Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài làm
Mở bài
- Nhấn mạnh về sự nghiêm trọng của vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay
- Vấn đề đó đặt ra cho chúng ta nhều điều cần suy ngẫm
- Thân bài
Bước 1: Nêu các khái niệm
- Môi trường sống của con người là một khái niệm rất rộng, bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên cũng như vật chất nhân tạo bao quanh toàn bộ con người. Chúng ảnh hưởng đến cuộc sống, sản xuất và sự tồn tại phát triển của con người và mọi sinh vật trên trái đất. Môi trường gồm 2 loại: môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Ô nhiễm môi trường ở đây mà ta nói đến là môi trường tự nhiên
- Môi trường tự nhiên là môi trường tổng thể các thành phần tự nhiên: địa hình, đất, nước, khí hậu, sinh vật…
- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng không gian sống bị hủy hoại gây ảnh hưởng xấu cũng như làm giảm chất lượng sống của con người.
Bước 2: Hiện trạng ô nhiễm môi tường hiện nay
- Ô nhiễm môi trường nước
Hiện nay, môi trường nước trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt là ở Việt Nam. Nhu cầu về nước uống và sinh hoạt ở nhiều nơi đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Tỉ lệ người được sử dụng nước sạch không lớn . Các nguồn nước như ao, hồ, sông đang ô nhiễm nghiêm trọng do rác thải và nước thải công nghiệp, dãn tới tình trạng các con sông đang bị bức tử.
- Ô nhiễm môi trường không khí.
Không khí cũng đang bị ô nhiễm nặng nề, nhất là ở các thành phố lớn và tập trung nhiều khu công nghiệp. Các nhà máy mỗi ngày đều thải ra một lượng khí thải khổng lồ: cacbonic, các loại axit hay các loại khí gây hiệu ứng nhà kính… ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, gây ra nhiều bệnh về đường hô hấp.
- Ô nhiễm môi trường đất
Nhiều nơi, đất đai của nước ta bị thoái hóa, bị rửa trôi, xói mòn, cạn kiệt, khô cằn. Ngoài ra, nguồn đất bị nhiễm các chất độc hại do rác thải công nghiệp, sinh hoạt, y tế, ngày một nhiều và ngấm vào đất.
Bước 3: Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
- Nguyên nhân khách quan
– Tình trạng nóng lên của trái đất gây ra những biến động lớn của trái đất dẫn tới những thiên tai ngày càng khủng khiếp: bão, lũ lụt, hạn hán, động đất, song thần…
– Tình trạng chặt phá rừng đầu nguồn
– Sự lỏng lẻo trong việc kiểm soát các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Nguyên nhân chủ quan
– Ý thức của người dân còn kém, chưa hiểu hết hậu của của ô nhiễm môi trường cũng như trách nhiệm phải bảo vệ môi trường của bản thân.
– Sự vô trách nhiệm của các công ty , doanh nghiệp: chạy theo lợi nhuận mà bất chấp mọi hành vi sai phạm
Bước 4: Hậu quả mà ô nhiễm môi trường gây ra
Đất, nước, không khí đều bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nước sạch đang khan hiếm ở nhiều nơi. Việc dùng nước bị ô nhiễm gây ra các bệnh ung thư và bệnh ngoài da. Đất bị ô nhiễm gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp: cây trồng, vật nuôi, và ảnh hưởng gián tiếp tới con người. Môi trường không khí bị ô nhiễm gây ra rất nhiều loại bệnh về đường hô hấp.
Bước 5: Giải pháp
- Giáo dục, nâng cao ý thức ủa người dân
- Nhà nước cần có chính sách xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm về xả thải
- Khuyến khích các sáng kiến mới trong việc xử lý rác thải (tái chế…) và khắc phục hiện tượng ô nhiễm môi trường
Kết bài
Bảo vệ môi trường là bảo về chính cuộc sống của của mỗi chúng ta. Đó không phải là trách nhiệm của riêng ai mà là của tất cả mọi người. Mỗi người hãy chung tay để trái đất xanh hơn, sạch hơn, trong lành hơn.
