K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 9 2018


I. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần nói đến
Tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất miền Trung đầy nắng và gió. Tuổi thơ tôi đã gắng bó với biết bao kỉ niệm ở đó. Nhiều năm qua, quê hương tôi đã có sự đổi khác và mới mẻ. những thay đổi cần phải có để phù hợp với cuộc sống hiện đại ngày nay. Sự đổi mới rất đáng kinh ngạc của quê tôi.

II. Thân bài
1. Quê tôi trước đổi mới

a. Cơ sở hạ tầng
- Nhà: nhỏ bé, lụp xụp, cũ kỉ;
- Đường: đường đất; nhỏ; đầy bùn;….
- Trường học: lụp xụp; bất tiện; mái ngoái cũ;….
- Chợ: diện tích nhỏ; ích hàng hóa; ít người mua bán;….
b. Đời sống con người:
- Con người vất vả và lam lũ
- Làm ruộng là chủ yếu
- Thu nhập rất thấp
- Trẻ em không được đến trường, phải nghĩ học sớm; lâm vào tệ nạn xã hội;….
2. Quê tôi sau đổi mới:
a. cơ sở hạ tầng:
- Nhà cửa khang trang, mới, có nhiều nhà cao tầng;….
- Đường được xây dựng mới, rộng, thuận tiện cho việc đi lại
- Chợ: đông vui, nhộn nhịp, rất nhiều người mua và bán; lúc nào cũng nghe xe cộ náo nhiệt
-trường học: trường cũ được sửa chữa, nhiều trường mới được xây thêm..., phòng học có đèn, có quạt, nhìn mới tanh, có tòa nhà cao;…
- Xây dựng thêm ngân hàng, bệnh viện, công viên;… rất khang trang và tiện nghi, thích hợp để phục phụ cho con người.
b. Đời sống con người:
- Đời sống con người được cải thiện, sống tốt và thoải mái hơn
- Trong nhà sắm sửa nhiều đồ công nghệ tiện nghi như: ti vi; tủ lạnh; máy giặt;….
- Trẻ em được đến trường và dạy dỗ tốt hơn
- Người dân được khám chưa bệnh tại bệnh viên; vui chơi tại khu vui chơi;….

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về sự dổi mới của quê hương
- Quê em có rất nhiều đổi mới
- Em rất yêu que em
- Em sẽ cố gắng học hành để xây dựng quê hương ngày một tốt hơn

Hk tốt

2 tháng 9 2018

bạn lên mạng tra nhé!

11 tháng 11 2017

I. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần nói đến
Tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất miền Trung đầy nắng và gió. Tuổi thơ tôi đã gắng bó với biết bao kỉ niệm ở đó. Nhiều năm qua, quê hương tôi đã có sự đổi khác và mới mẻ. những thay đổi cần phải có để phù hợp với cuộc sống hiện đại ngày nay. Sự đổi mới rất đáng kinh ngạc của quê tôi.

II. Thân bài
1. Quê tôi trước đổi mới
a. Cơ sở hạ tầng
- Nhà: nhỏ bé, lụp xụp, cũ kỉ;
- Đường: đường đất; nhỏ; đầy bùn;….
- Trường học: lụp xụp; bất tiện; mái ngoái cũ;….
- Chợ: diện tích nhỏ; ích hàng hóa; ít người mua bán;….
b. Đời sống con người:
- Con người vất vả và lam lũ
- Làm ruộng là chủ yếu
- Thu nhập rất thấp
- Trẻ em không được đến trường, phải nghĩ học sớm; lâm vào tệ nạn xã hội;….
2. Quê tôi sau đổi mới:
a. cơ sở hạ tầng:
- Nhà cửa khang trang, mới, có nhiều nhà cao tầng;….
- Đường được xây dựng mới, rộng, thuận tiện cho việc đi lại
- Chợ: đông vui, nhộn nhịp, rất nhiều người mua và bán; lúc nào cũng nghe xe cộ náo nhiệt
-trường học: trường cũ được sửa chữa, nhiều trường mới được xây thêm..., phòng học có đèn, có quạt, nhìn mới tanh, có tòa nhà cao;…
- Xây dựng thêm ngân hàng, bệnh viện, công viên;… rất khang trang và tiện nghi, thích hợp để phục phụ cho con người.
b. Đời sống con người:
- Đời sống con người được cải thiện, sống tốt và thoải mái hơn
- Trong nhà sắm sửa nhiều đồ công nghệ tiện nghi như: ti vi; tủ lạnh; máy giặt;….
- Trẻ em được đến trường và dạy dỗ tốt hơn
- Người dân được khám chưa bệnh tại bệnh viên; vui chơi tại khu vui chơi;….

