Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép: quan hệ nguyên nhân, giả thuyết, tương phản, tăng tiến, điều kiện, lụa chọn, bổ sung, tiếp nối…
STTKiểu câuHành động nói được thực hiệnCách dùng
1 | Trần thuật | Trình bày | Trực tiếp |
2 | Nghi vấn | Bộc lộ cảm xúc | Gián tiếp |
3 | Trần thuật | Trình bày | Trực tiếp |
4 | Cầu khiến | Điều khiển | Trực tiếp |
5 | Nghi vấn | Trình bày | Gián tiếp |
6 | Trần thuật | Trình bày | Trực tiếp |
7 | Nghi vấn | Hỏi | Trực tiếp |
Kiểu câu | Dấu hiệu hình thức | Chức năng |
|
Câu nghi vấn | - Chứa các từ để hỏi: Ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, hay, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ(có)…không(đã)…chưa - Kết thúc câu bằng dấu hỏi chấm. | Dùng để hỏi |
|
Câu cầu khiến | - Chứa từ ngữ cầu khiến: Hãy, đừng, chớ,đi, thôi, nào - Kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm. | Dùng để: + Ra lệnh + Yêu cầu, đề nghị + Khuyên bảo |
|
Câu cảm thán | - Chứa từ ngữ cảm thán: Ôi, than ôi, Hỡi ơi, chao ơi, trời ơi, Thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào... - Kết thúc bằng dấu chấm than | Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc |
|
Câu trần thuật | Không có đặc điểm của các kiểu câu:Câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán | Dùng để: Kể, thông báo, nhận định, miêu tả. Yêu cầu, đề nghị, bộc lộ cảm xúc |
|
Câu phủ định | Chứa các từ ngữ phủ định: – không, không phải, không phải là,… – chưa, chẳng, chả, chẳng phải, chả phải,.. – đâu phải, đâu có phải,… | Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó. Bác bỏ một ý kiến, một nhận định. |
|
Đáp án
- Công dụng của dấu 2 chấm:
+ Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó.
Ví dụ: “Nhưng họ thách nặng quá: nguyên tiền mặt phải một trăm đồng bạc, lại còn cau, còn rượu… cả cưới nữa thì mất đến cứng hai trăm bạc.”
+ Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang).
Ví dụ: Người xưa có câu: “Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”. Tre là thẳng thắn, bất khuất.
Đáp án
- Công dụng dấu ngặc kép:
+ Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
Ví dụ: Nó nhập tâm lời dạy của chú Tiến Lê: “Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu”
+ Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.
Ví dụ: Tre với người như thế đã mấy nghìn năm. Một thế kỉ “văn minh”, “khai hóa” của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt. Tre vẫn phải còn vất vả mãi với người.
+ Đánh dấu tên tác phẩm, tớ báo, tập san được dẫn.
Ví dụ: Hàng loạt vở kịch như “Tay người đàn bà”, “Giác ngộ”, “Bên kia sông Đuống” … ra đời.
Nhớ rừng | Thế Lữ | Tự do | Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để diễn tả nỗi chán ghét thực tại tù túng, tầm thường và niềm khao khát tự do mãnh liệt. |
Ông đồ | Vũ Đình Liên | Ngũ ngôn | Thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của “ông đồ” qua đó toát lên niềm thương cảm chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ những giá trị xưa cũ. |
Quê hương | Tế Hanh | Tự do | Bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân. Qua đó ta thấy được tình cảm yêu quê hương của nhà thơ. |
Khi con tu hú | Tố Hữu | Lục bát | Thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do đến cháy bỏng của người chiến sĩ trong cảnh tù đày. |
Tức cảnh Pác Bó | Hồ Chí Minh | Thất ngôn tứ tuyệt | Phong thái ung dung và tình yêu thiên nhiên vô bờ của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. |