1. Mở bài
Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang trở thành vấn đề trọng tâm của toàn xã hôi và được dư luận hết sức quan tâm. Ô nhiễm môi trường đang diễn ra ngày ngày hàng giờ và ngày càng trở nên phức tạp hơn rất nhiều. Ô nhiễm môi trường đã và đang để lại những hệ lụy hết sức khôn lường cho toàn nhân loại.
2 . Thân bài
a. Biểu hiện của ô nhiễm môi trường
- Môi trường không khí đang bị ô nhiễm hết sức nặng nề, Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh đã vượt quá ngưỡng mức cho phép về ô nhiễm không khí. Những năm gần đây nồng độ chì đã và đang tăng lên ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
- Ô nhiễm môi trường nước: Tình trạng ô nhiêm nguồn nước đang ngày càng báo động. Nguyên nhân chính là do một số khu công nghiệp đã xả nước thải không qua xử lý ra môi trường. Bên cạnh đó hiện tượng xả rác ra ao, hồ sông suối vẫn còn tôn tại ở rất nhiều nơi (dẫn chứng).
- Ô nhiễm môi trường đất: Đất là môi trường sống của một số sinh vật, tuy nhiên hiện tượng đất nhiễm chì, nhiễm chất hóa học do thuốc trừ sâu đang trở thành một vấn nạn mà chúng ta vẫn đang tìm cách giải quyết. Đặc biệt đối với những vùng đất thuộc các khu công nghiệp thì việc ô nhiễm môi trường đất đã trở thành vấn đề thường trực… (dẫn chứng)
b. Nguyên nhân của ô nhiễm môi trường
- Ý thức của một số doanh nghiệp còn kém: một số doanh nghiệp bất chấp pháp luật cố ý xả chất thải chưa qua xử lý vào môi trường, gây nên hiện tượng ô nhiễm môi trường nặng nề ở biển, sông…
- Người dân xả rác thải dẫn đến tình trạng ô nhiễm diện rộng không kiểm soát được.
- Sự quản lý của nhà nước còn nhiều yếu kém, hệ thống quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường vẫn còn nhiều lỗ hổng.
c. Giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường
- Cần có sự quản lý chặt chẽ của người nhà nước trong việc xứ lý những doạnh nghiệp cá nhân vi phạm.
- Tăng cường tuyên truyền để cho nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường. Đồng thời nêu rõ tác hại của ô nhiễm môi trường đối với hệ sinh thái, sức khỏe con người…
3. Kết bài
Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề hết sức cấp bách hiện nay. Chúng ta những thế hệ trẻ – chủ nhân tương lai của đất nước không thể làm ngơ trước những hiện tượng này. Bằng mọi cách hãy hành động để bảo vệ môi trường, bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Đề 2: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm.
Dàn ý: Nghị luận về sự vô cảm trong đời sống.
a. Mở bài
Giới thiệu về vấn đề nghị luận: sự vô cảm trong đời sống.
b. Thân bài
*Giải thích:
- Vô cảm là gì? Vô là không, cảm là cảm xúc. Vô cảm chính là không có cảm xúc, không bày tỏ thái độ, tình cảm trước bất cứ vấn đề nào trong cuộc sống.
- Biểu hiện của sự vô cảm:
+ Không quan tâm, giúp đỡ, yêu thương, chia sẻ với người khác.
+ Có thái độ dửng dưng, không quan tâm trước mọi vấn đề.
+ Chỉ sống với cảm xúc, suy nghĩ của bản thân mình.
*Thực trạng của sự vô cảm trong xã hội.
- Ngày một nhiều, đặc biệt ở bộ phận thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên.