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về sự dổi mới của quê hương
- Quê em có rất nhiều đổi mới
- Em rất yêu que em
- Em sẽ cố gắng học hành để xây dựng quê hương ngày một tốt hơn

11 tháng 11 2017

Xin loi ban nha nhung mk o tp co.Sorry cau tra loi cua ban rat hay nhung mk ko o mien Trung ma o mien Bắc co:-! 

27 tháng 10 2017

1. Mở bài

- Suốt chín tháng học tập ở thành phố, trong những ngày hè ba má em cho em về quê sống với nội.

- Mỗi lần về quê sống với nội, em đều có rất nhiều kỉ niệm. Kỉ niệm nào cùng rất đáng nhớ đối với em.

- Trong tất cả những kỉ niệm ấy. Kỉ niệm để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong em chính là lần về quê nội khi em học hết lớp 5.

2. Thân bài

a) Giới thiệu về quê nội

Quê nội em ở tỉnh Vĩnh Long, nơi có những vườn cây trái sum suê.

Nơi ấy có dòng sông nước chảy hiền hòa, có những vườn cây vú sữa, vườn xoài, vườn chôm chôm,... quanh năm tươi tốt.

Nơi ấy có những cánh đồng lúa và có cả những bãi cỏ xanh...

Con người quê nội em thật nhân hậu, thuần phác, tính tình ngay thẳng thật thà.

b) Kỉ niệm đáng nhớ trên quê nội

- Sáng sáng, em cùng nội chạy bộ trên bờ sông. Làn gió mát buổi sáng sớm thổi từ dưới sông lên mát rượi. Em thấy thật khoan khoái, dễ chịu. Chiều chiều, em cùng các bạn trong thôn vui đùa dưới bóng mát của vườn cây vú sữa. Cũng có chiều, chúng em cùng nhau thi thả diều trên bờ sông, trên bãi có xanh.

- Chiều trên quê hương, nghe tiếng sáo diều vi vu trên tầng không thật không có gì thú vị hơn đối với tuổi thơ của em.

- Kì nghỉ hè về quê nội sẽ thật trọn vẹn với em nếu không có một sự việc bất ngờ xảy ra.

- Chiều hôm đó, em theo các anh chị con bác Hai ra bờ sông thả diều. Chơi thả diều thật thú vị. Những con diều no căng gió cứ bay cao, bay cao mãi. Ai cùng muốn diều của mình bay cao nhất.

- Mải chạy theo anh con bác, em vấp vào một hòn đá bên bờ đê. Em té nhào và đau chân đến mức không thể đứng lên được.

- Nghe tiếng ngã huỵch và tiếng kêu của em, anh nhà bác em quay lại. Thấy em nhăn nhó vì đau, anh em không để ý gì đến con diều của mình nữa. Anh chạy lại và đỡ em lên. Thế là con diều theo gió hay lên tận trời cao.

- Chỉ vấp và té ngã thế mà chân em đã bị bong gân. Em đau quá không đi được. Anh em đã cõng em về nhà.

- Em xin nội đừng nói cho ba má em biết. Ba má em đang bận công tác. Nếu biết em bị đau chân, thế nào ba má em cũng về thăm.

- Suốt mấy ngày, chân em sưng tấy. Em ngồi một chỗ, hết chạy nhảy chơi đùa cùng chúng bạn.