Ngắm trăng | Hồ Chí Minh | Thất ngôn tứ tuyệt | Tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ tối tăm. |
Đi đường | Hồ Chí Minh | Thất ngôn tứ tuyệt | Từ việc đi đường núi gợi ra chân lí: vượt qua gian lao chồng chất sẽ đi tới thắng lợi vẻ vang. |
Chiếu dời đô | Lí Công Uẩn | Chiếu | Phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập |
Hịch tướng sĩ | Trần Quốc Tuấn | Hịch | Phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, thể hiện qua lòng căm thù xâm lược. |
Nước Đại Việt ta | Nguyễn Trãi | Cáo | Mang ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập: nước ta là đất nước có nền văn hóa lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục tập quán riêng, phong tục riêng… kẻ xâm lược là phản nhân nghĩa, nhất định thất bại. |
Bàn luận về phép học | Nguyễn Thiếp | Tấu | Giúp ta hiểu mục đích của việc học để làm người có đạo đức, có tri thức, góp phần làm hưng thịnh đất nước, chứ không phải để cầu danh lợi. |
Thuế máu | Nguyễn Ái Quốc | Văn xuôi | Vạch trần bản chất xảo quyệt của thực dân đã biến những người nghèo khổ ở các xứ thuộc địa thành vật hi sinh để phục vụ cho lợi ích của mình trong các cuộc chiến tranh tàn khốc. |
STT | Văn bản | Tác giả | Thể loại | Giá trị nội dung và nghệ thuật |
1 | Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác | Phan Bội Châu | Bát cú Đường luật | - ND: Phong thái ung dung đường hoàng, khí phách kiên cường bất khuất vượt lên trên cảnh ngục tù khốc liệt của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu. - NT: Giọng điệu hào hùng, lôi cuốn. |
2 | Đập đá ở Côn Lôn | Phan Châu Trinh | Bát cú Đường luật | - ND: Hình tượng lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nước dù gặp bước gian nguy nhưng vẫn không sờn chí đổi lòng. - NT: Bút pháp lãng mạn, giọng điệu hào hùng. |
3 | Muốn làm thằng Cuội | Tản Đà | Bát cú Đường luật | - ND: Thể hiện tâm sự của một con người bất hoà sâu sắc với thực tại tầm thường xấu xa, muốn thoát li bằng mộng tưởng lên cung trăng để bầu bạn với chị Hằng. - NT: Hồn thơ lãng mạn, bay bổng. |
4 | Hai chữ nước nhà | Trần Tuấn Khải | Song thất lục bát | - ND: mượn câu chuyện lịch sử để bộc lộ cảm xúc của mình và khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước của đồng bào. - NT: Lựa chọn thể tho thích hợp, giọng điệu trữ tình thống nhất. |
5 | Nhớ rừng | Thế Lữ | Tự do | - ND: Mượn lời của con hổ bị nhốt trong vườn bách thú dể diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt, khơi gợi lòng yêu nước thầm kín. - NT: Thể thơ tự do, tràn đầy cảm xúc mãnh liệt, hình tượng nghệ thuật có tính ẩn dụ cao. |
6 | Ông đồ | Vũ Đình Liên | Ngũ ngôn | - NT: Thể hiện sâu sắc tình cảnh đầy thương tâm của ông đồ, qua đó toát lên niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ, nỗi niềm hoài cổ. - NT: Lời thơ bình dị mà cô đọng, gợi cảm. |
7 | Quê hương | Tế Hanh | Bát ngôn (tự do) | - ND: Bức tranh tươi sáng sinh động về một làng quê miền biển với những hình ảnh khoẻ khoắn đầy sức sống của người dân chài. - NT: Những vần thơ bình dị mà gợi cảm sâu sắc. |
8 | Khi con tu hú | Tố Hữu | Lục bát | - ND: Thể hiện lòng yêu cuộc sống sâu sắc và niềm khát khao tự do đến cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày. - NT: Thể thơ lục bát giản dị, âm điệu tha thiết, từ ngữ hình ảnh chân thật, sinh động. |
9 | Tức cảnh Pác Bó | Hồ Chí Minh | Tứ tuyệt | - ND: Thể hiện tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ, sự gắn bó hoà hợp giữa con người và thiên nhiên. - NT: Hình ảnh bình dị, giọng thơ đùa vui hóm hỉnh. |
