗi đau của Kiều nó cứ âm ỉ cháy làm cõi lòng Kiều héo úa vì đau đớn. Điều đó chứng tỏ tâm hồn Kiều trong sáng, thật khó làm vẩn đục được. Kiều luôn muốn vươn lên khỏi chốn bùn nhơ và nàng làm mọi cách để thoát ra khỏi nơi lầu xanh, Kiều không bao giờ thích ứng được với cuộc sống xấu xa này.

Ở cuối tác phẩm của mình, Nguyễn Du có viết:

Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.

Thật vậy, Thuý Kiều với nhân cách trong sáng, tấm lòng hiếu nghĩa của mình thật đáng để mọi người nể và cảm phục. Nàng luôn là hiện thân của một tâm hồn tuyệt vời như là viên ngọc ngày càng được mài dũa. Truyện Kiều sống mải trong lòng người dọc qua nhiều thế kỉ cũng là nhờ phần chính ở nhân vật Thuý Kiều đẹp đẽ này.

16 tháng 10 2017

Thúy Kiều là nhân vật lí tưởng của Nguyễn Du với sự trọn vẹn về tài và sắc nhưng cuộc đời Kiều lại long đong, lận đận. Qua nhân vật Thúy Kiều, tác giả muốn gửi gắm những khát vọng sống, khát vọng yêu mạnh liệt nhất. Trong những năm tháng đày đọa bản thân, cảnh kiều sống ở lầu Ngưng Bích khiến người đọc rưng rưng. Nguyễn Du đã gợi tả thành công hình dáng và tâm lí của Thúy Kiều khi sống ở chốn lầu xanh qua đoạn “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.

Cuộc đời của Thúy Kiều sau khi rơi vào tay Mã Giám Sinh là những chuỗi ngày đằng đằng nhớ thương và nước mắt. Thúy Kiều bị chà đạp và vùi dập không xót thương. Những kẻ mua thịt bán người đã không từ mọi thủ đoạn để có được Kiều, và rồi để hành hạ Kiều. Thúy Kiều đã định tìm đến cái chết để giải thoát bản thân nhưng Tú Bà đã biết được và đem Kiều sống tại lầu Ngưng Bích – một nơi lạnh lẽo tình người. Thực chất hành động này của mụ chính là giam lỏng kiều, dần dần buộc Kiều tiếp khách.

Khung cảnh lầu Ngưng bích khiến người đọc phải xót xa:

Bốn bề bát ngát xa trông

Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.

Cụm tù “Bát ngát xa trông” đã gợi lên sự vô tận của không gian, của thiên nhiên. Đâu là bến bờ, đâu là điểm dừng chân hình như là không có. Một khung cảnh cô liêu, hoang lạnh đến rợn người. Thúy Kiều nhìn xa chỉ thấy những dãy núi, những cồn cát bay mù trời. Nàng chỉ biết làm bạn với cảnh vật vô tri, vô giác, ảm đảm và quạnh quẽ đến thê lương. Chỉ một vài chi tiết nhưng Nguyên Du đã khắc họa thành công khung cảnh lầu Ngưng Bích đơn côi.

Trong khung cảnh này, Thúy Kiều vẫn luôn nhung nhớ về chốn cũ, về người xưa. Nỗi nhớ ấy da diết và day dứt:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

Tin sương luống những rày trông mai chờ

Bên trời góc bể bơ vơ

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai

Dù trong hoàn cảnh éo le như thế này nhưng tấm lòng son của Thúy Kiều vẫn nhung nhớ tới một người khi tưởng lại những kỉ niệm êm đẹp từng có. Kiều xót xa kkhi nghĩ tới cảnh Kim Trọng còn mong chờ tin tức của nàng. Rồi nhìn lại mình, thấy nhơ nhuốc và hoen ố. Thúy Kiều đã không thể giữ trọn lời hứa với chàng Kim. Nàng nằng “tấm son gột rửa bao giờ cho phai”, những gì nang chịu đựng, những gì kẻ xấu làm với này biết bao giờ chàng Kim thấu, biết bao giờ có thể gột rửa đây? Một tiếng lòng đầy đau đớn và thê lương.