- Nội và bác Hai gái chăm sóc em thật chu đáo. Rảnh rỗi lúc nào là anh em cũng đến bên cạnh em động viên và an ủi. Có lẽ vì thế mà em thấy như chân em đỡ đau hơn.

- Một tuần sau, chân em mới khỏi hẳn. Em lại cùng anh ra bãi cỏ chăn trâu, thả diều như không có chuyện gì đã xảy ra.

3. Kết bài

- Một tháng về quê nội trôi qua thật nhanh. Em phải về nhà để chuẩn bị cho năm học mới.

Rồi một năm học sẽ trôi qua, em sẽ lại được về vùng quê yên bình của nội để được đi chăn trâu thả diều cùng các anh các chị ở quê.

Em yêu lắm quê nội của em. Em nhớ nhiều lắm dòng sông hiền hòa, nhớ vườn cây vú sữa cành lá sum suê và em cũng nhớ kỉ niệm về lần em vấp té bị đau chân khi đi thả diều cùng anh con của bác Hai em.

12 tháng 12 2017

Đã rất lâu rồi em không có dịp về thăm quê nội. Hôm nay, sau một năm học vất vả, em được bố mẹ thưởng một chuyến về quê chơi. Chao ôi! Quê em đổi mới nhiều quá!

Từ xa nhìn lại quê hương em như một bức tranh nhiều màu sắc. Đến gần là rặng tre làng, cánh đồng lúa,... Đứng lên trần nhà bà nội, em phóng tầm mắt nhìn dòng sông Đáy hiền hoà chảy quanh năm. Những trưa hè nóng bức, chúng em thường lội xuống dòng sông để rửa chân, tay và tắm mát. Dòng nước như ôm những đứa con vào lòng. Đông vui và tấp nập nhất là lúc 6 - 7 giờ sáng. Lúc đó là các bạn học sinh đi học, các bác đi làm và các cô đi chợ trên chiếc cầu phao bằng gỗ nối từ bờ sông này sang bờ sông kia. Ở dưới sông, tàu bè xuôi ngược. Trước mặt em là cánh đồng lúa. Từ xa cánh đồng như một tấm thảm màu xanh, lác đác có vài bác nông dân đi thăm lúa. Ra về, ai cũng khen lúa năm nay tốt thật. Em nghe bà kể rằng: "Xưa kia cánh đồng lúa này mọc toàn cỏ, một sào chỉ thu hoạch được gần một tạ thế mà giờ đây một sào có thể thu hoạch được ba tạ thóc. Phía bên phải em là những dãy núi, dãy núi này chồm lên dãy nọ. Những cây mọc quanh sườn núi trông xanh mượt. Em xuống dưới nhà, chỉ cần bước qua khỏi cổng là đã đứng trên con đường làng. Mẹ em nói: "Con đường này trước đây còn là đường đất, khi trời đổ mưa thì đường lầy lội, trơn như đổ mỡ và có rất nhiều ổ gà. Ngày ấy, mẹ đi học toàn bị ngã, nước bắn bẩn hết quần áo, phải về nhà thay". Thế mà giờ đây được sự quan tâm của xã, con đường làng em đã được khoác trên mình một tấm áo bê tông.

Hai bên đường trước dãy là những ngôi nhà mái tranh vách đất, cứ lúc mưa là lại bị dột. Ngày ấy cũng chưa có điện, cứ đến chập tối là thắp đèn dầu và đóng cửa ở trong nhà, ngại sang nhà hàng xóm chơi vì trời tối quá. Thế mà giờ đây hai bên đường san sát những ngôi nhà hai tầng mọc lên. Đèn điện được thắp sáng trưng. Những cột giàn ăng ten dựng lên cao ngất. Chắc hẳn ở khắp các miền quê trên đất nước ta, có rất nhiều nơi có cảnh đẹp và sự đổi mới giống như quê em

                     Quê hương nếu ai không nhớ

                    Sẽ không lớn nổi thành người

Câu hát trên cứ văng vẳng bên tai. Em nghĩ lớn lên dù có đi đâu xa, em cũng không thể quên nơi chôn rau, cắt rốn. Hiện nay, đang ngồi trên ghế nhà trường em nghĩ sẽ học tập giỏi để mai này lớn lên, xây dựng quê hương em ngày càng giàu đẹp, để không phụ công lao dưỡng dục của cha mẹ và thầy cô.


