Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu 2 ý kiến trên khái quát được ý nghĩa của cả 2 câu nói không nên để cho lòng ghen tị tồn tại dù chỉ là trong suy nghĩ mỗi người.
Thân bài:
- Nêu khái niệm về ghen tị và những biểu hiện của lòng ghen tị.
- Phân biệt giữa ghen tị và thi đua: giữa ghen tị và thi đua có một khoảng xa cách như giữa xấu xa và đức hạnh.
- Tác hại của lòng ghen tị:đừng để cho con rắn ghen tỵ luồn vào trong tim.
- Từ đó nhắc nhở mọi người ý thức sống đúng đắn.
Kết bài:
-Khẳng định lại giữa ghen tỵ và thi đua là một khoảng cách và giá trị lời khuyên của Et-môn-đô–đơ.
-Nêu ý thức của mình trong việc trau dồi đạo đức.
Đối với một quốc gia, nhắc đến những nhà lãnh đạo đất nước là nhắc đến những người đứng đầu bộ máy hành chính nhà nước hay tổ chức quân sự, văn hoá...
Đứng trên cương vị một nhà lãnh đạo, trước hết họ phải là những người có tầm nhìn xa trông rộng, nhận định đúng tình hình đất nước, từ đó xác định đúng nhiệm vụ của cả dân tộc.
Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đều là những nhà lãnh đạo tài ba, uyên bác thông hiểu kim cổ đông tây. Vị vua đầu tiên của triều Lý đã nhắc đến gương chuyển đô của vua Bàn Canh nhà Thương, nhà Chu. Trần Quốc Tuấn lại nêu gương những anh hùng hào kiệt, biết xả thân vì chủ tướng vì đất nước: Do Vu, Dự Nhượng, Kỉ Tín,... Có thể nói, biết "ôn cố” để "tri tân" là một trong những tố chất không thể thiếu của một nhà lãnh đạo. Và từ việc "nhớ chuyện cũ", các nhà lãnh đạo tài ba đã thể hiện thiên năng "biết chuyện mới, chuyện đời nay” rất tài tình.
Nhà Đinh, Lê "không noi theo dấu cũ Thương Chu" giữ nguyên vị trí kinh đô tại Hoa Lư mà đất Hoa Lư chỉ là chốn núi rừng hiểm trở, khắc nghiệt. Điều đó khiến thời vận đất nước gặp nhiều trắc trở. Lịch sử cũng đã chứng minh điều đó, hai nhà Đinh Lê triều vận ngắn ngủi, nhân dân gặp nhiều khó khăn.. Có thể nói, việc phê phán hai triều Đinh, Lê một phần lớn đã thể hiện tầm nhìn lãnh đạo của Lí Công Uẩn. Ông đã nhìn rõ một thực tế quan trọng: đất nước đang bước vào thời bình, Hoa Lư không còn phù hợp với vị thế kinh đô nữa!
Trần Quốc Tuấn cũng vậy. Từ thực tế của việc giặc Nguyên Mông xâm lược nước ta lần một và thái độ của chúng hiện nay, ông đã thấu rõ nguy cơ của một cuộc chiến chống xâm lược. Sang nước ta, quân Nguyên Mông “uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt Tể phụ”, “đi lại nghênh ngang”, bắt dân ta cống nạp khoáng sản, vàng bạc.. Vậy rõ ràng, chúng chưa hề thấm thía bài học từ thất bại của cuộc xâm lược lần một và đang mưu mô cuộc chiến tranh ăn cướp lần hai.
Giặc như vậy còn lực lượng quân sĩ ta thì sao? Vị nguyên soái lỗi lạc thêm một lần đau xót khi chứng kiến thực cảnh binh sĩ dưới quyền lơ là mất cảnh giác trước nguy cơ mất nước. Họ “hoặc thích chọi gà, hoặc mê tiếng hát”, chơi cờ... Ông cay đắng chỉ ra một điều tất yếu là khi giặc đến những thú vui ấy chỉ trở thành tai họa “cựa gà trống không đâm thủng áo giáp của giặc”, “tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai", “mẹo đánh cờ không thể dùng làm mưu lược nhà binh”…
Từ việc nhìn nhận thấu suốt tình hình đất nước, các nhà lãnh đạo anh minh đều xác định rõ nhiệm vụ của quân và dân. Điều quan trọng là họ có những quyết định đúng đắn, những hành động táo bạo để đưa đất nước đển được bến bờ của sự bình yên và phát triển.
