Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trí thông của con người giúp con người có thể giải quyết được những công việc khó mà người bình thường không thể làm được. Người có trí thông minh phải đi kèm với tư cách đạo đức tốt thì mới có ích cho xã hội. Trong truyện dân gian nhân dân ta đã kể ra rất nhiều người thông minh, trong đó có truyện Em bé thông minh.
Thuở đó đất nước đang đứng trước nguy cơ bị xâm lược, quân giặc tứ phía đang chờ cơ hội để tiến quân vào nước ta. Trong triều đình vua tôi lo lắng, vua bèn sai viên quan đi khắp nơi để tìm người tài giỏi về giúp nước. Viên quan đi thật nhiều nơi, đến nhiều chỗ, đến đâu cũng ra những câu đố oái ăm để hỏi mọi người. Thế nhưng viên qua thấy vẫn chưa có người nào thông minh, lỗi lạc.
Một hôm, viên quan cưỡi ngựa đi qua một cánh đồng làng, chợt thấy bên đường có hai cha con nhà nọ đang cày ruộng. Quan bèn dừng lại hỏi:
- Này, lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường? Câu hỏi thật khó nên người cha chỉ biết ngẩn ra, chưa tìm được cau trả lời cho viên quan. Thấy thế, đứa con chừng bảy, tám tuổi nhanh miệng hỏi lại quan rằng:
- Thế xin hỏi lại ông câu này đã. Ông cho tôi biết ngựa của ông đi một ngày được mấy bước thì tôi sẽ cho ông hay trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường.
Viên quan nghe cậu bé hỏi vậy thì há hốc mồm sửng sốt, viên quan thể hiện rõ sự vui mừng trên nét mặt. Quan thầm nghĩ, nhất định nhân tài có ở đây rồi, ta phải đi tìm đâu cho tốn công sức. Quan bèn hỏi tên, quê quán của hai cha con rồi một mạch về tâu vua.
Khi về đến triều đình, tên quan đến thẳng gặp vua, kể lại đâu đuôi câu chuyện và khẳng định cậu bé đó là nhân tài của đất nước. Nghe chuyện, vua mừng lắm. Nhưng, để biết chính xác hơn, vua cho thử tài một lần nữa. Vua sai ban cho làng có em bé ở ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh nuôi làm sao cho ba con trâu đực ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải nộp đủ, nếu không thì cả làng bị tội.
Được lộc vua ban nhưng cả làng đều lo lắng. Bao nhiêu cuộc họp làng, bao nhiêu lời bàn ra tán vào nhưng vẫn chưa tìm được cách giải quyết. Mọi người đều lo cho tai họa sắp tới, không ai có ý kiến động chạm đến lộc vua ban. Việc đến tai em bé con người dân cày, em liền bảo cha:
- Chả mấy khi được lộc vua ban, cha cứ thưa với làng giết thịt hai con trâu nấu thúng gạo nếp để dân làng ăn một bữa cho sướng miệng. Còn một trâu, một thúng gạo, ta xin làng làm tổn phí cho cha con mình trẩy kinh lo liệu việc này.
- Đã ăn thịt trâu còn lo liệu thế nào? Mày đừng có bày dại mà bay mất đầu, con ạ!
- Cha cứ mặc con lo liệu, liệu thế nào cũng xong xuôi mọi chuyện.
Nghe đứa con vừa cười vừa khăng khăng nói, người cha cũng đành liều ra đình trình bày ý kiến với dân làng. Mọi người nghe nói đều sứng sốt, không ai giám tin vào điều đó. Nhưng bàn đi bàn lại không tìm ra cách giải quyết, đến nước cùng, họ mới chịu nghe theo. Nhưng do vẫn lo lắng, dân làng đã bắt cha con phải làm giấy cam đoan, rồi mới dám ngả trâu đánh chén.