 

22 tháng 12 2017

troi laen mang tra day

31 tháng 10 2016

Mở bài:Giới thiệu câu chuyenj sắp kể(gọi tên tình huống truyện)

Thân bài

+Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

+Các nhân vật và những lời nói,hành động của nhân vật dẫn đến tình huống truyện.

+Phản ứng của các nhân vật khi tình huống xảy ra.Hành động của em , kết quả tốt đẹp của hành động ấy.

Kết bài:Cảm nghĩ của em về việc tốt mà mình đã làm được.

Đề 1 bạn nhé !!!^_^

27 tháng 10 2016

Đề 4:

Trong mỗi cuộc đời, có biết bao kỉ niệm đẹp về tình cảm gia đình và tình hạn, những kỷ niệm ấy thật thiêng liêng cao đẹp biết bao. Nhưng ấn tượng sâu nặng nhất đối với tôi là những kỷ niệm hồi học ở trường tiểu học.

Loading...

 

Ngôi trường của tôi ở nông thôn nên không có nét đẹp gì đặc biệt. Nhưng nó đã mang lại cho tôi kỷ niệm ngọt ngào khi lần đầu bước vào trường: cô giáo dạy tôi nắn nót từng chữ, đôi tay của cô nắm chặt tay tôi để rèn chữ, bàn tay cô ấm áp làm sao và cô lại còn tập cho chúng tôi múa hát, giọng cô trong trẻo làm sao. Thời gian trôi qua mau, kỷ niệm lại càng có nhiều với mái trường này… Tôi còn nhớ mãi những kỷ niệm đẹp lúc ra chơi, cùng các bạn chơi đủ các trò, nào là: chơi đuổi bắt, nhảy dây, chơi cầu nhưng ấn tượng sâu nhất đối với tôi đó là trò chơi bịt mắt bắt dê. Hôm ấy vào giờ ra chơi, Lan rủ các bạn trong lớp cùng nhau chơi. Đông quá các bạn phải oẳn tù tì xem ai bắt, cuối cùng là Nam bắt. Lan dùng khăn quàng của mình để bịt mắt Nam lại, các bạn chạy xoay vòng cậu ta, lúc này bạn ấy không thấy gì cả, chỉ tóm bừa nên chúng tôi chạy tán loạn. Bỗng dưng dính một người, Nam sờ từ đầu cho đến tóc và khẳng định là Nga. Nam bỏ khăn ra nhìn, hóa ra đó là bạn lớp khác. Lúc này hai người đều đỏ mặt còn các hạn cùng chơi thì bật cười. Bỗng dưng có một tiếng nói to “Cho tôi chơi với!” Đó chính là Thành, người bạn hay đùa nhất của lớp tôi. Bạn ấy từ trong lớp chạy ra và xung phong bắt. Lan dùng khăn bịt mắt Thành lại, các bạn bắt đầu trốn, Thành đứng giữa sân nhìn qua nhìn lại chẳng thấy gì cả, nhưng hình như bạn ấy đang nghe tiếng bước chân của Hiền. Hiền thấy thế liền chạy qua cột cờ và dừng chân lại, đứng né một bên. Thành nhào tới bắt, ai ngờ Thành bắt dính cột cờ, cả lớp cười lăn lộn, Thành cũng ôm mặt cười. Tiếng trống tùng tùng báo hiệu giờ vào học, thế là giờ ra chơi đã hết, vào lớp các bạn đều dùng tập, sách để quạt cho mát. Đó là một kỷ niệm sâu sắc nhất với tôi dưới mái trường này.

26 tháng 10 2016

Đây là dạng đề văn tự sự, bên cạnh đó thì em cũng cần kết hợp thêm các phương pháp là biểu cảm và miêu tả nữa, để cho bài của em hay hơn :)

- Em thử nhớ lại một tí xem nhé: mình đã làm được việc tốt gì chưa.

