Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tưởng tưởng và kể lại cuộc gặp với thánh Gióng
Năm nay tôi học lớp 6 và môn học tôi thích nhất là môn văn vì ở đó tôi được đọc nhiều câu chuyện cổ tích, truyền thuyết, truyện cười vô cùng thú vị. Nhắc đến truyện truyền thuyết tôi lại nhớ ra một lần như thế này…
Lần ấy, tôi mải mê đọc những truyện truyền thuyết và đến lúc mệt quá rồi tôi vẫn không chịu đi ngủ. Đến khi vừa đọc đến những dòng chữ cuối cùng của truyện Thánh Gióng thì tôi bỗng thấy mình lạc đến một nơi rất xa lạ, xung quanh mây phủ trắng, một mùi thơm như của các loài hoa tỏa ra ngào ngạt. Khung cảnh rất giống thiên đình, nơi có các vị thần tiên mà tôi thường thấy trong các câu chuyện cổ. Tôi đang ngơ ngác, bỗng trước mắt một tráng sĩ vóc dáng to cao lừng lững tiến về phía tôi. Tôi vô cùng ngạc nhiên vì đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy một người to lớn đến như vậy. Tôi vẫn chưa hết ngỡ ngàng thì người đó đã đứng ngay trước mặt tôi và nở một nụ cười thân thiện:
– Chào cháu bé. Cháu từ đâu đến vậy?
Tôi càng ngạc nhiên hơn khi người đứng trước mặt tôi lúc này chính là ông Gióng, vị anh hùng đã đánh tan lũ giặc Ân tàn bạo. Tôi sung sướng hỏi:
– Ông có phải là ông Gióng không ạ.
Tráng sĩ nhìn tôi, mỉm cười đáp:
– Ta đúng là Thánh Gióng đây! Sao cháu biết ta?
– Chúng cháu đang học về truyền thuyết Thánh Gióng đấy ông ạ. May quá hôm nay cháu được gặp ông ở đây, cháu có thể hỏi ông vài điều mà cháu đang thắc mắc được không ạ?
Ông Gióng nhìn tôi mỉm cười:
– Được cháu bé cứ hỏi đi.
– Ông ơi vì sao khi đánh thắng giặc Ân xong ông không trở về quê nhà mà lại bay lên trời? Hay ông chê quê cháu nghèo không bằng xứ thần tiên này?
– Không! Ta muốn được ở cùng họ, nhưng vì ta là con trưởng của Ngọc Hoàng nên phải trở về thiên đình sau khi đã hoàn thành sứ mệnh.
– Thế ông nhớ cha mẹ ông ở dưới kia không?
– Có chứ, họ đã từng mang nặng đẻ đau ra ta, ta rất biết ơn họ, nhất là những ngày tháng ta không biết đi, biết nói, họ vẫn yêu thương mà không hề ghét bỏ ta. Ta rất muốn có ngày nào đó trở về đền ơn đáp nghĩa mẹ cha ta. Cũng chính vì lẽ đó mà ta đã cố gắng đánh tan quân xâm lược để cha mẹ ta được sống trong tự do thanh bình.
– Ồ, giờ thì cháu hiểu rồi, ông đã báo đáp công nuôi dưỡng của cha mẹ mình bằng chính sự cố gắng chiến thắng quân xâm lược.
– Ừ, đó là một trong những cách thể hiện lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ đấy cháu ạ.
– Cháu hiểu rồi, có nghĩa là khi cháu còn nhỏ thì phải học tập thật tốt để cho cha mẹ vui lòng, đó cũng chính là tỏ lòng biết ơn cha mẹ phải không ông?
– Đúng rồi, cháu ngoan và thông minh lắm. Ông chúc cháu học thật giỏi nhé! Thôi hẹn cháu lần khác nhé, ta phải vào cung gặp Ngọc Hoàng đây.
Vừa nói, bóng ông Gióng đã khuất dần sau đám mây trắng. Vừa lúc đó tôi nghe có tiếng mẹ gọi:
– Lan! Dậy vào giường ngủ đi con.
Tôi bừng tỉnh, hóa ra là một giấc mơ! Nhưng quả thật giấc mơ này đã cho tôi biết được nhiều điều bổ ích. Và đó có thể là một giấc mơ mà tôi nhớ nhất.
Bài 2: Hãy tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ với nhân vật Thạch Sanh
Trong cuộc sống của con người, gặp gỡ, giao tiếp chính là sợi dây gắn kết tình cảm giữa con người với con người. Trong cuộc sống hàng ngày, cả trong học tập và những hoạt động thường ngày thì em đã gặp gỡ với rất nhiều người, cũng từ đó là em có thêm nhiều bạn bè thân thiết hơn. Trong tất cả các cuộc gặp gỡ, giao tiếp ấy, có lẽ đặc biệt nhất có lẽ chính là cuộc gặp gỡ với Thạch Sanh, đây không phải là một con người thông thường mà em gặp hàng ngày, Thạch Sanh là một người anh hùng bước ra từ câu chuyện cổ tích. Chính vì vậy mà cuộc gặp gỡ bất ngờ này đã tạo cho em một ấn tượng khó phai.
Sau khi được học câu chuyện cổ tích Thạch Sanh trên lớp và nghe cô giáo giảng bài về nhân vật cổ tích này thì em đã vô cùng ngưỡng mộ, chàng là một hình mẫu anh hùng điển hình, không chỉ là một người nghĩa sĩ sẵn sàng ra tay diệt trừ cái ác, bảo vệ cuộc sống cho dân lành, mà Thạch Sanh còn là một người anh hùng dân tộc trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm. Ngỡ tưởng hình tượng nhân vật Thạch Sanh chỉ là sự hư cấu của các tác giả dân gian, nhằm thể hiện khát vọng về cái thiện, lẽ công bằng và chính nghĩa ở đời. Em luôn nghĩ rằng nếu Thạch Sanh là một con người trần mắt thịt thì nhất định em sẽ tìm gặp, thể hiện sự ngưỡng mộ của em với Thạch Sanh.
Thật ngoài sức tưởng tượng, khi em đang ngồi học bài về nhà, em mang sách ra học bài cũ, em ngồi ngâm nga câu thơ trong sách giáo khoa ngữ văn tập một: “Đàn kêu tích tịch tình tang/ Ai mang công chúa dưới hang trở về”
Vừa ngâm nga những câu thơ, em vừa hình dung, mường tượng ra dáng vẻ của Thạch Sanh khi ngồi ôm đàn và hát lên những lời ca đầy tha thiết ấy, thì bỗng dưng bùm một tiếng, xuất hiện trước mặt em là hình ảnh của một chàng trai cao lớn, khuôn mặt khôi ngô, tuấn tú. Trang phục của người này cũng rất lạ mắt, đó là một bộ quần áo vải giống như trong các bộ phim kiếm hiệp của Trung Quốc vậy, mái tóc của người này cũng rất khác với bình thường, không phải kiểu tóc ngắn giống những người con trai ngày nay vẫn cắt mà mái tóc của người này rất dài, được buộc gọn gàng ở trên đầu.
