K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 9 2023

Bài nói tham khảo

Nụ cười là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống. Đã có rất nhiều phát ngôn ấn tượng về ý nghĩa của nụ cười. Dân gian có câu: “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”; M. Gorki, đại văn hào Nga cho rằng: “Tiếng cười là thuộc tính đẹp nhất của con người”; F. Rabelais bác sĩ, đại văn hào Pháp khẳng định: “Tiếng cười là đặc trưng của con người, là một yếu tố của sức khỏe, một phương pháp trị bệnh” hiệu quả… Tuy nhiên, có phải lúc nào tiếng cười cũng phát huy tác dụng trong đời sống? Và phải chăng, ở bất cứ hoàn cảnh nào, tiếng cười cũng cần được khuyến khích?

Cười là một phản xạ tự nhiên của con người. Từ lúc lọt lòng mẹ, con người đã biết cười, biết thể hiện cảm xúc qua tiếng cười. Nụ cười bộc lộ niềm vui thích hoặc một thái độ, tâm trạng, tình cảm nào đó của con người.

Nụ cười là một tài sản, một món quà vô giá mà tạo hoá đã ban tặng cho con người. Một nụ cười thân thiện có thể xua tan đau buồn, hàn gắn vết thương, nhân đôi niềm vui, chia đôi nỗi buồn, làm dịu nỗi cô đơn, khiến mọi người xích lại gần nhau hơn… Một nụ cười đúng lúc, đúng chỗ có thể giúp con người thêm bạn, bớt thù, công việc thuận lợi, cuộc sống bớt căng thẳng. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu y học đã chứng minh tác dụng của tiếng cười lạc quan trong việc điều trị các bệnh tim mạch, giảm đau trong điều trị các bệnh ung thư và khớp cũng như cải thiện nhiều chức năng sinh lí của cơ thể. Người Việt Nam rất hay cười nhận xét của một sinh viên người Bulgaria trong câu chuyện nêu trên không phải hoàn toàn cảm tính. Một nghiên cứu được công bố gần đây của tổ chức các nền kinh tế mở (NEF) đã xếp Việt Nam đứng thứ 12 trên toàn cầu và là quốc gia đứng đầu (hạnh phúc nhất) ở châu Á. Bảng đánh giá, xếp hạng này căn cứ vào một số tiêu chuẩn như sự bằng lòng với cuộc sống, tuổi thọ trung bình, yếu tố môi trường… Như vậy người Việt lạc quan, hay cười là một nhận định có cơ sở.

Tuy nhiên, cũng như đời sống, tiếng cười rất đa dạng về sắc thái. Mỗi sắc thái, mỗi kiểu cười có một cách thể hiện và ý nghĩa khác nhau như: cười duyên, cười nụ, cười mỉm, cười xòa; cười khẩy, cười ruồi, cười nhạt, cười nửa miệng, cười khinh khỉnh; cười đau khổ, cười ra nước mắt, cười như mếu, cười lặng, cười thầm; cười vô duyên, cười trên đau khổ của người khác, cười hô hố, cười đồng loã, cười hềnh hệch, cười hồng hộc, cười toe toét… Có những nụ cười mang lại niềm vui, tình yêu thương, sự khích lệ lớn lao nhưng cũng có những kiểu cười giết chết cả tin yêu, gieo rắc hoài nghi, khích lệ người ta sa ngã, phạm tội ác. Cười một cách vô tâm, vô duyên là một trong những kiểu cười tai hại đó.

