K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 12 2018
Mọi người đưa ra các giả thiết khác nhau. Giả thiết nào cũng có lí, và chính vì vậy, chúng ta vẫn chưa có được câu trả lời chính xác Mã Lương đi đâu, làm gì? Gần đây, nhân chuyến du lịch cùng bố mẹ sang Trung Quốc, tôi tìm được một tài liệu nói về đoạn kết cuộc đời của Mã Lương. Tôi kể lại cho các bạn nghe nhé: Sau khi giết chết tên vua tham lam, độc ác, Mã Lương về quê. Làng quê giờ đã khá hơn xưa. Mọi người hân hoan đón chào em. Một ông già rẽ đám đông đến bên Mã Lương: – Cháu ơi! Cháu hãy vẽ cho già một con bò và một cái giếng để già đỡ vất vả. NHIỀU NGƯỜI ĐỌCMgid Mỗi ngày tôi rút 10 triệu chỉ để tiêu vặt! Mẹo làm giàu tại nhà ! Mỡ ở bụng và hai bên hông sẽ biến mất chỉ trong 3 ngày! COD Cách chữa hôi miệng nhanh nhất không phải ai cũng biết Tôi đã mua chiếc xe này với chỉ 10 đô trong ví Bí quyết dứt điểm hôi miệng chỉ với 2 phút mỗi ngày. Đọc ngay Uống 1 viên trước 10 phút giúp cuộc yêu kéo dài 2 tiếng! cay-but-than Mã Lương đã không giữ được ý chí thời thơ bé của mình Mã Lương đến nhà ông cụ, chỉ qua vài nét vẽ, một con bò béo múp míp, lông vàng mượt và một cái giếng nước trong leo lẻo hiện ra. Mọi người nhảy quanh con bò reo hò. Nó sợ quá, chạy lung tung chẳng may đâm sầm vào Mã Lương, hất cây bút em đang cầm trong tay ra xa. Mọi người vội vã tìm kiếm. Tìm mãi, tìm mãi, ngày này qua ngày khác mà vẫn không thấy. Tất cả những thứ Mã Lương vẽ trước đây đều biến mất. Làng quê lại xác xơ, tiêu điều như xưa. Nhiều người bỏ quê đi nơi khác sinh sống. Mã Lương lên kinh đô. Ở nơi phồn hoa đó, Mã Lương đã không giữ được ý chí thời thơ bé của mình, em trở nên chán nản, biếng lười,… Ít lâu sau, em ốm rồi mất. Dân làng vẫn nhớ ơn em, lập đền thờ. Trong đền có tượng Mã Lương cầm cây bút thần, đang vẽ. Tôi không biết giả thiết này có đúng không. Nếu bạn nào tìm được những tài liệu khác về đoạn cuối đời của Mã Lương thì cho tôi biết nhé.
7 tháng 1 2019

Hẳn các bạn học sinh như tôi đều đã biết câu chuyện về Mã Lương và cây bút thần: Mã Lương là một em bé giàu lòng thương người và rất có ý chí. Mồ côi bố mẹ từ sớm, em phải tự mình kiếm sống. Tuy nghèo khó nhưng em sẵn sang giúp đỡ mọi người xung quanh. Em được thần ban cho một cây bút, vẽ gì thì lập tức thứ đó biến thành thật. Em dùng bút đó vẽ cho dân làng nhà cửa, bát đĩa, thóc gạo… Nhờ đó, mọi người được sống no ấm, vui vẻ và hạnh phúc. Nhưng vua chúa không muốn vậy. Chúng hãm hại Mã Lương để đoạt cây bút thần. Mã Lương đã dùng chính cây bút đó diệt trừ bọn gian ác. Sau đó, Mã Lương đi đâu, làm gì, không ai rõ.

Mọi người đưa ra các giả thiết khác nhau. Giả thiết nào cũng có lí, và chính vì vậy, chúng ta vẫn chưa có được câu trả lời chính xác Mã Lương đi đâu, làm gì?

Gần đây, nhân chuyến du lịch cùng bố mẹ sang Trung Quốc, tôi tìm được một tài liệu nói về đoạn kết cuộc đời của Mã Lương. Tôi kể lại cho các bạn nghe nhé:

Sau khi giết chết tên vua tham lam, độc ác, Mã Lương về quê. Làng quê giờ đã khá hơn xưa. Mọi người hân hoan đón chào em. Một ông già rẽ đám đông đến bên Mã Lương:

– Cháu ơi! Cháu hãy vẽ cho già một con bò và một cái giếng để già đỡ vất vả.

Mã Lương đến nhà ông cụ, chỉ qua vài nét vẽ, một con bò béo múp míp, lông vàng mượt và một cái giếng nước trong leo lẻo hiện ra. Mọi người nhảy quanh con bò reo hò. Nó sợ quá, chạy lung tung chẳng may đâm sầm vào Mã Lương, hất cây bút em đang cầm trong tay ra xa. Mọi người vội vã tìm kiếm. Tìm mãi, tìm mãi, ngày này qua ngày khác mà vẫn không thấy. Tất cả những thứ Mã Lương vẽ trước đây đều biến mất. Làng quê lại xác xơ, tiêu điều như xưa. Nhiều người bỏ quê đi nơi khác sinh sống. Mã Lương lên kinh đô. Ở nơi phồn hoa đó, Mã Lương đã không giữ được ý chí thời thơ bé của mình, em trở nên chán nản, biếng lười,… Ít lâu sau, em ốm rồi mất. Dân làng vẫn nhớ ơn em, lập đền thờ. Trong đền có tượng Mã Lương cầm cây bút thần, đang vẽ.

Tôi không biết giả thiết này có đúng không. Nếu bạn nào tìm được những tài liệu khác về đoạn cuối đời của Mã Lương thì cho tôi biết nhé.

Thành phố Hồ Chí Minh mỗi dịp Tết đến xuân về lại chan hòa trong ánh nắng ấm áp. Những tia nắng đầu năm tươi mới ấy như càng làm đẹp thêm cho cây hoa mai đón Tết của gia đình em.

Cây mai ấy bố và em đã đi mua trong ngày hai mươi tám Tết. Đó là một cây nhỏ, chỉ cao chừng bảy mươi xăng ti mét nhưng có rất nhiều nụ, nụ hoa lại mập mạp rất đáng yêu. Thân cây ở phía gốc to bằng cổ tay em, càng lên cao càng nhỏ dần. Vỏ cây nâu mốc, xù xì chứng tỏ nó đã khá già. Đặc biệt, thân mai được uốn sao cho cây vươn lên xoắn theo hình trôn ốc rất độc đáo. Những cành mai vì thế mà mọc xòe ra nhiều phía, tạo thành tán tròn ôm lấy thân cây làm tâm điểm. Nhìn cây mai, chẳng khác nào một ngọn tháp tí hon. Lá cây rất nhỏ và thưa, cành rất nhiều những chiếc nụ nho nhỏ, xinh xắn. Nụ mai được bao bên ngoài bởi một lớp vỏ màu nâu, khi bông đã đến khi nở, lớp vỏ ấy sẽ rụng đi. Bố em nói rằng cây mai này rồi sẽ nở hoa rất đẹp. Bố cẩn thận đặt cây vào một chậu sứ màu gan gà rồi mang vào giữa phòng khách.

Sáng ngày mùng một Tết. Khi cả nhà em bước ra phòng khách, ai cũng ngỡ ngàng nhìn cây mai với ánh mắt say mê. Hoa đã nở rất nhiều, màu hoa mai vàng tươi như ánh nắng ban mai (có phải vì thế mà hoa có cái tên là "hoa mai"?). Cái tháp nhỏ ngày hai mươi tám thoắt đã vụt trở thành một chiếc tháp vàng rực rỡ. Từ đỉnh tháp đến chân tháp, những bông hoa xòe cánh bao phủ. Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào ngoài Bắc nhưng cánh mai to hơn một chút. Ngoài ra, hoa mai có thể có bảy hoặc chín cánh trên một bông. Cánh hoa vàng tươi được nâng đỡ bởi đài hoa xanh non trông thật đẹp mắt. Ở giữa bông hoa là nhị hoa dài và nhụy hoa cũng mang màu vàng tươi như cánh. Nhìn bông hoa mai xoe tròn, ai ai cũng thích thú muốn ngắm mãi không thôi! 