Chắc chắn là có nhỉ, dù lớn dù nhỏ :)

Ví dụ như:

+ Giúp đỡ em nhỏ qua đường, hay học tập.

+ Mua tăm trẻ hay vé số ủng hộ bạn nghèo.

+ Ủng hộ sách vở cũ cho những bạn có đk học tập khó khăn.

+ Giúp bạn bè ko cần trả ơn, với những việc nhỏ trên lớp chẳng hạn.

+ Giúp đỡ bố mẹ làm những việc nhỏ trong nhà.

....

Với đề bài này chị nghĩ là em có thể đi tham khảo những bài văn khác rồi tự mình viết thì sẽ hay hơn, trải nghiệm của chính em mà. :)

Dàn ý:

MB: Giới thiệu về việc tốt mà em đã làm, nó gây ấn tượng với em ntn. Kết quả của nó ra sao ... (giới thiệu một cách khái quát).

TB:

- Đó là việc gì?

- Thời gian, địa điểm?

- Gồm có những ai (tất nhiên là có em) ?

- Có ai khác ngoài cuộc chứng kiến ko?

- Người được em giúp có cảm xúc ntn? Điều đó làm em xúc động ra sao?

- Những điều em suy nghĩ.

KB: Chốt lại vấn đề. Định hướng cho những việc làm sau này của mình.


Chúc em làm bài tốt! :)

27 tháng 10 2016

ntn nghia la gi ban

 

19 tháng 10 2016

a, (mk làm bài này rồi nhưng mk lập dàn ý hơi ngắn, bạn thồn cảm)

1. Mở bài:

- giới thiệu hoàn cảnh xảy ra sự việc

2. Thân bài

- Diễn biến sự việc

  + Hoàn cảnh khiến em mắc lỗi

   + Khi mắc lỗi gây ra hậu quả gì

  + Em suy nghĩ gì về việc làm của mk?

 3. Kết bài:

- Nêu cảm nghĩ của em về việc làm

- Rút ra bài học

- Quyết tâm sửa chữa lỗi lầm

19 tháng 10 2016

Dàn ý:

MB: Giới thiệu về việc tốt mà em đã làm, nó gây ấn tượng với em ntn. Kết quả của nó ra sao ... (giới thiệu một cách khái quát).

TB: 

- Đó là việc gì?

- Thời gian, địa điểm?

- Gồm có những ai (tất nhiên là có em) ?

- Có ai khác ngoài cuộc chứng kiến ko? 

- Người được em giúp có cảm xúc ntn? Điều đó làm em xúc động ra sao?

- Những điều em suy nghĩ.

KB: Chốt lại vấn đề. Định hướng cho những việc làm sau này của mình.

13 tháng 3 2018

I- Mbài:

- Giới thiệu khỏi quát về mẹ (bố)

II- Thân bài: Miờu tả chi tiết về mẹ (bố) trong hai tình huống cụ thể

1. Hình ảnh mẹ (bố) khi em mắc lỗi :

+ Nêu lí do: em mắc lỗi gì (ngắn gọn)

+ Miêu tả:

- Gương mặt: buồn bã

- Ánh mắt: ngạc nhiên/bực bội/đau đớn/thẫn thờ,…

- Thái độ: im lặng, không mắng mỏ, không hay nói cười

- Dáng đi: lặng lẽ,…

- Lời nói: Nghiêm khắc/ bao dung, nhẹ buồn,…

- Hình ảnh mẹ: da sạm lại, vết rạn chân chim nơi khoé mắt hằn sâu thêm, tay thô ráp, nụ cười vắng trên môi,...

- Cảm nghĩ: thương mẹ (bố), ân hận, tự trách mình, hứa và quyết tâm không bao giờ làm mẹ (bố) buồn nữa.