Cười một cách vô tâm là cười vui khoái trá bất chấp người trong cuộc đang ở trong một trạng thái hoặc tình huống khó khăn, cần được chia sẻ, giúp đỡ. Cười một cách vô duyên là cười không đúng lúc đúng chỗ, cười hô hố, thiếu tế nhị, cười vui trong những trường hợp, tình huống trớ trêu, cần sự thông cảm. Trong thực tế, nhiều người Việt Nam, kể cả người lớn tuổi thường rất hay cười trong những tình huống không đáng cười như: nhìn thấy người trượt ngã (như câu chuyện nêu trên), đánh rơi đồ vật giữa đường, vô ý bị vấp u đầu, quần áo lấm lem mực hoặc bùn đất, bộ dạng của những người bị mất trí, bị bệnh tâm thần. Thậm chí, họ có thể cười khi thấy trẻ con đánh nhau rất đau, nhà người khác bị cháy, người bị tai nạn xe ngã trên đường…

Hậu quả của những cái cười vô tâm, vô duyên đôi khi không thể đo đếm hết. Nó thể hiện sự vô cảm, ích kỷ, thiếu tình người và trình độ văn hoá giao tiếp, ứng xử thấp kém của con người. Nó có thể làm cho người trong cuộc cảm thấy đau khổ, bẽ bàng, mất tự tin, mất niềm tin, đau lòng, thậm chí tuyệt vọng. Cười trên đau khổ của người khác, cười một cách vô tâm, vô tư trước sự trớ trêu, khốn khổ của người khác, khi người ta cần sự thông cảm, giúp đỡ là mầm mống, là biểu hiện của cái ác.

Nụ cười rất cần thiết trong cuộc sống hằng ngày, nhưng cười phải đúng lúc, đúng chỗ. Cười với tấm lòng chia sẻ, đồng cảm, yêu thương rộng mở mới là “thang thuốc bổ” đáng quý, đáng trân trọng. Nó làm giàu có cho những ai được đón nhận nó mà không làm nghèo đi người sinh ra nó. Biết sử dụng nụ cười phù hợp với những hoàn cảnh, đối tượng khác nhau là biểu hiện của sự lịch thiệp và văn hoá trong giao tiếp chìa khóa của hạnh phúc và thành công.

“Tiếng cười không những là dấu hiệu của sức mạnh mà bản thân nó cũng là sức mạnh” (A.Lunacharsky). Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp (như sự việc nêu trên chẳng hạn), hành động cần thiết hơn ánh mắt và nụ cười, dù đó không phải là nụ cười ác ý. Hãy chạy thật nhanh đến mức có thể để đỡ người bị ngã đau đứng dậy; hãy ra tay giúp người trong những tình huống khó khăn, bất trắc, trớ trêu thay vì ngạc nhiên đứng nhìn và quay Video clip tung lên mạng như một thành tích với một nụ cười vô tâm khoái trá. Hãy biết trao những nụ cười thân thiện, cởi mở để nhận được những nụ cười đồng cảm, yêu thương đáp lại, để cuộc đời như những khúc ca.

14 tháng 9 2023

Nụ cười là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống. Đã có rất nhiều phát ngôn ấn tượng về ý nghĩa của nụ cười. Dân gian có câu: “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”; M. Gorki, đại văn hào Nga cho rằng: “Tiếng cười là thuộc tính đẹp nhất của con người”; F. Rabelais bác sĩ, đại văn hào Pháp khẳng định: “Tiếng cười là đặc trưng của con người, là một yếu tố của sức khỏe, một phương pháp trị bệnh” hiệu quả… Tuy nhiên, có phải lúc nào tiếng cười cũng phát huy tác dụng trong đời sống? Và phải chăng, ở bất cứ hoàn cảnh nào, tiếng cười cũng cần được khuyến khích?

Cười là một phản xạ tự nhiên của con người. Từ lúc lọt lòng mẹ, con người đã biết cười, biết thể hiện cảm xúc qua tiếng cười. Nụ cười bộc lộ niềm vui thích hoặc một thái độ, tâm trạng, tình cảm nào đó của con người.