Em cẩn thận đem những phong bao lì xì màu đỏ kèm bên trong là những lời chúc tết, những chiếc đèn lồng đỏ nhỏ xíu xiu treo lên cây mai. Màu vàng của hoa mai tượng trưng cho sự trù phú, sung túc. Giữa những ngày Tết, ngày xuân màu hoa mai chan hòa với ánh nắng của đất trời, làm xôn xao lòng người khiến ai ai cũng thêm phấn chấn, vui vẻ. Màu đỏ lại tượng trưng cho may mắn, hạnh phúc. Vậy nên màu vàng của hoa, màu đỏ của những vật trang trí hẳn là những sắc màu đem lại may mắn cho năm mới.

Gần trưa mồng một, nhà em đón những vị khách đầu tiên của năm mới. Đó là cô chủ và hai em họ. Mọi người đều trầm trồ khen cây mai sao mà đẹp! Riêng hai bé em họ cứ thích thú chạy vòng quanh cây và ngắm nghía mãi không thôi những bông hoa xinh xắn và những phong bao nho nhỏ. Cơn gió xuân thoảng qua, cánh hoa rung rinh thật nhẹ, như mơn man đùa giỡn với gió. Còn những chiếc phong bao, những chiếc đèn lồng thì xoắn tít dây, khẽ bay bay như vỗ tay reo mừng.

Cây hoa mai trong những ngày Tết đến, xuân về thật đẹp đẽ và quan trọng biết mấy. Em rất mong, nhờ vẻ đẹp của hoa mà năm tới gia đình em gặp nhiều may mắn.

Thành phố Hồ Chí Minh mỗi dịp Tết đến xuân về lại chan hòa trong ánh nắng ấm áp. Những tia nắng đầu năm tươi mới ấy như càng làm đẹp thêm cho cây hoa mai đón Tết của gia đình em.

Cây mai ấy bố và em đã đi mua trong ngày hai mươi tám Tết. Đó là một cây nhỏ, chỉ cao chừng bảy mươi xăng ti mét nhưng có rất nhiều nụ, nụ hoa lại mập mạp rất đáng yêu. Thân cây ở phía gốc to bằng cổ tay em, càng lên cao càng nhỏ dần. Vỏ cây nâu mốc, xù xì chứng tỏ nó đã khá già. Đặc biệt, thân mai được uốn sao cho cây vươn lên xoắn theo hình trôn ốc rất độc đáo. Những cành mai vì thế mà mọc xòe ra nhiều phía, tạo thành tán tròn ôm lấy thân cây làm tâm điểm. Nhìn cây mai, chẳng khác nào một ngọn tháp tí hon. Lá cây rất nhỏ và thưa, cành rất nhiều những chiếc nụ nho nhỏ, xinh xắn. Nụ mai được bao bên ngoài bởi một lớp vỏ màu nâu, khi bông đã đến khi nở, lớp vỏ ấy sẽ rụng đi. Bố em nói rằng cây mai này rồi sẽ nở hoa rất đẹp. Bố cẩn thận đặt cây vào một chậu sứ màu gan gà rồi mang vào giữa phòng khách.

Sáng ngày mùng một Tết. Khi cả nhà em bước ra phòng khách, ai cũng ngỡ ngàng nhìn cây mai với ánh mắt say mê. Hoa đã nở rất nhiều, màu hoa mai vàng tươi như ánh nắng ban mai (có phải vì thế mà hoa có cái tên là "hoa mai"?). Cái tháp nhỏ ngày hai mươi tám thoắt đã vụt trở thành một chiếc tháp vàng rực rỡ. Từ đỉnh tháp đến chân tháp, những bông hoa xòe cánh bao phủ. Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào ngoài Bắc nhưng cánh mai to hơn một chút. Ngoài ra, hoa mai có thể có bảy hoặc chín cánh trên một bông. Cánh hoa vàng tươi được nâng đỡ bởi đài hoa xanh non trông thật đẹp mắt. Ở giữa bông hoa là nhị hoa dài và nhụy hoa cũng mang màu vàng tươi như cánh. Nhìn bông hoa mai xoe tròn, ai ai cũng thích thú muốn ngắm mãi không thôi! 

Em cẩn thận đem những phong bao lì xì màu đỏ kèm bên trong là những lời chúc tết, những chiếc đèn lồng đỏ nhỏ xíu xiu treo lên cây mai. Màu vàng của hoa mai tượng trưng cho sự trù phú, sung túc. Giữa những ngày Tết, ngày xuân màu hoa mai chan hòa với ánh nắng của đất trời, làm xôn xao lòng người khiến ai ai cũng thêm phấn chấn, vui vẻ. Màu đỏ lại tượng trưng cho may mắn, hạnh phúc. Vậy nên màu vàng của hoa, màu đỏ của những vật trang trí hẳn là những sắc màu đem lại may mắn cho năm mới.

Gần trưa mồng một, nhà em đón những vị khách đầu tiên của năm mới. Đó là cô chủ và hai em họ. Mọi người đều trầm trồ khen cây mai sao mà đẹp! Riêng hai bé em họ cứ thích thú chạy vòng quanh cây và ngắm nghía mãi không thôi những bông hoa xinh xắn và những phong bao nho nhỏ. Cơn gió xuân thoảng qua, cánh hoa rung rinh thật nhẹ, như mơn man đùa giỡn với gió. Còn những chiếc phong bao, những chiếc đèn lồng thì xoắn tít dây, khẽ bay bay như vỗ tay reo mừng.

Cây hoa mai trong những ngày Tết đến, xuân về thật đẹp đẽ và quan trọng biết mấy. Em rất mong, nhờ vẻ đẹp của hoa mà năm tới gia đình em gặp nhiều may mắn.


 

4 tháng 9 2018

              THAM KHẢO NHÓE           

Đọc sách, tôi rất thích một câu nói của nhà văn người Úc: “Không có gì là 
hoàn hảo, có chăng chỉ là sự đề cao mà thôi”. Đúng, thử hỏi trong chúng ta có ai 
dám tự nói mình chưa mắc lỗi dù chỉ một lần không? Tôi cũng vậy, có lẽ tôi không 
thể quên lỗi lầm mình gây ra hôm đó, khiến người tôi yêu quý nhất – mẹ tôi, buồn 
lòng… 
Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má những người 
đi đường. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không có bài kiểm tra khoa học 
tệ hại đến như vậy, hậu quả của việc không chịu ôn bài. Về nhà, tôi bước nhẹ lên 
cầu thang mà chân nặng trĩu lại. Tôi buồn và lo vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người 
tôi nói rất chắc chắn vào tối qua: “Con học bài kỹ lắm rồi”.Mẹ đâu biết khi mẹ lên 
nhà ông bà, ba đi công tác, tôi chỉ ngồi vào bàn máy tính chứ nào có ngồi vào bàn 
học, bởi tôi đinh ninh rằng cô sẽ không kiểm tra, vì tôi được mười điểm bài trước, 
nào ngờ cô cho làm bài kiểm tra mười lăm phút. Chả lẽ bây giờ lại nói với mẹ: 
“Con chưa học bài hôm qua” sao? Không, nhất định không.Đứng trước cửa, tôi 
bỗng nảy ra một ý “Mình thử nói dối mẹ xem sao”. Nghĩ như vậy, tôi mở cửa bước 

vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí “Con chào mẹ”. Như 
đoán biết được phần nào, mẹ tôi hỏi: “Có việc gì thế con”? Tôi đưa mẹ bài kiểm 
tra, nói ra vẻ ấm ức: Con bị đau tay, không tập trung làm bài được nên viết không 
kịp”… Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránh hướng khác. Bỗng mẹ thở dài! “Con thay quần áo 
rồi tắm rửa đi!”.Tôi “dạ” khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: “Ổn rồi, 
mọi việc thế là xong”. Tôi tưởng chuyện như thế là kết thúc, nhưng tôi đã lầm. Sau 
ngày hôm đó, mẹ tôi cứ như người mất hồn, có lúc mẹ rửa bát chưa sạch, lại còn 
quên cắm nồi cơm điện. Thậm chí mẹ còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào mẹ 
cũng nhắc tôi. Mẹ tôi ít cười và nói chuyện hơn. Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không 
ngủ được. Bỗng dưng, tôi cảm thấy như mẹ đã biết tôi nói dối. Tôi hối hận khi nói 
dối mẹ. Nhưng tôi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Hay nói cách khác, tôi vẫn 
chưa thừa nhận lỗi lầm của mình. Sáng một hôm, tôi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ở 
ngoài cửa sổ sương đêm vẫn đang chảy “róc rách” trên kẽ lá. 
Nhìn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tôi đoán là mẹ mới chỉ ngủ được mà 
thôi. Tôi nghĩ: Quyển “Truyện về con người” chưa đọc, mình đọc thử xem”. Nghĩ 
vậy, tôi lấy cuốn sách đó và giở trang đầu ra đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi 
lấy cuốn sách đó để đọc câu chuyện “lỗi lầm” chăng ! “…Khi Thượng đế tạo ra 
con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi lầm của mọi 
người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên 
con người thường không nhìn thấy lỗi của mình”. Tôi suy ngẫm: “Mình không 
thấy lỗi lầm của mình sao?”. Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi xuống 
giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phòng tắm, rồi 
lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ.Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn 
rồi chạy ù vào phòng tắm. Tôi đánh răng rửa mặt xong, đi ra và… chuẩn bị ăn bữa 
sáng ngon lành do mẹ làm. Và thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: “Con xin lỗi mẹ” đã 
biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc khăn thơm tình mẹ và cốc nước cam. Tôi 
cười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận lời xin lỗi của tôi. 
Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. 
Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra 

được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn 
vẫn đang có, đó là tình thương. 
“Từ thuở sinh ra tình mẫu tử 
Trao con ấm áp tựa nắng chiều”.

4 tháng 9 2018

nhok lạnh lùng , mơn b nha ><

14 tháng 10 2017

Ngày xưa có một em bé rất thông minh tên em là Mã Lương. Cha mẹ em mất sớm. Em thích học vẽ từ nhỏ nhưng không có tiền để mua bút. Hàng ngày em tập vẽ bằng cách đi kiếm củi, em lấy que vạch xuống đất vẽ những con chim bay trên trời. Lúc cắt cỏ, em nhúng tay xuống nước vẽ con cá con tôm. Khi về nhà, em vẽ mọi đồ đạc lên tường.

Mã Lương học vẽ rất say mê và em tiến bộ rất mau. Em vẽ cái gì cũng giống như thật nhưng chỉ khổ nỗi là không có bút.

Một hôm, nằm mơ em thấy có một ông già râu tóc bạc phơ hiện ra đưa cho em một chiếc bút và nói:

-    Đây là bút thần, nó sẽ giúp con nhiều.

Mã Lương vui sướng reo lên.

-    Cây bút đẹp quá! Cháu cảm ơn ông, cảm ơn ông!

Mã Lương chưa kịp nói hết lời ông già đã biến mất. Khi tỉnh dậy, em thấy mình đang cầm cây bút thần đó và rất lấy làm lạ.

Mã Lương cầm cây bút vẽ con chim, chim tung cánh hay, vẽ con cá, cá trườn xuống nước. Mã Lương rất thích, rồi em cầm cây hút này đi vẽ cho những người nghèo khó trong làng, nhà nào thiếu cái gì Mã Lương vẽ cho cái đấy.

Chuyện đến lai tên địa chủ. Hắn liền sai người đến bắt Mã Lương về nhà vẽ theo ý hắn. Mã Lương tính tình khảng khái nên không vẽ bất cứ cái gì mà tên nhà giàu độc ác yêu cầu. Hắn tức giận nhốt em vào trong chuồng ngựa. Vài hôm sau, hắn cứ tưởng là Mã Lương chết vì đói và lạnh. Lúc nhìn thì thấy Mã Lương đang ăn bánh và ngồi cạnh lò sưởi, hắn tức quá, bắt bọn đầy tớ đến giết Mã Lương để lấy cây bút thần.

Mười tên đầy tớ xông vào chuồng ngựa thì Mã Lương đã vượt qua tường bằng chiếc thang mà em vẽ. Thoát khỏi nhà tên địa chủ, Mã Lương vẽ một con ngựa và nhảy lên mình ngựa phóng đi. Chẳng bao lâu có tiếng ồn ào ở sau lưng, Mã Lương biết là bọn chúng tới gần, em giương cung bắn vào lên địa chủ và cưỡi ngựa phi thẳng. Sau mấy ngày đêm em dừng lại bên thị trấn nhỏ. Hàng ngày em vẽ tranh để đem bán sống qua ngày nhưng đều cố tình vẽ dở dang. Một hôm khi vẽ một con chim không có mắt, em vô tình đánh rơi giọt mực, mực rơi đúng vào chỗ mắt chim, con chim tung cánh bay. Việc đó làm chấn động đến cả thị trấn, rồi đến tai vua, vua bắt Mã Lương vào cung để vẽ. Mã Lương biết vua là kẻ tham lam nên em không vẽ, vua bảo em vẽ con rồng thì em vẽ con cóc ghẻ, vua bảo em vẽ con phượng thì em vẽ con gà trụi lông, nhà vua tức tối nhốt Mã Lương vào ngục và cướp cây bút thần. Nhà vua vẽ núi vàng song khi xem lại thì không phải là quả núi vàng mà là những tảng đá lớn. Rồi lão lại vẽ tiếp những thỏi vàng. Một viên chưa đủ, hắn còn muốn vẽ một thỏi vàng dài thật là dài, lúc nhìn lại thì không phải là thỏi vàng mà là một con mãng xà đang bò lại phía hắn. May có người đến cứu, nếu không thì nó đã cắn chết nhà vua. Biết nếu không có Mã Lương thì sẽ không làm gì được, vua đành thả Mã Lương ra và hứa sẽ gả công chúa cho. Mã Lương giả vờ đồng ý. Vua trả bút thần cho em vào bào em vẽ biển, biển mênh mông không có sóng. Nhà vua ngắm nhìn rồi bảo:

-    Sao biển này không có cá?

Mã Lương chấm vài chấm, biển hiện lên đầy cá khiến vua rất thích thú. Vua bảo Mã Lương vẽ một con thuyền để đi dạo. Có thuyền rồi, vua và các quần thần cùng hoàng hậu, công chúa, thái tử lên thuyền ra khơi.

Thuyền đi quá chậm. Vua đứng trên mũi thuyền kêu lớn: "Cho gió to lên, cho gió to lên!".

Mã Lương tô thêm vài nét bút đậm. Sóng biển nổi lên. Mã Lương lại tô thêm vài nét sóng nữa, sóng biển nổi lên cuồn cuộn. Biển động, Vua cuống quýt kêu lên:

-    Đừng cho gió thổi nữa. Đừng cho gió thổi nữa!

Mã Lương không hề đếm xỉa đến những lời nói đó mà cứ thế vẽ những đường cong lớn. Sóng biển xô vào bờ hết đợt này đến đợt khác.

Vua bị ướt hết quần áo một tay ôm lấy cột buồm một tay ra hiệu gào to: "Mã Lương không vẽ nữa". Mã Lương vờ như không nghe thấy, cứ tiếp tục vẽ. Gió bão càng to rồi vùi chôn cả thuyền vua vào lớp sóng dữ.

Sau khi vua chết, câu chuyện Mã Lương được truyền khắp nước. Không ai biết là Mã Lương đi đâu. Người ta đồn rằng chàng về nơi thôn dã sống yên bình bên những người nông dân lương thiện.



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/ke-lai-cau-chuyen-cay-but-than-theo-loi-ke-cua-em-c33a1882.html#ixzz4vS9zo7Hs

Bài học bổ ích là : Tài năng của Mã Lương không phải ngẫu nhiên mà có. Đó là kết quả của một quá trình- say mê, cần cù luyện tập, cộng với trí thông minh và tài năng bẩm sinh. Tuy nhiên tài nãng ấy chỉ có thể trở thành kì lạ khi có sự trợ giúp của lực lượng thần kì: Thần trao cho cây bút bằng vàng có thể vẽ được những vật thật.

