">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 8 2019

Bài này thì phải dựa vào thực tế của bạn để viết nhé!

Liệt kê các sự việc chính thì như dàn ý thân bài thôi!

Nhân vật là do câu chuyện của bạn.

- Chúc bạn học tốt!

18 tháng 8 2019

Người bạn đó không phải học cùng trường, cũng không phải học cùng lớp mà Hà quen trong một trường hợp đặc biệt.

Cứ vào mỗi buổi chiều đi học. Thu Hà thường trông thấy một cô bé áo quần rách rưới đi bán bỏng ngô. Và như vậy chiều nào Hà cũng gặp. Một hôm trời mưa to gió lớn, sấm chớp ầm ầm nhưng cô bé kia vẫn đi bán bỏng. Thấy cô bé bán bỏng áo quần ướt sũng Hà liền đi sát lại, kéo áo mưa của mình che cho bạn và cũng từ giờ phút đó, hai người quen nhau. Hôm ấy Hà vừa đi vừa hỏi:

- Bạn tên gì? Sao hôm nào bạn cũng đi bán bỏng ngô như vậy?

Bạn kia rưng rưng nước mắt trả lời:

- Mình tên là Mai. Vì quá nghèo, bố là liệt sĩ chống Mĩ, nhà đông anh em, mình phải đi bán bỏng kiếm tiền mua sắm quần áo và đồ dùng học tập.

Thực tình nhà Hà chẳng hơn gì nhà Mai. Hà chợt nhớ đến mình có một chiếc áo ông nội mới tặng. Không nghĩ gì nữa, tối hôm ấy Hà đưa ý kiến đó trao đổi với bố, bố Hà đồng ý. Hôm sau Hà đem ý kiến ra trao đổi với Mai nhưng Mai đã từ chối.

- Cám ơn bạn nhưng mình tự cố gắng lao động và từ đó mà mua.

Cũng từ hôm ấy không hiểu sao hà không còn thấy Mai đi bán bỏng ngô ở con đường này nữa. Hà cứ mong sao được gặp lại Mai một lần nhưng … quả là rất khó. Một hôm vào mãi thời gian sau này Hà mới bất ngờ được gặp Mai trong kì thi học sinh giỏi thành phố. Hà thấy Mai ăn mặc tinh tươm đang chạy tung tăng trên sân trường. Hà vui sướng chạy lại ôm chầm lấy Mai. Đôi bạn ôm riết lấy nhau tưởng chừng không rời nhau ra được. Họ chạy ù vào phòng để chuẩn bị cuộc thi. Hà ngồi sau Mai hai hàng ghế. Phần đầu của bài thi Hà làm được rồi nhưng đến một bài toán khó hà suy nghĩ mãi không được. Trán Hà lấm tấm mồ hôi. Hà nhìn lên thấy Mai viết lia lịa. Hà cố đọc lại bài toán và tập trung suy nghĩ nhưng vẫn chưa tìm ra lời giải. Bỗng từ đâu một cục giấy vo tròn được ném thẳng xuống trước mặt bàn Hà. Cuộn giấy từ từ trôi xuống lòng Hà và Hà thấy Mai nháy mắt như ra hiệu cho Hà một cái. Hà hiểu ý định nhặt lên xem nhưng chợt nhớ đến câu chuyện ngày trước trong dịp mới quen nhau. Hà còn nhớ Mai đã từng nói:

- Cảm ơn bạn… nhưng mình muốn tự tay làm việc để mua sắm áo mới và đồ dùng học tập, – Hà không nhặt nữa mà để cho cục giấy từ từ lăn xuống đất. Hà cố đọc lại thật kĩ đề toán và cuối cùng đã tìm ra được lời giải. Hà viết một mạch, vừa lúc Hà làm xong xuôi các bài thi cũng là lúc tiếng trống vang lên một hồi dài báo hiệu báo hiệu hết giờ thi. Ra về cố đi gần lại với hà , Mai nhẹ nhàng nói với bạn:

- Ban nãy thấy bạn lúng túng mình muốn giúp bạn. Nhưng bây giờ nghĩ lại mình thật sự ân hận. Tốt hơn hết là chúng mình hãy tự đi bằng đôi chân và trí óc của mình.