Sau đó mấy hôm, hai cho con lên đường vào kinh thành. Đến hoàng cung, người con bảo cho đứng đợi ở ngoài còn mình thì lẻn vào sân rồng khóc nức nở. Nghe thấy tiếng trẻ con khóc, vua sai lính đưa em bé vào, phán hỏi:
- Thằng bé kia, có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc ầm ĩ, làm kinh động đến ta?
Nhìn thấy vua, em bé tỏ vẻ thích thú, vì lần đầu tiên em bé nhìn thấy vị vua, đang ngồi trên ngai vàng oai phong đến thế. Em bé cười một nụ cười hồn nhiên vui sướng.
Khi được vua hỏi em bé vờ vĩnh đáp rằng:
- Tâu đức vua, mẹ con chết sớm mà cha con thì không chịu đẻ em bé để chơi với con, cho nên con khóc. Dám mong đức vua phán để cha con chịu đẻ em cho con chơi.
Nghe nói, vua và các quan đều bật cười. Vua lại phán:
- Mày muốn có com thì phải kiếm vợ khác cho cha mày, chứ cha mày là giống đực sao mà đẻ được.
Em bé như mở cờ trong bụng. Em đáp:
- Thế sao làng của con lại bị lệnh trên bắt nuôi ba con trâu đực cho đẻ thành chín con để nộp đức vua? Giống đực thì làm sao mà đẻ được ạ!
Vua cười bảo:
- Ta thử đấy thôi! Thế làng chúng mày không biết đem trâu ấy ra giết thịt mà ăn với nhau à?
Em bé tươi tỉnh đáp:
- Tâu đức vua, làng chúng con sau khi nhận được trâu và gạo nếp, biết là lộc vua ban, cho nên đã làm cỗ ăn mừng với nhau rồi.
Trước cách ứng xử nhanh trí của em bé, cả vua và các quan đều trầm trồ thán phục về tài nghệ của em bé. Nhưng vua còn muốn thử em một lần nữa. Qua hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm ở công quán, bỗng có sứ nhà vua mang đến một con chim sẻ, với lệnh bắt họ phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Sau một phút suy nghĩ, em bé cười lên một tiếng lớn. Em chạy đi tìm một cái kím may rồi đưa cho sứ giả, bảo rằng:
- Ông cầm lấy cái này về tâu đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim.
Sứ giả về tâu vua, vua thán phục tài trí của cậu bé rồi lập tức cho gọi ca hai cha con vào, ban thưởng rất hậu. Hai cha con vui mừng trở về quê nhà.
Cùng thời gian đó, có một nướng láng giềng lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta. Để dò xem bên ta có nhân tài hay không, họ sai sứ giả đưa sang một cái vỏ ốc vặn rất dài, rộng hai đầu, đố làm sao xâu một sởi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc.
Câu hỏi của sứ thần nước bạn đã làm đau đầu nhức óc cả vua tôi trong triều. Không trả lời được câu đố oái ăm tức là tỏ ra thua kém và thừa nhận sự khuất phục của mình đối vơi nước láng giềng. Các đại thần đều vò đầu suy nghĩ. Có người dùng miệng hút, có người lấy sáp bôi vào sợi chỉ cho cứng để dễ xâu... Nhưng tất cả đều vô hiệu. Bao nhiêu nhà thông thái, bao nhiêu trạng nguyên được triệu vào đều lắc đầu bó tay. Không tìm ra cách giải quyết nhà vua bèn sai người trở về quê em bé để xem em bé có sáng kiến gì không. Khi viên quan tìm đến nơi hai cha con và trình bày câu đố mà sứ thần đang thách thức vua quan trong triều. Em bé nghe xong thì cười một tiếng thật lớn rồi hát rằng:
Tang tình tang, tình tính tang
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thời lấy giấy mà bưng
Bên thời bôi mỡ kiến mừng kiến sang
Tang, tình tang...
Em bé bào thêm:
- Cứ theo cách đó là xâu được ngay!