Nhưng vấn đề đặt ra là tại sao thần lại ban cho Mã Lương cây bút thần mà không ban cho một ai khác. Phải chăng, đầy là sự ban thưởng xứng đáng cho những người có tâm, có tài, có trí, khổ công học tập và rèn luyện? Và phải chăng, đặt cây bút thần vào trong tay Mã Lương, thần còn đặt vào đó một niềm tin và sự kì vọng nào đó? Và Mã Lương đã không phụ lòng kì vọng của thần linh. Với cây bút thần trong tay, Mã Lương đã giúp đỡ những người nghèo khổ trong làng. Điều đáng nói ở đây là Mã Lương không vẽ cho họ thóc lúa, trâu bò, dê lợn, vàng bạc…, cậu chỉ vẽ cho hộ cày, cuốc, đèn, thuổng… Tại sao vậy? Có thể nói, chỉ một chi tiết nhỏ thôi nhưng ý nghĩa lại rất sâu sắc. Mã Lương không vẽ cho họ những của cải sẵn có để họ chỉ việc hưởng thụ. Cậu bé vẽ cho họ những phương tiện cần thiết cho cuộc sống đế’ họ sản xuất, tạo ra của cải. Từ việc làm của Mã Lương, tác giả dân gian muốn nêu ra một quan niệm sống đẹp: của cải do con người hưởng thụ phải do chính con người làm ra. Quan niệm sống ấy chứa đựng cả một tinh thần nhân bản, tạo ra cho truyện cổ tích này một lớp ánh sáng nhân văn chiếu rọi vào tầm hồn bạn đọc.

Mã Lương tưởng như có thể sống bình vên với cây bút thần, với dân làng. Nhưng cái ác còn lộng hành trong cuộc sống đã không chấp nhận việc làm của Mã Lương. Đại diện cho cái ác là tên địa chủ và tên vua tham lam độc ác. Với thái độ căm ghét sâu sắc, Mã Lương đã vung cây bút thần lên, như một tráng sĩ vung lưỡi gươm công lí lên quét sạch mọi rác rưởi trong xã hội, lập lại công băng và công lí, đem lại hạnh phúc cho nhân dân.

14 tháng 10 2017

Ngày xưa có một em bé rất thông minh tên em là Mã Lương. Cha mẹ em mất sớm. Em thích học vẽ từ nhỏ nhưng không có tiền để mua bút. Hàng ngày em tập vẽ bằng cách đi kiếm củi, em lấy que vạch xuống đất vẽ những con chim bay trên trời. Lúc cắt cỏ, em nhúng tay xuống nước vẽ con cá con tôm. Khi về nhà, em vẽ mọi đồ đạc lên tường.

Mã Lương học vẽ rất say mê và em tiến bộ rất mau. Em vẽ cái gì cũng giống như thật nhưng chỉ khổ nỗi là không có bút.

Một hôm, nằm mơ em thấy có một ông già râu tóc bạc phơ hiện ra đưa cho em một chiếc bút và nói:

-    Đây là bút thần, nó sẽ giúp con nhiều.

Mã Lương vui sướng reo lên.

-    Cây bút đẹp quá! Cháu cảm ơn ông, cảm ơn ông!

Mã Lương chưa kịp nói hết lời ông già đã biến mất. Khi tỉnh dậy, em thấy mình đang cầm cây bút thần đó và rất lấy làm lạ.

Mã Lương cầm cây bút vẽ con chim, chim tung cánh hay, vẽ con cá, cá trườn xuống nước. Mã Lương rất thích, rồi em cầm cây hút này đi vẽ cho những người nghèo khó trong làng, nhà nào thiếu cái gì Mã Lương vẽ cho cái đấy.

Chuyện đến lai tên địa chủ. Hắn liền sai người đến bắt Mã Lương về nhà vẽ theo ý hắn. Mã Lương tính tình khảng khái nên không vẽ bất cứ cái gì mà tên nhà giàu độc ác yêu cầu. Hắn tức giận nhốt em vào trong chuồng ngựa. Vài hôm sau, hắn cứ tưởng là Mã Lương chết vì đói và lạnh. Lúc nhìn thì thấy Mã Lương đang ăn bánh và ngồi cạnh lò sưởi, hắn tức quá, bắt bọn đầy tớ đến giết Mã Lương để lấy cây bút thần.

Mười tên đầy tớ xông vào chuồng ngựa thì Mã Lương đã vượt qua tường bằng chiếc thang mà em vẽ. Thoát khỏi nhà tên địa chủ, Mã Lương vẽ một con ngựa và nhảy lên mình ngựa phóng đi. Chẳng bao lâu có tiếng ồn ào ở sau lưng, Mã Lương biết là bọn chúng tới gần, em giương cung bắn vào lên địa chủ và cưỡi ngựa phi thẳng. Sau mấy ngày đêm em dừng lại bên thị trấn nhỏ. Hàng ngày em vẽ tranh để đem bán sống qua ngày nhưng đều cố tình vẽ dở dang. Một hôm khi vẽ một con chim không có mắt, em vô tình đánh rơi giọt mực, mực rơi đúng vào chỗ mắt chim, con chim tung cánh bay. Việc đó làm chấn động đến cả thị trấn, rồi đến tai vua, vua bắt Mã Lương vào cung để vẽ. Mã Lương biết vua là kẻ tham lam nên em không vẽ, vua bảo em vẽ con rồng thì em vẽ con cóc ghẻ, vua bảo em vẽ con phượng thì em vẽ con gà trụi lông, nhà vua tức tối nhốt Mã Lương vào ngục và cướp cây bút thần. Nhà vua vẽ núi vàng song khi xem lại thì không phải là quả núi vàng mà là những tảng đá lớn. Rồi lão lại vẽ tiếp những thỏi vàng. Một viên chưa đủ, hắn còn muốn vẽ một thỏi vàng dài thật là dài, lúc nhìn lại thì không phải là thỏi vàng mà là một con mãng xà đang bò lại phía hắn. May có người đến cứu, nếu không thì nó đã cắn chết nhà vua. Biết nếu không có Mã Lương thì sẽ không làm gì được, vua đành thả Mã Lương ra và hứa sẽ gả công chúa cho. Mã Lương giả vờ đồng ý. Vua trả bút thần cho em vào bào em vẽ biển, biển mênh mông không có sóng. Nhà vua ngắm nhìn rồi bảo:

-    Sao biển này không có cá?

Mã Lương chấm vài chấm, biển hiện lên đầy cá khiến vua rất thích thú. Vua bảo Mã Lương vẽ một con thuyền để đi dạo. Có thuyền rồi, vua và các quần thần cùng hoàng hậu, công chúa, thái tử lên thuyền ra khơi.

Thuyền đi quá chậm. Vua đứng trên mũi thuyền kêu lớn: "Cho gió to lên, cho gió to lên!".

Mã Lương tô thêm vài nét bút đậm. Sóng biển nổi lên. Mã Lương lại tô thêm vài nét sóng nữa, sóng biển nổi lên cuồn cuộn. Biển động, Vua cuống quýt kêu lên:

-    Đừng cho gió thổi nữa. Đừng cho gió thổi nữa!

Mã Lương không hề đếm xỉa đến những lời nói đó mà cứ thế vẽ những đường cong lớn. Sóng biển xô vào bờ hết đợt này đến đợt khác.

Vua bị ướt hết quần áo một tay ôm lấy cột buồm một tay ra hiệu gào to: "Mã Lương không vẽ nữa". Mã Lương vờ như không nghe thấy, cứ tiếp tục vẽ. Gió bão càng to rồi vùi chôn cả thuyền vua vào lớp sóng dữ.

Sau khi vua chết, câu chuyện Mã Lương được truyền khắp nước. Không ai biết là Mã Lương đi đâu. Người ta đồn rằng chàng về nơi thôn dã sống yên bình bên những người nông dân lương thiện.