Nghĩ về người yêu đã xót, Thúy Kiều còn xót xa hơn khi nghĩ về cha mẹ:

Xót người tựa cửa hôm mai

Quạt nồng ấm lạnh những ai đó chờ

Sân Lai cách mấy nắng mưa

Có khi ngồi gốc tứ đã vừa người ôm

Thúy Kiều chua xót khi nghĩ cảnh cha mẹ đã già yếu, héo hon từng ngày. Nàng lo lắng không biết có ai chăm sóc cho cha mẹ hay không. Nàng ân hận và chua xót khi không được phụng dưỡng mẹ già. Một người con gái hiếu thảo, nhưng đành lặng lẽ nhớ và lặng lẽ chờ mong ngày đoàn tụ.

Thúy Kiều – một người con gái dù sống trong cảnh nhơ nhuộc nhưng chữ hiếu và chữ tình vẫn còn da diết trong trái tim của Kiều.

Con người đã buồn thê lương, nhìn ra cảnh bật dường như càng thê lương hơn:

Buồn trông của bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cảnh buồn xa xa

Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu

Những câu thơ chua xót, cứa vào lòng người người đọc nhiều đớn đau mà Kiều phải trải qua. “Chiều hôm” là thời gian mà nỗi buồn cứ thế ùa về, hiển hiện bao nhiêu thương nhớ nhưng đành câm lặng. Điệp từ “Buồn trông” như khắc khoải, như chờ mong và như nén lại trong lòng. Thúy Kiều ví mình như “hoa trôi” vô định, không có điểm dừng, không biết về đâu.

Màu xanh xuất hiện ở cuối đoạn trích dường như càng khiến cho cảnh thêm tái tê hơn:

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Buồn trông gió cuốn mặt ghềnh

ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi

Một bức tranh chỉ có màu “buồn”, buồn đến thê thảm và buồn đến não nề. Dường như người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. Màu cỏ, màu mây, màu nước, đều là màu “xanh xanh”, nhưng không phải màu xanh tươi mới mà là màu xanh đến rợn người, mờ mịt và đầy tối tăm.

Mỗi câu thơ, mỗi hình ảnh để khắc họa được tâm trạng đầy ngổn ngang giữa một khung cảnh ảm đạm, tái tê khiến người đọc không cầm được cảm xúc. Nguyễn Du với những nét vẽ tài tình đã vẽ lên một bức tranh tuyệt đẹp, một vẻ đẹp đến thê lương cuộc sống của Thúy Kiều ở lầu Ngưng Bích.

3 tháng 8 2017

Mình cũng giống như bạn nè , vì không học thêm nên mình có 1 tg bị thua thiệt điểm bạn bè. Nhưng sau khi lên lớp 8 tổng phết Văn của mình đã được 8.9 ha Thì mình cũng không cho đó là cao lắm, tuy nhiên sau sự cố năm lớp 7 mình đã rèn luyện được một số kỹ năng, không phải là mình bắt bạn phải làm giống mình vì mỗi người mỗi khác, mỗi người một cách nhìn nhận vấn đề khác nhau. nếu như bạn đang gặp khó khăn trong chuyện này, mình sẽ sẵn sàng chia sẻ các kinh nghiệm bé nhỏ mà mình đã gặt hái và hoàn thành được các kỳ thi văn vui lí do đơn giản là mình thấy chính bản thân mình trong quá khứ cũng đang gặp khúc mắc này.

