K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

  Xin chào tất cả mọi người và hoc24 ạ, chúc tất cả mọi người có một cái Tết thật hạnh phúc, ấm no bên gia đình và người thân ạ :3! *em k nhận gạch đá đầu năm mới đâu ạ =)))*

 Bây giờ đang là đêm Giao thừa, thời khắc chuyển giao năm mới, năm Nhâm Dần và năm Quý Mão. Chúc tất cả mọi người có một thời gian hạnh phúc bên gia đình mình, một tuổi mới dzui dzẻ, bình an. Hi vọng chúng ta có thể gạt những bộn bề, lo âu của năm cũ sang một bên và đón một cái Tết mới, một mùa xuân mới, an khang thịnh vượng <3! Sau đây là phần giới thiệu (Nguồn: https://hotrovietluanvan.com/tieu-luan-tet-nguyen-dan-tai-viet-nam/):

 1.1 Từ nguyên

 Chữ “Tết” do chữ “Tiết” mà thành. Hai chữ “Nguyên đán” có gốc chữ Hán; “nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và “đán” có nghĩa là buổi sáng sớm, cho nên đọc đúng phiên âm phải là “Tiết Nguyên Đán” Tết Nguyên đán được người Trung Hoa hiện nay gọi là “Xuân Tiết” hoặc “Nông lịch tân niên”, và vẫn là tết cổ truyền của họ mặc dù từ năm 1949 (bắt đầu thời kỳ Đại cách mạng văn hóa), Trung Quốc đã chính thức chuyển qua dùng dương lịch và chuyển qua gọi Tết dương lịch là Tết Nguyên đán. Do cách tính của âm lịch Việt Nam có khác với Trung Quốc cho nên Tết Nguyên đán của người Việt Nam đôi khi không hoàn toàn trùng với Xuân tiết của người Trung Quốc và các quốc gia chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa và vòng Văn hóa chữ Hán khác, mà có thể chênh lệch 1 ngày (như vào các năm 2007, 2030, 2053, Tết Việt Nam trước Tết Trung Quốc 1 ngày).

 1.2 Nguồn gốc ra đời

 Tết Nguyên Đán có từ đời Ngũ Đế, Tam Vương. Đời Tam Vương, nhà Hạ, chuộng mẫu đen, nên chọn tháng đầu năm, tức tháng Giêng, nhằm tháng Dần. Nhà Thương, thích màu trắng, lấy tháng Sửu (con trâu), tháng chạp làm tháng đầu năm. Qua nhà Chu (1050-256 trước công nguyên), ưa sắc đỏ, chọn tháng Tý (con chuột), tháng mười một làm tháng Tết. Các vua chúa nói trên, theo ngày giờ, lúc mới tạo thiên lập địa: nghĩa là giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người mà đặt ra ngày tết khác nhau. Đến đời Đông Chu, Khổng Phu Tử ra đời, đổi ngày tết vào một tháng nhất định: tháng Dần. Mãi đến đời Tần (thế kỷ III trước Công nguyên), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi (con lợn), tức tháng Mười. Cho đến khi nhà Hán trị vì, Hán Vũ Đế (140 trước Công nguyên) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần (tức tháng Giêng) như đời nhà Hạ, và từ đó về sau, trải qua bao nhiêu thời đại, không còn nhà vua nào thay đổi về tháng Tết nữa. Đến đời Đông Phương Sóc, ông cho rằng ngày tạo thiên lập địa có thêm giống Gà, ngày thứ hai có thêm Chó, ngày thứ ba có Lợn, ngày thứ tư sinh Dê, ngày thứ năm sinh Trâu, ngày thứ sáu sinh Ngựa, ngày thứ bảy sinh loại Người và ngày thứ tám mới sinh ra ngũ cốc. Vì thế, ngày Tết thường được kể từ ngày mồng Một cho đến hết ngày mồng bảy.

 1.3 Quan niệm ngày tết

 Người Việt tin rằng vào ngày Tết mọi thứ đều phải mới, phải đổi khác, từ ngoại vật cho đến lòng người, vì vậy khoảng mươi ngày trước Tết họ thường sơn, quét vôi nhà cửa lại. Họ cũng tất bật đi sắm sửa quần áo mới để mặc trong dịp này. Trong những ngày Tết họ kiêng cữ không nóng giận, cãi cọ. Tết là dịp để mọi người hàn gắn những hiềm khích đã qua và là dịp để chuộc lỗi. Mọi người đi thăm viếng nhau và chúc nhau những lời đầy ý nghĩa. Trẻ em sau khi chúc Tết người lớn còn được lì xì bằng một phong bì đỏ thắm có đựng ít tiền dành cho chúng tiêu xài ngày Tết. Tết ở 3 miền Bắc, Trung, Nam ở Việt Nam cũng có những điều khác nhau.