Lí Thái Tổ xác định nhiệm vụ hiện tại là cần dời đô khỏi Hoa Lư. Nhưng dời đô đến đâu? "Thành Đại La.. là nơi trung tâm trời đất,có thế rồng cuộn hổ ngồi lại tiện hướng nhìn sông dựa núi, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi. Xem khắp nước Việt ta chỉ có nơi đây là thánh địa”. Từ việc có ý thức sâu sắc ưu thế của thành Đại La đối với việc phát triển đất nước, Lí Thái Tổ đã có quyết định đúng đắn là thiên đô về mảnh đất văn hiến này.
Trần Quốc Tuấn trên cương vị Tổng chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông đã khẳng định ý chí đánh giặc của toàn dân tộc đồng thời khuyên khích, động viên tinh thần chiến đấu của binh sĩ. Ông khuyên quân sĩ phải biết “kiềng canh nóng mà thổi rau nguội”, phải biết ra sức tập luyện để sẵn sàng chiến đấu. Không chỉ vậy, ông còn soạn thảo “Binh thư yếu lược” làm sách lược cho binh sĩ tập luyện, rèn quân.
1.Lịch sử bốn ngàn năm dựng nuớc và giữ nuớc của dân tộc việt nam luôn gắn liền với tên tuổi của những ngừoi anh hùng dân tộc vĩ đại.Đứng bên cạnh các đế quốc phuơng bắc hùng mạnh."Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, song hào kiệt đời nào cũng có"( nguyễn trãi).Đọc lại văn bản của áng văn :Chiếu dời đô" của LCU và bản hùng văn bất hủ muôn đời' HTS" của TQT , chúng ta thấy sáng ngời nhân cách và hành động vì dân vì nuớc của tác giả.Chúng ta thấy vai trò của ngừoi lãnh đạo anh minh có ý nghĩa vô cùng to lớn trong truờng kì phát triển dân tộc
tb:“Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn là sự tỏ bày ý định từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (tức Hà Nội ngày nay) khi ông mới được triều đình tôn lên làm hoàng đế . Sau đó , ông đổi tên kinh đô thành Thăng Long . Đấy là năm Thuận Thiên thứ nhất – năm khởi đầu sự nghiệp lẫy lừng của nhà Lí – 1 triều đại có ý nghĩa hết sức quan trọng đưa văn hiến của nước nhà đến đỉnh cao vòi vọi .
Xưa nay , thủ đô là trung tâm về văn hoá , chính trị của 1 đất nước . Nhìn vào thủ đô là nhìn vào sự thịnh suy của 1 dân tộc . Thủ đô có ý nghĩa rất lớn . Dừơng như lịch sử của các nước có nền văn minh lâu đời đều có những cuộc dời đô như thế . Mỗi lần dời là một thử thách của dân tộc . Đó phải là quyết định của những đầu óc ưu tú nhất thời đại . Nói cách khác , ko có ý chí quyết tâm lớn , ko có tầm nhìn thấu cả tương lai thì Lí Công Uẩn ko thể nói đến chuyện dời đô .
