Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
(3 điểm)
- Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm. …
- Danh từ gồm:
+ Danh từ chỉ đơn vị chính xác: cân, lít, kg….
+ Danh từ chỉ đơn vị ước chừng: mớ, nắm, rổ…
danh từ là nhũng từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm, ...
danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật
danh từ là những từ chỉ người sự vật con vật hiện tượng khái niệm
Từ "người" vốn là danh từ chung, khi dùng như danh từ riêng thì:
+ Thể hiện sự tôn trọng đối với người đó.
+ Thể hiện sự hy sinh cao cả của người đó đối với mình hoặc mọi người
Ví Dụ: "Người đã săn sóc tôi từ bé đến bây giờ"
-> "Người" ở đây là mẹ.
Từ "người" được sử dụng như danh từ đơn vị khi ta đếm số người ở trong một cơ quan, tập thể hay chỉ số lượng con người ở một địa điểm nào đó.
Ví Dụ: "Công ty này có tới hơn 300 người làm nhân viên"
-> "Người" ở đây như một danh từ đơn vị (300 người)
Phó từ: gồm các từ ngữ thường đi kèm với các trạng từ, động từ, tính từ với mục đích bổ sung nghĩa cho các trạng từ, động từ và tính từ trong câu.
Dựa theo vị trí trong câu của phó từ với các động từ, tính từ mà chia làm 2 loại như sau:
– Phó từ đứng trước động từ, tính từ. Có tác dụng làm rõ nghĩa liên quan đến đặc điểm, hành động, trạng thái,…được nêu ở động – tính từ như thời gian, sự tiếp diễn, mức độ, phủ định, sự cầu khiến.
– Phó từ đứng sau động từ, tính từ. Thông thường nhiệm vụ phó từ sẽ bổ sung nghĩa như mức độ, khả năng, kết quả và hướng.
So sánh là biện pháp tu từ sử dụng nhằm đối chiếu các sự vật, sự việc này với các sự vật, sự việc khác giống nhau trong một điểm nào đó với mục đích tăng gợi hình và gợi cảm khi diễn đạt.
Tác dụng: so sánh nhằm làm nổi bật khía cạnh nào đó của sự vật hoặc sự việc cụ thể trong từng trường hợp khác nhau.
Cách nhận biết: Trong câu sử dụng biện pháp tu từ so sánh có các dấu hiệu nhận biết đó là từ so sánh ví dụ như: như, là, giống như. Đồng thời qua nội dung bên trong đó là 2 sự vật, sự việc có điểm chung mang đi so sánh với nhau.
Cấu tạo
Một phép so sánh thông thường sẽ có vế A, vế B, từ so sánh và từ chỉ phương diện so sánh.
Ví dụ: Trẻ em như búp trên cành. “Trẻ em” là vế A, từ so sánh là “như”, vế B “như búp trên cành”.
2. Một số phép so sánh thường dùng
– So sánh sự vật này với sự vật khác.
Ví dụ: Cây gạo to lớn như một tháp đèn khổng lồ.
– So sánh sự vật với con người hoặc ngược lại.
Ví dụ: Trẻ em như búp trên cành.
– So sánh âm thanh với âm thanh
Ví dụ: Tiếng chim hót líu lo như tiếng sáo du dương.
– So sánh hoạt động với các hoạt động khác.
Ví dụ: Con trâu đen chân đi như đập đất
Tham khảo
Dế Mèn phiêu lưu kí là tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài dành cho thiếu nhi Việt Nam.Qua đó, tác giả đã thể hiện những khát vọng đẹp đẽ,trong sáng của tuổi trẻ. Bài học đường đời đầu tiên trích từ chương I của tác phẩm Dế Mèn Phiêu Lưu Ký, kể về lai lịch Dế Mèn từ lúc còn nhỏ cho tới lúc chú rút ra bài học đầu tiên.Dế Mèn là một chú có ngoại hình cường tráng. Với đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt, đôi cánh… Dế Mèn thật ra dáng con nhà võ.Tự cho mình là mạnh nhất thiên hạ. Chú tuổi còn trẻ nên còn ngông cuồng và có tính tự lập cao. Một lần để ra oai với Dế Choắt, Dế Mèn đã trêu chọc chị Cốc làm ra kết cục đau thương cho Dế Choắt. Dế mèn đã rất ân hận,hối lỗi và từ sự việc đó rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.
Lượng từ
Lượng từ là những từ chỉ lượng nhiều hay ít của sự vật.
Ví dụ: Những, cả mấy, các
Khi danh từ là vị ngữ thì trước nó phải có từ "là"
VD: - Mẹ em là giáo viên.
- Bạn ấy là học sinh gương mẫu nhất trong lớp.