Hai bạn sánh bước bên nhau. Trời như xanh và trong hơn.


Nhớ k cho mik nhé!

2 tháng 4 2023

Câu chuyện cổ tích "Cậu Bé Tích Chu" bao gồm các sự việc chính sau:

- Cậu bé Tích Chu được sinh ra với vóc dáng thấp bé. Người cha của cậu bé muốn đưa cậu lên núi để tìm những bài thuốc để trị bệnh.

-Trên đường đi, cậu bé gặp gỡ và giúp đỡ các loài động vật như mèo, chó, gà, vịt, gà trống.

- Cậu bé Tích Chu đến núi, tìm được những bài thuốc giúp trị bệnh cho các loài động vật và đưa chúng trở về với ngôi làng.

- Cậu bé được vua triệu tập và bồi thường vì đã giúp đỡ các loài động vật trên đường đi.

- Cậu bé Tích Chu trở thành quan tài phủ và được vua phong làm quan.

- Cậu bé xuất sắc giải quyết các vấn đề của dân chúng và nhận được lòng tin của vua.

- Cậu bé Tích Chu trở thành vị quan anh hùng và được vua tôn vinh.

- Chuỗi sự việc chính của "Giọt sương đêm" là:

+ Bọ Dừa ghé đến xóm Bờ Giậu và hỏi thăm Thằn Lằn về một chỗ trọ qua đêm dưới vòm lá trúc.

+ Thằn Lằn thông báo với cụ giáo Cóc về sự xuất hiện của nhà buôn Cánh Cứng ở xóm Bờ Giậu đêm ấy.

+ Bọ Dừa ngủ dưới vòm lá trúc, nửa đêm, sương rơi trúng cổ khiến Bọ Dừa tỉnh ngủ.

+ Sáng hôm sau, Bọ Dừa kể cho Thằn Lằn nghe về một đêm mất ngủ của mình.

+ Bọ Dừa khoác ba lô hành lí lên vai, chào tạm biệt Thằn Lằn để về quê.

+ Thằn Lằn đến nhà cụ giáo Cóc kể cho cụ nghe câu chuyện Bò Dừa mất ngủ.

Đặc điểm của truyện đồng thoại được thể hiện trong văn bản:

- "Giọt sương đêm" là truyện hướng tới đối tượng là thiếu nhi.

- Những loài động vật được nhân cách hóa mang suy nghĩ của con người vừa mang những nét đặc trưng của loài vật.

- Qua câu chuyện phản ánh đặc điểm con người và đưa ra thông điệp quý giá.

2 tháng 10 2017

bn hk đc đăng cái hk liên quan đến Toán nhé =))

2 tháng 10 2017

Hùng Vương thứ mười tám, có 1 người con gái tên là Mị Nương vô cùng xinh đẹp. Ngài yêu thương con gái hết mực và muốn kiếm cho nàng 1 người chồng thật xứng đáng. Một hôm, có 2 chàng trai khôi ngô,tuấn tú là Sơn Tinh ( thần núi) và Thủy Tinh (thần nước) cùng đến cầu hôn. Trước hai chàng trai tài giỏi này,vua bèn ra điều kiện,rằng: Hai ngươi đều tài giỏi,nhưng ta chỉ có duy nhất 1 người con gái. Nếu ngày mai ai đem sính lễ đến trước ta sẽ cho cưới Mị Nương. Ngày hôm sau,Sơn Tinh đến trước và rước mị nương về. Thủy Tinh đến sau,đùng đùng nỗi giận, dâng nước lên đánh Sơn Tinh. Sơn Tinh thắng,Thủy Tinh đành rút quân.

  Và thế,cứ hằng năm Thủy Tinh vẫn gây ra mưa lũ, bão lụt để trả thù Sơn Tinh. 

19 tháng 8 2016

1. 

Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên có nhiều chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Trước hết, cả hai đều thuộc dòng dõi các thần. Lạc Long Quân là con trai thần Long Nữ (thường ở dưới nước), Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông (ở trên núi). Thứ hai, Lạc Long Quân có sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ, thường giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi; Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần.
 Về việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có nhiều điều kì lạ: Một vị thần sống dưới nước kết duyên cùng một người thuộc dòng họ Thần Nông ở trên núi cao; Âu Cơ không sinh nở theo cách bình thường. Nàng sinh ra một cái bọc một trăm trứng, trăm trứng lại nở ra một trăm người con đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần. Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con ra làm hai: năm mươi người theo cha xuống biển, năm mươi người theo mẹ lên núi. Chia như vậy là để khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau.
2. 

Truyền thuyết Con rồng, cháu Tiên có nhiều chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Trước hết, cả hai đều thuộc dòng dõi các thần. Lạc Long Quân là con trai Thần Long Nữ (thường ở dưới nước), Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nồng ở trên núi). Thứ hai, Lạc Long Quân có sức khẻ vô địch, có nhiều phép lạ, thường giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi; Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần.

Việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có nhiều điều kì lạ: Một vị thần sống dưới nước kết duyên cùng một người thuộc dòng họ Thần Nông ở trên núi cao. Âu Cơ không sinh nở theo cách bình thường. Nàng sinh ra một cái bọc một trăm trứng, trăm trứng lại nở ra một trăm người con đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần. Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con ra làm hai: năm mươi người theo cha xuống biển, năm mươi người theo mẹ lên núi. Chia như vậy là để khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau.

Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết không có thật. Đó là những chi tiết có tính chất hoang đường, kì lạ. Trong truyện truyền thuyết, nhân dân sáng tạo ra những chi tiết tưởng tượng, kì ảo nhằm dựng lên những câu chuyện thần kì, giải thích những sự kiện, sự việc chưa thể giải thích theo cách thông thường hoặc là  để thần thánh hoá các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ, tôn sùng.

Trong truyền Con Rồng, cháu Tiên, những chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của các nhân vật (Lạc Long Quân và Âu Cơ), đồng thời chứng tỏ người Viẹt có nguồn gốc khác thường, rất cao quý và đẹp đẽ. Qua việc thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc dân tộc, nhân dân ta muốn nhắn nhủ người đời sau hãy luôn luôn tự hào, tôn kính tổ tiên mình. Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở giai đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tưởng tượng phi thường của người Lạc Việt.

Truyện Con Rồng, cháu Tiên tuy có những yếu tố tưởng tượng, kì ảo nhưng về cơ bản đã giải thích, suy tôn nguồn gốc của đất nước ta. Đồng thời truyện cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất từ xa xưa của cộng đồng người Viêt: dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung dòng dõi Con Rồng, cháu Tiên, vì thế phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.

19 tháng 8 2016

đăng roài mà

4 tháng 10 2019

Mã Lương là cậu bé mồ côi thông minh và say mê học vẽ từ nhỏ. Em vẽ khắp nơi trốn núi, ven sông, dưới nước, trên tường... nhưng vì nghèo, cậu ước ao được vẽ tranh nhưng vẫn không mua được bút vẽ.

Một hôm em nằm mơ được cụ già râu tóc bạc phơ cho chiếc bút thần bằng vàng. Mã Lương cảm ơn và vô cùng vui sướng.

Mã Lương vẽ chim, chim bay lên trời, vẽ cá, cá trườn xuống sông. Em vẽ cuốc, vẽ cày, vẽ đèn, vẽ thùng múc nước cho người nghèo trong làng.

Tên địa chủ biết chuyện bèn sai đầy tớ bắt Mã Lương về vẽ cho hắn. Bị từ chối, hắn tức giận, đem giam Mã Lương vào chuồng ngựa và bỏ đói.

Mã Lương vẽ bánh để ăn, vẽ lò để sưởi. Địa chủ tức giận sai đầy tớ giết Mã Lương để cướp bút thần. Mã Lương vẽ thang trốn ra ngoài, vẽ ngựa để chạy trốn, vẽ cung tên bắn chết tên địa chủ đang cầm dao đuổi theo.