Bình thường em vốn rất nhát gan, lại vô cùng sợ những câu chuyện ma quái, đột nhiên trong phòng em xuất hiện một người đàn ông lạ mặt, theo lẽ thường em phải hét lên và cầu cứu bố mẹ mới đúng. Nhưng thật kì lạ, sự xuất hiện của người đàn ông này chỉ làm em bất ngờ, bất ngờ đến mức đôi mắt mở lớn tròn xoe, nhìn chằm chằm vào người ấy, miệng thì há to ra trông rất tức cười. Có lẽ cũng vì khuôn mặt của người đàn ông ấy khá là hiền lành, phúc hậu nên em cũng không phản ứng như bình thường. Đang chìm vào sự bất ngờ, những suy nghĩ của mình thì người đàn ông lạ mặt đó đã chủ động đến giới thiệu mình, cũng là cách thức hiệu quả nhất để em trở về từ cõi mộng.
Người đàn ông ấy dùng giọng nói trầm ấm, đầy thiết tha mà giới thiệu mình: “Ta là Thạch Sanh, là người đã hát câu hát mà cháu vừa ngâm nga”. Nghe thấy vậy tôi càng thêm bất ngờ, không dám tin vào những điều mình đang chứng kiến là thật nữa, mọi thứ như trong giấc mơ vậy, tại sao một người ở trong chuyện có thể bước ra ngoài như vậy được chứ. Thấy em ngây ngốc như vậy, Thạch Sanh đã đến ngày và véo nhẹ vào má em, miệng thì cười nhẹ đầy hiền lành: “Cháu đã tin ta là thật chưa”. Lúc ấy tôi vẫn chưa thể nói được như bình thường, mà chỉ biết dùng hành động để ra hiệu cho Thạch Sanh biết là mình có nghe và đã tin, tôi gật đầu lia lịa làm Thạch Sanh cũng phải phá lên cười đầy thích thú.
Sau khi đã bình tĩnh lại thì em và Thạch Sanh đã có một cuộc nói chuyện đầy thú vị, em đã rất tò mò và yêu cầu Thạch Sanh kể lại chi tiết hơn các câu chuyện diệt yêu quái, chằn tinh, đại bàng như thế nào. Thạch Sanh đã rất thân thiện và gần gũi khi tiếp xúc với em, dù em là một người xa lạ, và những yêu cầu cũng rất trẻ con nhưng Thạch Sanh đều rất nhiệt tình giải đáp cho em từng vấn đề một. Câu chuyện của Thạch Sanh hấp dẫn hơn nhiều so với đoạn trích trong sách giáo khoa, bởi không chỉ câu chuyện diệt chằn tinh mà quá trình ấy diễn ra như thế nào, Thạch Sanh đã gặp phải những khó khăn gì trong quá trình tiêu diệt cái ác ấy, đều được kể một cách chân thực và vô cùng sinh động.
Qua đó em cũng nhận thấy được việc tiêu diệt chằn tinh, đại bàng của Thạch Sanh vô cùng đáng khen ngợi, đáng cảm phục; nhưng em cũng thấy được sự cố gắng, nỗ lực của Thạch Sanh lớn như thế nào mới có thể tiêu diệt được bọn xấu xa, độc ác ấy. Bởi suy cho cùng, dù Thạch Sanh là thái tử nhà trời được phái xuống, nhưng khi đã đầu thai vào kiếp người thì cũng không còn những phép thần thông nữa, mọi việc giải quyết đều phải dựa vào sức mạnh, ý chí mà niềm tin của chính bản thân chàng. Vì vậy mà tấm gương người tốt việc tốt của Thạch Sanh càng đáng ngưỡng mộ, đáng trân trọng.
Đây là một cuộc gặp gỡ đầy thú vị giữa em và một nhân vật thần kì mà trước đó em cho rằng, người này chỉ có thể xuất hiện trong những câu chuyện cổ tích, trong thế giới của những tưởng tượng. Nhưng, khi em đã được gặp Thạch Sanh thì em hoàn toàn tin tưởng vào sự thần kì ấy. Cũng qua cuộc gặp gỡ bất ngờ này, em cũng đã được lắng nghe rất nhiều những câu chuyện thú vị mà người kể chính là nhân vật em hàng ngưỡng mộ, thần tượng. Cuộc gặp gỡ này vô cùng tuyệt vời, thú vị, là một kỉ niệm mà em không bao giờ quên.
- Chào cậu bé! Ta !à Thánh Gióng. Ta đã nhận được lời nguyện cầu của cậu. Cậu có muốn ta giúp gì chăng?!
Còn bây giờ, trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão, con người không cần phải khổng lồ về thể xác nhưng phải khổng lồ về ý chí và trí tuệ. Một trí tuệ sáng suốt, một nghị lực phi thường trong một thân thể khỏe mạnh là những điều rất cần thiết cho cuộc sống ngày nay. Đó là những lời tâm huyết mà ta muốn nói. Cậu bé hãy suy nghĩ kĩ xem có đúng không. Nếu đúng thì hãy làm theo và ta cũng nói trước rằng đó là cả quá trình phấn đấu lâu dài và gian khổ đấy ! Ta chúc cậu mai sau trở thành người có đức, có tài hữu ích cho đất nước! Thôi, chào cậu! Ta đi đây!
Thánh Gióng dứt lời, ngựa sắt hí vang, bốn vó từ từ nhấc khỏi mặt đất. Cả người lẫn ngựa bay càng lúc càng cao, rồi mờ dần, mờ dần giữa những đám mây trắng như bông.
Trong gia đình của em, ai cũng là người em yêu quý, nhưng người mà em yêu quý nhất đó chính là mẹ của em. Mẹ em năm nay đã 37 tuổi. Mẹ có dáng người cân đối, thon thả. Mái tóc của mẹ em là tóc xoăn, có màu nâu mượt. Khuôn mặt trái xoan với đôi mắt hai mí, chiếc mũi cao cao và đôi môi đỏ hồng luôn nở nụ cười rạng rỡ là nững nét nổi bật. Mẹ em sở hữu làn da trắng hồng tự nhiên. Hằng ngày, mẹ em thường hay mặc những chiếc váy đẹp được cách điệu nhưng không quá diêm dúa.
Mẹ em không những xinh đẹp mà còn rất đảm đang nữa. Hôm nào trong nhà có ai sinh nhật, mẹ thường về sớm để chuẩn bị mọi thứ. Một lần, khi đi học về em đã thấy mùi thơm phức cảu các món ăn phát ra từ nhà mình rồi. Vào trong nhà, trên bàn ăn thấy bày bao nhiêu là món ăn ngon: Đỏ của cà chua, xanh cảu rau, nâu của thịt bò,… Tối hôm đó, nhà em ăn sinh nhật rất vui vẻ. Có lần, trời đổi gió, em bị ốm, sốt cao tới 39 độ, mẹ em rất lo lắng. Mẹ đưa em vào bệnh viện để khám, bác sĩ bảo em bị viêm phổi. Bác sĩ kê đơn thuốc rồi bảo mẹ cho em uống cho đến khi hết sốt. mẹ chăm sóc em rất ân cần, chu đáo. Sau ngày em bị ốm, mẹ em gầy hẳn đi vì những đêm thức trắng để chăm sóc em.
Em rất yêu mẹ của em. Dù có đi đâu xa, em vẫn luôn nhớ về mẹ của mình. Em thầm hứa sẽ học thật giỏi để không phụ sự chăm sóc,yêu thương của mẹ.
Tuổi thơ của tôi đã trôi qua trong tình yêu thương, nỗi đau khổ âm thầm mà mẹ đã phải chịu đựng để dành cho tôi những nụ cười hồn nhiên, trong sáng. Đó là người mẹ yêu quý của tôi.