Viên quan mừng rỡ vội trở về tâu vua. Vua và các triều thần nghe nói rất vui mừng, mọi người vơi đi những lo toan trong bụng. Quả nhiên con kiến càng đã xâu được sởi chỉ xuyên qua đường ruột ốc hộ cho nhà vua trước sự thán phục của sứ giả láng giềng.Thế là, em bé được vua ban làm Trạng Nguyên và được vua cho dinh thự ở một bên hoàng cung để vua tiện hỏi han.
Người Việt chúng ta có rất nhiều người thông minh như vậy đấy. Có những người thông minh do bẩm sinh, có những người do khổ luyện và thành tài. Người có trí thông minh sẽ giải quyết vấn đề dễ dàng và nhanh chóng, đem lại lợi ích cho xã hội. Câu chuyện em bé thông minh như là một lời nhắc nhở mà ông cha ta muốn nhắc nhở đến con cháu, trí thông minh rất cần thiết trong xã hội, người có trí thông minh mà có lòng lương thiện sẽ giúp cho đất nước ngày càng giàu đẹp. Vì vậy chúng ta cần rèn luyện cả đức cả tài để trở thành người có ích. Chúng ta không có sự thông minh do trời phú giống em bé trong truyện thì chúng ta có thể học tập và rèn luyện, giỏi mọi việc thì ta sẽ làm chủ trong cuộc sống, mọi người sẽ tự tìm đến với ta.
[Nguồn: Mạng] =]]
để kể diễn cảm truyện em bé thông mình chúng ta cần nhớ những chi tiết em be trả lơi câu hỏi mình phải kể với giọng ngây thơ.
biết sao nói vậy nha
Có ông vua nọ, vì muốn tìm người hiền tài nên đã cho một viên quan đi dò la khắp cả nước. Viên quan ấy đến đâu cũng ra những câu đố oái oăm, hóc búa để thử tài mọi người hy vọng tìm ra người hiền tài giúp nước.
Một hôm, viên quan thấy hai cha con đang làm ruộng bèn hỏi một câu rất khó về số đường cày con trâu cày được trong một ngày. Ông bố không trả lời được, cậu con trai nhanh trí hỏi vặn lại khiến viên quan thua cuộc. Biết đã gặp được người tài, viên quan nọ về bẩm báo với vua. Vua tiếp tục thử tài cậu bé, bắt dân làng đó phải làm sao cho trâu đực đẻ ra trâu con. Bằng cách để cho nhà vua tự nói ra sự vô lí trong yêu cầu của mình, cậu bé đã cứu dân làng thoát tội. Cậu tiếp tục chứng tỏ tài năng bằng cách giải các câu đố tiếp theo và được nhà vua ban thưởng rất hậu.
Vua nước láng giềng muốn kéo quân sang xâm lược nhưng trước hết muốn thử xem nước ta có người tài hay không bèn cho sứ giả mang sang một chiếc vỏ ốc vặn thật dài và đố xâu sợi chỉ qua. Tất cả triều đình không ai giải được lại tìm đến cậu bé. Với trí thông minh khác người, lại sống gần gũi với thực tế, cậu bé vừa chơi vừa giải đố, kết quả là tránh được cho đất nước một cuộc chiến tranh. Nhà vua thấy thế bèn xây dinh thự ngay cạnh hoàng cung để cậu ở cho tiện việc hỏi han, đồng thời phong cho cậu làm Trạng nguyên.
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/em-hay-tom-tat-truyen-co-h-em-be-thong-minh-c33a1813.html#ixzz5TtLQcuHH
- TOÁN HỌC
- NGỮ VĂN
- TIẾNG ANH
- VẬT LÝ
- HÓA HỌC
- SINH HỌC
- LỊCH SỬ
- ĐỊA LÍ
- GDCD
- TIN HỌC
- CÔNG NGHỆ
- KHOA HỌC
- MÔN KHÁC
NGỮ VĂN
Ngữ văn lớp 6
Em hãy tóm tắt truyện cổ tích Em bé thông minh
Bình chọn:
Với trí thông minh khác người, lại sống gần gũi với thực tế, cậu bé vừa chơi vừa giải đố, kết quả là tránh được cho đất nước một cuộc chiến tranh. Nhà vua thấy thế bèn xây dinh thự ngay cạnh hoàng cung để cậu ở cho tiện việc hỏi han, đồng thời phong cho cậu làm Trạng nguyên.
- Trong vai thầy Mạnh Tử, kể về người mẹ của mình
- Đóng vai người hàng xóm của anh chàng có Lợn cưới, áo mới kể lại câu chuyện thú vị...
- Kể lại một kỷ niệm đáng nhớ trong thời thơ ấu của mình (bài 2)
- Trong nhà em có ba phương tiện giao thông: xe đạp, xe máy và ô tô. Chúng cãi nhau, so...
Xem thêm: Văn kể chuyện
Có ông vua nọ, vì muốn tìm người hiền tài nên đã cho một viên quan đi dò la khắp cả nước. Viên quan ấy đến đâu cũng ra những câu đố oái oăm, hóc búa để thử tài mọi người hy vọng tìm ra người hiền tài giúp nước.
Một hôm, viên quan thấy hai cha con đang làm ruộng bèn hỏi một câu rất khó về số đường cày con trâu cày được trong một ngày. Ông bố không trả lời được, cậu con trai nhanh trí hỏi vặn lại khiến viên quan thua cuộc. Biết đã gặp được người tài, viên quan nọ về bẩm báo với vua. Vua tiếp tục thử tài cậu bé, bắt dân làng đó phải làm sao cho trâu đực đẻ ra trâu con. Bằng cách để cho nhà vua tự nói ra sự vô lí trong yêu cầu của mình, cậu bé đã cứu dân làng thoát tội. Cậu tiếp tục chứng tỏ tài năng bằng cách giải các câu đố tiếp theo và được nhà vua ban thưởng rất hậu.
Vua nước láng giềng muốn kéo quân sang xâm lược nhưng trước hết muốn thử xem nước ta có người tài hay không bèn cho sứ giả mang sang một chiếc vỏ ốc vặn thật dài và đố xâu sợi chỉ qua. Tất cả triều đình không ai giải được lại tìm đến cậu bé. Với trí thông minh khác người, lại sống gần gũi với thực tế, cậu bé vừa chơi vừa giải đố, kết quả là tránh được cho đất nước một cuộc chiến tranh. Nhà vua thấy thế bèn xây dinh thự ngay cạnh hoàng cung để cậu ở cho tiện việc hỏi han, đồng thời phong cho cậu làm Trạng nguyên.
Ukm , cũng được nhưng ko hay bằng văn bạn gái anh đâu . Viết văn cô giáo ko cần sửa chữ nào .
Đề 1 :
Mỗi người ai cũng có những người bạn bè thân thiết của riêng mình, đó có thể là người hợp với bạn về sở thích đối với các môn học, các môn thể thao hay đặc biệt hơn đó là người thường xuyên chia sẻ với bạn những buồn vui trong cuộc sống. Riêng với tôi, bạn thân với tôi là một người tôi yêu mến và khâm phục, bạn là người đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong học tập. Bạn là Minh.
Có cái tên của con trai nhưng thực là Minh lại là một cô gái gầy gò và có vẻ yếu ớt nữa. Vầng trán bạn cao và rộng làm lộ rõ sợ thông minh. Đặc biệt, cặp kính tròn xoe khiến mọi người khó nhầm lẫn về học lực của Minh. Bạn học giỏi đều các môn, đặc biệt là môn Văn và môn Anh. Các thầy cô giáo và các bạn trong lớp rất yêu quý Minh. Bạn chẳng những học giỏi mà còn là lớp phó học tập gương mẫu và hay giúp đỡ bạn bè nữa.
Còn tôi, khi mới vào lớp, tôi tiếp thu rất chậm và lại nhút nhát. Những bài kiểm tra đầu kì, tôi được điểm rất thấp. Thấy vậy, cô giáo chủ nhiệm liền họp các bạn cán bộ lớp và hỏi xem có ai có thể giúp đỡ tôi không. Thật bất ngờ, Minh đã giơ tay nhận lời.
Từ khi nhận “trọng trách” ấy, Minh Ithường xuyên quan tâm, nhắc nhở tôi chép bài và làm bài đầy đủ. Nhưng tính tôi nhút nhát cộng với sự... xấu hổ khiến tôi thường né tránh sự giúp đỡ của Minh. Thậm chí, có lần tội còn nói với Minh với giọng đầy bực bội:
- Bạn đừng làm phiền tôi nữa! Bạn đừng nghĩ bạn học giỏi thì có thể muốn làm gì tôi cũng được.
Những tưởng Minh sẽ tự ái, bỏ ngay công việc ấy nhưng không ngờ bạn vẫn quan tâm đến tôi... Tôi sẽ vẫn có thái độ như thế với Minh nếu không có một ngày...
Hôm ấy, lớp tôi có bài kiểm tra 45 phút. Suốt một tuần, tôi đã cố gắng ôn tập rất kĩ vừa vì muốn thay đổi điểm số vừa vì muốn chứng tỏ mình không cần ai giúp đỡ. Nhưng đến khi làm bài, tôi vẫn không thể làm tốt được. Ngày cô giáo trả hài, nhận điểm 5 trên tay tôi bật khóc vì nghĩ rằng mình sẽ chẳng bao giờ học khá lên được. Tôi đã cố gắng rất nhiều rồi cơ mà? Tôi đang thút thít khóc thì Minh nhẹ nhàng đến bên và nói:
- Bạn đừng buồn. Mình biết bạn đã cố gắng rất nhiều nhưng có thể là do bạn chưa có phương pháp học đó thôi. Bạn cho phép mình học cùng bạn nhé? Chỉ một buổi thôi, sau đó nếu bạn không thích thì chúng mình không học cùng nhau nữa?
Tôi lưỡng lự một chút rồi đồng ý. Không ngờ, học cùng Minh tôi thấy rất thú vị. Minh nói nhiều điều về cách học mà tôi chưa hề biết. Nhờ những cách học ấy tôi học thuộc nhanh hơn, hiểu hài hơn. Những buổi sau tôi lại tiếp tục học cùng Minh, chia sẻ với Minh rất nhiều chuyện. Và đặc biệt, điểm kiểm tra của tôi cũng cao hơn hẳn.
Minh thực sự là một lấm gương tốt cả về học tập và tinh thần giúp đỡ bạn bè. Tôi tự hứa với mình phải học tập thật tốt để không phụ công Minh đã giúp đỡ.
Thi HK tiếng việt thì mình thi lâu rồi!Mình để đề thi trong cặp đó!Muốn xem không?
Bấm vào link này :https://h7.net/tu-lieu/ke-lai-cau-chuyen-co-h-cau-be-thong-minh-doc1729.html
Câu 2:
Tuổi thơ của ai cũng gắn bó với một loài vật nuôi đáng yêu, đó có thể là chú rùa, chú chim hay chú mèo... Riêng với tôi, tuổi thơ của tôi gắn với chú chó Phi Phi dũng cảm.
Phi Phi là chú chó lai béc-giê mà tôi đã... nhặt được trong công viên! Chuyện là thế này: cách đây chừng một năm, vào buổi chiều tôi đi tập thể dục trong công viên. Đang chạy bộ, tôi chợt nghe tiếng rên yếu ớt trong lùm cây. Tò mò, tôi rẽ đám lá nhìn vào thì thấy một chú chó nhỏ yếu ớt đang nằm rên trong chiếc hộp giấy. Thương chú quá, tôi mang về nuôi. Tôi không ngờ, lúc mang Phi Phi về bố mẹ không những không trách tôi mà còn giục tôi đi lấy sữa cho chú uống nữa!
Bây giờ thì Phi Phi đã lớn lắm. Lông chú màu đen mượt, bốn chân cao và chắc. Hai tai lúc nào cũng dựng lên lắng nghe mọi âm thanh xung quanh. Cái mũi thì lúc nào cũng có vẻ khịt khịt như đánh hơi mọi thứ. Phi Phi rất ngoan và can đảm. Khi tối trời, chú luôn ra ngoài hiên nằm canh. Có Phi Phi ở ngoài, cả nhà tôi rất yên tâm đi ngủ. Thế rồi, đến một ngày, có chuyện xảy ra, gia đình tôi đã cảm nhận được sâu sắc sự dũng cảm và lòng trung thành của Phi Phi.
Đó là một đêm mùa đông gió rét. Như mọi hôm, Phi Phi vẫn nằm canh ở ngoài hiên. Cả nhà tôi đang ngủ thì chợt nghe tiếng Phi Phi sủa dữ dội, tiếng chú giằng dây xích loảng xoảng. Bố vội vàng bật dậy rồi nnẹ nhàng cầm gậy lách ra ngoài. Cuối góc vườn, một bóng đen khả nghi đang di chuyển. Thấy động, hắn vội vàng trèo tường hòng thoát ra ngoài. Bố vừa hô hoán hàng xóm vừa lao theo tên trộm. Phi Phi cũng lồng lộn chồm lên, dây xích bị giằng co hết mức. Bố đuổi theo tên trộm, bất ngờ, hắn quay lại đạp mạnh vào bố. Bị lỡ đà, bố ngã xuống. Hắn lợi dụng lúc ấy đè lên người bố, tay phải rút mạnh con dao ra rồi vung lên. Chính lúc ấy, Phi Phi từ đâu lao đến ngoạm vào tay cầm dao của hắn rồi mặc cho gã gian phi đẩy, đạp đánh như thế nào cũng kiên quyết không nhả tay hắn ra. Cuộc vật lộn dừng lại khi các cô bác hàng xóm ùa đến trói gô tên trộm lại. Mẹ tôi vừa xuýt xoa dìu bố vào nhà vừa nhắc chị em tôi lấy sữa cho Phi Phi và đưa chú vào nhà.
Sau hôm ấy, Phi Phi nổi tiếng cả khu phố với câu chuyện "cứu chủ". Kẻ gian bị bắt sau đó đã khai ra rất nhiều vụ trộm mà hắn nhúng tay vào. Gia đinh tôi và Phi Phi còn được tuyên dương nữa!
Phi Phi vẫn sống cùng gia đình tôi cho đến bây giờ. Chú luôn được cả nhà cưng chiều và yêu quý, đặc biệt là tôi. Phi Phi tuy là một chú chó nhưng có nhiều điều đáng để chúng ta học tập đúng không các bạn!
Câu 3:
Mỗi người đều có một người mẹ. Đó là một chỗ dựa tinh thần rất lớn mà ai cũng phải đáng quý trọng. Mẹ tôi cũng vậy, mẹ luôn luôn dành tình yêu thương lớn nhất cho chúng tôi để bù đắp nỗi mất mát về người cha.
Tôi sinh ra đã không thấy được mặt cha. Đó là sự tổn thương rất lớn. Tuy vậy, nhưng mỗi khi ở bên mẹ, tôi cảm thấy thật hạnh phúc. Năm tôi lên một tuổi, mẹ tôi phải đi làm thuê để kiếm tiền nuôi gia đình. Nào là đóng gạch, cuốc mướn... mẹ làm hết. Nghĩ đến đây mà tôi rưng rưng nước mắt. Số mẹ tôi thật khổ! Mẹ làm vất vả đến như vậy mà vẫn không đủ ăn nên mẹ phải đi làm nghề dạy trẻ. May mắn lắm mẹ mới xin được vào một nơi ổn định.
Bàn tay mẹ tần tảo, đầy những vết chai sần. Đôi mắt thì quầng đen vì làm việc vất vả. Nhưng tôi biết, vào những ngày Tết trong khi mọi người dang vui đùa chạy nhảy thì mẹ lại ra ngoài vườn lặng lẽ ngồi khóc. Những giọt nước mắt chứa đọng tâm hồn trong sáng, chung thủy của mẹ.