 1.4 Một số phong tục về Tết

 Một số phong tục, chú ý phổ biến như: Trang trí, sắm tết; treo tranh Tết; trang trí mâm ngũ quả, hoa Tết,…; bàn thờ tổ tiên ngày Tết; Treo Quốc Kì;…

 1.5 Ông Táo về trời

 Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích “2 ông 1 bà” – vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.

 Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc Ông Táo do kết quả của thuyết tam vị nhất thể (thuyết Ba ngôi) khá phổ biến trong các tín ngưỡng, tôn giáo. Bếp là bản nguyên của nhà khi người nguyên thủy có lửa và đều dựa trên nền móng là đất.

 Việt Nam, sự tích Táo Quân được truyền khẩu, rồi ghi chép, do đó có những sự khác nhau về tình tiết, nội dung chính được tóm tắt như sau:

 Trọng Cao có vợ là Thị Nhi ăn ở với nhau đã lâu mà không con, nên sinh ra buồn phiền, hay cãi cọ nhau. Một hôm, Trọng Cao giận quá, đánh vợ. Thị Nhi bỏ nhà ra đi sau đó gặp và bằng lòng làm vợ Phạm Lang.

 Khi Trọng Cao hết giận vợ, nghĩ lại mình cũng có lỗi nên đi tìm vợ. Khi đi tìm vì tiền bạc đem theo đều tiêu hết nên Trọng Cao đành phải đi ăn xin.

 Khi Trọng Cao đến ăn xin nhà Thị Nhi, thì hai bên nhận ra nhau. Thị Nhi rước Trọng Cao vào nhà, hai người kể chuyện và Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng.

 Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao nơi đây thì khó giải thích, nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn. (Tiểu Luận: Tết Nguyên Đán Tại Việt Nam)

 Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng.

 Trọng Cao không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết bởi sự sắp đặt của mình nên nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo.

 Phạm Lang gặp tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết không biết tính sao, liền nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ.

Ngọc Hoàng trên cao cảm động trước mối chân tình của cả ba người, (2 ông, 1 bà), và cũng cảm thương cái chết trong lửa nóng của họ, ngài cho phép họ được ở bên nhau mãi mãi bèn cho ba người hóa thành “ba đầu rau” hay “chiếc kiềng 3 chân” ở nơi nhà bếp của người Việt ngày xưa.

 Từ đó, ba người ấy được phong chức Táo Quân, trông coi và giữ lửa cho mọi gia đình, đồng thời có nhiệm vụ trông nom mọi việc lành dữ, phẩm hạnh của con người.

 Táo Quân, còn gọi là Táo Công, là vị thần bảo vệ cho cuộc sống gia đình, thường được thờ ở nơi nhà bếp, cho nên còn được gọi là Vua Bếp.

 Từ xa xưa, người dân Việt đã ngưỡng mộ lòng chung thủy của Ông Táo và thờ cúng Ông Táo với hi vọng Táo Quân sẽ giúp họ giữ “bếp lửa” trong gia đình luôn nồng ấm và hạnh phúc.

 Theo tục lệ cổ truyền, người Việt tin rằng, hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng.

 Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình.

 Vị Táo Quân quanh năm ở trong bếp nên biết hết mọi chuyện hay dở tốt xấu của mọi người, cho nên để Vua Bếp “phù trợ” cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa Ông Táo về chầu Ngọc Hoàng rất trọng thể.

 Người ta thường mua hai mũ Ông Táo có hai cánh chuồn và một mũ dành cho Táo Bà không có cánh chuồn, ba cái áo bằng giấy cùng một con cá chép (còn sống hoặc bằng giấy, hoặc cũng có thể dùng loại vàng mã gọi là “cò bay ngựa chạy”) để làm phương tiện cho “Vua Bếp” lên chầu trời.

 Ông Táo sẽ tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới. Lễ cúng thường diễn ra trước 12 giờ  trưa, sau khi cúng xong, người ta sẽ hóa vàng đồ lễ, nếu có cá sống thì  sẽ đem thả xuống sông, hồ, biển hay giếng nước, tùy theo khu vực họ sinh sống.

Thả cá chép

 1.6 Thăm mộ tổ tiên

 Từ ngày 23 đến ngày 30 tháng chạp con cái trong gia đình tề tựu đông đủ, tụ họp ở nghĩa địa đi thăm, sửa sang quét dọn mồ mả tổ tiên và những thân quyến quá cố, đem theo hương đèn, hoa quả để cúng, mời vong linh, hương hồn tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu.