" Mẹ là những tiếng hát ấm áp ru con khi đông lạnh về, mẹ là những ánh trăng soi con đi trên đường quê" , hình ảnh so sánh của câu hát trên đã gợi ra cho tôi 1 bóng người sáng sáng đều đội khăn, mặc áo ấm khi gió lạnh về, quẩy đôi quang gánh ra đi trong màn đêm tối mịt mù. Mẹ tôi tuy không còn trẻ nhưng vẫn phải vất vả ngày ngày ở ngoài đồng, hái những mớ rau muống mà tôi có lúc lại cho là tầm thường. Mọi ngày tôi mải đi chơi với mấy chúng bạn mà quên đi sự vất vả của mẹ phải gánh lấy trên đôi vai gầy gầy xương xương. Cầm lấy tay mẹ tôi nhận ra rằng những vết chai đã gợn trên đôi bàn tay nhỏ nhắn. Tôi lơ mơ như mắt đã nhòe nước, những mớ rau muống mà trước kia tôi cho là tầm thường bỗng chốc đã trở thành nỗi đau giằng xé trong tôi. Tất cả những điều tôi được chứng kiến hôm nay như đang dính chặt vào một cơn ác mộng. Khi ăn những bữa cơm mẹ đã làm do sự vất vả sớm hôm đó mà có, cổ họng tôi như nghẹn lại. Trước kia tôi cứ tưởng là mình đã học giỏi, giỏi đến nỗi không ai có thể sánh kịp nhưng thực sự tôi đã nhầm. ước gì bây giờ có 1 phép màu nhiệm thì tôi sẽ ước thời gian quay trở lại để tôi mãi mãi là đứa bé con mà ngày nào mẹ vẫn ôm, hát những câu ca ngọt ngào để đưa tôi vào giấc ngủ êm đềm.
Khi tôi lớn lên và thành đạt trong cuộc sống, chắc chắn tôi sẽ đón mẹ về ở cùng với tôi và cho dù lúc đó mẹ không còn thì bóng mẹ sẽ vẫn theo tôi suốt cuộc đời.
Ta là Mạnh Tử, ta được người đời tôn là một trong những ông tổ của Nho gia. Ta còn nổi tiếng bởi đạo đức trong sạch và sự chăm chỉ hiếm có. Sở dĩ ta được như vậy là vì được mẹ ta hết lòng dạy dỗ, bảo ban. Ta còn nhớ mãi những câu chuyện mẹ ta dạy ta thời thơ bé.
Ngày ta còn nhỏ, nhà ta ở gần một nghĩa địa. Hàng ngày, mẹ đi làm ruộng, ta ở nhà cùng đám trẻ đi chơi. Hàng ngày thấy cảnh người làng đi đưa ma, kẻ thì khóc lóc, người đào huyệt chôn thây kẻ chết chúng ta thấy lạ làm và thích thú vô cùng. Ta cùng đám bạn rủ nhau bắt chước. Một đứa được cử làm người chết cho những đứa khác khiêng. Bọn ta giả khóc lóc rồi đào huyệt, chôn người giống hệt một đám tang. Hôm ấy, “đám tang” đang diễn ra thì mẹ ta về. Bà thấy vậy hốt hoảng chạy lại hỏi han. Ta vô tư trả lời người: “Chúng con bắt chước những người kia” rồi chỉ tay về phía đám ma đang đào huyệt chôn thây người ở nghĩa địa. Chẳng hiểu sao mẹ ta buồn phiền lo lắng nói: “Chỗ này không phải chỗ con ta ở được". Rổi ít lâu sau mẹ bán dần đồ đạc trong nhà chuyển nhà ra gần chợ.
Ở gần chợ, ta lại thấy người người buôn bán tấp nập, mặc cả, cãi vã lẫn nhau. Ta thấy những điều đó khá lạ kì. Càng lạ kì hơn là những người cãi nhau càng lớn, mặc cả càng nhiều thì càng mua được nhiều đồ rẻ. Ta cũng bắt chước cách ấy, rủ mấy đứa trẻ con nô nghịch, buôn bán với nhau. Một ngày nọ, bọn ta đang chơi trò ấy thì mẹ ta về. Người nhìn thấy chúng ta thì làm rơi cả liềm cả cuốc, người lo lắng nói: “Chỗ này cũng không phải chỗ con ta ở được". Ít ngày sau, mẹ ta lại chuyển nhà ra gần một trường học.
Ở gần trường, ta thấy học trò đi học rất đông. Ta lại thấy họ lễ phép nghe lời thầy giáo, chăm chỉ học hành. Ta bèn bắt chước học tập lễ phép, cắp sách vở đi học. Mẹ ta thấy vậy thì vui vẻ mỉm cười: "Chỗ này là chỗ con ta ở được đây". Và nhà ta ở hẳn đấy đến giờ.
Một ngày nọ, ta thấy người hàng thịt giết lợn. Ta hỏi mẹ: "Người ta giết lợn làm gì?". Mẹ không nhìn ta mà nói: "Để cho con ăn đấy". Ta cứ nghĩ đó là một lời nói đùa bởi nhà ta nghèo ít khi được ăn thịt lợn. vả lại, ta đã thấy nhiều nhà giết lợn nhưng đã thấy ai cho thịt bao giờ. Không ngờ, trưa hôm đó, ta thấy mẹ đi mua thịt lợn về cho ta ăn thật.
Khi ta lớn hơn một chút, ta đước mẹ cho đi học. Một hôm, ta thấy bài học khó khăn bèn bỏ học về nhà chơi, về đến nhà, ta thấy mẹ đang dệt vải. Mẹ hỏi ta: “Vì sao con về?”. Ta đáp: “Con không muốn học”. Mẹ cầm dao cắt đứt tấm vải và bảo: "Con đang đi học mà bỏ học, thì cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt đi vậy". Ta vô cùng ân hận vì dệt vải vất vả vô cùng, mẹ đã thức bao đêm mới dệt được phán vải ấy.. Chỉ vì ta mà người đã bỏ đi bao công sức của mình. Từ đó, mỗi lần nản việc học hành, ta lại nghĩ đến mẹ để cố gắng chuyên tâm học tập.
Ta học tập chuyên cần, khi lớn lên, nhớ lại những chuyện đã qua ta càng thấy thấm thìa ý nghĩa sâu xa của những việc mẹ làm, từ những việc chuyện nhà hay cắt đứt tấm vải đang dệt dở. Sau này ta được người đời tôn vinh là bậc đại hiền, nổi tiếng về đạo đức và hiểu biết rộng chính là nhờ cách dạy con như thế của mẹ ta.
Làm con, ta thiết nghĩ trước hết phải lấy việc tôn kính cha mẹ làm đầu. Không những thế, để làm vui lòng cha mẹ, mỗi chúng ta cần phải ra sức học hành. Con cái học hành chăm chỉ, giỏi giang, đó cũng là ước nguyện, là niềm hi vọng muôn đời của cha mẹ. Học hành chăm chỉ, giỏi giang, thiết nghĩ đó cũng là cách đền đáp công ơn có ý nghĩa nhất của con cái đối với cha mẹ của mình.