Trước hết bạn phại nhìn nhận khó khăn của mình đang ở mức độ nào ( chỉ cần viết văn được hoặc hoàn thành các kỳ thi được hay là trở thành một học sinh chuyên Văn,...). Khi bạn đã đánh giá và xem xét mức độ, trình độ, năng lực của mình kĩ càng thì bạn sẽ dễ dàng đúc kết được hướng giải quyết cho bản thân. Như kiều đo chiều dài và độ sâu của con sông để có thể xây được một cây cầu vững chắc ấy. Tiếp theo, bạn phải rõ các kiến thức trong sgk trước, điều này là tất nhiên rồi! bạn cần có một cuốc sổ tay Ngữ Văn ( hoặc sách kiến thưc cơ bản) để vừa hiểu bài, vừa trau dồi thêm vốn từ ngữ. hồi đó mình thấy ngữ pháp phần Tiếng Việt rất khó xơi, nên mình quyết định sẽ chép ngắn gọn theo ý hiểu ra một cuốc sổ( phải học thuộc trước đã nhé) rồi gây ấn tượng với trí não bằng các câu VD để nhớ lâu hơn. Các văn bản thì đơn giản rồi, sách tập 1 nhớ các VB trong sách tập một, sách tập hai có những VB nào thì cũng phải nhớ ( không nhất thiết làm việc này. nếu trí nhớ bạn không được tốt thì có thể bỏ qua nhưng các bài thơ là phải thuộc đấy nhé) học tác giả, biết phân tích nghệ thuật ý nghĩa. Đi học thêm ngữ văn thầy cô cũng chỉ hướng chúng ta làm những việc này thôi, còn sáng tạo đến đâu phải phụ thuộc vào mình hết. Cuối cùng là phần quan trọng không kém là phần TLV. Ở phần này cái cơ bản là bạn phải nắm được loại văn mình sử dụng, chức năng của nó( vd như là văn nghị luận thì có nghị luận về đời sống này, NL về Đạo lý, Nl về đoạn thơ bài thơ, ...)để xác địng bố cục và dàn ý cho phù hợp. Ngoài ra còn phải trau dồi từ ngữ và các thông tin, bạn phải đọc báo này đọc sách này... ngoài ra củng phải tham khảo bạn bè của mình. Tiếp nữa là không được làm rối bố cục bài văn, MB ra MB,TB ra TB , KB ra KB, chúng không được lẫn lộn vai trò của nhau. Riêng phần thân bài phải chú ý chia ra thành các đoạn văn, mổi đoạn văn phải mang một nội dung cụ thể và luôn có câu chủ đề. Cuối cùng là bạn phải biết khai thác ý kiến của bản thân. Không thể lấy suy nghĩ của bạn A bạn B làm suy nghĩ, lối văn của mình được. Những ý kiến của bạn phải luôn được làm rõ và có sức thuyết phục. Đồng thời bạn phải biết kết hợp yếu tố biểu cảm pha chút tự sự vào bài văn để lời văn thêm cuốn hút, bạn phải biết nhìn nhận toàn bộ các mặt của vấn ề mà đề bài giao. Việc này sẽ giúp bạn không bị lan man khi viết văn, viết đủ vấn đề và nêu được suy nghĩ của bản thân là bạn có điểm. Một bài văn dài 4,5 trang mà vẫn chưa đủ ý thì làm sao có điểm. Thêm nữa là bạn phải đọc nhiều biết nhiều thì vốn thông tin trong bài vă n sẽ phong phú dễ dàng nổi bật được ý chính, sử dụng từ và nghệ thuật chính xác, tình bài sạch đẹp

====> Mình mong là sẽ giúp ích chút ít cho bạn, mình cảm ơn !!~

17 tháng 10 2017

4 câu đầu đoạn trích "Cảnh ngày xuân"(Truyên Kiều - Nguyễn Du) la bức tranh thiên nhiên mùa xuân đẹp. Vẻ đẹp ấy gợi lên không gian và thời gian của ngày xuân:

Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi."​

Hình ảnh ẩn dụ"con én đưa thoi" không hẳn là những cánh én đang chao liệng giữa bầu trời mùa xuân tươi sáng mà còn chỉ bước đi của thời gian: nhanh như thoi đưa. Nghĩa là thời gian mùa xuân đang trôi nhanh về điểm cuối mùa. Mặt khác, trong 2 câu thơ người đọc còn nhận ra niềm nuối tiếc thầm kín của con người. Vẻ đẹp mùa xuân còn được đặc tả cụ thể qua màu sắc của cỏ cây:

"Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa"​

Thảm cỏ xanh làm nền cho bức tranh xuân, trên cái nền xanh tươi ấy có điểm một vài bông hoa lê trắng tạo sự hài hoà tuyệt diệu. Có cảm giác những bông hoa lê nở muộn như đem vào bức tranh xuân màu sắc tinh khôi mới mẻ và đầy sức sống. Không chỉ vậy, từ "điểm" như gợi trước mắt người đọc đường nét sống động của những bông hoa. Như vậy, Nguyễn Du đã cho chúng ta thấy một bức tranh xuân có vẻ đẹp thật thanh tú và tươi mát.

26 tháng 10 2017

Bốn câu thơ đầu gợi lên khung cảnh mùa xuân tươi đẹp, trong sáng:

“ Ngày xuân con én đưa thoi,

Thiều quan chín chục đã ngoài sáu mươi.

Cỏ non xanh tận chân trời,

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”…Không gian mùa xuân được gợi nên bởi những hình ảnh những cánh én đang bay lượn rập rờn như thoi đưa. Sự mạnh mẽ, khỏe khắn của những nhịp cánh bay cho thấy rằng mùa xuân đang độ viên mãn tròn đầy nhất. Quả có vậy: “Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi” có nghĩa là những ngày xuân tươi đẹp đã qua đi được sáu chục ngày rồi, như vậy bây giờ đang là thời điểm tháng ba.Nền cảnh của bức tranh thiên nhiên được hoạ nên bởi màu xanh non, tươi mát của thảm cỏ trải ra bao la: “Cỏ non xanh tận chân trời”, sắc cỏ tháng ba là sắc xanh non, tơ nõn mềm mượt êm ái. Huống chi cái sắc ấy trải ra “tận chân trời” khiến ta như thấy cả một biển cỏ đang trải ra rập rờn, đẹp mắt. Có lẽ chính hình ảnh gợi cảm ấy đã gợi ý cho Hàn Mặc Tử hơn một thế kỉ sau viết nên câu thơ tuyệt bút này: “Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời”. Trên nền xanh tươi, trong trẻo ấy điểm xuyết sắc trắng tinh khôi của vài bông hoa lê. Chỉ là “vài bông” bởi những bông hoa lê đang thì chúm chím chưa muốn nở hết. Hoa như xuân thì người thiếu nữ còn đang e ấp trong ngày xuân. Chữ điểm có tác dụng gợi vẻ sinh động, hài hoà. ở đây, tác giả sử dụng bút pháp hội hoạ phương Đông, đó là bút pháp chấm phá. Hai câu thơ tả thiên nhiên ngày xuân của Nguyễn Du có thể khiến ai đó liên tưởng đến hai câu thơ cổ của Trung Quốc: hương thơm của cỏ non, màu xanh mướt của cỏ tiếp nối với màu xanh ngọc của trời, cành lê có điểm một vài bông hoa. Nhưng cảnh trong hai câu thơ này đẹp mà tĩnh tại. Trong khi đó gam màu nền cho bức tranh mùa xuân trong hai câu thơ của Nguyễn Du là thảm cỏ non trải rộng tới tận chân trời. Trên cái màu xanh cùa cỏ non ấy điểm xuyết một vài bông lê trắng (câu thơ cổ Trung Quốc không nói tới màu sắc của hoa lê). Sắc trắng của hoa lê hoà hợp cùng màu xanh non mỡ màng của cỏ chính là nét riêng trong hai câu thơ của Nguyễn Du. Nói gợi được nhiều hơn về xuân: vừa mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống lại vừa khoáng đạt, trong trẻo, nhẹ nhàng và thanh khiết.Thiên nhiên trong sáng, tươi tắn và đầy sức sống, con người cũng rộn ràng, nhộn nhịp để góp phần vào những chuyển biến kì diệu của đất trời.