Bài học bổ ích là : Tài năng của Mã Lương không phải ngẫu nhiên mà có. Đó là kết quả của một quá trình- say mê, cần cù luyện tập, cộng với trí thông minh và tài năng bẩm sinh. Tuy nhiên tài nãng ấy chỉ có thể trở thành kì lạ khi có sự trợ giúp của lực lượng thần kì: Thần trao cho cây bút bằng vàng có thể vẽ được những vật thật.

Nhưng vấn đề đặt ra là tại sao thần lại ban cho Mã Lương cây bút thần mà không ban cho một ai khác. Phải chăng, đầy là sự ban thưởng xứng đáng cho những người có tâm, có tài, có trí, khổ công học tập và rèn luyện? Và phải chăng, đặt cây bút thần vào trong tay Mã Lương, thần còn đặt vào đó một niềm tin và sự kì vọng nào đó? Và Mã Lương đã không phụ lòng kì vọng của thần linh. Với cây bút thần trong tay, Mã Lương đã giúp đỡ những người nghèo khổ trong làng. Điều đáng nói ở đây là Mã Lương không vẽ cho họ thóc lúa, trâu bò, dê lợn, vàng bạc…, cậu chỉ vẽ cho hộ cày, cuốc, đèn, thuổng… Tại sao vậy? Có thể nói, chỉ một chi tiết nhỏ thôi nhưng ý nghĩa lại rất sâu sắc. Mã Lương không vẽ cho họ những của cải sẵn có để họ chỉ việc hưởng thụ. Cậu bé vẽ cho họ những phương tiện cần thiết cho cuộc sống đế’ họ sản xuất, tạo ra của cải. Từ việc làm của Mã Lương, tác giả dân gian muốn nêu ra một quan niệm sống đẹp: của cải do con người hưởng thụ phải do chính con người làm ra. Quan niệm sống ấy chứa đựng cả một tinh thần nhân bản, tạo ra cho truyện cổ tích này một lớp ánh sáng nhân văn chiếu rọi vào tầm hồn bạn đọc.

Mã Lương tưởng như có thể sống bình vên với cây bút thần, với dân làng. Nhưng cái ác còn lộng hành trong cuộc sống đã không chấp nhận việc làm của Mã Lương. Đại diện cho cái ác là tên địa chủ và tên vua tham lam độc ác. Với thái độ căm ghét sâu sắc, Mã Lương đã vung cây bút thần lên, như một tráng sĩ vung lưỡi gươm công lí lên quét sạch mọi rác rưởi trong xã hội, lập lại công băng và công lí, đem lại hạnh phúc cho nhân dân.

chúc bạn học tốt nha và luôn luôn tươi cười trong cuộc sống

7 tháng 1 2018

Bài tham khảo

Vào một ngày đẹp trời, ở dưới một gốc cây cổ thụ trong khu rừng già, một đàn hổ con đang quây quần bên bà nội. Chúng say sưa nghe bà kể chuyện.

Lúc đầu là tiếng một con hổ đầu đàn cất lên:

–     Bà ơi bà kể chuyện cho chúng cháu nghe đi.

–     Các cháu của bà thích nghe chuyện gì nào?

–     Chúng cháu thích nghe một câu chuyện có ý nghĩa nhất.

Hổ bà trầm ngâm suy nghĩ và nói : “Được rồi, bà sẽ kể cho các cháu nghe về cái ngày mà cha các cháu ra đời. Các cháu có thích nghe không nào?” Đàn hổ con reo lên: “Chúng cháu rất thích ạ!” – Thế là hổ bà bắt đầu kể.

Các cháu biêt không cách đây hai mươi năm năm về trước, bà đã mang thai cha các cháu, thế rồi đến ngày trở dạ, bụng bà đau quần quại, những cơn đau co thắt làm bà tưởng như chết đi, sống lại. Cứ như thế kéo dài từ sáng sớm đến đêm. Ông các cháu cứ loay hoay mãi mà chẳng thể nào giúp bà cho được. Thế rồi trong cơn đau bà chợt nghĩ đến loài người. Loài người thật thông minh và nhân hậu, loài người được tiếp thu những văn minh của khoa học. Chỉ có loài người mới giúp bà qua được cơn nguy này. Thế là bà liền kêu ông cháu đi tìm đến loài người. Hồi ấy, cách khu rừng của chúng ta không xa, ở huyện Đông Triều loài người sinh sống rất đông. Trong số họ, có bà đờ Trần đỡ đẻ cho người rất giỏi, ông cháu liền tới gõ cửa. Khi bà Trần mở cửa, đang khẩn cấp, ông cháu vội lao tới cõng bà ấy tới nhà của chúng ta. Bà Trần đến cũng là lúc mà bà của cháu đang lăn lộn vì đau đớn, bà cào tung cả đất lên. Thấy vậy, bà Trần lại ngỡ rằng bà và ông các cháu chuẩn bị để ăn thịt bà ấy. Các cháu biết không lúc đó, bà Trần run lên bần bật, gương mặt xinh tươi hiền hậu bỗng trở nên tái mét. Bà Trần cứ đứng im một chỗ không dám nhúc nhích.

Ông các cháu hiểu ý run sợ của bà Trần, ông liền đến gần cầm tay bà Trần rồi nhìn bà trong cơn đau mà rơi nước mắt. Chỉ thế thôi bà Trần đã hiểu ý, bà ấy lấy ngay thuốc sẵn có trong túi, rồi hoà với nước muối cho bà uống, lại còn xoa bụng cho bà nữa. Lát sau, bà sinh ngay ra được cha cháu cùng chú hổ hai, chú hổ ba, chú hố tư, cô hổ năm. Ông cháu thấy vậy mừng lắm còn bà thì mỏi mệt, nằm sụp xuống. Để cảm ơn bà Trần, chẳng biết lấy gì hơn, ông các cháu vội đào số bạc có hơn mười lạng dành dụm đem biếu bà Trần. Bà Trần cũng hiểu tấm lòng của ông các cháu. Bà ấy còn đến vuốt ve bố và các chú, cô của các cháu rồi mới trở về. Cảm phục bà Trần, ông cháu còn tiễn bà ấy ra tận cửa rừng, rồi cứ đứng nhìn theo bóng bà ấy và gầm lên một tiếng khá to để cảm ơn mới quay về.

Năm ấy, được biết loài người bị mất mùa đói kém lắm, nhưng nhờ có số bạc nhà ta, gia trình bà Trần đã qua nạn đói.

Nghe đến đây lũ hổ con rất cảm động trước ơn nghĩa của con người. Hổ bà lại nói tiếp: Đó mới chỉ là một chuyện thôi. Còn chuyện về bác hổ trắng ở xóm bên mới xúc động làm sao! Các cháu có muốn nghe nữa không?

Lũ hổ con đồng thanh đáp: Có ạ!

Hổ bà tiếp tục kể:

Ngày ấy bác hổ trán trắng ở xóm bên đi ăn cỗ, không may bị hóc xương, mà lại là xương bò, rất to. Chẳng biết làm thế nào, bác liền chạy xuống thung lũng để móc họng lấy chiếc xương ra. Nhưng càng móc lại càng đau, máu me, nhớt dãi trào ra. Đau quá bác ấy cào bới đất rồi nhảy lên, nhảy xuống vật lộn đến khổ. Tưởng rằng bác ấy sẽ chết. May sao lại gặp loài người

–   Một người đi kiếm củi thấy thế liền trèo lên ngọn cây kêu to: “Cố họng ngươi đau phải không, đừng cắn ta, ta sẽ lấy xương ra cho.” Bác hổ trán trắng nghe thấy dù đau nhưng rất mừng, vội nằm phục xuống mồm há to nhìn người kiếm củi như cầu cứu. Người kiếm củi trèo ngay xuống lấy tay thò vào cổ họng bác hổ lấy ra chiếc xương to như bắp chân của bà. Bác hổ liếm mép, nhìn người ra hiệu cảm ơn, rồi bỏ đi. Mấy hôm sau, bác hổ trán trắng có bắt được con nai to và béo, bèn đến gõ cửa nhà người đã cứu mình và biếu bác ấy con nai. Thế rồi hơn mười năm sau, người cứu mạng bác hổ qua đời, bác hổ biết tin đã đến khóc thương, chia buồn. Từ đó trở đi cứ mỗi năm đến ngày giỗ người ấy, bác hổ trán trắng lại đem đến con dê hoặc con lợn để thắp hương, nhớ ơn cứu mạng.