Ta là Mạnh Tử, ta được người đời tôn là một trong những ông tổ của Nho gia. Ta còn nổi tiếng bởi đạo đức trong sạch và sự chăm chỉ hiếm có. Sở dĩ ta được như vậy là vì được mẹ ta hết lòng dạy dỗ, bảo ban. Ta còn nhớ mãi những câu chuyện mẹ ta dạy ta thời thơ bé.
Ngày ta còn nhỏ, nhà ta ở gần một nghĩa địa. Hàng ngày, mẹ đi làm ruộng, ta ở nhà cùng đám trẻ đi chơi. Hàng ngày thấy cảnh người làng đi đưa ma, kẻ thì khóc lóc, người đào huyệt chôn thây kẻ chết chúng ta thấy lạ làm và thích thú vô cùng. Ta cùng đám bạn rủ nhau bắt chước. Một đứa được cử làm người chết cho những đứa khác khiêng. Bọn ta giả khóc lóc rồi đào huyệt, chôn người giống hệt một đám tang. Hôm ấy, “đám tang” đang diễn ra thì mẹ ta về. Bà thấy vậy hốt hoảng chạy lại hỏi han. Ta vô tư trả lời người: “Chúng con bắt chước những người kia” rồi chỉ tay về phía đám ma đang đào huyệt chôn thây người ở nghĩa địa. Chẳng hiểu sao mẹ ta buồn phiền lo lắng nói: “Chỗ này không phải chỗ con ta ở được". Rổi ít lâu sau mẹ bán dần đồ đạc trong nhà chuyển nhà ra gần chợ.
Ở gần chợ, ta lại thấy người người buôn bán tấp nập, mặc cả, cãi vã lẫn nhau. Ta thấy những điều đó khá lạ kì. Càng lạ kì hơn là những người cãi nhau càng lớn, mặc cả càng nhiều thì càng mua được nhiều đồ rẻ. Ta cũng bắt chước cách ấy, rủ mấy đứa trẻ con nô nghịch, buôn bán với nhau. Một ngày nọ, bọn ta đang chơi trò ấy thì mẹ ta về. Người nhìn thấy chúng ta thì làm rơi cả liềm cả cuốc, người lo lắng nói: “Chỗ này cũng không phải chỗ con ta ở được". Ít ngày sau, mẹ ta lại chuyển nhà ra gần một trường học.
Ở gần trường, ta thấy học trò đi học rất đông. Ta lại thấy họ lễ phép nghe lời thầy giáo, chăm chỉ học hành. Ta bèn bắt chước học tập lễ phép, cắp sách vở đi học. Mẹ ta thấy vậy thì vui vẻ mỉm cười: "Chỗ này là chỗ con ta ở được đây". Và nhà ta ở hẳn đấy đến giờ.
Một ngày nọ, ta thấy người hàng thịt giết lợn. Ta hỏi mẹ: "Người ta giết lợn làm gì?". Mẹ không nhìn ta mà nói: "Để cho con ăn đấy". Ta cứ nghĩ đó là một lời nói đùa bởi nhà ta nghèo ít khi được ăn thịt lợn. vả lại, ta đã thấy nhiều nhà giết lợn nhưng đã thấy ai cho thịt bao giờ. Không ngờ, trưa hôm đó, ta thấy mẹ đi mua thịt lợn về cho ta ăn thật.
Khi ta lớn hơn một chút, ta đước mẹ cho đi học. Một hôm, ta thấy bài học khó khăn bèn bỏ học về nhà chơi, về đến nhà, ta thấy mẹ đang dệt vải. Mẹ hỏi ta: “Vì sao con về?”. Ta đáp: “Con không muốn học”. Mẹ cầm dao cắt đứt tấm vải và bảo: "Con đang đi học mà bỏ học, thì cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt đi vậy". Ta vô cùng ân hận vì dệt vải vất vả vô cùng, mẹ đã thức bao đêm mới dệt được phán vải ấy.. Chỉ vì ta mà người đã bỏ đi bao công sức của mình. Từ đó, mỗi lần nản việc học hành, ta lại nghĩ đến mẹ để cố gắng chuyên tâm học tập.
Ta học tập chuyên cần, khi lớn lên, nhớ lại những chuyện đã qua ta càng thấy thấm thìa ý nghĩa sâu xa của những việc mẹ làm, từ những việc chuyện nhà hay cắt đứt tấm vải đang dệt dở. Sau này ta được người đời tôn vinh là bậc đại hiền, nổi tiếng về đạo đức và hiểu biết rộng chính là nhờ cách dạy con như thế của mẹ ta.
Làm con, ta thiết nghĩ trước hết phải lấy việc tôn kính cha mẹ làm đầu. Không những thế, để làm vui lòng cha mẹ, mỗi chúng ta cần phải ra sức học hành. Con cái học hành chăm chỉ, giỏi giang, đó cũng là ước nguyện, là niềm hi vọng muôn đời của cha mẹ. Học hành chăm chỉ, giỏi giang, thiết nghĩ đó cũng là cách đền đáp công ơn có ý nghĩa nhất của con cái đối với cha mẹ của mình.
Dàn bài :
1 Mở bài
- Giới thiệu cuộc gặp gỡ kì lạ với nàng Âu Cơ
2 Thân bài
- Giới thiệu cuộc gặp gỡ
- Em đã gặp Âu Cơ trong hoàn cảnh nào ? thời gian nào ?
- Miêu tả cử chỉ điệu bộ vv................
- khung cảnh của cuộc gặp gỡ (con người , thiên nhiên , sinh hoạt , lao động , ...
- Qua lần gặp gỡ ấy em hiểu biết thêm điều gì về con người của Âu Cơ và đất nước thời Hùng Vương thời ban đầu-nguồn gốc tổ tiên cuẩ chính chúng ta
- Điều lí thú và bổ ích qua lần gặp đấy
- Tình cảm và suy nghĩ xủa em về các nhân vật
3 Kết bài
- Giấc mơ như thế nào(lý thú , kì diệu , tuyệt diệu , bổ ích , ... )
Bài mẫu nè:
Hôm ấy, vào buổi trưa, trời đang vào lúc chuyển mùa. Những cơn gió đầu mùa thu mát mẻ thổi những chiếc lá khô bay dọc mép sân, đang làm bài tập, tôi bỗng thấy hai mắt tự dưng ríu lại. Cứ thế, tôi gục ngay dưới góc học tập của mình. Tôi đi vào một giấc mơ.
Trong giấc mơ ngắn ngủi, tôi thấy mình bị lạc giữa một khu rừng lớn bốn bề cây cao. Tôi lần đường tìm ra bờ suối mong sẽ gặp ai đó đi rừng. Phải đến ngang chiều, tôi mới nhìn thấy dòng nước mát khi chân tay và cả người nữa đã rời rã. Vừa vục tay xuống một ngụm nước, tôi bỗng giật mình.
Cháu là ai ? Sao lại tới đây ? Một bà lão tóc bạc trắng đang đứng ngay trước mặt tôi.
Thấy tôi hoảng hồn nhưng trông vẻ mặt phúc hậu của bà, tôi ngập ngừng :
Dạ ! Cháu…cháu…
Cháu đừng sợ !
Dạ ! Thế bà là ai ạ ?
Bà là thủy tổ của người Việt cháu ạ !
A ! Cháu hiểu rồi ! Bà chính là mẹ Âu Cơ.
Cháu vừa mới học xong bài này nhưng có một vài điều cháu chưa hiểu được , tiện đây cháu có thể hỏi bà được không ?