- Sống ỷ lại, hưởng thụ, không quan tâm, không có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.
*Nguyên nhân của sự vô cảm
+ Do lối sống ích kỷ, thiếu tình thương.
+ Mất lòng tin từ sự bất công xã hội.
+ Ảnh hưởng của phim, trò chơi bạo lực.
+ Do phụ huynh quá nuông chiều.
*Tác hại của sự vô cảm
+ Làm cho con người suy giảm nhân cách.
+ xã hội không có tình người, thiếu sự đoàn kết, thân ái.
+ Con người thiếu niềm vui và hạnh phúc.
*Liên hệ, vận dụng
- Lên án các hành động vô cảm.
- Biết chia sẻ, yêu thương với mọi người.
+ Tham gia các hoạt động xã hội có tính nhân văn.
c.Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề.
- Nêu cảm nghĩ về sự vô cảm trong xã hội.
*Mở bài:
Go-rơ-ki đã nói “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương”. Quả thật là như vậy, tình yêu sự, sự chia sẻ luôn là một điều có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Nhưng thật đáng buồn, khi xã hội ngày càng phát triển thì kéo theo vô số những hệ lụy. Trong số đó sự vô cảm trong xã hội là một điều báo động và cần quan tâm.
Đề 3: Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học.
a.Mở bài
- Nêu tên nhân vật em lựa chọn.
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm xuất hiện nhân vật em lựa chọn.
- Nêu ấn tượng về nhân vật
b. Thân bài
Phân tích đặc điểm nhân vật.
*Giới thiệu khái quát về nhân vật
- Sự xuất hiện.
- Tên nhân vật, hình dáng, đặc điểm ngoại hình.
*Đặc điểm của nhân vật
- Các chi tiết miêu tả nhân vật, hành động nhân vật.
- Ngôn ngữ của nhân vật.
- Những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật.
- Mối quan hệ của nhân vật với các nhân vật khác.
c.Kết bài
Đánh giá về nhân vật.
Mở bài:
Em đã đọc rất nhiều câu chuyện hay và ý nghĩa: đó là hình ảnh cô Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám, là anh Khoai trong truyện Cây tre trăm đốt hay là giáo sư A-rô-nắc trong truyện Dòng sông đen, ông Quơn-cơ trong “Xưởng socola”,...Nhưng có lẽ nhân vật để lại nhiều ấn tượng với em nhất chính là nhân vật Đan-kô trong văn bản “Trái tim Đan-kô” của Mác-xim Go-rơ-ki. Đay là một nhân vật anh hùng để lại nhiều suy nghĩ trong em.
Đề 1: Viết bài văn bày tỏ cảm xúc về một người bạn tốt mà đã lâu em chưa gặp lại
Dàn ý:
1. Mở bài
- Giới thiệu về người bạn thân đó của em.
- Nêu cảm xúc của em khi gặp lại người bạn thân đó.
2. Thân bài
- Biểu cảm kết hợp với miêu tả vài nét nổi bật trong ngoại hình, tính cách của người bạn đó.
- Kể lại ngắn gọn một kỉ niệm sâu sắc nhất về tình bạn giữa em và người đó, có thể là kỉ niệm vui hay buồn; qua đó bộc lộ suy nghĩ, tình cảm của người bạn dành cho em cũng như của em dành cho bạn.
3. Kết bài
- Khẳng định lại tình bạn thân thiết giữa em và người đó.
- Cảm nghĩ của em về người bạn.
Mở bài: Tôi may mắn có cho mình một cô bạn thân rất đáng yêu tên là Lan Anh. Sau đó vì cuộc sống mà gia đình bạn ấy chuyển đi nơi khác. Hôm nay, sau 1 năm được gặp lại Lan Anh, cảm xúc của tôi thật sự rưng rưng khó tả.
Đề 2: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm.
1. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu hiện tượng trong xã hội hiện nay. Khái quát suy nghĩ, nhận định của bản thân về vấn đề này (nghiêm trọng, cấp thiết, mang tính xã hội,…)
2. Thân bài
- Giải thích hiện tượng.
- Thực trạng:
- Nguyên nhân:
- Hậu quả:
- Lời khuyên:
3. Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề.
- Đúc kết bài học kinh nghiệm, đưa ra lời kêu gọi, nhắn nhủ.
Mở bài: Cuộc sống con người ngày càng phát triển với những thiết bị tiện ích để phục vụ cho cuộc sống con người. Cùng với đó, máy tính hay điện thoại ra đời như một phần quan trọng và gần như không thể thay thế với chúng ta. Bên cạnh lợi ích mà đang mang lại, những thiết bị này cũng gây không ít những ảnh hưởng và phiền toái, nhất là với học sinh. Hiện tượng nghiện game điện tử ở học sinh ngày nay đang ở mức đáng báo động.
1. Giải thích: Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, tàn nhẫn, bất chấp luật pháp, đạo lí, xúc phạm, trấn áp, gây tổn thương cho người khác trong phạm vi trường học.
2. Thực trạng:
- Bạo lực học đường diễn ra dưới nhiều hình thức: bạo lực thể xác và bạo lực tinh thần; có xu hướng gia tăng và diễn ra phức tạp ở nhiều nơi.
- Các biểu hiện như: xúc phạm, lăng mạ, sỉ nhục, chà đạp danh dự, nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần và thể xác.
3. Tác hại:
- Với nạn nhân: bị tổn thương về thể xác, tinh thần, gây tâm lí nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe, danh dự, đến học tập.
- Với trường học và xã hội: làm biến thái môi trường giáo dục; làm ảnh hưởng đến trật tự, an ninh xã hội.
- Với gia đình: gây tâm lí bất ổn, lo lắng, hoang mang,...
- Với người gây ra hành vi bạo lực: phát triển không toàn diện; là mầm mống của tội ác; làm hỏng tương lai của chính mình; bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét.
4. Nguyên nhân:
- Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, thiếu kĩ năng sống, nhận thức sai lệch về quan điểm sống.
- Có những căn bệnh tâm lí hoặc do ảnh hưởng của bạo lực từ cuộc sống, nghiện game và phim ảnh, mạng xã hội...
- Thiếu sự quan tâm giáo dục của gia đình; sự giáo dục trong nhà trường: nặng về dạy kiến thức văn hóa, chưa thật chú trọng dạy kĩ năng sống cho học sinh.
- Xã hội chưa có sự quan tâm đúng mức, chưa có những giải pháp thiết thực, đồng bộ và triệt để.
5. Giải pháp và liên hệ:
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục học sinh; có biện pháp giáo dục, răn đe, xử lí vi phạm. Tuyên truyền, giáo dục về lối sống nhân ái, ý thức chấp hành luật pháp.
- Bản thân ra sức học tập, hướng vào những hoạt động bổ ích; có lối sống lành mạnh, có quan điểm nhận thức hành động tích cực, đúng đắn; tích cực rèn luyện quan niệm sống tốt đẹp. Đấu tranh, tố cáo những hành vi bạo lực học đường.
=> Khẳng định lại những ảnh hưởng xấu của bạo lực học đường.
Mỗi học sinh cần nhận thức đúng đắn về tác hại của bạo lực học đường, luôn có ý thức xây dựng nếp sống lành mạnh, hòa đồng, đoàn kết.
Trường học là môi trường giáo dục nhân cách con người, là nơi mà ai cũng trải qua một thời gian gắn bó, là nơi có bạn bè để ta học hỏi, có thầy cô dìu dắt nhân cách chúng ta. Nhưng thật đáng buồn nếu môi trường ấy ngày càng trở nên tha hóa bởi vấn đề bạo lực học đường. Vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đang là vấn đề đáng lo ngại của phụ huynh nhà trường nói riêng và của xã hội nói chung.
Vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đây thực sự đang trở thành một mối lo lắng và quan tâm lớn của toàn xã hội. Thông thường khi nới tới hai từ “bạo lực” chúng ta chỉ nghĩ tới các bạn học sinh nam sinh đánh nhau, những người dễ dàng dùng sức mạnh cơ bắp với người khác.Nhưng trên thực tế hiện nay cho thế những hành vi bạo lực này không chỉ xảy ra ở các bạn nam mà còn ở không ít các bạn gái, và thậm chí càng phổ biến hơn nhiều. Trong hai năm trở lại đây nổi cộm lên vấn đề nữ sinh thường xuyên giật tóc, đánh nhau bị quay clip đăng ên mạng xã hội. Phụ huynh học sinh, thầy cô không có ai có thể không bàng hoàng cũng như bức xúc và tức giận trước những clip cả hội đồng nhào vô đánh một bạn nữ, thậm chí cắt tóc, cởi đồ quay clip up lên mạng xã hội. Mà những đoạn video đó cũng chỉ là một góc rất nhỏ trong tình trạng bạo lực học đường hiện nay , ngoài xã hội thực chất vẫn còn vô vàn các vụ bạo lực mà có thể còn chưa được công khai. Đối tượng trong các clip đánh nhau đó chính là những bạn học sinh trung học cơ sở hay trung học phổ thông, là lứa tuổi mà các em có những biến đổi về tâm sinh lý,suy nghĩ bồng bột và thích thể hiện bản thân. Ngày nay, bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở hình thức đơn gian như chửi nhau, đánh nhau trên lớp nữa mà đáng lo ngại hơn đó là việc đánh nhau nghiêm trọng có thể nguy hại đến tính mạng. Có những sự việc cả chục nữ sinh xúm vào giật tóc, cầm giày dép đánh một bạn, thậm chí còn quay clip bêu rếu trên mạng xã hội, và thậm chí còn dùng dao rạch vào mặt bạn. Những người hứng chịu việc bạo lực học đường đó chắc chắn không chỉ chịu nỗi đau về thân xác mà còn chịu tổn thương về tinh thần.
Nguyên nhân của vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đây có rất nhiều nguyên nhân. Trong đó nguyên nhân xã hội: sự bức xúc của cá nhân khi không nhận được điều mà cá nhân muốn và những điều mà cá nhân kỳ vọng nhưng không đạt được; sự ghanh ghét đố kị về những điều mà người khác có được; những cử chỉ và nhận xét mang nội dung hạ nhục. Đặc biệt là đối với học sinh THCS với sự thay đổi nhanh mạnh về mặt thể chất và tâm sinh lý nhưng không cân đối do đó trong tâm lí có những nét bất ổn, đôi lúc là bốc đồng và không kiểm soát được hành vi bản thân. Thứ hai là tác động của văn hóa: truyền thông đại chúng (phim ảnh bạo lực, những clip đánh nhau, những hình ảnh mang tính bạo lực …), game hành động. Đây là một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng tương đối sâu sắc tới hành vi bạo lực của học sinh trung học cơ sở.Do hành vi lây lan của học sinh, vì học sinh lứa tuổi trung học cơ sở và trung học phổ thông rất quan trọng tình bạn và quan hệ bạn bè chi phối rất nhiều tới sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi này. Do đó khi trẻ chơi với nhóm bạn có hành vi bạo lực thì trẻ cũng có hành vi bạo lực theo và đôi khi hành vi bạo lực đó được trẻ coi là hành vi tốt để bảo vệ bạn bè. Nói như thế có nghĩa là đôi khi trẻ không nhận thức được hoặc có nhận thức sai lệch về động cơ của hành động dẫn tới những hành vi sai lệch trong môi trường học tập.