Mở đầu bài chiếu , nhà vua giải thích tại sao lại dời đô . Và bằng 1 lí lẽ ngắn gọn nhưng sắc sảo , cùng với dẫn chức thiết thực , nhà vua đã khẳng định : việc dời đô ko phải là hành động , là ý chí của 1 người . Nó là biểu hiện cho xu thế tất yếu của lịch sử . Lí Công Uẩn tuyệt vời là đã hiểu được khát vọng của nhân dân , khát vọng của lịch sử . Dân tộc Việt ko chỉ là 1 nước độc lập . Muốn bảo vệ được điều ấy thì non sông , nhân tâm con người phải thu về 1 mối . Tất cả thần dân phải có ý chí tự cường để xây dựng nước Đại Việt thành quốc gia thống nhất vững mạnh . Muốn vậy , việc đầu tiên là phải tìm 1 nơi “trung tâm của trời đất” , 1 nơi có thế “rồng cuộn hổ ngồi” . Nhà vua đã rất tâm đắc và hào hứng nói tới cái nơi “đúng ngôi nam bắc đông tây” lại “nhìn sông dực núi” . Nơi đây ko phải là miền Hoa Lư chật hẹp , núi non bao bọc lởm chởm mà là “ địa thế rộng mà bằng , đất đai cao mà thoáng” . Như vậy , đây là mảnh đất lí tưởng “ dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ và ngập lụt , muôn vật rất mực phong phú tốt tươi .”Thật cảm động , vị vua anh minh khai mở 1 triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt đã rất quan tâm tới nhân dân . Tìm chốn lập đô cũng vì dân , mong cho dân được hạnh phúc . Trong niềm tin của vua , có 1 kinh đô như vậy , nước Đại Việt sẽ bền vững muôn đời .
Dời đô ra Thăng Long là 1 bước ngoặc rất lớn . Nó đánh dấu sự trường thành của dân tộc Đại Việt . Chúng ta ko cần phải sống phòng thủ , phải dựa vào thế hiểm trở như ở Hoa Lư để đối phó với quân thù . Chúng ta đã đủ lớn mạnh để lập đô ở nơi có thể đưa nước phát triển đi lên , đưa đất nước trở thành quốc gia độc lập sánh vai với phương Bắc . Kinh đô Thăng Long quả là cái nôi lập đế nghiệp cho muôn đời , là nơi để cho sơn hà xã tắc được bền vững muôn đời vậy !
Có thể nói , với trí tuệt anh minh tuyệt vời , với lòng nhân hậu tuyệt vời , nhà vua Lí Công Uẩn đã bày tỏ ý định với các quan trong triều ý định dời đô giàu sức thuyết phục . Theo em , phần đầu nhà vua đưa ra những lí lẽ thuyết phục là nhờ những bằng chứng sử sách . Nhưng phần sau nhà vua đã đưa ra những suy nghĩ của riêng mình về miền đất mà vua định lập đô , ko chỉ là cho ta thoả mãn về lí trí mà quan trọng hơn là bị thuyết phục bằng tình cảm . Ta bắt gặp ở đây 1 giọng nói đầy nhân từ , tấm lòng lo cho dân cho nước rất mực . Những điều vua nói cách đây cả ngàn năm nhưng hôm nay nhìn lại vẫn giữ nguyên tính chân lí của nó . Trải qua bao thăng trầm , con rồng bay lên bầu trời Hà Nội vẫn làm cho cả nước bái phục nhân cách , tài năng của Lí Công Uẩn , 1 vị vua anh minh vĩ đại .
“Chiếu dời đô” là áng văn xuôi cổ độc đáo , đặc sắc của tổ tiên để lại . Ngôn ngữ trang trọng , đúng là khẩu khí của bậc đế vương . Đó là kết tinh vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ Việt Nam . Nó khơi dậy trong lòng nhân dân ta lòng tự hào và ý chí tự cường mạnh mẽ .
Tiếp theo triều đại nhà Lí rất vẻ vang với sự khởi thuỷ là vị vua anh minh Lí Thái Tổ , nước Đại Việt viết tiếp những trang sử vàng chói lọi của mình ở thời đại nhà Trần với đầy những chiến công lấp lánh . Những người lãnh đạo thời kì này đều ghi tên mình vào sử sách . Trần Quốc Tuấn , tác giả “Hịch tướng sĩ” là 1 ví dụ . Ông được nhân dân Việt Nam tôn thờ gọi là Đức Thánh Trần . Người hùng này sở dĩ tên tuổi “muôn đời bất hủ” lưu danh trong sử sách , là nhờ những chiến công giữ nước tuyệt vời . Trần Quốc Tuấn gắn tên mình với Bạch Đằng , Chương Dương
là suy nghĩ của ông chồng, trong hoàn cảnh đau khổ,...... bạn tự viết noits nhé cái đấy mình chịu!