Ừ ! Cháu ngoan lắm, nào có điều gì chưa hiểu cháu cứ hỏi đi !
Dạ !Tại sao ngày xưa khi đưa năm mươi con lên núi, bà lại lập ngay con trưởng làm vua.
À ! Vì cả nước Nam ta rộng lớn lắm, nếu không có ai chịu trách nhiệm đứng ra cai quản non sông thì đất nước không có chủ quyền được cháu ạ !
Thế còn số người còn lại, sao bà lại cho mỗi người đi cai quản một phương trời ?
Có như vậy chúng ta mới vừa giữ gìn, vừa mở rộng đất đai lãnh thổ. Và nhất là mỗi khi có việc hệ trọng thì miền ngược, miền xuôi, miền nam, miền bắc là anh em chung của một nhà cũng tương thân, tương ái cho nhau.
Dạ cháu cảm ơn bà ! Bây giờ thì cháu đã hiểu.
Thôi bây giờ bà sẽ đưa cháu về nhà, hãy học tập cho tốt để làm những điều có ích cho đất nước mai sau, cháu nhé !
Toàn ! Toàn ơi ! Dậy lên giường ngủ đi con !
Tiếng mẹ tôi gọi, tôi tỉnh dậy, ngơ ngác. Mẹ tôi ra chiều không hiểu, tôi nhìn mẹ nhoẻn miệng cười. Ở ngoài kia những cơn gió thu vẫn thổi mát rượi. Những chiếc lá vàng vẫn tung bay nhảy múa.
Nguồn:Linh Nguyễn Quang
Hôm ấy, vào buổi trưa, trời đang vào lúc chuyển mùa. Những cơn gió đầu mùa thu mát mẻ thổi những chiếc lá khô bay dọc mép sân, đang làm bài tập, tôi bỗng thấy hai mắt tự dưng ríu lại. Cứ thế, tôi gục ngay dưới góc học tập của mình. Tôi đi vào một giấc mơ.
Trong giấc mơ ngắn ngủi, tôi thấy mình bị lạc giữa một khu rừng lớn bốn bề cây cao. Tôi lần đường tìm ra bờ suối mong sẽ gặp ai đó đi rừng. Phải đến ngang chiều, tôi mới nhìn thấy dòng nước mát khi chân tay và cả người nữa đã rời rã. Vừa vục tay xuống một ngụm nước, tôi bỗng giật mình.
Cháu là ai ? Sao lại tới đây ? Một bà lão tóc bạc trắng đang đứng ngay trước mặt tôi.
Thấy tôi hoảng hồn nhưng trông vẻ mặt phúc hậu của bà, tôi ngập ngừng :
Dạ ! Cháu…cháu…
Cháu đừng sợ !
Dạ ! Thế bà là ai ạ ?
Bà là thủy tổ của người Việt cháu ạ !
A ! Cháu hiểu rồi ! Bà chính là mẹ Âu Cơ.
Cháu vừa mới học xong bài này nhưng có một vài điều cháu chưa hiểu được , tiện đây cháu có thể hỏi bà được không ?
Ừ ! Cháu ngoan lắm, nào có điều gì chưa hiểu cháu cứ hỏi đi !
Dạ !Tại sao ngày xưa khi đưa năm mươi con lên núi, bà lại lập ngay con trưởng làm vua.
À ! Vì cả nước Nam ta rộng lớn lắm, nếu không có ai chịu trách nhiệm đứng ra cai quản non sông thì đất nước không có chủ quyền được cháu ạ !
Thế còn số người còn lại, sao bà lại cho mỗi người đi cai quản một phương trời ?
Có như vậy chúng ta mới vừa giữ gìn, vừa mở rộng đất đai lãnh thổ. Và nhất là mỗi khi có việc hệ trọng thì miền ngược, miền xuôi, miền nam, miền bắc là anh em chung của một nhà cũng tương thân, tương ái cho nhau.
Dạ cháu cảm ơn bà ! Bây giờ thì cháu đã hiểu.
Thôi bây giờ bà sẽ đưa cháu về nhà, hãy học tập cho tốt để làm những điều có ích cho đất nước mai sau, cháu nhé !
Ngọc ! Ngọc ơi ! Dậy lên giường ngủ đi con !
Tiếng mẹ tôi gọi, tôi tỉnh dậy, ngơ ngác. Mẹ tôi ra chiều không hiểu, tôi nhìn mẹ nhoẻn miệng cười. Ở ngoài kia những cơn gió thu vẫn thổi mát rượi. Những chiếc lá vàng vẫn tung bay nhảy múa.
Học tốt
Nếu thi xong rồi thì chúc điểm cao nếu chưa thì thì chúc thi tốt
Nhanh quá các cháu ạ! Chỉ một thoáng thôi mà đã 4000 năm rồi. Ngày ấy, nhà ta ở vùng núi cao quanh năm có hoa thơm, suối chảy róc rách, cha mẹ sinh ra ta và đặt tên là Âu Cơ. Khi ta vừa mười sáu tuổi đẹp như trăng rằm, ta rất thích cùng các bạn rong ruổi trên những vùng núi cao tìm hoa thơm, cỏ lạ.Ngày ngày, ta dạo chơi trong những cánh rừng xinh đẹp, cho đến một hôm mải mê đi tìm những bông hoađẹp ta đã lạc mất lối về. Giữa lúc đang băn khoăn, lo lắng thì ta bắt gặp một chàng trai cao to, tuấn tú. Chàng tới hỏi han về tình cảnh và vui vẻ đưa ta ra khỏi cánh rừng đó.Sau nhiều lần gặp gỡ, ta biết được chàng là Lạc Long Quân, mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảngmới lên sống ở cạn, chàng rất khoẻ mạnh và thường giúp đỡ dân làng diệt trừ yêu tinh, dạy dân cách trồngtrọt.Cảm phục trước con người tài đức ấy, chẳng bao lâu sau, ta và Lạc Long Quân đã nên vợ nên chồng. Cuộc sống của ta và chàng vô cùng hạnh phúc, ngày ngày ta cùng chàng dạo chơi khắp nơi, lúc trên rừng lúc xuống biển.Một thời gian sau, ta có mang cả hai gia đình vô cùng mừng rỡ mong đợi đứa cháu đầu tiên ra đời. Còn Lạc long Quân chàng cũng vô cùng hạnh phúc chờ đợi đến ngày ta sinh nở. Vào một buổi sáng đẹp trời tatrở dạ. Tất cả mọi người hồi hộp, khấp khởi mong đợi. Thế nhưng thật lạ thay, ta lại sinh ra một cái bọc trăm trứng. Một thời gian sau, bọc nở ra một trăm người con trai. Chúng lớn nhanh như thổi, đứa nào cũng đẹp đẽ, khôi ngô khác thường.Hàng ngày, vợ chồng con cái ta dắt nhau lên rừng ngắm hoa, tìm cỏ và có lẽ cuộc sống sẽ mãi như vậy nếu như ta không nhìn thấy nét mặt phảng phất buồn của Lạc Long Quân. Thỉnh thoảng ta lại thấy chàng đứng trên ngọn núi cao mắt dõi ra phía biển khơi, nơi có gia đình chàng đang mong đợi. Thế rồi một hôm Lạc Long Quân quyết định trở về gia đình của mình, để lại ta vò võ một mình với bầy con nhỏ. Chàng đi rồi ta ngày đêm mong đợi. Và lũ trẻ cũng không ngớt lời hỏi ta:- Cha đâu hả mẹ? Bao giờ cha trở về chúng con?Ta chẳng biết trả lời chúng ra sao vì chàng đi mà không hẹn ngày trở về. Hàng ngày mẹ con ta dắt nhau rabờ biển ngóng về phía biển khơi mong mỏi bóng chàng trở về nhưng càng trông chờ càng chẳng thấy. Cho đến một ngày ta quyết định gọi chàng trở về và than thở:- Chàng định bỏ thiếp và các con mà đi thật sao? Chàng có biết mẹ con thiếp ngày đêm mong đợi chàng?Nghe ta hỏi như vậy Lạc Long Quân cũng rất buồn rầu và nói:- Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ ở cạn, người ở nước, tính tình tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương.Nghe chồng nói vậy ta giật mình phản