Bạo lực học đường trước hết gây tổn hại về thể chất nghiêm trọng cho những em chịu những trận đòn đó. Bên cạnh đó là nỗi ám ảnh về tinh thần. Khi trường học không còn là nơi giáo dục nhân cách con người mà là nơi chỉ có những trận đòn roi đáng sợ thì ai ai cũng sợ phải đến trường. Khi trường học không còn là nơi ngập tràn kỉ niệm bạn bè nữa mà là nơi chi có sự thù ghét nhau thì đó chính là tổn thương sâu sắc đố với người học sinh.
Nguyên nhân của vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đây có rất nhiều nguyên nhân. Trong đó nguyên nhân xã hội: sự bức xúc của cá nhân khi không nhận được điều mà cá nhân muốn và những điều mà cá nhân kỳ vọng nhưng không đạt được; sự ghanh ghét đố kị về những điều mà người khác có được; những cử chỉ và nhận xét mang nội dung hạ nhục. Đặc biệt là đối với học sinh THCS với sự thay đổi nhanh mạnh về mặt thể chất và tâm sinh lý nhưng không cân đối do đó trong tâm lí có những nét bất ổn, đôi lúc là bốc đồng và không kiểm soát được hành vi bản thân. Thứ hai là tác động của văn hóa: truyền thông đại chúng (phim ảnh bạo lực, những clip đánh nhau, những hình ảnh mang tính bạo lực …), game hành động. Đây là một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng tương đối sâu sắc tới hành vi bạo lực của học sinh trung học cơ sở.Do hành vi lây lan của học sinh, vì học sinh lứa tuổi trung học cơ sở và trung học phổ thông rất quan trọng tình bạn và quan hệ bạn bè chi phối rất nhiều tới sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi này. Do đó khi trẻ chơi với nhóm bạn có hành vi bạo lực thì trẻ cũng có hành vi bạo lực theo và đôi khi hành vi bạo lực đó được trẻ coi là hành vi tốt để bảo vệ bạn bè. Nói như thế có nghĩa là đôi khi trẻ không nhận thức được hoặc có nhận thức sai lệch về động cơ của hành động dẫn tới những hành vi sai lệch trong môi trường học tập.
Bạo lực học đường trước hết gây tổn hại về thể chất nghiêm trọng cho những em chịu những trận đòn đó. Bên cạnh đó là nỗi ám ảnh về tinh thần. Khi trường học không còn là nơi giáo dục nhân cách con người mà là nơi chỉ có những trận đòn roi đáng sợ thì ai ai cũng sợ phải đến trường. Khi trường học không còn là nơi ngập tràn kỉ niệm bạn bè nữa mà là nơi chi có sự thù ghét nhau thì đó chính là tổn thương sâu sắc đố với người học sinh.
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao. Giới trẻ là thành phần được quan tâm nhiều nhất. Nhưng ta cũng nên nhìn nhận một cách khách quan rằng xã hội thay đổi quá nhanh. Con người ngày càng có những đòi hỏi cao hơn ở cuộc sống. Nhu cầu của nhân loại dần được thay thế, cũng như người ta “muốn ăn ngon mặc đẹp” thay vì “ăn no mặc ấm”. Và chính vì sự thay đổi đột ngột của xã hội mà hành vi, lối sống của một số thanh niên, học sinh, sinh viên ngày càng sai lệch.
Lứa tuổi cắp sách đến trường, có thầy cô, có bạn bè thì không ai có thể tránh khỏi những mâu thuẫn, xích mích đối với những người xung quanh. Trước đây, đó cũng chỉ là những chuyện bình thường, người ta cãi nhau như để tranh luận, để tìm ra cái sai của mỗi người, để tập nói tiếng xin lỗi, cảm ơn và đôi khi lại có thêm người bạn mới. Nhưng hiện tại, những vấn đề này không chỉ đơn thuần là tranh cãi trong phạm vi nhà trường mà dường như nó đã vượt ra đến tầm ảnh hưởng của pháp luật.