Nụ cười là một tài sản, một món quà vô giá mà tạo hoá đã ban tặng cho con người. Một nụ cười thân thiện có thể xua tan đau buồn, hàn gắn vết thương, nhân đôi niềm vui, chia đôi nỗi buồn, làm dịu nỗi cô đơn, khiến mọi người xích lại gần nhau hơn… Một nụ cười đúng lúc, đúng chỗ có thể giúp con người thêm bạn, bớt thù, công việc thuận lợi, cuộc sống bớt căng thẳng. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu y học đã chứng minh tác dụng của tiếng cười lạc quan trong việc điều trị các bệnh tim mạch, giảm đau trong điều trị các bệnh ung thư và khớp cũng như cải thiện nhiều chức năng sinh lí của cơ thể. Người Việt Nam rất hay cười nhận xét của một sinh viên người Bulgaria trong câu chuyện nêu trên không phải hoàn toàn cảm tính. Một nghiên cứu được công bố gần đây của tổ chức các nền kinh tế mở (NEF) đã xếp Việt Nam đứng thứ 12 trên toàn cầu và là quốc gia đứng đầu (hạnh phúc nhất) ở châu Á. Bảng đánh giá, xếp hạng này căn cứ vào một số tiêu chuẩn như sự bằng lòng với cuộc sống, tuổi thọ trung bình, yếu tố môi trường… Như vậy người Việt lạc quan, hay cười là một nhận định có cơ sở.

Tuy nhiên, cũng như đời sống, tiếng cười rất đa dạng về sắc thái. Mỗi sắc thái, mỗi kiểu cười có một cách thể hiện và ý nghĩa khác nhau như: cười duyên, cười nụ, cười mỉm, cười xòa; cười khẩy, cười ruồi, cười nhạt, cười nửa miệng, cười khinh khỉnh; cười đau khổ, cười ra nước mắt, cười như mếu, cười lặng, cười thầm; cười vô duyên, cười trên đau khổ của người khác, cười hô hố, cười đồng loã, cười hềnh hệch, cười hồng hộc, cười toe toét… Có những nụ cười mang lại niềm vui, tình yêu thương, sự khích lệ lớn lao nhưng cũng có những kiểu cười giết chết cả tin yêu, gieo rắc hoài nghi, khích lệ người ta sa ngã, phạm tội ác. Cười một cách vô tâm, vô duyên là một trong những kiểu cười tai hại đó.

Cười một cách vô tâm là cười vui khoái trá bất chấp người trong cuộc đang ở trong một trạng thái hoặc tình huống khó khăn, cần được chia sẻ, giúp đỡ. Cười một cách vô duyên là cười không đúng lúc đúng chỗ, cười hô hố, thiếu tế nhị, cười vui trong những trường hợp, tình huống trớ trêu, cần sự thông cảm. Trong thực tế, nhiều người Việt Nam, kể cả người lớn tuổi thường rất hay cười trong những tình huống không đáng cười như: nhìn thấy người trượt ngã (như câu chuyện nêu trên), đánh rơi đồ vật giữa đường, vô ý bị vấp u đầu, quần áo lấm lem mực hoặc bùn đất, bộ dạng của những người bị mất trí, bị bệnh tâm thần. Thậm chí, họ có thể cười khi thấy trẻ con đánh nhau rất đau, nhà người khác bị cháy, người bị tai nạn xe ngã trên đường…

Hậu quả của những cái cười vô tâm, vô duyên đôi khi không thể đo đếm hết. Nó thể hiện sự vô cảm, ích kỷ, thiếu tình người và trình độ văn hoá giao tiếp, ứng xử thấp kém của con người. Nó có thể làm cho người trong cuộc cảm thấy đau khổ, bẽ bàng, mất tự tin, mất niềm tin, đau lòng, thậm chí tuyệt vọng. Cười trên đau khổ của người khác, cười một cách vô tâm, vô tư trước sự trớ trêu, khốn khổ của người khác, khi người ta cần sự thông cảm, giúp đỡ là mầm mống, là biểu hiện của cái ác.

Nụ cười rất cần thiết trong cuộc sống hằng ngày, nhưng cười phải đúng lúc, đúng chỗ. Cười với tấm lòng chia sẻ, đồng cảm, yêu thương rộng mở mới là “thang thuốc bổ” đáng quý, đáng trân trọng. Nó làm giàu có cho những ai được đón nhận nó mà không làm nghèo đi người sinh ra nó. Biết sử dụng nụ cười phù hợp với những hoàn cảnh, đối tượng khác nhau là biểu hiện của sự lịch thiệp và văn hoá trong giao tiếp chìa khóa của hạnh phúc và thành công.