2. Hình ảnh mẹ (bố) khi em làm được việc tốt:

+ Việc tốt em làm…

+ Miêu tả:

- Nét mặt; tươi vui, rạng rỡ

- Ánh mắt: lấp lánh niềm vui

- Đi lại nhanh nhẹn

- Nói cười vui vẻ

- Lời nói: âu yếm, động viên khích lệ,...

à Cảm nghĩ bản thân: cố gắng làm nhiều việc tốt để bố mẹ vui lòng

III- Kết bài:

- Nêu cảm nghĩ chung về tình yêu thương con cái của bố mẹ…

13 tháng 3 2018

I. Mở bài:

Cũng như bao đứa trẻ khác, tôi có bố chở che, có mẹ yêu thương chăm sóc. Tôi yêu, tự hào và kính trọng bố vô cùng. Nhưng có lẽ người gần gũi dấu yêu nhất trong gia đình đối với tôi là mẹ. Mẹ đã sinh ra tôi, nuôi tôi khôn lớn trưởng thành. Đôi tay thân thương, dòng sữa ấm áp, lời hát ru ngọt ngào của mẹ cứ lớn dần trong tôi, để tôi thêm yêu tha thiết và khắc ghi sâu hình ảnh mẹ lúc buồn cũng như lúc vui, khi tôi mắc lỗi cũng như khi làm được một việc tốt.

II. Thân bài:

  1. 1. Hình ảnh mẹ khi em mắc lỗi:

“Vì con là con ba, con của ba rất ngoan

Vì con là con mẹ, con của mẹ rất hiền…”

Tôi thuộc bài hát này từ hồi đi học mẫu giáo. Nhưng tôi chưa hẳn là đứa con ngoan hiền của mẹ. Bởi cái tính hiếu động, nghịch ngợm của mình mà nhiều lúc tôi đã khiến mẹ buồn. Có một lần, mặc dù đã hơn một năm trôi qua, song mỗi khi nghĩ lại tôi vẫn hình dung thật rõ hình ảnh mẹ lúc ấy.

Lần đó tôi được điểm 4 môn toán. Hình như cô giáo đã trao đổi với mẹ. Bởi đến trưa, vừa đi học về, tôi đã thấy mẹ đợi sẵn ở nhà với nét mặt vừa buồn vừa giận. Biết có chuyện, tôi len lén ôm cặp sách định lẻn lên gác, nhưng mẹ đã gọi lại. Tôi sợ hãi nghĩ thế nào mẹ cũng quát mắng và đánh cho một trận. Nhưng không, mẹ không đánh cũng chẳng nói to, chỉ nhẹ nhàng hỏi chuyện học của tôi ở lớp. Tôi thở phào đoán mẹ chưa biết chuyện nên yên tâm nói dối một cách trơn tru. Khi mẹ hỏi về bài kiểm tra toán, tôi nói: “Mẹ hỏi làm gì? Con làm được tất. Với lại cô giáo chưa trả bài mẹ ạ!”(Nói dối vậy thôi, chứ thật ra điểm 4 toán to tướng đang nằm chềnh ềnh trong cặp sách tôi rồi). Đang cầm chiếc cặp của tôi trên tay, mẹ sững lại. Trong đôi mắt mẹ thoáng một chút ngỡ ngàng, một chút bực bội, một chút thất vọng và cả đau đớn nữa. Cái cặp rơi xuống, xổ tung ra. Bài kiểm tra toán rơi ra ngoài nằm phơi giữa sàn nhà. Tôi thuỗn mặt, không còn chối cãi vào đâu được. Mặt mẹ sầm lại, mẹ nhìn tôi nghiêm khắc như muốn nói: “Lâm! Con hư quá, đã học kém mà lại còn nói dối ư?”… Rồi mẹ buồn bã, thẫn thờ đi vào bếp.