Kết quả nghiên cứu về hành vi bạo lực trong nữ sinh trung học (với 200 phiếu khảo sát tại 2 trường THPT ở Hà Nội) được khảo sát cho thấy: có đến 96,7% số học sinh trả lời ở trường các em học có xảy ra hiện tượng nữ sinh đánh nhau, mức độ là 44,7% rất thường xuyên, 38% thường xuyên… Trả lời quan niệm của các em về hiện tượng đánh nhau giữa các học sinh nữ: hơn 45% cho rằng đó là "bình thường".
Mới đây, dư luận còn chưa hết bàng hoàng trước video clip một học sinh nữ đánh bạn dã man được xác định là học sinh trường THPT Trần Nhân Tông thì người ta lại tiếp tục sốc với khoảng 4 video clip khác được đăng rầm rộ trên mạng mà điều đặc biệt là những “diễn viên” trong các đoạn clip trên đều là học sinh nữ…
Tôi vẫn nhớ như in, từ lúc bắt đầu vào lớp một – ngày đầu tiên cắp sách đến trường cho đến hôm nay là một học sinh THPT, mỗi khi bước vào lớp, đập vào mắt tôi là dòng chữ “tiên học lễ, hậu học văn”. Người ta học lễ nghĩa, học văn hóa, người ta học làm người trước rồi mới đến những kiến thức cần thiết trong cuộc sống. Người Việt Nam tôn trọng đạo đức hơn tất cả. Ấy thế mà chỉ vì những lý do không đáng, một số học sinh sẵn sàng ra tay đánh bạn giữa chốn đông người, chà đạp nặng nề lên nhân phẩm người khác. Đó là bản thân họ đã có lỗi, họ đã không nhìn ra cái sai để sửa chữa. Một phần nữa ta cũng nên nhìn nhận rằng xã hội bây giờ quá thờ ơ. Thế nên mới có cảnh nhiều người ngồi thản nhiên trên ghế đá xem bạn cùng trường của mình bị một bạn khác đánh mà vẫn làm ngơ như kiểu: “đó không phải là trách nhiệm của tôi”. Hay có nhiều người khác lại quan tâm bằng cách quay hình lại truyền mạng
Một trong những nguyên nhân cơ bản như đã nêu trên là tình trạng nhiều nơi chú trọng về chữ, nhẹ về dạy người. Đạo đức dần bị bỏ quên. Học sinh học tập căng thẳng nên dễ dẫn đến những tình trạng ức chế về tâm lý. Cộng với ở độ tuổi vị thành niên, học sinh thường có những suy nghĩ bốc đồng, mang trên mình cái tôi cá nhân quá lớn. Lòng tự trọng dần biến thành cục tự ái to đùng lúc nào không hay nên hay nổi nóng vì những chuyện không đáng và có khi gây ra những hậu quả đáng tiếc cho bản thân và cho người khác. Nhiều bạn trẻ quan niệm rằng: dùng bạo lực có tác dụng nhanh, hiệu quả tức thì, đối phương phải phục tùng mình. Thế nên tình trạng bạo lực học đường cứ tiếp diễn từ ngày này sang ngày khác, truyền từ người này sang người khác.
Khi xảy ra bạo lực học đường, việc dẫn tới những hành vi vi phạm pháp luật ngoài xã hội chỉ là khoảng cách ngắn. Nếu hành vi bạo lực học đường không được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và giải quyết triệt để sẽ dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật ở ngoài trường gây hậu quả nghiêm trọng.