HT~🤗
a)Trích Lão Hạc, Nam Cao.
-Suy nghĩ ấy được diễn ra trong hoàn cảnh:
+)Kể cho vợ nghe về việc Lão Hạc sang nhờ ông giáo giữ tiền và tài sản cho con và gửi tiền làm ma sau này lão Hạc chết và lời đề nghị giúp đỡ của ông giáo đối với Lão Hạc.
Nhằm bộc lộ dòng suy nghĩ của ông giáo về cách nhìn người, nhìn đời bằng đôi mắt thấu hiểu, nhân hậu, đồng cảm để phát hiện ra vẻ đẹp tiềm ẩn của họ.
I) Giới thiệu vấn đề cần nghị luận:
Martin Luther King – nhà hoạt động nhân quyền Mỹ gốc Phi, người đã đoạt giải Nobel về hòa bình năm 1964 có cho rằng: "Trong thế giới này, chúng ta không chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của người tốt". Đó là ý kiến đáng để cho chúng ta suy nghĩ rất nhiều, về sự tốt xấu trong ứng xử của cuộc sống hàng ngày.
II Giải thích khái niệm:
- Kẻ xấu: theo quan niệm thông thường của xã hội: Là những kẻ độc ác tàn nhẫn, không có tình yêu thương đối với con người, những kẻ ích kỉ và muốn làm hại người khác, có những lời nói hành động làm tổn hại đến những người xung quanh.
- Người tốt: là những con người không độc ác, không ích kỉ, những con người nhân hậu, bao dung, những con người có tấm lòng độ lượng nhân từ, những con người dễ động lòng trắc ẩn với người khác, những con người không làm hại đến những người xung quanh mình.
III) Lý giải vấn đề :
- Lương tri của chúng ta xót xa ở đây chính là lý giải cái thái độ, phản ứng của chúng ta, sự phẫn nộ, bất bình, đau xót ... về những lời nói : gièm pha, đố kị, không được kiểm chứng, hành động
- Lời nói gièm pha, đố kị, vô trách nhiệm.( Ví dụ những coment vô trách nhiệm …)
- Hành động: Côn đồ, xấu xa, vụ lợi, bất chấp luân thường đạo lý, bất chấp pháp luật…
- Vì sự im lặng của những người tốt:
+ Theo nghĩa đen: Nghĩ mình như vậy là khôn ngoan, không thể hiện thái độ của mình, không có lời nói nào bênh vực cho những người yếu đuối, không có lời nói nào để phản đối những kẻ xấu xa, những hành động côn đồ, những hành vi vụ lợi bất chấp luân thường đạo lý hay pháp luật. Không phát ngôn.
+ Theo nghĩa bóng: Thực ra những con người họ rất nhân hậu, họ không làm tổn thương ai cả, thấy người khác bị kẻ xấu làm tổn hại, xúc phạm đến nhân phẩm, thân thể hay quyền lợi bởi những hành động, lời nói đố kị, vô trách nhiệm. Không tỏ thái độ, tỏ ra thờ ơ vô cảm, bàng quan.
- Bởi lời nói hành động của kẻ xấu làm tổn hại đến con người, đến cộng đồng người lương thiện, và trật tự xã hội.
- Bởi sự im lặng ấy là cách dung túng cho cái xấu, kẻ xấu, đó là một cách làm tổn hại đến những con người trong xã hội.
IV) Hậu quả của thái độ im lặng đáng sợ của những người tốt:
- Cái ác sẽ lộng hành trong xã hội, cái thiện sẽ mất dần lòng tin.
- Cái thiện sẽ mất niềm tin vào cuộc đời, những người yếu đuối bất hạnh, yếu đuối sẽ không được bênh vực, che chở, không được bảo vệ che chở.
- Cái chân lý không được khẳng định, không được bảo vệ ( dẫn chứng: Bao nhiêu vụ bị ép cung, bao nhiêu án oan đăng trên báo..).
- Con người trở nên vô cảm.
V) Nguyên nhân thờ ơ vô cảm của người tốt:
- Ích kỉ, hèn nhát.