“Tiếng cười không những là dấu hiệu của sức mạnh mà bản thân nó cũng là sức mạnh” (A.Lunacharsky). Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp (như sự việc nêu trên chẳng hạn), hành động cần thiết hơn ánh mắt và nụ cười, dù đó không phải là nụ cười ác ý. Hãy chạy thật nhanh đến mức có thể để đỡ người bị ngã đau đứng dậy; hãy ra tay giúp người trong những tình huống khó khăn, bất trắc, trớ trêu thay vì ngạc nhiên đứng nhìn và quay Video clip tung lên mạng như một thành tích với một nụ cười vô tâm khoái trá. Hãy biết trao những nụ cười thân thiện, cởi mở để nhận được những nụ cười đồng cảm, yêu thương đáp lại, để cuộc đời như những khúc ca.

16 tháng 9 2023

Tiếng cười trong hài kịch có ý nghĩa lớn đối với đời sống của con người bởi tiếng cười trong hài kịch lấy từ chính những câu chuyện của cuộc sống.

16 tháng 9 2023

1. Tự nhận thức bản thân là biết nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân mình (khả năng, hiểu biết, tính cách, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu,...).

2. Tự nhận thức đúng về bản thân sẽ giúp em:

+ Nhận ra điểm mạnh của bản thân để phát huy, điểm yếu để khắc phục.

+ Biết rõ mong muốn, những khả năng, khó khăn, thách thức của bản thân để có thể đặt mục tiêu, ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp.

3. Để tự nhận thức đúng về bản thân, em cần:

+ Đánh giá bản thân qua thái độ, hành vi, kết quả trong từng hoạt động, tình huống cụ thể.

+ Quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình.

+ So sánh những nhận xét đánh giá của người khác về mình với tự nhận xét, đánh giá của mình.

+ Thân thiện, cởi mở, tích cực tham gia các hoạt động để rèn luyện và phát triển bản thân.

16 tháng 9 2023

- Một tiếng cười có ý nghĩa là tiếng cười mang đến sự vui vẻ và bài học

- Giá trị: Nâng cao sức khỏe, thấy vui vẻ, hạnh phúc và đặc biệt sẽ nhận ra được nhiều thông điệp ý nghĩa.

16 tháng 9 2023

Tham khảo!

Em tán thành vì bài thơ gợi cho em suy nghĩ về vẻ đẹp của con người Việt Nam trong những năm chiến tranh gian khổ là những vẻ đẹp bất khuất, kiên cường, dù gian khó nhưng vẫn luôn lạc quan, yêu đời.

 
16 tháng 9 2023

Tham khảo

Em tán thành với ý kiến cho rằng bài thơ thể hiện niềm tin và hi vọng về thắng lợi tất yếu của cuộc kháng chiến. Vì bài thơ đã làm nổi bật được hình ảnh những con người bất khuất kiên cường, luôn lạc quan và đặt trọn niềm tin ở tương lai tươi sáng

 
14 tháng 9 2023

- Ý kiến trên đúng bởi nó đã khái quát được nghệ thuật của tiếng cười trào phúng. Các nhà văn, nhà thơ sử dụng nghệ thuật ấy nhằm tố cáo xã hội đương thời mục nát. những con người thực dụng nửa mùa, đưa tới những bài học giá trị nhân văn sâu sắc.

- Nghệ thuật trào phúng là nghệ thuật gây cười nhằm đả kích, châm biếm những hiện tượng xấu xa trong đời sống xã hội. Nó được biểu hiện qua việc xây dựng những mâu thuẫn trào phúng, nhân vật trào phúng, cảnh tượng trào phúng, ngôn ngữ trào phúng, giọng điệu trào phúng...