đối:- Không! Thiếp không muốn gia đình ta mỗi người một ngả. Thiếp không muốn xa các con, xa chàng.Lạc Long Quân lại nói:- Chúng ta đã từng sống hạnh phúc yêu thương, gắn bó với nhau, bởi thế ta tin rằng khoảng cách chẳng thể nào chia lìa được chúng ta, và sau này có khó khăn hoạn nạn cùng nhau chia sẻ giúp đỡ là được rồi.Nghe lời khuyên giải của Lạc Long Quân ta thấy cũng có lí nên đành nghe theo. Ngày chia tay, nhìn chàng và năm mươi đứa con xa dần lòng ta buồn vô hạn, vậy là từ nay ta phải xa chúng thật rồi, biết bao giờ mới gặp lại nhau đây.Người con trai cả của ta được tôn lên làm vua lấy hiệu là Hùng Vương đóng đô ở Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Còn lại, ta chia cho mỗi con một vùng đất để tự lập ra châu huyện, lập nên các dân tộc:Tày, Nùng, H’Mông, Thái, Mèo, Dao,… với những phong tục tập quán riêng, vô cùng phong phú.Thế là từ bấy giờ, vợ chồng con cái chúng ta xa nhau nhưng ta và Lạc Long Quân vẫn không quên tình cũ, nhất là các con của ta, dù không ở gần nhau nhưng vẫn gắn bó keo sơn. Mỗi khi gặp khó khăn hoạn nạn chúng lại đoàn kết giúp đỡ nhau vượt qua.Các cháu biết không, chúng ta đều là anh em một nhà, có chung nguồn gốc con lạc cháu hồng, bởi vậy các cháu cần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, các cháu nhé
Bạn tham khảo nha
Bài làm:
Nhanh quá các cháu ạ! Chỉ một thoáng thôi mà đã 1000 năm rồi. Ngày ấy, nhà ta ở vùng núi cao quanh năm có hoa thơm, suối chảy róc rách, cha mẹ sinh ra ta và đặt tên là Âu Cơ. Khi ta vừa mười sáu tuổi đẹp như trăng rằm, ta rất thích cùng các bạn rong ruổi trên những vùng núi cao tìm hoa thơm, cỏ lạ.Ngày ngày, ta dạo chơi trong những cánh rừng xinh đẹp, cho đến một hôm mải mê đi tìm những bông hoađẹp ta đã lạc mất lối về. Giữa lúc đang băn khoăn, lo lắng thì ta bắt gặp một chàng trai cao to, tuấn tú. Chàng tới hỏi han về tình cảnh và vui vẻ đưa ta ra khỏi cánh rừng đó.Sau nhiều lần gặp gỡ, ta biết được chàng là Lạc Long Quân, mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảngmới lên sống ở cạn, chàng rất khoẻ mạnh và thường giúp đỡ dân làng diệt trừ yêu tinh, dạy dân cách trồngtrọt.Cảm phục trước con người tài đức ấy, chẳng bao lâu sau, ta và Lạc Long Quân đã nên vợ nên chồng. Cuộc sống của ta và chàng vô cùng hạnh phúc, ngày ngày ta cùng chàng dạo chơi khắp nơi, lúc trên rừng lúc xuống biển.Một thời gian sau, ta có mang cả hai gia đình vô cùng mừng rỡ mong đợi đứa cháu đầu tiên ra đời. Còn Lạc long Quân chàng cũng vô cùng hạnh phúc chờ đợi đến ngày ta sinh nở. Vào một buổi sáng đẹp trời tatrở dạ. Tất cả mọi người hồi hộp, khấp khởi mong đợi. Thế nhưng thật lạ thay, ta lại sinh ra một cái bọc trăm trứng. Một thời gian sau, bọc nở ra một trăm người con trai. Chúng lớn nhanh như thổi, đứa nào cũng đẹp đẽ, khôi ngô khác thường.Hàng ngày, vợ chồng con cái ta dắt nhau lên rừng ngắm hoa, tìm cỏ và có lẽ cuộc sống sẽ mãi như vậy nếu như ta không nhìn thấy nét mặt phảng phất buồn của Lạc Long Quân. Thỉnh thoảng ta lại thấy chàng đứng trên ngọn núi cao mắt dõi ra phía biển khơi, nơi có gia đình chàng đang mong đợi. Thế rồi một hôm Lạc Long Quân quyết định trở về gia đình của mình, để lại ta vò võ một mình với bầy con nhỏ. Chàng đi rồi ta ngày đêm mong đợi. Và lũ trẻ cũng không ngớt lời hỏi ta:- Cha đâu hả mẹ? Bao giờ cha trở về chúng con?Ta chẳng biết trả lời chúng ra sao vì chàng đi mà không hẹn ngày trở về. Hàng ngày mẹ con ta dắt nhau rabờ biển ngóng về phía biển khơi mong mỏi bóng chàng trở về nhưng càng trông chờ càng chẳng thấy. Cho đến một ngày ta quyết định gọi chàng trở về và than thở:- Chàng định bỏ thiếp và các con mà đi thật sao? Chàng có biết mẹ con thiếp ngày đêm mong đợi chàng?Nghe ta hỏi như vậy Lạc Long Quân cũng rất buồn rầu và nói:- Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ ở cạn, người ở nước, tính tình tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương.Nghe chồng nói vậy ta giật mình phản đối:- Không! Thiếp không muốn gia đình ta mỗi người một ngả. Thiếp không muốn xa các con, xa chàng.Lạc Long Quân lại nói:- Chúng ta đã từng sống hạnh phúc yêu thương, gắn bó với nhau, bởi thế ta tin rằng khoảng cách chẳng thể nào chia lìa được chúng ta, và sau này có khó khăn hoạn nạn cùng nhau chia sẻ giúp đỡ là được rồi.Nghe lời khuyên giải của Lạc Long Quân ta thấy cũng có lí nên đành nghe theo. Ngày chia tay, nhìn chàng và năm mươi đứa con xa dần lòng ta buồn vô hạn, vậy là từ nay ta phải xa chúng thật rồi, biết bao giờ mới gặp lại nhau đây.Người con trai cả của ta được tôn lên làm vua lấy hiệu là Hùng Vương đóng đô ở Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Còn lại, ta chia cho mỗi con một vùng đất để tự lập ra châu huyện, lập nên các dân tộc:Tày, Nùng, H’Mông, Thái, Mèo, Dao,… với những phong tục tập quán riêng, vô cùng phong phú.Thế là từ bấy giờ, vợ chồng con cái chúng ta xa nhau nhưng ta và Lạc Long Quân vẫn không quên tình cũ, nhất là các con của ta, dù không ở gần nhau nhưng vẫn gắn bó keo sơn. Mỗi khi gặp khó khăn hoạn nạn chúng lại đoàn kết giúp đỡ nhau vượt qua.Các cháu biết không, chúng ta đều là anh em một nhà, có chung nguồn gốc con lạc cháu hồng, bởi vậy các cháu cần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, các cháu nhé
Học tốt!!!
k mik nha:))
Tuần vừa qua, lớp tôi tổ chức một cuộc giao lưu gặp gỡ những chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ đang sinh sống tại tỉnh nhà. Trong buổi giao lưu, tôi đã được gặp rất nhiều những người lính trên tuyến đường Trường Sơn năm xưa, đặc biệt tôi được gặp và trực tiếp nói chuyện với một người lái xe thời chiến vui tính, quả cảm. Đối với tôi, đây là một cuộc gặp gỡ đầy ý nghĩa.