- Quan niệm về người tốt: Không phải chỉ làm những điều xấu, tổn hại đến người khác mới là người xấu, không phải chỉ có những lời nói, hành động có hại cho mọi người, và xã hội mới là kẻ xấu mà những người im lặng cho kẻ xấu cũng là cách dung túng cho cái xấu, làm cho cái thiện, cái đẹp làm tổn hại. Và như vậy họ cũng không xứng đáng là người tốt đích thực.
- Những phẩm chất cần có của người tốt: Vị tha, dũng cảm, trung thực.
VI) Bài học:
- Hiểu sâu sắc căn bệnh thờ ơ vô cảm.
- Cần phải rèn cách sống tích cực nhân hậu, sự trung thực dũng cảm để cuộc sống này tốt đẹp hơn.
Sống trong một xã hội công nghệ phát triển nhanh chóng cùng với tốc độ chóng mặt của nền kinh tế, con người có những xu hướng dần thoái trào về nhân cách. Sự ích kỷ, vị kỷ, vô tâm, lòng tham con người ngày càng được đẩy lên. Những tính cách, những nét đẹp trong văn hóa ứng xử ngày càng lu mờ dần trước sự ích kỷ ấy. Matin Luthern King đã từng có một câu nói bất hủ: "Trong thế giới này chúng ta không chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của người tốt". Như thế nào là sự im lặng của người tốt và tại sao nó lại đáng sợ, đáng sợ trong trường hợp nào? Tôi sẽ nói cho các bạn hiểu ngay bây giờ.
Hai từ "im lặng" đã không còn xa lạ đối với bất kỳ ai. "Im lặng" là một trạng thái tĩnh của con người. Ở trạng thái này, con người chúng ta không có bất cứ một phản ứng, hành động, lời nói, bất cứ động thái nào cả. "Im lặng" là lúc cơ thể về trạng thái không hành động mặc dù não bộ, tinh thần vẫn hoàn toàn tỉnh táo và có thể đánh giá được những sự việc xảy ra xung quanh mình. Nhưng tuyệt nhiên những nhận xét, đánh giá đó chỉ ở trong suy nghĩ mà không thể hiện ra bên ngoài cho người khác biết được. Trong cuộc sống luôn tồn tại người xấu và người tốt. Điều này là một sự tất yếu khách quan của xã hội. Luôn có những người xấu bên cạnh người tốt. Có lẽ không cần phải giải thích như thế nào là người xấu và như thế nào là người tốt nữa. Bởi mọi người ai cũng có thể hình dung được trong tâm trí của mình rồi. Sự im lặng của người tốt chính là thái độ thờ ơ, không phản ứng, không ý kiến đánh giá bình luận nào trước những hành vi xấu, tiêu cực, tội ác, điều chướng tai gai mắt của người xấu. Sự im lặng của họ là không cần thiết trong những trường hợp này. Tôi có thể lấy một ví dụ dễ hiểu cho mọi người. Chắc hẳn các bạn đã từng xem, từng nghe một đoạn video nói về việc một anh chàng thanh niên bị móc túi trên xe buýt. Điều đáng nói ở đây là khi anh ta phát hiện ra mình bị mất đồ, anh ta chỉ kêu lên: "Anh ơi, em không có tiền đâu, anh cho em xin lại bằng lái xe". Anh thanh niên cứ liên tục nhắc lại câu nói đó. Nhưng tuyệt nhiên không ai lên tiếng. Mặc dù ở trên xe có nhiều người biết ai là tên trộm. Nhưng không ai lên tiếng nói bất cứ một lời nào. Họ chỉ nhìn anh với con mắt thể hiện thái độ khác nhau. Hàng chụ con mắt chỉ nhìn anh không nói một lời. Tôi dám cá với bạn rằng trong số họ chắc chắn có người tốt, không những thế còn nhiều người tốt. Nhưng họ cũng không lên tiếng. Hay một ví dụ khác. Một tai nạn thảm khốc đã xảy ra với một ông lão. Nhưng trong tai nạn đó còn có cháu của ông khoảng chừng 2 tuổi. Tai nạn vừa xảy ra, mọi người đổ xô vào nhìn ngắm. Đứa trẻ vẫn thở, người ông đang cố gắng cầu cứu cho đứa cháu bé nhỏ của mình. Nhưng không một ai lên tiếng, khoongmootj ai gọi xe cứu thương. Họ chỉ xúm lại nhìn ông lão kiệt sức ngất đi. Trong số họ chắc chăn có người tốt. Nhưng tại sao họ lại không lên tiếng hay có bất kỳ một hành động giúp đỡ nào? Và đây cũng chính là sự đáng sợ mà tôi uốn nói đến. Họ là người tốt. Vâng họ là người tốt, có trình độ văn hóa, có nhận thức đúng đắn, không làm những điều phạm pháp. Nhưng họ không biết cách giúp đỡ người khác khi cần, không biết lên tiếng khi có cơ hội. Liệu như vậy học đã thực sự tốt? Hay chỉ là tốt trong tiềm thức, trong trí tưởng tượng, tự mình đánh giá mà ra?
