K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 8 2021

Tham Khảo !

Phép tương phản, tăng cấp: 

 Tác dụng: Nghệ thuật tương phản, tăng cấp nhằm tô đậm sự bất lực của sức người trước sức trời, sự yếu thế của thế đê và thế nước; nó còn có tác dụng làm rõ thêm tâm lí, tính cách xấu xa của nhân vật. Qua đó, tác giả bày tỏ thái độ phê phán tên quan phủ "lòng lang dạ thú", "vô trách nhiệm đến phi nhân tính" và bày tỏ niềm cảm thông, thương xót

2 tháng 8 2021

Tham khảo

- Biện pháp liệt kê:

+ Cảnh người dân hộ đê với các hoạt động: người cuốc, người thuổng, đào đất, vác tre, đắp, cừ.

--> Tác dụng: miêu tả sinh động và chân thực tình cảnh khổ sở của người dân hộ đê trong đêm mưa lũ.

+ Sự xa hoa và ăn chơi của quan phụ mẫu trái ngược với nhân dân hộ đê: đèn thắp sáng trưng, nha lệ lính tráng, bát yến hấp đường phèn, trầu vàng, cau đậu, rễ tía, ống thuốc bạc, đồng hồ vàng,

... --> Tác dụng: miêu tả sự xa hoa và ăn chơi của quan phụ mẫu. Từ đó, vạch trần bộ mặt thật và lòng lang dạ sói của quan phụ mẫu, thản nhiên ăn chơi trái nghịch hoàn toàn với tình cảnh của người dân

+ Tình cảnh của nhân dân: nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chốn -

-> Tác dụng: miêu tả sự thảm thương và khổ sở đến tột cùng của nhân dân lao động khi thiên tai về và sự vô trách nhiệm, độc ác tận cùng của quan cha mẹ.

- Biện pháp so sánh:

+ ướt lướt thướt như chuột lột, như đàn sâu lũ kiến ở trên đê

--> Tác dụng: miêu tả chân thực, sinh động tình cảnh khổ sở, thảm thương của người dân hộ đê +

như thần như thánh, xứng đáng là vì phúc tinh

--> Tác dụng: mỉa mai, phê phán và lên án sự ăn chơi và độc ác của quan phụ mẫu thờ ơ trước tình cảnh của con dân 

Bài 15 : Mùa Xuân của tôi B.HĐHTKT2. Tìm hiểu văn bản (4)Hãy hoàn chỉnh sơ đồ nghệ thuật tiêu biểu của đoạn văn theo gợi ý sau :(trang 133)Nghệ thuật : +Sử dụng từ :........................................+Giọng điệu :..........................................+Hình ảnh :.........................................:+ Biện pháp tu từ :.................................d) Hoàn thành phiếu hc tập sau để...
Đọc tiếp

Bài 15 : Mùa Xuân của tôi

B.HĐHTKT

2. Tìm hiểu văn bản

(4)Hãy hoàn chỉnh sơ đồ nghệ thuật tiêu biểu của đoạn văn theo gợi ý sau :(trang 133)

Nghệ thuật :

+Sử dụng từ :........................................

+Giọng điệu :..........................................

+Hình ảnh :.........................................:

+ Biện pháp tu từ :.................................

d) Hoàn thành phiếu hc tập sau để hiểu rõ những lí do khiến tác giả lại yêu mùa Xuân nhấtlà vào khoảng sau rằm tháng giêng .

Cảnh sắc sau ngày rằm tháng giêng :

+Cảnh sắc không khí vào mùa Xuân :...............................................

+Sinh hoạt gia đình :............................................................................

+Lí do tác giả yêu mùa Xuân nhất vào thời điểm đó :.............................

GIÚP MINK ĐIỀN VÀO DẤU (...............................) NHOA THANK CÁC BN NHÌU

NẾU ĐƯỢC ADD NICK FB MINK NHA !!!!!!!!