  Và vân vân mây mây các thứ khác nuz mà em không thể kể hết vì nó quá dài ;)))

 Cuối cùng xin chúc tất cả mọi người và hoc24 một năm mới vui vẻ, an khang thịnh vượng <33         

0
2 tháng 12 2016
Hình ảnh bà là hình ảnh đẹp và thiêng liêng trái tim tôi. Bà ngoại người mà tôi kính yêu, người luôn quan tâm, yêu thương tôi nhất.

Bà tôi thương tôi lắm! Tôi nghe mẹ tôi kể rằng: Đó là ngày tôi sinh ra đời, trời mưa to, một mình bà ngoại ngồi dưới cổng bệnh viện. Lúc ấy, bố tôi có nói: "Bà ơi, bà mau về nhà kẻo cảm lạnh, có tin gì con sẽ báo cho nhà sau." Với một giọng nhẹ nhàng, bà nói: "Không sao, bà muốn xem cháu bà ra sao, ở nhà cũng có người trông rồi, con cứ yên tâm." Khi tôi được sinh ra, bà là người đầu tiên bế tôi, cũng là người đặt cho tôi cái tên rất ý nghĩa: Thanh Bình. Ý của bà như muốn một cô cháu gái duy nhất của bà được hưởng một cuộc sống bình yên, mãi mãi vui vẻ.

Nghe xong câu truyện ấy, tôi đã rất xúc động, tôi cảm nhận được hơi ấm từ bàn tay bà bồng bế tôi, bàn tay ấy là tấm lòng yêu thương, quí mến mà bà dành cho tôi.

Hằng ngày, bà tôi một tay đảm đương hết công việc nhà. Sáng sớm, tôi đã thấy bà dậy quét sân, lau nhà. Bà làm bữa ăn sáng và mời cả nhà. Mỗi khi tôi đi học về, bà đều ngồi trước thềm nhà đón tôi. Tôi rất thích mỗi khi bà cười, trông bà như trẻ ra bao tuổi vậy. Vì thế tôi luôn cố gắng học, giành nhiều điểm tốt về đem khoa với bà.

Có lần, tôi thấy bà ngồi hát một mình. Những câu hát của bà tôi nghe sao thân thương, quen thuộc đến vậy. Hồi nhỏ, bà thường đung đưa võng ru ngủ tôi. Phải chăng trong lời ru ấy chứa chan biết bao tình thương, mong ước của bà cho tôi?

Vào những tối thứ bảy, bà thường gọi chúng tôi ra sân nghe bà kể chuyện. Chúng tôi say sưa nghe bà kể chuyện. Giọng bà trầm mà ấm làm sao! Dưới ánh trăng, câu chuyện của bà lung linh, huyền ảo. Mỗi câu chuyện bà đưa chúng tôi vào một thế giới thần kì với muôn vàn màu sắc như truyện về Cô Tấm, Chàng Thạch Sanh,... Những câu chuyện ấy cho đến bây giờ tôi vẫn nhớ, mỗi câu chuyện bà kể như một lời khuyên chúng tôi.

Năm tôi học lớp hai, bà tôi bị ốm. Bà tôi tuổi đã cao nên bà bị bệnh, cả nhà ai ai cũng lo lắng. Ngày hôm đó, tôi ngồi gấp những chú hạc với mong muốn bà sẽ khỏi ốm. Ngày còn bé, mỗi khi tôi khóc, bà là người đã dỗ tôi bằng cách gấp những chú hạc xinh xinh chờ mẹ về. Qua ba ngày, bà tôi tỉnh dậy, thấy tôi khóc, bà xoa đầu tôi:
- Cháu ngoan, bà vẫn khỏe, cháu đừng khóc nữa!
Tôi ngậm ngùi nói:
- Bà ơi, nhất định bà phải khỏe lại để sống bên cháu, bà nhé! Những chú hạc này cháu gấp dành tặng bà.
Bà tôi lúc ấy tươi cười rạng rỡ khi nhìn thấy những chú hạc mà tôi gấp tặng bà. Mấy ngày sau đó, tôi nghe tin bà tôi không qua khỏi, tôi đã rất buồn.

Mặc dù người bà mà tôi hằng kính yêu đã sang thế giới bên kia, mãi mãi không quay trở về, nhưng tôi luôn tự cố gắng học thật giỏi để thành đứa cháu trai ngoan của bà!
 
 
2 tháng 12 2016

Bài này do mẹ mình ( giáo viên dạy Văn) làm cho mình tham khảo nên bây giờ mình được vào đội tuyển là nhờ Văn mẹ mình đó!