Đóng vai con hổ kể lại câu chuyện Con hổ có nghĩa – Bài làm 3

Một buổi chiều, khi mặt trời đã nấp sau dãy núi cao, trong khu rừng chỉ còn lại ánh sáng yếu ớt, đôi vợ chồng chim cú mèo lần ra khỏi tổ, đậu trên đầu cành khô đế chuẩn bị đi tìm mồi. Chúng rúc lên những tiếng gọi nhau sang đến bờ suối bên kia.

Tiếng vọng đó làm con hổ đực thức dậy. Nó mon men đến chỗ đàn con mới đẻ, nhìn con hổ cái cho con bú, trong lòng vui vẻ. Nó định bụng sẽ kiếm con bò, hay con lợn rừng thật to đem về bồi dưỡng cho hố cái.

Nhưng ra đến bìa rừng nó gặp một con hố đực khác đang lễ mễ vác cái đùi nai thật to định nhảy qua suối. Những con hổ đực gặp nhau thường hay gây sự về chuyện lãnh địa sống của mình. Nhưng lần này thì hai con trong lòng đang hân hoan, hoặc suy nghĩ nên bật ra tiếng chào nhau:

–   Chào bạn, đi đâu mà mang cả bữa ăn thịnh soạn như thế?

–   Ơ, không, đây là lễ vật đem đi cúng tế một ân nhân đã cứu tôi…

Câu chuyện bắt đầu thấy hay hay, con hố kia liền gợi chuyện.

–   Bạn có thế kế cho mình nghe được không? Mình cũng có một chuyện về tấm lòng của con người đối với dã thú.

Thế là hai con ngồi gần lại nhau. Một con kể:

“Hôm đó mình đang đói, đuối bắt được một con hoẵng liền ăn ngấu nghiến. Không ngờ, đang ăn bị hóc một cái xương ở họng. Loay hoay, vất vả mãi không làm sao lấy ra được, thò móng vuốt vào mồm móc xương thì chỉ làm cho mồm vãi máu đỏ lòm. Gục đầu vào gốc cây, mình đành nằm chờ chết.

Giữa lúc ấy có bác tiều phu đi đến, trông thấy tôi sợ quá vội leo lên cây, tôi nhìn bác rồi nằm phục xuống như lạy van. Hiểu ý, bác tiều phu tụt xuống, đi lại gần ra hiệu cho tôi há mồm cho xem. Tôi há thật to, nên bác thò tay vào lấy được khúc xương bị hóc ra. Ngồi dậy, tôi sung sướng và quỳ xuống nói.

–  Xin cảm ơn người, không bao giờ tôi quên ơn nghĩa này…

–  Có gì đâu, giúp nhau một tí thôi…

Nói rồi bác gánh củi quay đi.

Từ đó, thỉnh thoảng kiếm được mồi ngon như bò, dê, lợn rừng tôi thường mang biếu bác ấy một miếng thật ngon. Nhưng chiều hôm qua tôi đến thì bác ấy đã qua đời. Hôm nay tôi mang lễ vật đến để cúng bác ấy. Nhớ ơn người đã cứu mình, tôi tự nguyện từ nay hàng năm đến ngày giỗ bác ấy là tôi phải đến để giữ mãi tấm lòng biết ơn người đã cứu mình”.

Con hổ kia nghe xong cũng cảm động nhớ lại ơn nghĩa của con người đối với vợ chồng nó. Nó kể lại cho bạn nghe:

“Lần này vợ tôi trở dạ đau đớn mấy ngày liền. Thấy vợ đau đớn quằn quại tôi đứng ngồi không yên. Tôi nhớ lại trong xóm gần đây có bà Trần, người đỡ đẻ thường đi qua cửa rừng. Mấy lần gặp tôi, bà sợ hãi rú lên. Tôi vội ngồi xuống rất hiền từ để bà yên tâm… Tôi lần tìm vào được nhà bà thì trời đã tối. Tôi liền chạy lại cõng bà lên lưng rồi chạy một mạch về rừng.

Đến nơi, vợ tôi đang trở dạ, tôi đặt bà xuống và phục xuống nhìn bà, sau bà hiểu ý, đến gần vợ tôi sờ vào bụng rồi đỡ cho những hổ con ra đời.

Xong việc, vợ tôi mệt lả nằm nghỉ, ôm lấy lũ con vào lòng. Bà Trần đứng lên có ý muốn đi, tôi gật đầu cảm ơn bà rồi lấy tay đập lên lưng ra hiệu cho bà ômcổ tôi, để tôi cõng về.

Ra gần đến cửa rừng, tôi đặt bà xuống chỗ cất giấu kho của cải của người xưa, lấy một gói bạc, hai tay nâng lên trước mặt bà. Bà hiểu ý, đỡ lấy rồi nói lẩm bẩm câu gì đó. Tôi lại cõng bà về đến đầu làng, bà ra hiệu đặt bà xuống. Bà nói: “Xin chúa rừng hãy quay về, tôi về nhà một mình được”. Tôi cúi đầu chào bà rồi quay vào rừng. Nghe nói, năm ấy mất mùa đói kém lắm, bà Trần nhờ có gói bạc tôi biếu nên đã qua được cơn đói rét.

Nghe xong, con hổ kia nói:

– “Bạn thấy không, loài hổ chúng ta tuy mang tiếng là hung bạo, nhưng cũng có con lành và tốt như chúng ta. Con người cũng vậy, phần lớn là những người tốt, có tấm lòng rộng mở, cứu nhân độ thế. Sống ở đời phải ăn ở với nhau sao cho có tình nghĩa thì mới tốt đẹp.”


 

27 tháng 10 2016

a) Hình tượng cây bút thần là biểu tượng cho chính nghĩa,cho quan niệm sống của dân gian "Cái thiện luôn thắng cái ác",chú bé Mã Lương"Ở hiền gặp lành"được tiên cho cây bút thần để giúp đỡ người nghèo,trừng trị cái ác. Trong tay chú bé cây bút đã giúp bao người nghèo khổ có cái ăn cái mặc khỏi sợ đói rét. Cây bút thần đã "chống" lại cái ác đã biến những hình vẽ của tên vua tham lam thành những thứ ghê sợ kinh tởm và giết tên vua độc ác,nham hiểm để trừ họa cho dân cho nước. Vì vậy cây bút thần đại diện cho cái thiện và qua hình tượng cây bút người dân đã thầm nói lên ước mơ của mình.

 

28 tháng 10 2016

còn câu b) với c) ?

28 tháng 1 2018

                                                                      Bài làm

Từ xưa đến nay , hình ảnh cây hoa mai vàng tươi , cành đào hồng khoe sắc trên bàn thờ tổ tiên hoặc rực rỡ trước sân , trong ngày tết    đến xuân về vốn rất là quen thuộc với con người việt nam chúng ta. Đặc biệt là cây hoa mai được nhân dân miền nam và miền bắc rất     ưa chuộng . Thiếu  mai là thiếu xuân. dù khó khăn thiếu thốn. Người nông dân vẫn cố gắng vun xới đất để cho cây ra hoa đúng dịp giao thừa đón chào năm mới sang

tôi chỉ giúp cái mở bài thôi tôi mà viết hết thì còn lâu mới xong  . bài này tôi được điểm 10 đấy

28 tháng 1 2018

Thành phố Hồ Chí Minh mỗi dịp Tết đến xuân về lại chan hòa trong ánh nắng ấm áp. Những tia nắng đầu năm tươi mới ấy như càng làm đẹp thêm cho cây hoa mai đón Tết của gia đình em.

