Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chào bạn Nguyễn Dung nhé
Câu 1 :Có mấy nhóm quả chín nêu đặc điểm của mỗi nhóm ?
- Dựa vào đặc điểm của vỏ quả người ta chia thành 2 nhóm là quả khô và quả thịt.
Quả khô
- Đặc điểm: khi chín thì vỏ khô, cứng và mỏng.
- Phân loại: quả khô gồm 2 loại là quả khô tự nẻ và quả khô không tự nẻ.
* Quả khô nẻ: khi chín thì vỏ quả tự nứt ra giúp phát tán hạt.
+ Lưu ý: khi thu hoạch các loại quả khô tự nẻ này thì phải thu hoạch trước khi quả chín vì khi quả chín thì vỏ quả sẽ tự nứt ra làm hạt rơi ra ngoài ta không thu hoạch được.
+ Ví dụ: quả bông, quả đỗ, quả cải, …
* Quả khô không nẻ: khi chín vỏ quả không tự nứt ra.
+ Ví dụ: quả thìa là, quả chò, …
Quả thịt
- Đặc điểm: khi chín mềm, vò dày chứa đầy thịt quả bên trong.
- Phân loại: quả thịt gồm 2 loại là quả mọng và quả hạch.
* Quả mọng: quả gồm toàn thịt, khi dùng dao cắt ngang quả thì cắt dễ dàng.
+ Ví dụ: quả cà chua, quả cam, quả chanh, quả dưa hấu, quả đu đủ, …
* Quả hạch: bên trong quả có hạch cứng bọc lấy hạt, khi dùng dao cắt ngang quả thì khó cắt.
+ Ví dụ: quả đào, quả quả táo ta, quả mơ, quả mận, …
Câu 2 : tại sao nói cây có hoa là một thể thống nhất ?
Cây có hoa là một thể thống nhất vì:
+ Có sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng trong mỗi cơ quan.
+ Có sự thống nhất giữa chức năng của các cơ quan.
→ Tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác và toàn bộ cây
Câu 3 : Tại sao xương rồng có thể sống ở Sa Mạc ?
Do cây xương rồng có những đặc điểm để thích nghi với những điều kiện khắc nghiệt ở xa mạc như:-Chịu được nhiệt độ cao,khô nóng. -Là tiêu biến thành gai để chống thoát hơi nước. -Thân cây mọng nước dự trữ nước trong cơ thể dưới dạng nhựa ( thân có dạng xốp hoặc rỗng để chứa nước tại những chỗ rỗng xốp đó ). -Rễ cây thường đâm sâu vào lòng đất để tìm mạch nước ngầm và cũng toả ra trên phạm vi rộng gần sát mặt đất để khi mưa xuống có thể hút hết nước trên mặt đất.
Câu 4 : nêu đặc điểm của tảo ?
- Tảo là nhóm thực vật bậc thấp,sống chủ yếu ở nước
- Cơ thể chúng đơn bào, tập đoàn hay đa bào,chưa phân hóa thành thân lá rễ và cũng chưa có mô điển hình
Câu 5 : so sánh cơ quan sinh dưỡng của rêu và dương xỉ ?
Giống nhau : Đều có rễ, thân, lá là cơ quan sinh dưỡng
Khác nhau :
+ Rêu chỉ có rễ giả nhưng dương xỉ đã có rễ thật
+ Rêu chưa có mạch dẫn nhưng dương xỉ đã có mạch dẫn làm chức năng vận chuyển
Vậy cơ quan sinh dưỡng của dương xỉ phức tạp hơn cơ quan sinh dưỡng của rêu
Câu 6 : nêu vai trò của rêu
- Hình thành chất mùn để làm than đá.- Tạo than bùn làm chất đốt và phân bón.Tham khảo
- Tuân theo các biện pháp và tuyên truyền các biện pháp này cho người thân, hàng xóm để bảo vệ sự đa dạng thực vật ở địa phương.
- Tham gia bảo vệ, chăm sóc và trồng cây xanh ở trường, địa phương.
- Tham gia các hoạt động trồng cây gây rừng ở địa phương.
Kiểm soát cháy rừng, thảm họa thiên nhiên
* Nước: nước rất cần cho các hoạt động sống của cây. Cây thiếu nước các quá trình trao đổi chất có thể bị ngừng trệ và cây chết. Nhu cầu nước của cây luôn luôn thay đổi tùy thuộc vào các loài cây, các thời kì phát triển của cây và điều kiện sống (nhất là thời tiết).
* Muối khoáng: muối khoáng cũng rất cần cho sự sinh trưởng và phát triển của cây. Cây cần nhiều loại muối khoáng khác nhau (muối đạm, muối lân. muối kali). Nhu cầu muối khoáng của cây cũng thay đổi tùy thuộc vào các loài cây và các thời kì phát triển của cây Ví dụ, cây lấy quả lấv hạt (lúa, ngô, cà chua...) cần nhiều phôtpho và nỉtơ, cây trồng lấy thân lá (các loại rau. đay. gai..) cần nhiều đạm và cây trồng lấy củ (khoai lang, củ cải, cà rốt...) thì cần nhiều kali.
1) - Cơ quan sinh dưỡng :
+ Rễ thật có nhiều lông hút
+ Thân rễ hình trụ nằm ngang
+ Lá đã có gân
+ Lá non đầu cuộn tròn
+ Lá già mặt dưới có bào tử
- Cơ quan sinh sản :
+ Dương Sỉ sinh sản bằng bào tử
+ Cơ quan sinh sản là túi bào tử
- Dấu hiệu nhận biết : Thường sống ở nơi đất ẩm và dâm mát như : Ven đường , bờ ruộng , khe tường ...