Dừng chân ở một thị trấn, Mã Lương vẽ tranh bán để kiếm sống. Vì sơ ý để lộ cây bút thần. Tên vua tham lam, tàn ác bắt Mã Lương vẽ theo ý hắn. Mã Lương cũng không chịu, em thậm chí còn chơi khăm nhà vua. Thay vì vẽ rồng, vẽ phượng, Mã Lương vẽ con cóc ghẻ, con gà trụi lông. Vua tức giận cướp lấy cây bút thần nhưng hắn vẽ núi vàng thì thành ra núi đá, vẽ cả thỏi vàng thì thành ra con mãng xà toan nuốt chửng cả vua.

Thấy không ăn thua, vua bèn xuống nước dỗ dành và hứa gả công chúa cho Mã Lương. Mã Lương vờ đồng ý rồi vẽ biển xanh, vẽ thuyền rồng cho vua cùng cả triều thần đi chơi ngắm cá. Cuối cùng, Mã Lương vẽ cuồng phong dữ dội nhấn chìm thuyền rồng, chôn vùi tên vua tham lam, độc ác.

Sau đó không ai biết Mã Lương đi đâu. Có người nói em đã trở về quê cũ nhưng cũng có người nói em đi khắp nơi, dùng cây bút thần để giúp đỡ những người nghèo.



 


 

19 tháng 8 2016

1. 

Vua Hùng Vương thứ sáu muốn tìm trong số hai mươi người con trai một người thật tài đức để nối ngôi nên đã ra điều kiện: không nhất thiết là con trưởng, ai làm vừa ý nhà vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi.
Các lang đua nhau sắm lễ thật hậu, thật ngon. Lang Liêu, người con trai thứ mười tám, rất buồn vì nhà nghèo, chỉ quen với việc trồng khoai trồng lúa, không biết lấy đâu ra của ngon vật lạ làm lễ như những lang khác. Sau một đêm nằm mộng, được một vị thần mách nước, chàng bèn lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh loại hình tròn, loại hình vuông dâng lên vua. Vua thấy bánh ngon, lại thể hiện được ý nghĩa sâu sắc nên lấy hai thứ bánh ấy tế Trời, Đất và lễ Tiên vương, đặt tên bánh hình tròn là bánh giầy, bánh hình vuông là bánh chưng và truyền ngôi cho Lang Liêu.
Từ đó, việc gói bánh chưng và bánh giầy cúng lễ tổ tiên trở thành phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt Nam.
2. Truyện có nhiều chi tiết hay và hấp dẫn. Một trong những chi tiết ấy là chuyện Lang Liêu làm bánh. Chi tiết này hấp dẫn người đọc bởi cùng với sự cần cù hiếu thảo, Lang Liêu đã chứng tỏ mình là người xứng đáng được truyền ngôi. Chàng hoàng tử thứ mười tám của vua Hùng đã làm ra một thứ bánh vừa ngon lại vừa sáng tạo bằng sự thông minh và tài trí của mình. Và vì thế, chàng không những làm cho vua cha cảm thấy hài lòng mà các lang khác cũng tỏ ra mến phục.  
19 tháng 8 2016

Xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Trong một lần lên cạn giúp dân diệt trừ yêu quái, Lạc Long Quân đã gặp và kết duyên cùng nàng Âu Cơ vốn thuộc dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc. Sau đó Âu Cơ có mang và đẻ ra cái bọc một trăm trứng; nở ra một trăm người con. Vì Lạc Long Quân không quen sống trên cạn nên hai người đã chia nhau mỗi người mang năm mươi người con, người lên rừng, kẻ xuống biển. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, xưng là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Khi vua cha chết thì truyền ngôi cho con trưởng, từ đó về sau cứ cha truyền con nối đến mười tám đời, đều lấy hiệu là Hùng Vương.

chúc bạn học tốt like nha

16 tháng 5 2022

cho mình bài đọc nhé