Buổi trưa hôm ấy trôi qua thật nặng nề. Bố tôi ở lại cơ quan còn anh trai thì đi công tác, chỉ còn tôi và mẹ trong căn nhà rộng thênh thang. Mẹ lặng lẽ chuẩn bị bữa trưa một mình, không cần tôi giúp như mọi ngày. Rón rén đứng ở cửa bếp nhìn vào, tôi thấy rõ nỗi buồn phiền hiện trên gương mặt mẹ. Đôi tay mẹ làm nhưng ánh mắt nhìn buồn bã xa xăm. Thường ngày mẹ rất hay cười và nói chuyện với tôi tôi, thế mà hôm nay mẹ chẳng nói cười gì cả. Hình như mẹ đang lén tiếng thở dài. Trên khuôn mặt hiền từ của mẹ đã có nhiều nếp nhăn nơi khoé mắt. Mấy sợi gân xanh nổi trên vầng trán rộng, đôi môi mẹ không còn tươi thắm như trước… Có phải vì tôi mà mẹ già trước tuổi hay không?

Tuy rất buồn, nhưng mẹ vẫn quan tâm chăm sóc tôi chu đáo. Mẹ giục tôi ăn cơm, nhắc tôi ngủ trưa để có sức học chiều. Mẹ càng quan tâm, tôi càng xót xa ân hận. Còn mẹ, chưa kịp nghỉ ngơi đã lại vội vã đến trường làm việc. Ánh nắng vàng vẫn nhảy nhót ngoài sân nhưng tôi chẳng thấy vui chút nào. Ánh mắt thất vọng, giọng nói buồn rầu của mẹ cứ ám ảnh mãi tâm trí tôi. Tôi biết, mẹ buồn vì sự sa sút trong học tập của tôi thì ít mà mẹ đau đớn vì thái độ ngang ngạnh nói dối của tôi thì nhiều. Tôi thấy mình quả là một đứa trẻ hư. Tôi chỉ muốn oà khóc cho vơi đi phần nào nỗi ân hận đang giày vò trong lòng mình.

  1. 2. Hình ảnh mẹ khi em làm được một việc tốt:

Thời gian dần trôi, mẹ không bao giờ nhắc lại lỗi lầm của tôi nữa. Nhưng tôi thì luôn tự nhủ phải cố gắng sửa chữa sai lầm và làm nhiều việc giúp đỡ mẹ. Thế rồi điều mong ước cuối cùng cũng đến: tôi đã làm vui lòng mẹ với điểm 10 môn toán. Tuy đây chẳng phải là một việc tốt lớn lao như việc làm của nhiều bạn khác, song với tôi, nó đã để lại một dấu ấn khó phai. Hình ảnh mẹ lúc ấy đến tận bây giờ tôi cũng vẫn chưa quên được.

Hôm đó, khi đi học về, tôi tung tăng chạy ngay đến bên mẹ giơ bài kiểm tra ra khoe. Nhìn điểm 10 đỏ chói trên tay tôi, dường như bao vất vả, mệt nhọc trên khuôn mặt mẹ tan biến đi đâu hết. Mẹ ngạc nhiên, vui mừng hỏi lại: “Lâm được điểm 10 toán thật cơ à?” Mẹ kéo tôi vào lòng, đưa đôi bàn tay xương xương, gầy gầy vuốt nhẹ mái tóc rễ tre rối bù của tôi. Rồi mẹ đặt đôi tay ấm áp ấy lên hai má tôi khẽ nói: “Con trai của mẹ giỏi lắm! Nhưng con đừng tự thỏa mãn, phải cố gắng thật nhiều hơn nữa con a!”

Buổi trưa mùa đông hôm ấy cũng chỉ có mẹ và tôi, nhưng căm nhà không hề lạnh lẽo mà đầy ắp niềm vui và rộn rã tiếng cười. Mẹ đi lại nhanh nhẹn, vừa dọn dẹp nhà cửa vừa vui vẻ trò chuyện với tôi và đôi lúc còn cất tiếng hát khe khẽ nữa. Chuyện ở lớp, ở trường, chuyện thầy cô bè bạn,.. chuyện nào tôi kể mẹ cũng chăm chú lắng nghe. Vừa nghe mẹ vừa mỉm cười, gật gật đầu trìu mến. Gương mặt mẹ rạng rỡ niềm vui, đôi môi nở nụ cười tươi tắn. Hình như bao lo toan, tất bật hàng ngày không còn in dấu trên khuôn mặt mẹ. Ánh mắt mẹ lấp lánh rạng ngời. Mẹ nhìn tôi bao dung, âu yếm. Cái nhìn của mẹ vừa như muốn chia vui vừa như muốn động viên khích lệ tôi phải cố gắng nhiều hơn nữa. Trên cành cây, mấy chú chim lích chích truyền cành, ngó nghiêng ngoài cửa sổ như cũng muốn chia vui cùng với mẹ con tôi. Tôi vô cùng hạnh phúc trước niềm vui của mẹ.