Vào buổi sáng hôm ấy, một buổi sáng mùa hè có nắng vàng như mật rót lên đường phố, gió theo màu nắng thổi tan cái oi bức, làm xáo động những âm thanh trong vòm cây kẽ lá. Lớp chúng em được hướng dẫn giao lưu với những cựu chiến binh trong chiến trường chống Mĩ năm xưa đang sinh sống và làm việc tại tỉnh nhà. Em cảm thấy mình rất may mắn khi trong buổi giao lưu, em vô tình ngồi cạnh một người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn năm xưa, em mới có dịp để biết thêm nhiều điều. Ông tên An, là một thành viên trong tiểu đội 6 phụ trách lái xe tăng chở lương thực và vũ khí tiếp tế cho bộ đội ta ngày trước. Em trước đây đã từng nghe ông nội trong chiến trường kể về những người lính lái xe quả cảm tài năng nên khi biết ngày ấy em đã rất hứng thú:
- Ông ơi, cháu nghe nói, những người lính lái xe trong chiến trường xưa như ông vừa tài năng, vừa quả cảm, không sợ gì những mưa bom bão đạn, không sợ gì cái chết phải không ạ?
Khi nghe em nói rằng em muốn được biết về công việc của ông trong những năm tháng chống Mĩ năm xưa, em thấy ông như xúc động, ông kể một mạch như bị dòng hồi ức lôi kéo:
- Ừm, tài năng, quả cảm thì ông không dám nhận, không sợ bom đạn thì cũng không phải đâu cháu ơi. Chẳng qua chúng ta căm hận giặc Mĩ cướp nước, thương giống nòi đang trong cảnh lầm than nên dù phía trước mưa bom bão đạn đang giăng lối chúng ta cũng phải rẽ đường mở lối, hăng hái tiến về phía trước vì một độc lập dân tộc. Còn thực sự, chúng ta cũng sợ hãi cái chết lắm, ai mà không sợ hả cháu, nhất là khi ấy chúng ta là những trai tráng khỏa mạnh, còn gia đình, người thân ở nhà, ai mà chẳng ham cuộc sống này. Nhưng những chiến sĩ chúng ta là thế đấy, sợ thì sợ nhưng ý chí thì vẫn vững vàng, vẫn tự nhủ với lòng: “Nếu ngày mai ta phải hi sinh, ta cũng phải hi sinh cho xứng đáng”. Chiến trường mà, ác liệt lắm cháu ạ, có khi còn khỏe mạnh cười nói hôm nay thôi, ngày mai đã không còn thấy nhau nữa rồi.
Nói đến đây giọng ông rưng rưng, có lẽ ông đang nghĩ đến những đồng chí của ông đã hi sinh trên chiến trường chăng? Câu chuyện của ông kết thúc bằng một nụ cười trong những dòng nước mắt rung rưng cảm động.
Buổi giao lưu kết thúc để lại lòng em lắm dư vị. Quả thực đây là cuộc gặp rất ý nghĩa, gặp và được nghe những câu chuyện của ông mà em biết thêm về những người chiến sĩ trong chiến trường năm xưa. Họ không phải sắt đá quả cảm không sợ chết như trước kia em nghĩ mà họ cũng có những tình cảm rất đời, rất người, rất gần gũi, rất đáng trân trọng! Càng biết vậy, em càng yêu thêm những người chiến sĩ ấy.
Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi đó đã làm cho tôi hiểu thêm nhiều điều về người lính trên tuyến đường Trường Sơn năm xưa. Đó là những con người quả cảm nhưng cũng giàu tình cảm, tình người. Đây sẽ là cuộc gặp gỡ mà tôi không bao giờ quên.Tuần vừa qua, lớp tôi tổ chức một cuộc giao lưu gặp gỡ những chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ đang sinh sống tại tỉnh nhà. Trong buổi giao lưu, tôi đã được gặp rất nhiều những người lính trên tuyến đường Trường Sơn năm xưa, đặc biệt tôi được gặp và trực tiếp nói chuyện với một người lái xe thời chiến vui tính, quả cảm. Đối với tôi, đây là một cuộc gặp gỡ đầy ý nghĩa.
Vào buổi sáng hôm ấy, một buổi sáng mùa hè có nắng vàng như mật rót lên đường phố, gió theo màu nắng thổi tan cái oi bức, làm xáo động những âm thanh trong vòm cây kẽ lá. Lớp chúng em được hướng dẫn giao lưu với những cựu chiến binh trong chiến trường chống Mĩ năm xưa đang sinh sống và làm việc tại tỉnh nhà. Em cảm thấy mình rất may mắn khi trong buổi giao lưu, em vô tình ngồi cạnh một người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn năm xưa, em mới có dịp để biết thêm nhiều điều. Ông tên An, là một thành viên trong tiểu đội 6 phụ trách lái xe tăng chở lương thực và vũ khí tiếp tế cho bộ đội ta ngày trước. Em trước đây đã từng nghe ông nội trong chiến trường kể về những người lính lái xe quả cảm tài năng nên khi biết ngày ấy em đã rất hứng thú:
- Ông ơi, cháu nghe nói, những người lính lái xe trong chiến trường xưa như ông vừa tài năng, vừa quả cảm, không sợ gì những mưa bom bão đạn, không sợ gì cái chết phải không ạ?
Khi nghe em nói rằng em muốn được biết về công việc của ông trong những năm tháng chống Mĩ năm xưa, em thấy ông như xúc động, ông kể một mạch như bị dòng hồi ức lôi kéo:
- Ừm, tài năng, quả cảm thì ông không dám nhận, không sợ bom đạn thì cũng không phải đâu cháu ơi. Chẳng qua chúng ta căm hận giặc Mĩ cướp nước, thương giống nòi đang trong cảnh lầm than nên dù phía trước mưa bom bão đạn đang giăng lối chúng ta cũng phải rẽ đường mở lối, hăng hái tiến về phía trước vì một độc lập dân tộc. Còn thực sự, chúng ta cũng sợ hãi cái chết lắm, ai mà không sợ hả cháu, nhất là khi ấy chúng ta là những trai tráng khỏa mạnh, còn gia đình, người thân ở nhà, ai mà chẳng ham cuộc sống này. Nhưng những chiến sĩ chúng ta là thế đấy, sợ thì sợ nhưng ý chí thì vẫn vững vàng, vẫn tự nhủ với lòng: “Nếu ngày mai ta phải hi sinh, ta cũng phải hi sinh cho xứng đáng”. Chiến trường mà, ác liệt lắm cháu ạ, có khi còn khỏe mạnh cười nói hôm nay thôi, ngày mai đã không còn thấy nhau nữa rồi.