10 | Ngắm trăng | Hồ Chí Minh | Tứ tuyệt | - ND: Thể hiện tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác trong cảnh ngục tù cực khổ tối tăm. - NT: Ngôn ngữ hàm súc cô đọng, mang màu sắc cổ điển đậm nét. |
11 | Đi đường | Hồ Chí Minh | Tứ tuyệt | - ND: Bài thơ thể hiện một triết lí sâu sắc, từ việc đi đường núi đã gợi ra chân lí đường đời: vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang. - NT: ngôn ngữ hàm súc, cô đọng mang màu sắc cổ điển. |
12 | Chiếu dời đô | Lý Công Uẩn | Chiếu (thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh) | - ND: Phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất, đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh. - NT: Sự kết hợp chặt chẽ giữa lí và tình, lập luận lôgic và chặt chẽ. |
13 | Hịch tướng sĩ | Trần Quốc Tuấn | Hịch (thể văn nghị luận ngày xưa) | - ND: Thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, lòng căm thù, ý chí quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược. - NT: Lập luận chặt chẽ, sắc bén, lời văn thống thiết có sức lôi cuốn. |
14 | Nước Đại Việt ta | Nguyễn Trãi | Cáo (thể văn nghị cổ) | - ND: Có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập về nền văn hiến lâu dời, về chủ quyền lãnh thổ, phong tục về truyền thống lịch sử, đồng thời khẳng định kẻ xâm lược là kẻ phản nhân nghĩa, nhất định thất bại. - NT: Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén. |
15 | Bàn luận về phép học | Nguyễn Thiếp | Tấu (văn thư của bề tôi thần dân gửi lên vua chúa). | - ND: Nêu lên mục đích của việc học tập là để làm người có đạo đức, có tri thức góp phần làm hưng thịnh đất nước chứ không phải để cầu danh lợi. Muốn học tốt phải có phương pháp, học cho rộng nhưng phải nắm gọn, phải đi đôi với hành. - NT: Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén. |
16 | Thuế máu | Nguyễn Ái Quốc | Văn chính luận | - ND: Tố cáo chính quyền thực dân đã biến người dân nghèo khổ ở các xứ thuộc địa thành vật hi sinh để phục vụ cho lợi ích của minh trong các cuộc chiến tranh tàn khốc. - NT: Tư liệu phong phú xác thực, ngòi bút trào phúng sắc sảo, giọng điệu vừa đanh thép vừa mỉa mai chua chát, có nhiều hình ảnh giàu biểu cảm. |
I. Kiến thức cơ bản
1. Các từ loại đã học
Bao gồm:
+ Danh từ: bàn, ghế, sách..
+ Động từ: chạy, nhảy, học bài…
+ Tính từ: đẹp, chăm chỉ..
+ Số từ: một, hai…
+ Lượng từ: một số, bọn, đàn…
+ Chỉ từ:
+ Phó từ
2. Các phép tu từ đã học
+ Phép so sánh
+ Phép nhân hóa
+ Phép ẩn dụ
+ Phép hoán dụ
3. Các kiểu cấu tạo câu đã học
– Câu đơn: + Câu có từ là
+ Câu không có từ là
– Câu ghép
4. Các dấu câu đã học
– Dấu kết thúc câu : + Dấu chấm
+ Dấu chấm hỏi
+ Dấu chấm than
– Dấu phân cách các bộ phận câu: Dấu phẩy
II. Các loại cấu tạo câu
1. Cấu tạo từ
– Từ đơn: bàn, ghế…
– Từ phức: + Từ ghép: xe đạp, bàn ghế ...
+ Từ láy: mênh mông, đo đỏ, thoang thoảng ...
2. Nghĩa của từ
Ví dụ trong câu: Mặt trời đi qua trên lăng/ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
– Nghĩa gốc: Mặt trời ở câu thứ nhất có nghĩa chỉ mặt trời ngoài thiên nhiên, có vai trò chiếu ánh sáng nuôi dưỡng sự sống.
– Nghĩa chuyển: Mặt trời câu thứ hai được dùng để ví Bác Hồ, một lãnh tụ vĩ đại của dân tộc đã soi sáng tìm ra con đường đúng đắn cứu nước ta.
3. Phân loại từ theo nguồn gốc
– Từ thuần Việt: xinh, đẹp, tủ..
– Từ mượn: +Từ gốc tiếng Hán: gia sư, ngựa (mã)…
+ Từ gốc tiếng nước ngoài: xích lô, cà phê…
4. Lỗi dùng từ
– Lặp từ:
– Lẫn lộn các từ gần âm
– Dùng từ không đúng nghĩa