Bữa cơm của hai mẹ con chỉ có rau với trứng, nhưng tôi ăn rất ngon miệng. Có lẽ bởi lòng tôi náo nức một niềm vui: Vui vì đã làm được một việc tốt nho nhỏ khiến mẹ hài lòng. Tôi tự nhủ sẽ cố gắng làm nhiều việc tốt để niềm vui và nụ cười đọng mãi trên gương mặt mẹ.

III. Kết bài:

Giờ đây, tuy đã là một cậu học sinh mười hai tuổi, nhưng tôi vẫn rất thích chạy nhảy, chơi đùa, nghịch ngợm. Song nhờ có mẹ, tôi cũng đã phần nào khôn lớn. Tôi biết rằng: hình ảnh mẹ, ánh mắt mẹ trong những lần tôi phạm lỗi cũng như làm được việc tốt sẽ luôn theo tôi, nhắc nhở tôi không mắc sai lầm trong cuộc sống, giúp tôi có thêm nghị lực vững bước trên đường đời

12 tháng 12 2017

I. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần nói đến
Tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất miền Trung đầy nắng và gió. Tuổi thơ tôi đã gắn bó với biết bao kỉ niệm ở đó. Nhiều năm qua, quê hương tôi đã có sự đổi khác và mới mẻ. những thay đổi cần phải có để phù hợp với cuộc sống hiện đại ngày nay. Sự đổi mới rất đáng kinh ngạc của quê tôi.

II. Thân bài
1. Quê tôi trước đổi mới
a. Cơ sở hạ tầng
- Nhà: nhỏ bé, lụp xụp, cũ kỉ;
- Đường: đường đất; nhỏ; đầy bùn;….
- Trường học: lụp xụp; bất tiện; mái ngoái cũ;….
- Chợ: diện tích nhỏ; ích hàng hóa; ít người mua bán;….
b. Đời sống con người:
- Con người vất vả và lam lũ
- Làm ruộng là chủ yếu
- Thu nhập rất thấp
- Trẻ em không được đến trường, phải nghỉ học sớm; lâm vào tệ nạn xã hội;….
2. Quê tôi sau đổi mới:
a. cơ sở hạ tầng:
- Nhà cửa khang trang, mới, có nhiều nhà cao tầng;….
- Đường được xây dựng mới, rộng, thuận tiện cho việc đi lại
- Chợ: đông vui, nhộn nhịp, rất nhiều người mua và bán; lúc nào cũng nghe xe cộ náo nhiệt
-trường học: trường cũ được sửa chữa, nhiều trường mới được xây thêm..., phòng học có đèn, có quạt, nhìn mới tanh, có tòa nhà cao;…
- Xây dựng thêm ngân hàng, bệnh viện, công viên;… rất khang trang và tiện nghi, thích hợp để phục phụ cho con người.
b. Đời sống con người:
- Đời sống con người được cải thiện, sống tốt và thoải mái hơn
- Trong nhà sắm sửa nhiều đồ công nghệ tiện nghi như: ti vi; tủ lạnh; máy giặt;….
- Trẻ em được đến trường và dạy dỗ tốt hơn
- Người dân được khám chưa bệnh tại bệnh viên; vui chơi tại khu vui chơi;….

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về sự đổi mới của quê hương
- Quê em có rất nhiều đổi mới
- Em rất yêu quê em
- Em sẽ cố gắng học hành để xây dựng quê hương ngày một tốt hơn