2
3 tháng 12 2016
a) Trong đoạn văn từ “Tôi yêu sông xanh, núi tím” đến “mở hội liên hoan”, cảnh sắc và không khí mùa xuân Hà Nội và miền Bắc đã được gợi tả qua nhiều chi tiết. Trước hết, tác giả đã gợi tả được cái đặc trưng của thời tiết và khí xuân miền Bắc với “mưa rêu rêu, gió lành lạnh”, như từ mùa đông còn vương lại, nhưng lại có cái ấm áp, tràn ngập của khí xuân, hơi xuân. Những âm thanh như tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo, những câu hát huê tình,…hoà quyện trong làn hương ấm áp của nhang trầm, đèn nến, nhất là cái ấm áp toả ra từ không khí gia đình đoàn tụ…Tất cả gợi lên một nét hương sắc không thể nào phai trong tâm hồn của người xa xứ.
b) Không chỉ miêu tả sức sống của mùa xuân từ bên ngoài, tác giả còn thể hiện được sức sống nổi bật của con người trong mùa xuân bằng những hình ảnh đầy gợi cảm và với những hình ảnh so sánh rất cụ thể: “Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống trong người căng lên như máu,…những cặp uyên ương đứng cạnh” và “tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn trong những ngày đông tháng giá”. Đến như cảm nhận về cái rét thì cũng là: “…cái rét ngọt ngào, chứ không còn tê buốt căm căm nữa”.
c) Ngôn ngữ của đoạn văn này là những ngôn từ được chắt lọc tinh tế. Những hình ảnh so sánh vừa cụ thể vừa mới lạ, cùng với cách cảm, cách nghĩ sáng tạo, tất cả được kết hợp trong một thứ giọng điệu vừa sôi nổi, vừa thiết tha khiến cho đoạn văn để lại được nhiều ấn tượng và gợi ra nhiều dư ba.
4. a) Trong đoạn văn còn lại, tác giả tập trung miêu tả những nét riêng của trời đất, thiên nhiên và không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng. Đó là thời điểm giao mùa của trời đất, của sự vật, cỏ cây, thời tiết,…Nhiều thứ hoà quyện để tạo nên một sự chuyển giao rất đẹp: “Tết hết mà chưa hết hẳn, … mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn”. Cảnh ấy khiến lòng người cũng đồng điệu theo.
b) Qua việc tái hiện những cảnh sắc và không khí ấy, có thể khẳng định: chính tình yêu và nỗi nhớ da diết đến cháy bỏng đã làm thức dậy bao nỗi niềm trong tâm hồn tác giả, khiến cho ngòi bút của nhà văn trở nên tinh tế và nhạy cảm hơn.
5.* Trong nỗi nhớ da diết của một người con xứ Bắc xa quê, tác giả đã tái hiện lại cảnh mùa xuân Bắc Việt với những ấn tượng êm đềm, dịu ngọt, những cảm nhận tinh tế mà chỉ có những người yêu tha thiết quê hương mới có được. Cảnh mùa xuân trên đất Bắc là cả một cuộc giao hoà của trời đất, của lòng người, của sức sống và tình yêu.
3 tháng 12 2016

Bài 15 : Mùa Xuân của tôi

B.HĐHTKT

2. Tìm hiểu văn bản

(4)Hãy hoàn chỉnh sơ đồ nghệ thuật tiêu biểu của đoạn văn theo gợi ý sau :(trang 133)

Nghệ thuật :

+Sử dụng từ : gợi cảm , không nhằm mục đích tái hiện cụ thể chi tiết , hình ảnh mà thể hiên linh hồn , sức sống của cảnh xuân

+Giọng điệu : trữ tình , da diết như nhân lên trong người cái sức sống bất diệt của mùa xuân

+Hình ảnh : sức sống của mùa xuân , sức sống nổi bật của con người mừa xuân , cảm nhận về cái rét .

+ Biện pháp tu từ : so sánh

d) Hoàn thành phiếu hc tập sau để hiểu rõ những lí do khiến tác giả lại yêu mùa Xuân nhấtlà vào khoảng sau rằm tháng giêng .

Cảnh sắc sau ngày rằm tháng giêng :

+Cảnh sắc không khí vào mùa Xuân :

- Đào : hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong

- Cỏ : không mướt xanh nhưng nức 1 mùi hương man mát

- Mưa xuân : thay thế cho mưa phùn

- Bầu trời : hiện lên những làn sáng hồng hồng

+Sinh hoạt gia đình :

- Bữa cơm : đã trở về giản dị ,thịt mỡ dưa hành đã hết

- Cánh màn điều : treo ở bàn thờ ông vải đã hạ xuống

- Các trò vui : tạm kết thúc nhường chỗ cho cuộc sống thường nhật

+Lí do tác giả yêu mùa Xuân nhất vào thời điểm đó :

qua việc tái hiện những cảnh sắc và không khí mùa xuân

 

5 tháng 9 2016

- Ca dao , dân ca là những bài ca của người dân lao động thể hiện tâm tư, tình cảm với đời sống nội tâm của con người

Ca dao , dân ca thường sử dụng các biện pháp nghệ thuật :lặp kết cấu, lặp dòng thơ mở đầu, lặp hình ảnh, lặp ngôn ngữ,... để thể hiện nội dung trữ tình

Ca dao, dân ca là những bài ca của người dân lao động thể hiện tâm tư, tình cảm với đời sống nội tâm của con người.

 Ca dao, dân ca thường sử dụng các biện pháp nghệ thuật:  lặp kết cấu, lặp dòng thơ mở đầu, lặp hình ảnh, lặp ngôn ngữ,... để thể hiện nội dung trữ tình.

điền vào chỗ chấm

- ca dao dân ca là những bài ca của người lao động thể hiện tâm tư tình cảm  với đời sống nội tâm của con người .

-ca dao, dân ca thường sử dụng các biện pháp nghệ thuật : lặp kết cấu , lặp dòng thơ mở đầu , lặp hình ảnh , lặp ngôn ngữ ,....để thể hiện  nội dung  trữ tình

29 tháng 11 2021

Tham khảo!