Nói đến đây giọng ông rưng rưng, có lẽ ông đang nghĩ đến những đồng chí của ông đã hi sinh trên chiến trường chăng? Câu chuyện của ông kết thúc bằng một nụ cười trong những dòng nước mắt rung rưng cảm động.
Buổi giao lưu kết thúc để lại lòng em lắm dư vị. Quả thực đây là cuộc gặp rất ý nghĩa, gặp và được nghe những câu chuyện của ông mà em biết thêm về những người chiến sĩ trong chiến trường năm xưa. Họ không phải sắt đá quả cảm không sợ chết như trước kia em nghĩ mà họ cũng có những tình cảm rất đời, rất người, rất gần gũi, rất đáng trân trọng! Càng biết vậy, em càng yêu thêm những người chiến sĩ ấy.
Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi đó đã làm cho tôi hiểu thêm nhiều điều về người lính trên tuyến đường Trường Sơn năm xưa. Đó là những con người quả cảm nhưng cũng giàu tình cảm, tình người. Đây sẽ là cuộc gặp gỡ mà tôi không bao giờ quên.
=((( Thời gian có hạn =( mềnh chỉ xin làm giàn ý thông cảm
Về nội dung : cuộc gặp mặt thăm trường cũ khi mik đã lớn khôn ( vd 20 ,10 năm sau ) , cuộc gặp gỡ trong mơ ....
I Mở Bài : ( lấy đề cuộc gặp mặt thăm trường cũ khi mik đã lớn khôn )
- Đã 20 năm trôi qua, tôi đã không còn là cậu học trò nhỏ tuổi năm ấy và đã trở thành một bác sĩ lành nghề ko bik tự bao giờ. NHân dịp 20/11 tôi quyết định gọi về cho các bạn năm xưa cừng về thăm trường và thầy cô]
II Thân Bài
1/ Tả sơ nét lại về ngôi trường
+ Quá Khứ :
- Ngôi trường xưa đơn sơ , chỉ vài 3 bóng cây hoa phượng ,....
+Hiện tại ( tương lai )
- Khác xưa rất nhiều
+ Trường được trang bị nhiều thiết bị hiện đại vd :
-trước cổng có bảng điện tử với dòng chữ" Tiên học lễ Hậu học văn"
-Phòng học hiện đại với các thiết bị học tập tân tiến ....
2/Kỉ niệm gặp thầy cô
- Chúng tôi tụ tập cùng kể nhau về những câu chuyện xưa : .....
-Bỗng thấy phía xa có bóng người quen quen đó chính là cô.... - người cô đã chăm sóc, dạy dỗ chúng tôi nay xưa
# Tả cô : cô bây giờ khác xưa : mái tóc giờ đã bạc trắng , khuôn mặt xuất hiện nhiều nếp nhắn ... ( ns chung bn nên tả cỡ 4 câu như thek nài .V )
- Chúng tôi cùng ngồi trên ghế đá , dưới gốc phượng nở, kể cho nhau về năm tháng học trò ngày xưa
III Kết Bài
- Lúc chia tay mak chúng tôi vẫn còn quyến luyến
- Đó chuyến thăm trường đầy xúc động của tôi
... =(( thêm vào ngắn quá
Mạnh Tử còn bé lắm, tóc để trái đào, mặt mũi khôi ngô và rất hay hỏi, hay bắt chước người lớn. Mẹ của Mạnh Tử yêu con vô cùng, bà mong con sau này học hành giỏi giang, trở thành hiền tài. Chính vì vậy, bà luôn quan tâm đến việc dạy con.
Ngày ấy, nhà Mạnh Tử ở gần một nghĩa địa lớn. Ngày nào nghĩa địa cũng có đám tang, có ngày vài ba đám chôn cất. Đám tang đông, người khóc thương thảm thiết, người chôn cất thì đào huyệt, hạ quan tài, lấp đất vất vả. Những câu chuyện của các bà trong xóm không thể thiếu các lời bình luận về đám tang và việc chôn cất. Bọn trẻ con cứ tròn xoe mắt nhìn đám tang và nghe người lớn bình luận. Thế rồi, chúng chơi trò đám ma, cũng chia ra đóng vai người chôn cất, người khóc lóc, người đưa tang, thật não nề. Mạnh Tử cũng say mê chơi với bạn bè những trò ấy, cũng đào, chôn, lăn, khóc… Hôm ấy, mẹ Mạnh Tử đang ngồi dệt vải, thấy lũ trẻ rủ nhau đi chơi cũng cho Mạnh Tử theo cùng. Một lát sau, nghe tiếng con trẻ gào khóc, tiếng hô dẫn đám tang lạ tai, bà rời khung cửi ra ngõ xem và giật mình thấy đấy là đám tang trò chơi của 1ũ trẻ. Mạnh Tử cũng cùng lũ trẻ đào, chôn, lăn, khóc như đám tang chúng vẫn xem. Bà mẹ lo lắng, nói với chồng : "Con ta thơ dại mà cứ suốt ngày đào, chôn, lăn, khóc như thế này rồi thì trò chơi ám ảnh, nó sẽ sinh buồn chán còn đâu tâm trí mà học hành nữa". Bố Mạnh Tử cung hiểu ý vợ nên để bà tự lo liệu. Bà mẹ đã quyết dọn nhà đi chỗ khác, thay đổi nơi sống cho con.
Thế là, mẹ Mạnh Tử đã dọn nhà. Nhà ở gần một cái chợ to của cả vùng, việc mua bán rất thuận tiện. Mạnh Tử cũng không choi trò đào, chôn, lăn, khóc nữa. Bà mẹ thấy thế cũng có vẻ yên lòng. Nhưng rồi, một hôm, bà thấy Mạnh Tử chơi trò bán hàng với bọn trẻ. Chúng cũng bày rau củ, những con gà, con lợn, con trâu nặn bằng đất và cả thịt bò, thịt lợn bằng đất để mua bán. Chúng cũng mặc cả, nói thách, cãi nhau vì cân gian… hệt như phiên chợ của người lớn. Bà sợ quá. thì ra, những trò lừa lọc, mua gian bán lận ở chợ đã nhiễm vào lũ trẻ tự bao giờ mà chẳng ai hay. Phải chuyển nhà đi chỗ khác thôi, bà nghĩ.
Nhà Mạnh Tử được dọn đến nơi xa nhưng sát với trường học của thầy Đồ. Học trò đến học rất đông, tiếng giảng bài của thầy Đổ ngân nga, sang sảng vọng sang nhà Mạnh Tử. Bà mẹ xin thầy giáo cho Mạnh Tử sang học. Mạnh Tử chăm chỉ đọc sách, học hành ngày một giỏi.
Sau này, khi Mạnh Tử đã trưởng thành, bà mẹ càng nghĩ càng thấy việc chuyển nhà của mình là đúng. Thật là “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”.
em đang gặp mẹ Âu Cơ thì tiếng đồng hồ báo thức vang lên,mẹ biến mất
hết chuyện
tk nhé