Cây mai ấy bố và em đã đi mua trong ngày hai mươi tám Tết. Đó là một cây nhỏ, chỉ cao chừng bảy mươi xăng ti mét nhưng có rất nhiều nụ, nụ hoa lại mập mạp rất đáng yêu. Thân cây ở phía gốc to bằng cổ tay em, càng lên cao càng nhỏ dần. Vỏ cây nâu mốc, xù xì chứng tỏ nó đã khá già. Đặc biệt, thân mai được uốn sao cho cây vươn lên xoắn theo hình trôn ốc rất độc đáo. Những cành mai vì thế mà mọc xòe ra nhiều phía, tạo thành tán tròn ôm lấy thân cây làm tâm điểm. Nhìn cây mai, chẳng khác nào một ngọn tháp tí hon. Lá cây rất nhỏ và thưa, cành rất nhiều những chiếc nụ nho nhỏ, xinh xắn. Nụ mai được bao bên ngoài bởi một lớp vỏ màu nâu, khi bông đã đến khi nở, lớp vỏ ấy sẽ rụng đi. Bố em nói rằng cây mai này rồi sẽ nở hoa rất đẹp. Bố cẩn thận đặt cây vào một chậu sứ màu gan gà rồi mang vào giữa phòng khách.

Sáng ngày mùng một Tết. Khi cả nhà em bước ra phòng khách, ai cũng ngỡ ngàng nhìn cây mai với ánh mắt say mê. Hoa đã nở rất nhiều, màu hoa mai vàng tươi như ánh nắng ban mai (có phải vì thế mà hoa có cái tên là "hoa mai"?). Cái tháp nhỏ ngày hai mươi tám thoắt đã vụt trở thành một chiếc tháp vàng rực rỡ. Từ đỉnh tháp đến chân tháp, những bông hoa xòe cánh bao phủ. Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào ngoài Bắc nhưng cánh mai to hơn một chút. Ngoài ra, hoa mai có thể có bảy hoặc chín cánh trên một bông. Cánh hoa vàng tươi được nâng đỡ bởi đài hoa xanh non trông thật đẹp mắt. Ở giữa bông hoa là nhị hoa dài và nhụy hoa cũng mang màu vàng tươi như cánh. Nhìn bông hoa mai xoe tròn, ai ai cũng thích thú muốn ngắm mãi không thôi! 

Em cẩn thận đem những phong bao lì xì màu đỏ kèm bên trong là những lời chúc tết, những chiếc đèn lồng đỏ nhỏ xíu xiu treo lên cây mai. Màu vàng của hoa mai tượng trưng cho sự trù phú, sung túc. Giữa những ngày Tết, ngày xuân màu hoa mai chan hòa với ánh nắng của đất trời, làm xôn xao lòng người khiến ai ai cũng thêm phấn chấn, vui vẻ. Màu đỏ lại tượng trưng cho may mắn, hạnh phúc. Vậy nên màu vàng của hoa, màu đỏ của những vật trang trí hẳn là những sắc màu đem lại may mắn cho năm mới.

Gần trưa mồng một, nhà em đón những vị khách đầu tiên của năm mới. Đó là cô chủ và hai em họ. Mọi người đều trầm trồ khen cây mai sao mà đẹp! Riêng hai bé em họ cứ thích thú chạy vòng quanh cây và ngắm nghía mãi không thôi những bông hoa xinh xắn và những phong bao nho nhỏ. Cơn gió xuân thoảng qua, cánh hoa rung rinh thật nhẹ, như mơn man đùa giỡn với gió. Còn những chiếc phong bao, những chiếc đèn lồng thì xoắn tít dây, khẽ bay bay như vỗ tay reo mừng.

Cây hoa mai trong những ngày Tết đến, xuân về thật đẹp đẽ và quan trọng biết mấy. Em rất mong, nhờ vẻ đẹp của hoa mà năm tới gia đình em gặp nhiều may mắn.



 

nhưng bn ơi, chép trên mạng thì cx ik như là mik lm thôi mak ?_?

"Bà ơi bà, cháu yêu bà lắm

Tóc bà trắng, màu trắng như mây

Cháu yêu bà, cháu nắm bàn tay

Khi cháu vâng lời cháu biết bà vui".

Mỗi lần nghe tụi trẻ con hàng xóm hát bài này tôi lại không khỏi chạnh lòng khi nhớ về người bà đã khuất của tôi.

Hồi còn sống, bà cưng tôi nhất bởi tôi là đứa cháu đầu tiên của bà. Đi đâu bà cũng dắt tôi theo. Tôi dính bà còn hơn cả dính mẹ.

Không giống như trong bài hát thiếu nhi quen thuộc, bà nội tôi là một người rất hiện đại. Bà thường được khen là trẻ hơn so với tuổi rất nhiều. Nét trẻ trung của bà hiện ra ngay từ mái tóc ngắn, uốn nhẹ ôm lấy gương mặt tròn, nhỏ nhắn. Tôi đoán, chắc hẳn hồi còn trẻ bà phải là một cô gái rất xinh đẹp, dịu dàng nhưng có cá tính. Ở bà có một nét gì đó rất cuốn hút mà hết thảy mọi người khi tiếp xúc đều nhận ra.

Bà là một ngưòi vui vẻ và rất hay nói chuyện. Thông thường, ở độ tuổi lục tuần con người ta thường trở nên điềm đạm và trầm mặc. Nhưng bà tôi lại khác hẳn. Bà rất thích trò truyện với các ông, các bà trong hội hưu trí, hay chơi đùa cùng con cháu. Với khả năng giao tiếp vả thái độ thân thiện, bà rất được mọi người tán thưởng trong các câu chuyện hàng ngày. Bởi thế không khi nào tôi thấy bà ngớt khách khứa đến chơi.

Tôi thích nhất là lúc bà cười. Những lúc đó đôi mắt bà rất sáng vả rất có hồn. Đặc biệt khi đó những nếp nhăn trên trán, trên khuôn mặt bà xô lại trông giống như những chiếc cầu vồng. Bé Mưa - em trai tôi - cũng rất thích những nếp nhăn đó. Mỗi khi được bà ôm vào lòng cưng nựng, bé Mưa thường đưa cánh tay nhỏ xíu của em lên mân mê chúng như là một cử chỉ của sự yêu thương. Bà tỏ ra rất thích thú khi biết trên khuôn mặt mình có cầu vồng. Bà vui vì điều đó.

Tuy đã ở vào cái tuổi có thể coi là quá nửa đời người nhưng bà vẫn rất khỏe mạnh và tràn đầy sức sống. Và có lẽ cũng chỉ ở tuổi này bà mới đang được sống quãng đời đẹp nhất, hưởng những ngày an nhàn bên con bên cháu.

Tận hưởng những ngày an nhàn này, bà thoải mái làm những điều mình thích. Mỗi sáng bà cùng với mấy bà hàng xóm ra sân khu tập thể tập dưỡng sinh, tập múa quạt. Bà tập dẻo lắm cơ. Trong tay bà, chiếc quạt lượn theo những vòng tròn mềm mại, trông tựa như những cánh bướm đang ngả mình trong gió. Những động tác bà làm trông như được thể hiện bởi những nghệ sĩ múa chuyên nghiệp mà tôi thường thấy trên tivi. Quả thực, bà tôi vẫn còn dẻo dai lắm. Tập dưỡng sinh chỉ là một trong số những hoạt động mà bà tham gia. Ngoài ra, bà còn tập khiêu vũ, tập văn nghệ cho tổ dân phố... Tôi thường thấy bà hào hứng hẳn lên vào mỗi tối thứ bảy và chủ nhật. Bởi đó là những ngày bà tham gia sinh hoạt trong câu lạc bộ khiêu vũ của phường. Các bạn không thể tưởng tượng được đâu nhé! Bà nhảy đẹp hết ý luôn! Đặc biệt là điệu Van. Tôi phải nhờ bà tập cho suốt đấy!

Hiện đại khi tham gia các hoạt động thể dục thể thao nhưng bà lại mang đầy nét truyền thống trong các hoạt động xã hội. Chính bà là người dạy tôi cách nấu nướng và chăm sóc cho bản thân. Bà thường bảo tôi phải chú ý đến hình thức của mình. Theo bà việc trang điểm là rất quan trọng. Đối với bà trang điểm không phải là tô mày kẻ mắt, trưng diện quần áo trang sức sao cho nổi bật mà chỉ đơn giản là sự chuẩn bị chu đáo cho bản thân trước khi hoà nhập vào các hoạt động xã hội. Chăm sóc cho bản thân cũng chính là cách ta thể hiện sự tôn trọng mình và tôn trọng người khác. Đó là câu bà vẫn thường hay nói với tôi.