Các giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn bạo lực học đường hiện nay đầu tiên là tuyên truyền, giáo dục học sinh để tác động đến ý thức của học sinh về truyền thống dân tộc, nhân cách, lối sống và ý thức chấp hành luật pháp. Tiếp đến là tục xây dựng và hoàn thiện các chính sách pháp luật đến công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Xây dựng củng cố các cơ quan bảo vệ pháp luật và các cơ quan chức năng có liên quan. Việc xử lý học sinh vi phạm pháp luật, bạo lực học đường chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ học sinh sửa chữa sai lầm trở thành công dân có ích cho xã hội. Vì vậy, đối với những học sinh vi phạm pháp luật, có hành vi xấu cần được xử lý ngay tại cộng đồng để phát huy vai trò trách nhiệm của chính quyền, đoàn thể, tổ dân phố, gia đình, nhà trường… Việc tách các học sinh ra khỏi môi trường xã hội, gia đình đưa vào trường giáo dưỡng, trại giam chỉ là biện pháp cuối cùng.
Là công dân Việt Nam, là thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước. Tôi luôn nỗ lực học tập, phấn đấu, rèn luyện đạo đức, chính trị, học tập văn hóa xã hội để có kiến thức bền vững, để trở thành một công dân tốt, để đưa con tàu Việt Nam ra biển lớn sánh vai cùng với cường quốc năm châu
I. Mở bài: Giới thiệu về bạo lực học đường
Học sinh sinh viên là thời đẹp nhất trong cuộc đời mỗi chúng ta. Thế nhưng hiện nay, sự trong sáng, tươi đẹp hồn nhiên của thế hệ học sinh không còn nữa. Thay vào đó là những lời nói và hành động thô bạo, bậy bạ. thậm chí những đứa trẻ này còn đánh nhau, chúng xé áo, đánh bạn giữa đường. tình trạng này diễn ra phổ biến, tràn lan được lan rộng trên Internet, chúng ta cùng đi tìm hiểu tình trạng này.
II. Thân bài: Nghị luận về bạo lực học đường
1. Thế nào là bạo lực học đường:
- Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình.
- Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh.
- Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Hành vi này càng ngày càng phổ biến.
2. Hiện trạng của bạo lực học đường hiện nay:
- Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy đối với người khác.
- Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè.
- Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô.
- Thầy cô xúc phạm đến học sinh.
- Lập các bang nhóm đánh nhau ở học sinh.
3. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường:
- Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa.
- Chưa có sự quan tâm từ gia đình.
- Không có sự giáo dục đúng đắn của nhà trường.
- Xã hội dửng dưng trước những hành động bạo lực.
- Sự phát triển chưa toàn diện của học sinh.
4. Hậu quả của bạo lực học đường:
a. Với người bị bạo lực:
- Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất.
- Làm cho gia đình họ bị đau thương.
- Làm cho xã hội bất ổn.
b. Với người gây ra bạo lực:
- Phát triển không toàn diện.
- Mọi người chê trách.
- Mất hết tương lai, sự nghiệp.
5. Cách khắc phục nạn bạo lực học đường:
- Nhà trường cần nâng cao nhận thức và dạy bảo học sinh hiệu quả nhất.
- Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái.
- Tự bản thân có trách nhiệm xa lánh tình trạng bạo lực học đường.
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về bạo lực học đường.
- Đây là một hành vi không tốt.
- Em sẽ làm gì để ngăn chặn tình trạng này.
1.Mở bài: Giới thiệu về vấn đề bạo lực học đường ở nước ta
=> Nhận định chung
2.Thân bài:
_ Nêu tình trạng,biểu hiện của bạo lực học đường:
+ Mức độ
+Biểu hiện
+Phạm vi
_ Nguyên nhân của bạo lực học đường:
+Ảnh hưởng từ gia đình
+Ảnh hưởng từ xã hội,bạn bè,hàng xóm
_ Hậu quả:
+Ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm sinh lí
+Ảnh hưởng đến học tập
_ Biện pháp khắc phục:
+Tuyên truyền
+Hình phạt thích đáng
3.Kết bài:
_ Khái quát lại vấn đề
_ Bài học rút ra
K cần dàn ý chi tiết đâu nha