STT | Tên sinh vật | Nơi sống | Kích thước | Di chuyển | Có lợi hay có hại |
1 | Cây mít | Ở cạn | Trung bình | Không | Có ích |
2 | Con voi | Ở cạn | To | Có | Có ích |
3 | Con giun đất | Đất ẩm | Nhỏ | Có | Có ích |
4 | Con cá chép | Nước ngọt | Trung bình | Có | Có ích |
5 | Cây bèo tây | Trên mặt nước | Nhỏ | Không | Có ích |
6 | Con ruồi | Nơi bẩn | Nhỏ | Có | Có hại |
7 | Cây nấm rơm | Rơm mục, nơi ẩm | Nhỏ | Không | Có ích |
Nhận xét : Hình thái, cấu tạo và đời sõng cũng như sự đa dạng của thực vật đế sử dụng hợp lí, phát triển và bảo vệ chúng phục vụ đời sống con người.
Vai trò của thực vật trong điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường:
+ Khả năng che chắn giúp cản bớt ánh sáng và tốc độ gió.
+ Quá trình quang hợp giúp giảm nhiệt độ và tăng độ ẩm do giải phóng ra hơi nước và giúp giảm cường độ ánh sáng bên dưới tán cây.
+ Giúp làm tăng lượng mưa
+ Lá cây có thể giảm bớt bụi bẩn và 1 số loại vi khuẩn, khí độc trong không khí
...
Chúc bạn học tốt!! ^^
Thực vật góp phần lớn trong việc điều hòa khí hậu:
- Nhờ quá trình quang hợp của thực vật mà hàm lượng khí cacbonic và oxi trong không khí được ổn định.
- Thực vật cản bớt ánh nắng và tốc độ gió, giúp điều hòa khí hậu, làm không khí trong lành, mát mẻ, làm tăng lượng mưa trong khu vực.
- Lá cây ngăn bụi, cản gió, làm giảm nhiệt độ môi trường, một số cây như thông, bạch đàn,... tiết chất diệt vi khuẩn gây bệnh giúp giảm ô nhiễm môi trường.
1.
Có thể phân chia các quả trên thành 2 nhóm
+ Quả khô: quả cải, quả bông, quả thìa là, quả đậu: khi chín thì vỏ khô, cứng, mỏng
+ Quả thịt: quả đu đủ, quả mơ, quả chanh, quả cà chua, quả táo: khi chín thì mềm, vỏ dày, chứa đầy thịt quả
Cây xanh có tác dụng làm giảm bức xạ của mặt trời chiếu xuống mặt đất làm giảm bức xạ phản xạ, giảm nhiệt độ của không khí, làm giảm tốc độ gió và phần nào làm tăng độ ẩm của không khí.
– Giảm bức xạ nhiệt: Tuỳ theo cây dày lá hay thưa lá, lá to hay lá nhỏ mà cây có thể che chắn được 10-90% lượng bức xạ mặt trời chiếu xuống mặt đất. Cây xanh thông thường có thể che chắn 40-60% lượng bức xạ. Cây xanh còn có tác dụng làm giảm lượng phản xạ bức xạ mặt trời. Hệ số Anbeđo của mặt tường màu vàng nhạt thường bằng 0,4-0,5 tức là 40-50% lượng bức xạ mặt trời chiếu tới bị phản xạ ra môi trường xung quanh. Anbeđo cửa mặt bê tông là 0,35-0,45, của mặt mái là 0,3-0,4. Trong khi đó hệ số Anbeđo cua các cây xanh chỉ là 0,2-0,3 và của thảm cỏ là 0,18-0,24 [15].
– Giảm nhiệt độ không khí, giảm nhiệt độ bề mặt, tăng độ ẩm và tăng lượng ôxi trong không khí: Trong thời gian ban ngày cây xanh hấp thụ bức xạ mặt trời hút nước từ dưới đất lên và hấp thụ khí CO, để thực hiện quá trình lục diệp hoá theo công thức cơ bản sau đây:
6C02 + 5HoO + 674 calo <=> C6Hl0O5 + 60-, hay 6CCX + 6H-.0 + 674 calo <=> C6Hp06 + 60,
Vì vậy so với vùng đất trống, không trồng cây thì nhiệt độ không khí ở vùng cây xanh ban ngày thấp hơn l-3°c, hàm lượng ôxi trong không khí tăng lên tới 20% và hàm lượng khí CO-, ít hơn. Kết quả khảo sát đo lường vi khí hậu ở các công viên Thủ Lệ, Bách Thảo (Hà nội) so sánh với các khu nhà ở Thanh Xuân Bắc, Bách Khoa đểu chứng tỏ như vậy. Vào những ngày nắng nóng, hiệu quả giảm nhiệt độ của cây xanh lớn hơn, ngày ít nắng, râm mát, hiệu quả nhỏ hơn [24].
Cây xanh, thảm cỏ có tác dụng giảm nhiệt độ bề mặt đất rất rõ rệt. Số liệu đo lường thực tế chứng tỏ nhiệt độ mặt đất ở dưới vườn cây xanh hay thảm cỏ thường thấp hơn mặt đất khô trống tới 3-5°C. Nhiệt độ các bề mặt bê tông, đường nhựa cao hơn mặt đất 2-3°C. Độ ẩm không khí ở vùng cây xanh ao hồ thường cao hơn ở khu phố, nhưng không đáng kể chỉ khoảng 2-6% [6],
– Tác dụng cản gió: Cây xanh có tác dụng làm giảm tốc độ gió, thông thường 10-60%. Khu cây xanh càng to càng dày thì tác dụng cản gió càng lớn. Đối với gió lạnh và gió bão thì hiệu quả này là “dương tính” còn đối với gió mát mùa hè thì nó có tác dụng “âm tính”.