14 tháng 9 2023

 Trào phúng theo nghĩa từ nguyên là dùng lời lẽ bóng bẩy, kín đáo để cười nhạo, mỉa mai kẻ khác, song trong lĩnh vực văn học, trào phúng gắn liên với phạm trù mỹ học và cái hài với các cung bậc hài hước umua, châm biếm. Văn học trào phúng bao hàm một lĩnh vực rộng lớn với những cung bậc cái hài khác nhau từ những truyện cười, truyện tiếu lâm đến tiểu thuyết (như Số đỏ), từ các vở hài kịch cho đến những bài thơ trào phúng, châm biếm (như của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương,…). Đó là một khái niệm bao trùm lĩnh vực văn học của tiếng cười. Do yêu cầu của thực tế đấu tranh xã hội mà từ trào phúng tách ra loại châm biếm , như một vũ khí sắc bén, nhưng không nên đồng nhất loại này với trào phúng.

2 tháng 12 2023

 Ba truyện cười đều mang sắc thái trào phúng, châm biếm nhằm phê phán những thói hư tật xấu của con người trong xã hội.

15 tháng 9 2023

Đối với thói hư tật xấu của con người, truyện cười có ý bông đùa, giễu cợt nhẹ nhàng, giáo dục kín đáo, để rồi chính nhân vật nhận ra cái sai trái của mình.

=> Tiếng cười ở mỗi câu chuyện thể hiện sự châm biếm, mỉa mai với những thói hư tật xấu của con người. Đó là những lời đối đáp mang sắc thái ý nghĩa tương tự nhằm giúp đối phương nhận ra hành vi của mình.

1/ Đọc đoạn ngữ liệu và trả lời các câu hỏi dưới đây:Khi rời xa mới biết ý nghĩa của gia đìnhMới biết niềm vui trong từng cử chỉMới biết hạnh phúc đâu nào xa xỉVì chỉ một nụ cười cũng đủ ấm con tim…Giữ mãi gia đình trong một góc riêngĐể nhớ, để mong, để âm thầm cầu nguyện:Xin nỗi buồn đừng hằn trên mặt mẹVà nụ cười đừng...
Đọc tiếp

1/ Đọc đoạn ngữ liệu và trả lời các câu hỏi dưới đây:

Khi rời xa mới biết ý nghĩa của gia đình

Mới biết niềm vui trong từng cử chỉ

Mới biết hạnh phúc đâu nào xa xỉ

Vì chỉ một nụ cười cũng đủ ấm con tim…

Giữ mãi gia đình trong một góc riêng

Để nhớ, để mong, để âm thầm cầu nguyện:

Xin nỗi buồn đừng hằn trên mặt mẹ

Và nụ cười đừng chia cách môi cha…

Gia đình thân thương trong hình bóng quê nhà

Nơi có mẹ cha có ông bà anh chị

Cả xóm giềng và  những tri kỉ

Luôn cạnh bên chia sẻ nỗi vui buồn...

a) Khi rời xa gia đình, người con đã nhận ra điều gì ?

b) Tìm, chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ trên.

c) Hãy nêu ý nghĩa của đoạn thơ trên.

2/ Đọc đoạn ngữ liệu và trả lời các câu hỏi dưới đây:

[...]Theo quan điểm của tôi, sống đẹp-sống có ích có thể hiểu ngắn gọn trong 2 chữ “ trách nhiệm”. Đó chính là sống có trách nhiệm với bản thân, với gia đình, với xã hội và rộng hơn nữa là với Tổ quốc. Sống đẹp-sống có ích không thể đứng một mình, tách rời khỏi các mối quan hệ tương quan góp phần tạo nên nó. Sống đẹp, sống có ích là dưới góc nhìn của xã hội; theo đó, xã hội thừa nhận những hành động phù hợp với những chuẩn mực chung, với truyền thống văn hóa, đạo lý của dân tộc, cũng như thừa nhận thành quả, sức lao động của một cá thể đóng góp là thiết thực, có ích cho sự phát triển chung của xã hội. Do vậy, khái niệm sống đẹp, sống có ích theo tôi là không có một chuẩn mực nhất định, bất biến để đánh giá mà tùy thuộc vào yêu cầu, đòi hỏi từ chính thực tế khách quan, tùy thuộc vào quan niệm chung của xã hội trong từng thời kỳ, giai đoạn lịch sử nhất định.