 

“Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Một duyên, hai nợ, âu đành phận,

Năm nắng, mười mưa, dám quản công”

Thành ngữ được ông sử dụng là “ Lặn lội thân cò khi quãng vắng”. Chúng thể hiện được sự vất vả, lam lũ của người vợ. Tấm thân gầy gò của người vợ chẳng khác nào tấm thân cò lam lũ lặn lội trong đêm khuya tìm thức ăn. Thể hiện được tình cảm của ông nỗi xót xa trước sự nhọc nhằn vất vả của người vợ. Từ đó Tế Xương ngày càng yêu thương người vợ của mình hơn.

29 tháng 11 2021

Em đọc lại đề nhé!

22 tháng 12 2016

biện pháp điệp từ

22 tháng 12 2016

 

a) Chép 9 dòng thơ tiếp theo:


Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ

Tiếng gà trưa

Ổ rơm hồng những trứng

Này con gà mái mơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

Lông óng như màu nắng

b) tìm biện pháp tu từ đc sử dụng trong 9 dòng thơ tiếp theo vừa chép và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó ?

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ

Mỗi lần động từ nghe được lặp lại, trường lan tỏa của âm thanh tiếng gà mỗi lúc một rõ nét nhưng đó không phải là sự mở ra theo chiều rộng không gian mà là sự chuyển động theo chiều sâu của cảm xúc. Đầu tiên là sự thay đổi của ngoại cảnh: Nghe xao động nắng trưa, sau đó là sự xâm lấn vào cảm giác: Nghe bàn chân đỡ mỏi và cuối cùng là sự thấm sâu trong tâm hồn: Nghe gọi về tuổi thơ. Điệp từ nghe cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả tinh tế diễn biến cảm xúc ấy trong tâm hồn người chiến sĩ. Tiếng gà mở đầu bài thơ là một âm thanh của thực tại, vẳng đến từ nơi nào đó trong xóm nhỏ. Nhưng đến cuối khổ, nó đã trở thành âm thanh vọng về từ kí ức, khi người chiến sĩ chìm trong giây phút trầm lắng để thả hồn miên man theo tiếng gọi tuổi thơ.

Theo dòng hồi tưởng ấy, những kỉ niệm ùa về, sống động như đang hiện ra trước mắt. Điệp ngữ tiếng gà trưa mở đầu các đoạn thơ sau, lặp đi lặp lại bốn lần như một điệp khúc, điểm nhịp cho dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình. Mỗi lần lặp lại, nó mở ra một ô cửa lung linh làm sáng bừng lên cả khung trời kỉ niệm:

Tiếng gà trưa

Ổ rơm hồng những trứng

Này con gà mái mơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

Lông óng như màu nắng

Nhân vật trữ tình đã ngược dòng thời gian để trải nghiệm lại những cảm xúc trẻ thơ trong sáng. Đó là niềm thích thú khi nâng niu ổ trứng hồng ấm áp, là niềm vui say khi ngắm nhìn không chán mắt màu hoa, màu nắng trên mình mỗi chú gà. Từ hình ảnh đàn gà và ổ trứng, người bà xuất hiện trong sự kết nối tự nhiên của mạch cảm xúc. Đây chính là tâm điểm hội tụ mọi kí ức về những năm tháng tuổi thơ của người cháu.

 

17 tháng 11 2016
1. Tràn ngập trong bài thơ Tiếng gà trưa là những kỉ niệm tuổi thơ. Trong đó, nổi bật là hình ảnh người bà, kí ức về tình bà cháu mộc mạc mà sâu nặng. Tất cả được gợi về từ một âm thanh quen thuộc, bình thường: tiếng gà mái cục tác trong nắng trưa.
2. Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ:
- Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.
- Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.
- Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắt chiu từng đàn gà, quả trứng để chăm lo cho cháu.
- Kỉ niệm về niềm vui và mong ước của tuổi thơ: được một bộ quần áo mới từ tiền bán gà (tưởng tượng ra vẻ đẹp của bộ quần áo).
Qua những dòng kỉ niệm được gợi lại, có thể nhận thấy, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một người em nhỏ, cũng như biểu lộ tình cảm yêu quý, trân trọng người bà của đứa cháu.
16 tháng 11 2016

a , có bpháp tu từ :

- Đảo ngữ vòng tròn ' chưa ngủ ' . Tác dụng : để nhấn mạn nỗi lo nước , lo cho cách mạng của Bác Hồ

-b , Qua hai câu thơ ta thấy bác là một người yêu nước , luôn là người lo trước thiên hạ , vui sau thiên hạ .

 

17 tháng 12 2016

a-điệp ngữ vòng.tác dụng là nhằm nhấn mạnh nỗi niềm lo cho dân cho nước của Bác

b-Bác vừa là một thi sĩ vừa là một chiến sĩ.Tình yêu mà Bác dành cho quê hương đất nc con ng VN là vô bờ bền.Làm việc ở chiến khu Việt Bắc rất khổ cực(Sáng ra bờ suối tối vào hàn Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng) nhưng đêm đến Bác vẫn ko nghỉ ngơi mà dành t/gian lo cho nc cho dân