Đã thành thông lệ, mỗi tối trước khi đi ngủ, tôi thường được bà xoa lưng và kể cho nghe những câu chuyện cổ tích. Nào là chuyện cô Tấm chui ra từ quả thị, nào là Thạch Sanh bắn đại bàng tinh cứu công chúa, nào là chú Cuội ngồi gốc cây đa Giọng kể dịu dàng cùng hương hoa nhài thoang thoảng từ người bà đã đưa tôi vào giấc ngủ trong suốt những năm bé thơ. Có lẽ bởi thói quen này nên khi bà không còn, một thời gian dài tôi rất khó ngủ.

Bà là tấm gương, là hình mẫu trong trái tim tôi. Đến tận bây giờ, hình bóng bà vẫn còn in đậm trong trái tim tôi.

"Bà ơi bà, cháu yêu bà lắm

Tóc bà trắng, màu trắng như mây... "

Mỗi lần nghe tụi trẻ con hàng xóm hát bài ' bà ơi bà ' này tôi lại không khỏi sự buồn  khi nhớ về người bà đã khuất của tôi.

Hồi còn sống, bà cưng tôi nhất bởi tôi là đứa cháu đầu tiên của bà. Đi đâu bà cũng dắt tôi theo. Tôi dính bà còn hơn cả dính mẹ.

Không giống như trong bài hát thiếu nhi quen thuộc, bà nội tôi là một người rất hiện đại. Bà thường được khen là trẻ hơn so với tuổi rất nhiều. Nét trẻ trung của bà hiện ra ngay từ mái tóc ngắn, uốn nhẹ ôm lấy gương mặt tròn, nhỏ nhắn. Tôi đoán, chắc hẳn hồi còn trẻ bà phải là một cô gái rất xinh đẹp, dịu dàng nhưng có cá tính. Ở bà có một nét gì đó rất cuốn hút mà hết thảy mọi người khi tiếp xúc đều nhận ra.

Bà là một ngưòi vui vẻ và rất hay nói chuyện. Thông thường, ở độ tuổi lục tuần con người ta thường trở nên điềm đạm và trầm mặc. Nhưng bà tôi lại khác hẳn. Bà rất thích trò truyện với các ông, các bà trong hội hưu trí, hay chơi đùa cùng con cháu. Với khả năng giao tiếp vả thái độ thân thiện, bà rất được mọi người tán thưởng trong các câu chuyện hàng ngày. Bởi thế không khi nào tôi thấy bà ngớt khách khứa đến chơi.

Tôi thích nhất là lúc bà cười. Những lúc đó đôi mắt bà rất sáng vả rất có hồn. Đặc biệt khi đó những nếp nhăn trên trán, trên khuôn mặt bà xô lại trông giống như những chiếc cầu vồng. Bé Mưa - em trai tôi - cũng rất thích những nếp nhăn đó. Mỗi khi được bà ôm vào lòng cưng nựng, bé Mưa thường đưa cánh tay nhỏ xíu của em lên mân mê chúng như là một cử chỉ của sự yêu thương. Bà tỏ ra rất thích thú khi biết trên khuôn mặt mình có cầu vồng. Bà vui vì điều đó.

Tuy đã ở vào cái tuổi có thể coi là quá nửa đời người nhưng bà vẫn rất khỏe mạnh và tràn đầy sức sống. Và có lẽ cũng chỉ ở tuổi này bà mới đang được sống quãng đời đẹp nhất, hưởng những ngày an nhàn bên con bên cháu.

Hiện đại khi tham gia các hoạt động thể dục thể thao nhưng bà lại mang đầy nét truyền thống trong các hoạt động xã hội. Chính bà là người dạy tôi cách nấu nướng và chăm sóc cho bản thân. Bà thường bảo tôi phải chú ý đến hình thức của mình. Theo bà việc trang điểm là rất quan trọng. Đối với bà trang điểm không phải là tô mày kẻ mắt, trưng diện quần áo trang sức sao cho nổi bật mà chỉ đơn giản là sự chuẩn bị chu đáo cho bản thân trước khi hoà nhập vào các hoạt động xã hội. Chăm sóc cho bản thân cũng chính là cách ta thể hiện sự tôn trọng mình và tôn trọng người khác. Đó là câu bà vẫn thường hay nói với tôi.

Đã thành thông lệ, mỗi tối trước khi đi ngủ, tôi thường được bà xoa lưng và kể cho nghe những câu chuyện cổ tích. Nào là chuyện cô Tấm chui ra từ quả thị, nào là Thạch Sanh bắn đại bàng tinh cứu công chúa, nào là chú Cuội ngồi gốc cây đa Giọng kể dịu dàng cùng hương hoa nhài thoang thoảng từ người bà đã đưa tôi vào giấc ngủ trong suốt những năm bé thơ. Có lẽ bởi thói quen này nên khi bà không còn, một thời gian dài tôi rất khó ngủ.

Bà là tấm gương đạo đức của tôi, là hình mẫu trong trái tim tôi. Đến tận bây giờ, hình bóng bà vẫn còn in đậm trong trái tim tôi.'chấu nhớ  bà lắm

22 tháng 1 2019

Mùa xuân về ngập tràn sắc mai vàng thanh nhã, sắc cúc vàng rực rỡ, hay sắc ly kiêu hãnh.... Nhưng đặc trưng nhất của ngày Tết miền Bắc là sắc đào đỏ với nhiều niềm may mắn...kèm những lời chúc tết cực kỳ ý nghĩa trong dịp tết nguyên đán.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, trong gia đình tôi lại có một cây đào. Được cắt tỉa gọn gàng nên cây đào có hình chóp trông như một cái nón rất đẹp mắt. Đào được trồng trong một cái chậu cành rất to và trang trí nhiều hoa văn. Vẻ đẹp của cây đào như được tôn thêm nhờ vẻ đẹp của cái chậu cảnh ấy. Cây đào cao ngang đầu tôi nên thỉnh thoảng đứng gần, tôi thủ thỉ bên tai đào như hai người bạn. Thân cây nhỏ nhưng cứng cáp, mặc một cái áo gilê màu nâu sậm. Từ thân ấy đâm ra không biết bao nhiêu cánh tay tí hon. Những cành nhỏ vươn ra như khoe những nụ đào chúm chím, còn đang e ấp. Từng ngày trôi qua, những nụ hoa ấy cũng khẽ cựa mình khoe sắc thắm, khoe những cánh hoa màu hồng mềm mại, mỏng manh. Khi những cánh hoa xoè rộng, nhị vàng bên trong hé mình nhìn ngắm bên ngoài. Xen lẫn với nụ hoa là những mầm xanh nhú lộc nhưng có khi đã bật mình thành những chiếc lá xanh. Để thêm phân hấp dẫn, bố con tôi còn quàng lên mình cây đào những chòm đèn xanh đỏ nhấp nháy. Buổi tối, khi bật đèn nhìn cây đào càng thêm phần rực rỡ, kiêu sa.....

Cây đào dường như trở thành tâm điểm của sư chú ý. Cả gia đình tôi ai cũng thích cây đào. Không chỉ vì nó mang đến không khí ngày Tết mà còn là nhịp cầu nối mọi người gần nhau hơn. Thỉnh thoảng, cả gia đình tôi lại quây quần bên nhau ngắm hoa đào và thưởng thức những ngụm trà ấm nóng. Đó là khoảnh khắc đặc biệt quí giá với gia đình tôi.

Tết đến xuân về, muôn hoa khoe sắc. Nhưng như đã trở thành truyền thống, hoa đào là biểu tượng mùa xuân miền Bắc và của cả nước ta. Nhìn hoa đào, ta biết mùa xuân đã đến. Những đứa con xa nhà lại chuẩn bị trở về với gia đình thân yêu.

Bên cạnh Hãy tả lại hình ảnh cây đào hoặc cây mai vàng vào dịp Tết đến, xuân về, các em có thể tìm hiểu thêm nội dung Hãy viết bài văn miêu tả hàng phượng vĩ và tiếng ve vào một ngày hè hay phần Kể về những đổi mới ở quê em nhằm nâng cao kĩ năng làm văn của mình.