Sự im lặng ấy có rất nhiều nguyên nhân để dẫn tới. Cả về mặt chủ quan và khách quan đều có. Nói về mặt chủ quan, sự im lặng ấy có thể do tâm lý của họ. Đã từng rất nhiều lần họ lên tiếng hành động nhưng không đạt được hiệu quả mà còn có tác động ngược lại. Nên dần dần, họ nghĩ cứ im lặng thì tốt hơn. Và thế là sự im lặng xuất hiện và trở thành cố hữu. Trường hợp này xảy ra đối với rất nhiều người và cũng là diễn biến tâm lý hết sức tự nhiên. Việc tốt mà họ làm nhưng không nhận được sự ủng hộ của số đông mọi người tạo một rào cản rất lớn cho việc phát triển những hành động đó. Còn yếu tố khách quan nổi bật nhất có thể nhắc đến là cuộc sống xô bồ, quá nhanh hiện nay. Mọi người phải làm việc với tần suất lớn đến nỗi mà không để ý những gì diễn ra xung quanh mình. Dần dần họ chỉ còn nghĩ đến lợi ích của mình. Họ ích kỷ, thiếu lòng vị tha, không quan tâm đến những người xung quanh. Nên khi đứng trước một sự việc không liên quan đến mình, họ chỉ thờ ơ coi như mình chưa từng thấy. Sự im lặng của người tốt có thể không gây hại gì nhưng đó là sự đồng thuận ngầm cho những hành vi sai trái của kẻ xấu. Và chính vì thế mà những kẻ xấu ngày càng lộng hành. Có thể lúc này bạn không phải là người bị hại, người cần sự giúp đỡ. Nhưng không ai nói trước được tương lai. Có thể một lúc nào đó chính bạn sẽ tự hại chính bản thân mình về sự im lặng ấy. Do vậy, những biện pháp nhằm khích lệ sự hành động, lên tiếng để bảo vệ cho những điều tốt đẹp luôn là cần thiết. Bởi lùi bước cho cái xấu cũng là tội ác. Sự im lặng không trực tếp gây ra tội ác nhưng lại gián tiếp đồng thuận với nó. Chính vì vậy, chúng ta, những con người có đầy đủ điều kiện để trở thành những người tốt trong một xã hội văn minh, đừng im lặng, hãy đưa ra những ý kiến của mình, hãy hành động những gì mà lý trí mách bảo, hãy bỏ tư tưởng im lặng trước bất cứ mọi việc xung quanh mình. Để có thể giúp cho cuộc sống của chúng ta ngày càng bình yên và văn minh hơn.
Sự im lặng của người tốt luôn là một rào cản lớn đối với sự phát triển của xã hội. Im lặng trước nhũng hành động xấu là đồng thuận với nó. Im lặng trước nhữn việc xảy ra xung quanh mình là thờ ơ, bất cần. Như vậy, dù là im lặng trong tình huống hoàn cảnh nào cũng đem lại hậu quả. Vì thế mà nó mới đáng sợ như lời mà nhà nhân quyền Mĩ gốc Phi Matin Luthern King đã nói.
1. Đoạn trích chỉ ra tác hại của sự im lặng trước cái sai là:
- im lặng trước cái sai này chính là mầm mống nuôi dưỡng cho sự xuất hiện của những cái sai khác.