Mẹ thật là cao cả! Mẹ vẫn luôn dõi theo từng bước đi của tôi như một động lực giúp tôi không ngừng học hỏi. Tôi còn nhớ có năm lúa thất (mất) mùa mẹ phải đi khuân vác gạch thuê cho người ta để kiếm tiền. Đôi vai mẹ bị chầy xước rất nhiều. Nhưng nó lại chưa đựng nhiều kỷ niệm đối với tôi. Đến bây giờ, mẹ vẫn không ngừng làm việc.
Có lẽ ông trời không cho mẹ nghỉ. Tuy vậy, mẹ có một tâm hồn vẫn lạc quan, yêu đời. Tôi thật cảm phục trước mẹ. Năm tháng qua đi, mẹ vẫn phải chịu đựng bao nỗi đắng cay, ngọt bùi. Mẹ như là một tia sáng của đời con. Tôi biết mẹ ấp ủ trong mình một nỗi hy vọng: "Không để cuộc đời con lại giống mình phải gây dựng cho con một sự nghiệp". Tôi biết vì tôi, mẹ có thể hy sinh tất cả, kể cả niềm vui. Vì thế mẹ rất nghiêm khắc khi tôi làm sai việc.
Tôi thật khâm phục mẹ. Tôi phải phấn đấu để trở thành một người con ngoan để mẹ khỏi buồn lòng, để đền đáp công lao sinh dưỡng của mẹ. Mẹ là một người mẹ không giống với người mẹ nào. Trong mắt mẹ, tôi như là một hy vọng rực rỡ. Tôi vẫn luôn ghi nhớ câu nói: "Nếu mẹ là dòng sông, con là nước thì dòng sông không thể chảy được nếu thiếu nước".
Hồi nhỏ, ba mẹ và mấy chị em tôi sống chung trong căn nhà cùng với ông bà ngoại và cậu, mợ. Lúc ấy, gia đình tôi được một người quen tặng một con cún rất dễ thương. Nó tên là Si Tô - cái tên đã có trước khi Si Tô là thành viên mới chính thức của gia đình tôi.
Tôi nhớ khi về nhà tôi, Si Tô là một chú cún nhỏ dễ thương với bộ lông xù kết hợp với màu nâu hạt dẻ, trông bộ lông vô cùng quyến rũ và đập vào mắt người khác khi nhìn Si Tô lần đầu. Không những vậy, sự đáng yêu ấy còn được hấp dẫn hơn với đôi mắt đen long lanh và tròn xoe như hạt nhãn. Chiếc mũi của chú cún bé bé xinh xinh lúc nào cũng ướt cùng với đôi tai to, thính, lúc nào cũng vểnh vểnh lên như nghe ngóng điều gì. Nét đáng yêu ấy còn thể hiện qua cái đuôi tí xíu, nho nhỏ lúc nào cũng ngoe nguẩy theo nhịp những bước chân ngắn, mập mạp đi một cách uyển chuyển. Ngày tháng trôi qua, Si Tô lớn dần và ngày càng thân thiết với mọi người và vóc dáng của chú cún ngày càng tuyệt đẹp hơn.