(Thanh niên sống đẹp, sống có ích  - Kiều Trung Hiển)

a) Theo tác giả, sống đẹp – sống có ích là lối sống như thế nào?

b)  Giải thích cách sắp xếp trật tự từ của cụm từ được in đậm trong đoạn văn?

c) Em sẽ có những hành động thiết thực gì để trở thành một người có ích ?

3/ Đọc đoạn ngữ liệu và trả lời các câu hỏi dưới đây:

Ở một công viên nọ, một người phụ nữ ngồi cạnh một người đàn ông trên một băng ghế gần sân chơi. “Con trai tôi đó,” người phụ nữ chỉ vào một cậu bé đang chơi cầu trượt vận chiếc áo len màu đỏ. “Cậu bé nhìn mới đáng yêu làm sao” người đàn ông nói. “Còn kia là con gái của tôi, cô bé đang chạy xe đạp vận một cái đầm màu trắng đấy.”

Sau đó, người đàn ông nhìn vào đồng hồ và gọi cô bé. “Con chơi xong chưa Melissa?”. Melissa nài nỉ, “5 phút nữa thôi nha bố. Nha? Chỉ 5 phút thôi.” Người đàn ông gật đầu và cô bé lại tiếp tục chơi đùa cùng chiếc xe như cô đã mong muốn. Thời gian trôi qua và người đàn ông lại gọi con gái của mình: “Đi được chưa con?” Melissa lại nài nỉ, “Chỉ 5 phút nữa thôi nha bố. 5 phút thôi mà.” Người đàn ông lại mỉm cười và nói, “Được rồi

“Ông quả thật là một con người kiên nhẫn.”, người phụ nữ nói. Người đàn ông mới tiếp lời, “Tommy, anh trai của con bé đã mất trong một vụ tai nạn giao thông vì một gã tài xế say xỉn khi nó đang đạp xe ở một chỗ khá gần nơi này. Tôi đã không dành nhiều thời gian cho Tommy và bây giờ tôi sẵn sàng từ bỏ tất cả chỉ để có được 5 phút ở cạnh nó. Tôi đã thề sẽ không lặp lại sai lầm đó với Melissa. Con bé cứ nghĩ nó may mắn có thêm 5 phút để chơi. Nhưng sự thật đúng ra phải là, tôi mới là người may mắn khi có được thêm 5 phút để nhìn ngắm con bé hạnh phúc.

(Quà tặng cuộc sống – Chỉ năm phút thôi)

a) Vì sao  người bố lại luôn đồng ý mỗi khi Melissa xin được chơi thêm 5 phút nữa?

b) Xét về mặt cấu tạo, câu in đậm thuộc kiểu câu gì ?

c) Qua câu chuyện của hai bố con trong câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho mình?

4/ Đọc đoạn ngữ liệu và trả lời các câu hỏi dưới đây:

[…]Thử tưởng tượng, khi bạn cúi xuống nhặt chiếc vỏ lon trên vỉa hè, biết đâu lại có vị phụ huynh nào đang chỉ cho con họ thấy một việc làm gương mẫu? Dừng lại vài giây, dọn gọn vật cản trên đường, bạn có thể đã giúp những người đi sau tránh được tai nạn. Hay can thiệp vào cuộc cãi vã – cũng khó nói trước bạn có bị vạ lây hay không, tôi thừa nhận – nhưng tôi tin, chúng ta có thể làm dịu đi phần nào tình hình, cứu cả con đường khỏi viễn cảnh tắc nghẽn.

Có một câu nói như thế này: Lòng tốt trong cuộc đời giống như đại dương bao la, mỗi việc làm của bạn có thể chỉ là một giọt nước, nhưng đừng quên nếu mất đi chỉ một giọt nước ấy thôi, đại dương cũng đã khô cằn hơn rồi. Bạn biết không, những việc tốt đẹp, có ích nhỏ bé chẳng lấy đi của ta nhiều, nhưng lại mang đến những giá trị thật khó đong đếm hết.

Vậy, nên chăng giữa dòng đời vội vã, ta cũng nên chậm lại một chút, nhìn đời với lăng kính của một trái tim ấm áp hơn, của phần người cao thượng vượt trên phần con ích kỷ, để sẵn sàng cho đi, dù chỉ là một việc có ích nhỏ bé. Biết đâu, ta đã thay đổi cả thế giới của một ai đó rồi.

(Hãy làm những điều nhỏ bé có ích)

a) Tác giả muốn truyền tải thông điệp gì đến người đọc ?

b) Xét về mặt cấu tạo , câu in đậm trong đoạn ngữ liệu thuộc kiểu câu gì?

c) Em rút ra được bài học gì cho mình về lối sống có ích ?

 HƠI DÀI NHƯNG MỘI NGƯỜI GIÁP EM VỚI Ạ MAI CHIỀU LÀ EM THI RỒI

 

0
16 tháng 9 2023

a. Nghĩa hàm ẩn: người vợ khéo léo châm biếm ông chồng viết xấu, tốn giấy khổ nhỏ

b. Thầy đồ không hiểu vì thầy tưởng vợ khen mình văn hay, chữ tốt, dùng giấy nhỏ thì không đủ chép mà phải sử dụng giấy to

c. Theo em không phải lúc nào cũng trùng nhau vì bạn đọc có suy nghĩ rất phong phú mà nhiều khi tác giả chưa nói được hết các nghĩa hàm ẩn.

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Tiếng cười có một nhiệm vụ quan trọng với cấu trúc cơ thể chúng ta. Nó là một yếu tố làm cơ thể thêm khỏe mạnh, mang lại cho con người niềm vui. Tiếng cười bắt đầu từ phổi và cơ hoành, tạo ra rung động ở khắp các cơ quan nội tạng, giúp thân thể vận động dễ chịu. Về mặt y học, nụ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Tiếng cười có một nhiệm vụ quan trọng với cấu trúc cơ thể chúng ta. Nó là một yếu tố làm cơ thể thêm khỏe mạnh, mang lại cho con người niềm vui. Tiếng cười bắt đầu từ phổi và cơ hoành, tạo ra rung động ở khắp các cơ quan nội tạng, giúp thân thể vận động dễ chịu. Về mặt y học, nụ cười kích thích máu trong cơ thể lưu thông tốt hơn. Cười nhiều cũng làm tăng tốc độ hô hấp, giúp toàn thân nóng lên, căng tràn sức sống. Khi cười, cơ thể được khôi phục về trạng thái sung sức, cân bằng và các chức năng của cơ thể vì thế cũng được cấu trúc lại vững chắc và hài hòa hơn.

(Theo O-ri-sơn Xơ-goét Ma-đơn, Tiếng cười có lợi ích gì?)

a. Cho biết đoạn văn trên được viết theo kiểu diễn dịch, quy nạp, song song hay phối hợp.

b. Xác định câu chủ đề của đoạn văn trên (nếu có)

c. Tìm ít nhất ba từ Hán Việt trong đoạn văn trên và giải thích ý nghĩa của chúng.

1
16 tháng 9 2023

a. Kiểu diễn dịch

b. Câu chủ đề: “Tiếng cười có một nhiệm vụ quan trọng với cấu trúc cơ thể của chúng ta”

c. Các từ Hán Việt:

- “Nhiệm vụ”: Công việc được giao phó, yêu cầu thực hiện đúng quy định, thời hạn

- “Nội tạng”: Các bộ phận bên trong cơ thể của con người hoặc con vật.

- “Hô hấp”: Hoạt động thở để duy trì sự sống của người hoặc vật.