- im lặng có thể cho ta sự yên ổn tạm thời, nhưng dần dần nó sẽ xói mòn lương tâm, làm thui chột ý chí phản biện, tinh thần hướng thiện, sức mạnh đấu tranh cho cái đúng của không chỉ bản thân ta mà cả những người quanh ta.
2. Để phá vỡ thói quen im lặng, bản thân mỗi chúng ta cần phải: lục vấn bản thân mỗi khi rằn lòng im lặng trước cái sai, có những lời nói, việc làm cụ thể để bảo vệ lẽ phải, bảo vệ sự thật như ca ngợi những giá trị tốt đẹp, cốt lõi, hướng thiện được hun đúc bởi cả cộng đồng, được rèn trải qua nhiều thê hệ. Lên tiếng bảo vệ, đứng về phía những người/ nhóm người thiệt thòi, yếu thế. Đấu tranh, phản biện mọi hình thức kì thị, phân biệt đối xử.
3. Hãy bắt đầu được điệp lại bốn lần để nhấn mạnh những việc làm cần thiết, ngay tức khắc góp phần phá vỡ thói quen im lặng, tránh những hậu quả đáng tiếc bằng những việc làm nhỏ nhất.
4. Học sinh nêu ý kiến của mình và giải thích thuyết phục/.
I- MB :
“ Ý nghĩa là nụ hoa
Lời nói là bông hoa
Việc làm là quả ngọt”.
Thật đúng như vậy, cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa như thế nào là tùy thuộc vào cách thể hiện của mỗi con người. Một quan niệm có nội dung tương tự: “ Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”.Vậy “đức hạnh” là gì? Và tại sao hành động lại là nơi chứa đựng mọi phẩm chất của đức hạnh?
II- TB :
1/ Giải thích
- Trước hết cần phải hiểu “ đức hạnh” là những đức tính tốt đẹp của con người. “Phẩm chất” có thể hiểu là những tính cách, tính chất bên trong của con người. Nó có ý nghĩa trái ngược hoàn toàn với “hành động”, là những cử chỉ việc làm bên ngoài. Như vậy, ta có thể hiểu câu nói trên như là một lời nhân xét, một kinh nghiệm của M. Xi-xê-rông: những đức tính tốt đẹp của con người đều được thể hiện qua hành động. Nếu những cử chỉ và hành động của bạn là đúng, điều đó đồng nghĩa với việc bạn là người có nhân cách tốt, có đức hạnh. Ngược lại, nếu bạn có những cử chỉ, hành động không đẹp, thì có thể lắm bạn là một người chưa hoàn thiện về nhân cách, bạn còn cái lối sông ích kỉ, chỉ nghĩ cho riêng mình.
- Nhiều người đã tự hỏi làm thế nào để có thể làm được như câu nói trên. Thật ra câu trả lời rất đơn giản. Bạn không cần phải làm những việc lớn lao hay hy sinh những thứ quí giá của mình thì mới gọi là nhưng cử chỉ, hành động đẹp. Mỗi buổi sáng đi học, bạn không sợ trễ học mà dắt một cụ già qua đường. Mỗi tháng, bạn gom góp báo cũ đem bán để ủng hộ “Quỹ vì người nghèo”. Ở nhà, bạn quan tâm, giúp đỡ và chăm sóc cho những người thân của mình. Khi đến trường, bạn cố gắng học tập và cư xử lễ phép với thầy cô, quan tâm đến bạn bè. Tất cả những điều đó thể hiện bạn là một người có những đức tính tốt và cao đẹp.
2/ Bàn luận
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt phải còn có những mặt trái của vấn đề. Đôi lúc, những hành động, cử chỉ đẹp lại không chứa đựng những đức tính tốt đẹp. Có những người làm những điều đó vì những mục đích không tốt, để qua mặt người khác. Lại cũng có những người không hề có những đức tính tốt đẹp, nhưng họ giả vờ có những cử chỉ hành động cao đẹp để chiếm lấy trái tim của người khác. Những việc làm của họ không nói lên họ là những người có đức tính tốt mà ngược lại họ còn làm cho người khác cảm thấy khinh bỉ và ghê tởm. Những con người đó rất đáng bị phê phán vì nếu cứ để họ tồn tại như vậy sẽ gây nên những tổn hại không đáng có cho người khác và cho xã hội.