Tôi nhớ rất rõ mỗi lần tôi và Ngọc Ngân đi học mẫu giáo về, từ xa, Si Tô đã đứng ngay sau cánh cổng đợi, ánh mắt hướng về phía chúng tôi. Ba mẹ mở cửa và Si Tô rất mừng, nhảy cẫng lên vui mừng thật đáng yêu! Ba tôi khép cửa và tôi, Ngọc Ngân vuốt ve bộ lông mượt mà ấy, thực sự rất thích Si Tô nằm xuống và ngước nhìn kêu lên “ư ử” như muốn nói ràng “chào hai chị - cử chỉ thân thiện, đáng yêu làm sao! Lúc ấy, tôi bảo: “Si Tô đợi hai chị cất cặp nha!”. Rồi tôi và Ngọc Ngân lon ton chạy vào nhà cất cặp và thưa ông bà ngoại đi học mới về. Sau đó bà ngoại đưa tôi đồ ăn nhẹ buổi chiều của Si Tô. Tôi, Ngọc Ngân cho Si Tô ăn. Si Tô ăn rất chậm rãi, chắc nó không đói lắm. Sau đó, tôi lấy một hộp sữa trong tủ lạnh đổ vào chén của Si Tô một nửa, Si Tô hớp từng ngụm nhỏ trong bát. Ăn xong, tôi và Ngọc Ngân ôm Si Tô chơi với nhau.Sau đó, ba ra tắm cho Si Tô rồi mặc đồ cho nó.Trông nó thật đáng yêu làm sao, giống như một cô “công chúa nhỏ”! Và ngày nào cũng thế, tình bạn của chúng tôi ngày càng khăng khít hơn, không xảy ra chuyện gì. Si Tô là một chú cún nghịch ngợm nhưng cũng rất đáng yêu, thân thiện.
Si Tô là chú bảo vệ nhỏ của nhà tôi. Tuy “nhỏ nhưng có võ”. Mồi lần có tiếng động hay người lạ, Si Tô sủa vang ầm ĩ cả nhà.
Và một ngày thật đáng buồn! Hôm ấy khi tôi còn là một đứa trẻ cấp hai, vào đêm cỡ chín giờ hơn thì gia đình tôi cho Si Tô ăn cơm rồi và nó đang nằm dài ngoài sân. Lúc đó, cửa chính đang mở hé nhỏ vì chị tôi mới ra ngoài mua đồ gần nhà sẽ về nhà liền nên đóng cửa hờ lại. Sau đó, ba tôi định ra ngoài sân đổ xích Si Tô lại thì không thấy nữa. Ba hỏi mọi người con Si Tô đâu rồi ai cũng nói không biết và tôi nhớ ra lúc nãy chị hai đi ra ngoài và tôi nghe tiếng Si Tô sủa to nhưng tôi nghĩ là mấy người hàng xóm hay mấy đứa bạn cùng tuối tôi hoặc lớn hơn hay đi qua nhà ngoại tôi vào buổi tối nên tôi không quan tâm lắm và sau đó thì không nghe tiếng chó sủa gì cả. Và rồi tôi cùng Ngọc Ngân, ba, cậu và anh đi kiếm vòng vòng quanh đâu đó và hỏi người ta có thấy không, có người nói là tôi không biết, tôi không thấy, có cô kia thì nói: “Khi nãy có thấy một đứa con trai tầm hai mươi vô nhà rồi ra có mang theo cái ba-lô, tôi tưởng người nhà mấy anh nên không để ý lắm”. Cô nói thêm là: “Đứa con trai đó mặc áo đen hay xanh gì đó tại tối quá tôi nhìn không rõ với không nhớ kĩ lắm”. Nhưng hôm đó nhà tôi không ai mặc áo như vậy cả. Sau đó ba tôi cám ơn cô xong ba nói: “Thôi về nhà đi, người ta bắt con Si Tô mình rồi không kiếm được đâu!”.
Sau đó chúng tôi về nhà, tôi và Ngọc Ngân rất buồn vì chú chó con ấy rất dễ thương và thân với hai chị em tôi. Lúc đó, đây là lần đầu tiên mà tôi thấy trống rồng khi biết mình đã mãi mãi mất đi một người bạn thân rất tốt bụng và thân thiện.
Tôi nhớ mãi cái hình dáng đáng yêu, ngộ nghĩnh ngày nào của Si Tô. Từ đó vẻ sau, gia đình tôi không nuôi chó nữa, kông phải chúng tôi hết yêu chúng mà là vì sợ việc này sẽ xảy ra một lần nữa và lại buồn khi nhìn thấy một con vật hiền lành, đáng yêu của mình bị người khác bắt đi.
1.