18 tháng 8 2016

1)Bố mẹ em có hai người con: Anh Hùng học lớp 10 và em học lớp 2. Năm nay, mẹ em 39 tuổi, mẹ sống bằng nghề trồng rau, làm vườn. Vườn rau của mẹ em xanh tốt quanh năm. Hầu như ngày nào, mẹ cũng có rau xanh để bán. Mẹ siêng năng, tần tảo sớm hôm. Vườn rau xanh tốt, hai con khỏe, ngoan và học giỏi là mẹ vui. Em rất yêu mẹ em.

2)Năm học lớp Một, cô Trang là cô giáo chủ nhiệm của lớp em. Cô có mái tóc óng mượt, đôi mắt đen và sáng. Dáng người cô nhỏ nhắn và nhanh nhẹn. Giờ Toán, cô hướng dẫn chúng em đọc bài và trả lời câu hỏi. Giờ học Tiếng Việt, cả lớp chăm chú nghe cô giảng. Cô ân cần hướng dẫn chúng em tập viết. Em nhớ nhất là khi cô cười, nụ cười của cô giống hệt một tia nắng ấm áp truyền cho chúng em thêm hứng khởi học tập. Khi em và các bạn mắc lỗi, cô luôn nhắc nhở chúng em bằng giọng dịu dàng mà nghiêm trang. Chúng em rất yêu quý và kính trọng cô. Nghe lời cô chúng em chăm chỉ học.

3)Ôi! sông nước quê hương đẹp làm sao. Sau một năm gặp lại, lần đầu tiên, em được nhìn cây cổ thụ già nơi các bạn nhỏ đang nô đò và những tiếng vỗ tay hò reo giữa nơi yên tĩnh ở đồng quê. Không những thế nơi đây đã thay đổi hơn trước, những tòa nhà cao tầng đã được xây nhiều hơn trước hòa với con đường đã được trán một lớp nhữa dày ôi! thật tuyệt vời làm sao. Tiếp sau đó em còn được thưởng thức các món đặc sản ở quẹ em trông nó ngon tuyệt!. Tuy những ngày về quê không được bao lâu nhưng nó là những kỷ niệm rất có ý nghĩa mà em không thể nào quên được, vì ở đây em còn được ở gần bà nội, ngắm cảnh đồng quê thanh bình yên ả.

18 tháng 8 2016

có mấy đề tớ có nek

nhưng ghi mỏi tay lắm

Đề bài : Kể những đổi mới ở quê hương em theo dàn bài sau .Dàn bài MB :Giới thiệu khái quát về quê mình : Quê em có nhiều đổi mớiTB : - Quê em trong quá khứ như thế nào ?- Quê em ngày nay đổi mới ra sao ?    + Quang cảnh : nhà cửa ,đường sá ,các công trình phúc lợi như điện ,đường ,trường ,trạm   + Nhịp sống   + Tinh thần hăng say lao động của mọi người - Nhìn quê hương đổi...
Đọc tiếp

Đề bài : Kể những đổi mới ở quê hương em theo dàn bài sau .

Dàn bài 

MB :Giới thiệu khái quát về quê mình : Quê em có nhiều đổi mới

TB : 

- Quê em trong quá khứ như thế nào ?

- Quê em ngày nay đổi mới ra sao ? 

   + Quang cảnh : nhà cửa ,đường sá ,các công trình phúc lợi như điện ,đường ,trường ,trạm

   + Nhịp sống

   + Tinh thần hăng say lao động của mọi người 

- Nhìn quê hương đổi mới ,cảm giác của em như thế nào ?

KB :Em mong ước như thế nào về quê hương trong tương lai ? Liên hệ với bản thân ( Em cần phải làm gì để quê hương tươi đẹp hơn )?

Chú ý : Em có thể viết những sự đổi thay ở từng góc một ( con dương ,diện ,trường học ,...)

             Không chép mạng hay văn mẫu nha  ,100% là tự làm    

1
29 tháng 10 2016

Đã rất lâu rồi em không có dịp về thăm quê nội. Hôm nay, sau một năm học vất vả, em được bố mẹ thưởng một chuyến về quê chơi. Chao ôi! Quê em đổi mới nhiều quá!

Từ xa nhìn lại quê hương em như một bức tranh nhiều màu sắc. Đến gần là rặng tre làng, cánh đồng lúa,... Đứng lên trần nhà bà nội, em phóng tầm mắt nhìn dòng sông Đáy hiền hoà chảy quanh năm. Những trưa hè nóng bức, chúng em thường lội xuống dòng sông để rửa chân, tay và tắm mát. Dòng nước như ôm những đứa con vào lòng. Đông vui và tấp nập nhất là lúc 6 - 7 giờ sáng. Lúc đó là các bạn học sinh đi học, các bác đi làm và các cô đi chợ trên chiếc cầu phao bằng gỗ nối từ bờ sông này sang bờ sông kia. Ở dưới sông, tàu bè xuôi ngược. Trước mặt em là cánh đồng lúa. Từ xa cánh đồng như một tấm thảm màu xanh, lác đác có vài bác nông dân đi thăm lúa. Ra về, ai cũng khen lúa năm nay tốt thật. Em nghe bà kể rằng: "Xưa kia cánh đồng lúa này mọc toàn cỏ, một sào chỉ thu hoạch được gần một tạ thế mà giờ đây một sào có thể thu hoạch được ba tạ thóc. Phía bên phải em là những dãy núi, dãy núi này chồm lên dãy nọ. Những cây mọc quanh sườn núi trông xanh mượt. Em xuống dưới nhà, chỉ cần bước qua khỏi cổng là đã đứng trên con đường làng. Mẹ em nói: "Con đường này trước đây còn là đường đất, khi trời đổ mưa thì đường lầy lội, trơn như đổ mỡ và có rất nhiều ổ gà. Ngày ấy, mẹ đi học toàn bị ngã, nước bắn bẩn hết quần áo, phải về nhà thay". Thế mà giờ đây được sự quan tâm của xã, con đường làng em đã được khoác trên mình một tấm áo bê tông.

Hai bên đường trước dãy là những ngôi nhà mái tranh vách đất, cứ lúc mưa là lại bị dột. Ngày ấy cũng chưa có điện, cứ đến chập tối là thắp đèn dầu và đóng cửa ở trong nhà, ngại sang nhà hàng xóm chơi vì trời tối quá. Thế mà giờ đây hai bên đường san sát những ngôi nhà hai tầng mọc lên. Đèn điện được thắp sáng trưng. Những cột giàn ăng ten dựng lên cao ngất. Chắc hẳn ở khắp các miền quê trên đất nước ta, có rất nhiều nơi có cảnh đẹp và sự đổi mới giống như quê em

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người

Câu hát trên cứ văng vẳng bên tai. Em nghĩ lớn lên dù có đi đâu xa, em cũng không thể quên nơi chôn rau, cắt rốn. Hiện nay, đang ngồi trên ghế nhà trường em nghĩ sẽ học tập giỏi để mai này lớn lên, xây dựng quê hương em ngày càng giàu đẹp, để không phụ công lao dưỡng dục của cha mẹ và thầy cô.

Đề bài : Kể những đổi mới ở quê hương em theo dàn bài sau .Dàn bài MB :Giới thiệu khái quát về quê mình : Quê em có nhiều đổi mớiTB : - Quê em trong quá khứ như thế nào ?- Quê em ngày nay đổi mới ra sao ?    + Quang cảnh : nhà cửa ,đường sá ,các công trình phúc lợi như điện ,đường ,trường ,trạm   + Nhịp sống   + Tinh thần hăng say lao động của mọi người - Nhìn quê hương đổi...
Đọc tiếp

Đề bài : Kể những đổi mới ở quê hương em theo dàn bài sau .

Dàn bài 

MB :Giới thiệu khái quát về quê mình : Quê em có nhiều đổi mới

TB : 

- Quê em trong quá khứ như thế nào ?

- Quê em ngày nay đổi mới ra sao ? 

   + Quang cảnh : nhà cửa ,đường sá ,các công trình phúc lợi như điện ,đường ,trường ,trạm

   + Nhịp sống

   + Tinh thần hăng say lao động của mọi người 

- Nhìn quê hương đổi mới ,cảm giác của em như thế nào ?

KB :Em mong ước như thế nào về quê hương trong tương lai ? Liên hệ với bản thân ( Em cần phải làm gì để quê hương tươi đẹp hơn )?

Chú ý : Em có thể viết những sự đổi thay ở từng góc một ( con dương ,diện ,trường học ,...)

             Không chép mạng hya văn ,100% là tự làm         

2
11 tháng 11 2016

Phải công nhận, mấy năm qua, quê em đổi mới nhanh chóng đến không ngờ. Ai xa quê trên dưới năm năm nay quay trở lại chắc chắn sẽ không thể nghĩ được rằng ngôi làng nhỏ yên bình ngày xưa giờ lại đổi thay đến thế.

Đất nước mình đang nhanh chóng thay da đổi thịt. Sự lớn mạnh ấy được góp vào từ những miền quê trong đó có cả ngôi làng nhỏ bé và thân thiết của em.

Nhớ lại cách đây chỉ vài năm, làng em vẫn thuần nông nghiệp. Lúc đẹp nhất là lúc nhìn đồng lúa từ bát ngát chuyển sang màu xanh vàng rồi vàng óng báo hiệu một mùa gặt mới. Lúc ấy đường làng ngõ xóm toàn bằng đất cứ mỗi lần mưa là lầy lội khiến lũ học trò bước chân đến lớp là lem lem luốc luốc toàn những bùn với đất. Cuộc sống của cha mẹ ông bà tuy yên bình nhưng lam lũ, vất vả và nghèo.

Nhưng bây giờ, câu chuyện đã rất khác xưa. Mấy năm nay nhờ sự đầu tư của tỉnh, làng em chuyển sang làm nghề thủ công. Mới đầu chỉ có vài người sau đó kéo theo cả làng rồi làng bên cạnh. Cả làng là một xưởng thủ công làm sắt và làm đồ gỗ. Hăng trăm bác nông dân nay thành những người thợ nung sắt hay thành anh thợ mộc. Đồ sắt ở làng em có uy tín trên thị trường, giá cả lại phải chăng nên người mua đông đảo lắm. Hàng làm ra đến đâu được đặt mua ngay đến đấy. Còn đồ gỗ thì tinh xảo vô cùng. Không ngờ chỉ mới được chỉ dạy và tự học mấy năm mà thanh niên làng làm nghề gỗ tinh xảo lắm. Bây giờ về làng không phải đi bằng đường đất. Những cánh đồng lúa cũng đã bị biến thành những xưởng thủ công. Nhà nhà đổ trần san sát cạnh nhau. Trong nhà đồ đạc chẳng thiếu thứ gì. Bây giờ vẻ đẹp của quê em không chỉ là cánh đồng mênh mông bát ngát mà là những đôi bàn tay nghệ thuật, những bộ óc làm ăn kinh tế đầy táo bạo và đẹp ở nếp sống văn hóa phố phường.

Nhìn quê hương đi lên nhanh chóng, tụi em cũng thấy rạo rực vô cùng. Chúng em chỉ mong học hành thật tốt để nhanh chóng trở về ngày càng làm giàu đẹp cho quê hương.

@Tiểu Thư Họ Phạm

5 tháng 10 2016

Bạn tham khảo bài này nha!

Đã rất lâu rồi em không có dịp về thăm quê nội. Hôm nay, sau một năm học vất vả, em được bố mẹ thưởng một chuyến về quê chơi. Chao ôi! Quê em đổi mới nhiều quá!

Từ xa nhìn lại quê hương em như một bức tranh nhiều màu sắc. Đến gần là rặng tre làng, cánh đồng lúa,... Đứng lên trần nhà bà nội, em phóng tầm mắt nhìn dòng sông Đáy hiền hoà chảy quanh năm. Những trưa hè nóng bức, chúng em thường lội xuống dòng sông để rửa chân, tay và tắm mát. Dòng nước như ôm những đứa con vào lòng. Đông vui và tấp nập nhất là lúc 6 - 7 giờ sáng. Lúc đó là các bạn học sinh đi học, các bác đi làm và các cô đi chợ trên chiếc cầu phao bằng gỗ nối từ bờ sông này sang bờ sông kia. Ở dưới sông, tàu bè xuôi ngược. Trước mặt em là cánh đồng lúa. Từ xa cánh đồng như một tấm thảm màu xanh, lác đác có vài bác nông dân đi thăm lúa. Ra về, ai cũng khen lúa năm nay tốt thật. Em nghe bà kể rằng: "Xưa kia cánh đồng lúa này mọc toàn cỏ, một sào chỉ thu hoạch được gần một tạ thế mà giờ đây một sào có thể thu hoạch được ba tạ thóc. Phía bên phải em là những dãy núi, dãy núi này chồm lên dãy nọ. Những cây mọc quanh sườn núi trông xanh mượt. Em xuống dưới nhà, chỉ cần bước qua khỏi cổng là đã đứng trên con đường làng. Mẹ em nói: "Con đường này trước đây còn là đường đất, khi trời đổ mưa thì đường lầy lội, trơn như đổ mỡ và có rất nhiều ổ gà. Ngày ấy, mẹ đi học toàn bị ngã, nước bắn bẩn hết quần áo, phải về nhà thay". Thế mà giờ đây được sự quan tâm của xã, con đường làng em đã được khoác trên mình một tấm áo bê tông.

Hai bên đường trước dãy là những ngôi nhà mái tranh vách đất, cứ lúc mưa là lại bị dột. Ngày ấy cũng chưa có điện, cứ đến chập tối là thắp đèn dầu và đóng cửa ở trong nhà, ngại sang nhà hàng xóm chơi vì trời tối quá. Thế mà giờ đây hai bên đường san sát những ngôi nhà hai tầng mọc lên. Đèn điện được thắp sáng trưng. Những cột giàn ăng ten dựng lên cao ngất. Chắc hẳn ở khắp các miền quê trên đất nước ta, có rất nhiều nơi có cảnh đẹp và sự đổi mới giống như quê em

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người

Câu hát trên cứ văng vẳng bên tai. Em nghĩ lớn lên dù có đi đâu xa, em cũng không thể quên nơi chôn rau, cắt rốn. Hiện nay, đang ngồi trên ghế nhà trường em nghĩ sẽ học tập giỏi để mai này lớn lên, xây dựng quê hương em ngày càng giàu đẹp, để không phụ công lao dưỡng dục của cha mẹ và thầy cô.



 

5 tháng 10 2016

Bạn tham khảo bài này nhé

Quê hương –hai tiếng thiêng liêng vang lên mỗi khi ai đó nhớ về chốn đã từng chôn rau cắt rốn, gắn bó với biết bao kỉ niệm, bao kí ức đẹp đẽ.Quê hương tôi, một miền quê trù phú với sông nước hữu tình, đang từng ngày đổi mới, thay da đổi thịt , trở nên đẹp đẽ và văn minh hơn.

Tôi thường được nghe bà kể lại về những khó khăn vất vả thời xưa, thời mà đường làng vẫn còn đất đỏ, chỉ cần một trận mưa thì trơn như đổ mỡ, còn nắng thì con đường trở thành cơn lốc bụi, người đi sau không thấy người đi trước. Bà vẫn hay kể, ngày xưa, cây cối ở đây um tùm, toàn phải sống trong nhà tranh, nhà nào có nhà ngói thì phải gọi là giàu nhất làng. Bà còn bảo ,ngày xưa nước sông trong veo, cứ mỗi sáng mọi người lại rủ nhau đi gánh nước tấp nập không khác gì đi hội. Bà hay đi chợ phiên, mỗi hôm có chợ phiên là bà và ông phải dậy thật sớm, đi bộ hàng ki lô mét mới tới chợ. Mà ngày xưa nghèo lắm, chẳng như bây giờ, mua được bao nhiêu thứ thì cũng phải nhìn trước nhìn sau. Tôi thích nghe những câu chuyện như thế, để tôi thấy bây giờ cuộc sống và quê hương mình thay đổi như thế nào. Thật là mọi thứ đã thay đổi, không còn như ngày xưa, sống động, giàu có và văn minh hơn.

Trên con đường đi học, tôi cùng bạn bè trang lứa được đi trên những con đường trải nhự tăm tắp, nắng hay mưa cũng không lo như thời của bà của mẹ nữa. Nhìn những con đường uốn lượn trải dài y như những con rồng chạy quanh khắp xóm làng. Những ngôi nhà mái đỏ, nhấp nhô những ngôi nhà cao tầng đủ màu sắc càng tô điểm thêm khung cảnh của quê hương. Những quán ăn, hàng tạp hóa ,chợ được xây dựng khang trang hơn, thuận tiện cho mọi người mua sắm. Cây cối cũng được phát quang, nhà mọc lên như nấm, người ta thường trồng nhiều loại cây cảnh để trang trí cho ngôi nhà. Không chỉ có nhà cửa cảnh quan thay đổi mà từ khi công nghệ phát triển, mạng internet có khắp mọi nơi, khiến cho công việc và tím kiếm thông tin càng trở nên dễ dàng.  Những dự án mới ngày càng được chú trọng xây dựng cho quê hương ngày càng giàu đẹp hơn.  Sân vận động cho các hoạt động thể dục thể thao, trạm phát thanh của xã được xây dựng và phát triển đi vào hệ thống. Những chương trình sự kiện được tổ chức thường xuyên nhằm thúc đẩy hoạt động văn hóa văn nghệ. Đền đài và các di tích lịch sử được tu sửa, đời sống tinh thân của con người cũng phong phú đa dạng hơn.

 

Trên con đường  đổi mới từng ngày, tôi lại càng thấy quê hương mình giàu đẹp và trù phú biết bao nhiêu. Tôi lại càng yêu quê hương và lại nhẩm mấy câu hát “ quê hương em biết bao tươi đẹp, đồng lúa xanh núi rừng hàng cây..”

 

5 tháng 10 2016

- Vật thể : Cơ thể người, lõ bút chì, dây điện, áo, xe đạp.

- Chất : nước, than chì, xenlulozơ

5 tháng 10 2016

Chất 

+ Than chì, nước 

Vật Thể:

bút chì, cơ thể người , dây điện 

Chúc bạn học tốt!

21 tháng 12 2016

khocroikhocroi hay quá

21 tháng 12 2016

batngoHỏi đáp Ngữ văn

Câu 1. Xác định từ loại của các từ được gạch chân.- Nó hành động rất đúng- Tôi trân trọng những hành động của bạn.- Mấy hôm nay, ông ấy suy nghĩ nhiều quá.- Những suy nghĩ của bạn ấy làm mọi người khâm phục.- Bà nắm ba nắm cơm.- Nó bước từng bước chắc chắn.- Cày đồng đang buổi ban trưa.- Con trâu đi trước, cái cày đi sau.Câu 2. So sánh ý nghĩa của những từ sau. Đặt câu với...
Đọc tiếp

Câu 1. Xác định từ loại của các từ được gạch chân.

- Nó hành động rất đúng

- Tôi trân trọng những hành động của bạn.

- Mấy hôm nay, ông ấy suy nghĩ nhiều quá.

- Những suy nghĩ của bạn ấy làm mọi người khâm phục.

- Bà nắm ba nắm cơm.

- Nó bước từng bước chắc chắn.

- Cày đồng đang buổi ban trưa.

- Con trâu đi trước, cái cày đi sau.

Câu 2. So sánh ý nghĩa của những từ sau. Đặt câu với các từ đó.

a) Đã, mới, từng.

b) Sẽ, sắp.

Câu 3. Cho biết ý nghĩa của các từ: đã, đang, sẽ. Giải thích cách dùng các từ đó trong các câu sau:

a) Bạn đến lúc tôi đang học bài.

b) Ngày mai, nếu cậu đến lúc 7 giờ thì tớ đã đi rồi.

Câu 4. Nêu ý nghĩa của các từ gạch chân trong các câu sau:

a) Khi về nhà, em vẽ các đồ đạc trong nhà lên tường.

b) Ngựa phi suốt mấy ngày đêm ròng rã.

c) Sau cùng, Mã Lương dừng chân ở một thị trấn nhỏ.

d) Cuối cùng, triều đình đành mời sứ thần ra ở công quán để có thời gian đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ.

Câu 5. Em hãy viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ ''Ăn quả nhớ kẻ trồng cây''. Trong đoạn văn sử dụng ít nhất 5 động từ, 2 cụm động từ. ( Đoạn văn phải dài từ 10-12 câu)

Các bạn giúp mình với nhanh lên nào!ok

1
20 tháng 12 2016

Câu 5 :

Bằng cách nói bóng bẩy, cô đọng, hàm súc, những con người Việt Nam giàu tình nghĩa đã dạy con cháu :

" Ăn quả nhớ kẻ trồng cây "

Tầng nghĩa đen của câu tục ngữ cho rằng : Ăn những trái cây chín mọng, thơm ngon thì phải nhớ đến công ơn của những người vun xới, chăm sóc, của những người trồng cây.

Tại sao " ăn quả " phải " nhớ kẻ trồng cây " ?

Mỗi chúng ta từ khi sinh ra đến khi lớn lên nhận được bao nhiêu điều tốt đẹp từ người khác. Hạt cơm chúng ta ăn là thành quả của biết bao công sức cày sâu cuốc bẫm, chăm sóc,... của các bác nông dân. Chiếc áo chúng ta đang mặc có công sức của người ươm tơ, se chỉ, chế tạo máy móc, cắt may... Con đường chúng ta đang cắp sách tới trường hôm nay đã nhuộm biết bao máu đổ của các thế hệ cha anh ngày trước. Giấc ngủ của chúng ta an lành, êm ả mỗi đêm là nhờ các anh bộ đội, chiến sĩ vùng biên giới, vùng biển khơi, vùng đảo xa xôi, tích cực canh gác...

Như vây những " kẻ trồng cây " ấy đã tạo nên " quả " cho chúng ta ăn ngon lành. Do đó hãy biết ơn họ để nhân cách của mình được đẹp thêm, cái tính người được tỏa sáng lung linh hơn.

Hằng ngày, khi được sự quan tâm, giúp đỡ của bất kì ai, người nhận cần phải tỏ thái độ biết ơn, có khi chỉ là một nụ cười hàm ý, một ánh mắt chứa chan tình cảm hoặc một câu nói ý nghĩa.

Tóm lại, câu tục ngữ " ăn quả nhớ kẻ trồng cây " là một lời dạy bổ ích của cha ông ta. Nó không những có ý nghĩa lớn lao đối với thế hệ đi trước mà còn dìu dắt thế hệ đi sau đến với cái chân - thiện - mĩ . Từ đó, con người trở nên Người hơn. Và nhân sinh quan cao vời ấy đã làm cho cuộc đời đẹp hơn, đất như nở hoa tươi hơn và trời mỗi ngày lại sáng hơn.

 

13 tháng 3 2018

chúc lòng vòng quábanh

18 tháng 3 2018

ờ thì..........đọc lại cx thấy ý tốt của bn nên mk cảm ơn và xl vì hỉu lầm bn z....khocroi