- Nghĩ phải đi đôi với hành động, và những phẩm chất cũng cần hành động để thể hiện. Hãy mở lòng mình ra với thế giới bên ngoài, nhìn xung quanh và hãy bắt đầu hành động. Không khó để xây dựng đức hạnh trong mỗi con người chúng ta
III- KB :
Tóm lại, mỗi học sinh chúng ta phải cố gắng rèn luyện đạo đức và trau dồi kiến thức. Hãy nhìn mọi người bằng con mắt yêu thương, trìu mến. Bạn sẽ thấy cuộc sống tươi đẹp hơn và muốn hành động, cư xử đẹp hơn. Qua đó, bạn sẽ cảm nhận được những đức tính tốt đẹp của mình.
Phân tích để hiểu đúng quan niệm cách nhìn người và nhìn đời của nhân vật ông giáo trong truyện ngắn "Lão Hạc":
- "...cố tìm mà hiểu" chỉ cái nhìn người, nhìn đời một cách toàn diện, sâu sắc; cái nhìn thấu tư tưởng, tình cảm; cái nhìn phát hiện bản chất người, bản chất đời ẩn sau những "gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi,..."
- Nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, ta dễ trở thành tàn nhẫn, lạnh lùng trước nỗi đau khổ của người khác.
- Khi người ta đau khổ, "cái bản tính tốt của người ta" - sự quan tâm, cảm thông thường bị "che lấp" bởi những lo lắng, ích kỉ.
- Cách ứng xử "Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận" thể hiện lối ứng xử bao dung, độ lượng; một thái độ sống rất đáng trân trọng, ngợi ca.
=> Như vậy nhân vật ông giáo trong truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao đã đúc kết một tư tưởng thật đúng đắn. Trong cuộc sống chúng ta phải nhìn người, nhìn đời bằng đôi mắt bao dung, độ lượng, phải sống bằng tình thương, lòng nhân ái.
2. Phân tích, chứng minh:
Khẳng định đây là một quan niệm đúng đắn và có ý nghĩa sâu sắc đối với cuộc sống của chúng ta.
- Bao dung, độ lượng là một đạo lí tốt đẹp được nhân dân ta đúc kết, răn dạy nhau từ bao đời nay (Dẫn chứng).
- Ứng xử vị tha, đối đãi bằng tình thương sẽ giúp những người xung quanh ta sống tốt đẹp hơn; cảm hóa được con người từ bỏ cái xấu xa hướng tới cái thiên lương trong sáng (Dẫn chứng).
- Thấu hiểu, cảm thông với những người xung quanh, ta cũng sẽ nhận được sự trân trọng, biết ơn của người khác đối với mình. Đồng thời giúp ta thiết lập được nhiều mối quan hệ tốt đẹp. Đây là một cách giúp chúng ta tự hoàn thiện chính mình (Dẫn chứng).
- Sống thiếu bao dung, độ lượng, thiếu tình thương con người sẽ trở nên lạnh lùng, tàn nhẫn (Dẫn chứng).
3. Bàn luận, liên hệ thực tiễn:
- Thái độ sống của nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao là rất cần thiết trong cuộc sống hôm nay và mai sau của chúng ta.
- Tuy nhiên ngày nay trong cuộc sống vẫn còn những hiện tượng sống thờ ơ, lạnh lùng, tàn nhẫn với những người xung quanh (Dẫn chứng). => Những lối sống ấy cần đáng lên án, phải loại trừ ra khỏi đời sống.
- Mặt khác muốn nhìn đời, nhìn người bằng đôi mắt nhân ái, bản thân chúng ta cần không ngừng trau dồi, tích lũy vốn sống; phân biệt tốt xấu, đúng sai để đánh giá cuộc sống khách quan, đa chiều.
- Sống nhân đạo, đối xử vị tha độ lượng với những người xung quanh sẽ góp phần làm cho cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn.