K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc, chân chất.Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cúc thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín, hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp. Tưởng như có thể sờ được, nắm được những làn hương ấy.Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân hợp tác, thơm trên các ngõ, đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ, cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi quanh mâm.Mùa xuân, ngắt một cái lá chanh, lá bưởi, một lá xương sông, một chiếc lá lốt, một nhánh hương nhu, nhánh bạc hà... hai tay mình như cũng đã biến thành lá, đượm mùi thơm mãi không thôi. Nước hoa ư? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió ...Hương làng ơi, cứ thơm mãi nhé!

(Băng Sơn-Hương Làng)

1.Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

2.Xác định nội dung chính của văn bản?

3.Xác định câu cảm thán trong đoạn trích trên?

1
2 tháng 5 2018

1, Biểu cảm

2, ND chính: Ngôi làng của TG vào các mùa trong năm

3, câu CT: Hương làng ơi, cứ thơm mãi nhé!

2 tháng 5 2018

TG là gì v ạ?

Câu 3. Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu: Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất. Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cau thơm lạ...
Đọc tiếp

Câu 3. Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu: Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất. Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cau thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp. Tưởng như có thể sờ được những làn hương ấy. Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân hợp tác, thơm trên các ngõ, đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ, cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi vào quanh mâm. Mùa xuân, ngắt một cái lá chanh, lá bưởi, một lá xương sông, một chiếc lá lốt, một nhánh hương nhu, nhánh bạc hà… hai tay mình như cũng biến thành lá, đượm mùi thơm mãi không thôi. Nước hoa ư? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió… Hương làng ơi cứ thơm mãi nhé! (Theo Băng Sơn)

a. Xác định phương thức biểu đạt chính và nêu ý nghĩa của văn bản trên.

b. Đặt nhan đề cho văn bản trên.

c. Kể tên một văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn 8, tập 2 (kèm tên tác giả) có liên quan đến chủ đề của văn bản trên.

d. Xác định kiểu câu chia theo mục đích nói của các câu in đậm trong văn bản.

0
Đã bao giờ bạn dành thời gian để ngắm một cây xương rồng rồi tự hỏi: “Tại sao cây xương rồng lại có thể sống trong bất kỳ thời tiết nào cũng được?”. Vâng, cây xương rồng tuy không nổi bật như hoa hồng, không tỏa ra những hương thơm nồng nàn như hoa huệ, hay tinh khiết như một đóa sen mộc giữa bùn lầy. Ngược lại, trông nó lúc nào cũng xấu xí với những cái gai nhọn sắc và...
Đọc tiếp

Đã bao giờ bạn dành thời gian để ngắm một cây xương rồng rồi tự hỏi: “Tại sao cây xương rồng lại có thể sống trong bất kỳ thời tiết nào cũng được?”. Vâng, cây xương rồng tuy không nổi bật như hoa hồng, không tỏa ra những hương thơm nồng nàn như hoa huệ, hay tinh khiết như một đóa sen mộc giữa bùn lầy. Ngược lại, trông nó lúc nào cũng xấu xí với những cái gai nhọn sắc và một thân hình thô kệch. Nhưng núp trong cái dáng vẻ xấu xí đó; là một sức sống mãnh liệt mà không có một loại cây hoa nào có thể so sánh được!

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:

1)nêu nội dung của đoạn trích trên?

2)Theo em, chúng ta có nên dựa vào hình thức bên ngoài mà đánh giá một người nào đó hay ko? Vì sao?

3)Tìm những từ thuộc trường từ vựng chỉ đặc điểm hình thức của câu xương rồng?

GIÚP MÌNH VỚI CÁC BẠN ƠI! CẢM ƠN CÁC BẠN TRƯỚC NHA:>>MOA MOA!!!

0
Đã bao giờ bạn dành thời gian để ngắm một cây xương rồng rồi tự hỏi: “Tại sao cây xương rồng lại có thể sống trong bất kỳ thời tiết nào cũng được?”. Vâng, cây xương rồng tuy không nổi bật như hoa hồng, không tỏa ra những hương thơm nồng nàn như hoa huệ, hay tinh khiết như một đóa sen mộc giữa bùn lầy. Ngược lại, trông nó lúc nào cũng xấu xí với những cái gai nhọn sắc và...
Đọc tiếp

Đã bao giờ bạn dành thời gian để ngắm một cây xương rồng rồi tự hỏi: “Tại sao cây xương rồng lại có thể sống trong bất kỳ thời tiết nào cũng được?”. Vâng, cây xương rồng tuy không nổi bật như hoa hồng, không tỏa ra những hương thơm nồng nàn như hoa huệ, hay tinh khiết như một đóa sen mộc giữa bùn lầy. Ngược lại, trông nó lúc nào cũng xấu xí với những cái gai nhọn sắc và một thân hình thô kệch. Nhưng núp trong cái dáng vẻ xấu xí đó; là một sức sống mãnh liệt mà không có một loại cây hoa nào có thể so sánh được!

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:

1)nêu nội dung của đoạn trích trên?

2)Theo em, chúng ta có nên dựa vào hình thức bên ngoài mà đánh giá một người nào đó hay ko? Vì sao?

3)Tìm những từ thuộc trường từ vựng chỉ đặc điểm hình thức của câu xương rồng?

GIÚP MÌNH VỚI CÁC BẠN ƠI! CẢM ƠN CÁC BẠN TRƯỚC NHA:>>MOA MOA!!!

0
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
3 tháng 4 2019

a. PTBĐ chính: So sánh. (qua từ "là"). Tác giả thông qua phép so sánh này đã đưa ra hàng loạt định nghĩa về quê hương.

b.Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu (5), (6) là:

- Phép so sánh: Quê hương là dáng mẹ. => Qua đó ta thấy được sự gần gũi, ấm áp, thân thuộc của quê hương.

- Phép ẩn dụ: Áo nâu nón lá liêu xiêu đi về (Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật). Dáng mẹ liêu xiêu cho thấy bóng hình quê hương còn nhiều khó khăn nhưng tần tảo và nghị lực. Chỉ qua một hình ảnh này thôi đã khái quát, xây dựng được hình tượng quê hương lớn lao mà gần gũi.

c. Hai câu thơ cuối không chỉ khẳng định lại một lần nữa sự thân thuộc của quê hương, quê hương là nguồn cội. Mà qua đó tác giả còn nhằm gửi gắm thông điệp "nhớ về" -> phải luôn biết ơn và gắn bó với quê hương.

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 5 đến 10Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên,...
Đọc tiếp

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 5 đến 10

Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho chậm tới cái giây nằm phơi trên mặt đất. Có chiếc lá nhẹ nhàng, khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng, như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: cả một thời quá khứ có vẻ đẹp nên thơ. Có chiếc lá như sợ hãi ngần ngai rụt rè, rồi như gần tới mặt đất còn cất mìh muốn bay trở lên cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại.

(Khái Hưng, theo Ngữ văn 6, tập 2)

Đoạn văn trên được trình bày theo cách nào?

A. Song hành

B. Quy nạp

C. Diễn dịch

D. Tổng phân hợp

2
2 tháng 8 2018

Chọn đáp án: C

20 tháng 4 2022

chọn đáp án: C

27 tháng 9 2017

Đáp án

Mở bài

Giới thiệu về nỗi nhớ, tình yêu quê hương tha thiết của tác giả Tế Hanh. Từ đó nêu lên tình yêu quê hương của bản thân em. (1 điểm)

Dẫn dắt được vấn đề nghị luận: Tình yêu quê hương đất nước của thế hệ trẻ

Thân bài

Giải thích khái niệm tình yêu quê hương đất nước (0,5 điểm)

- Là tình yêu của chúng ta với quê hương, không ngừng nỗ lực để xây dựng và phát triển đất nước. Đó là tình cảm gần gũi nhưng cũng là tình cảm thiêng liêng, cao đẹp của người

- Tình cảm thương nhớ quê hương của tác giả Tế Hanh (0,5 điểm)

    + Nỗi nhớ quê hương luôn thường trực trong lòng tác giả

    + Nhà thơ tái hiện lại bức tranh quê hương tươi đẹp, sống động về vùng quê ven biển miền Trung

- Tình yêu quê hương của mình gắn liền với tình yêu gia đình, tình yêu bạn bè, người thân… những điều bình dị gắn với cuộc sống thường nhật (1 điểm)

- Nêu biểu hiện cụ thể của tình yêu quê hương

- Nêu trách nhiệm bản thân

Tình yêu của thế hệ trẻ ngày nay được thể hiện:

- Không ngừng học tập, trau dồi kiến thức, kĩ năng trở thành người làm chủ đất nước, tương lai

- Xây dựng ý thức về độc lập dân tộc

KB: Khẳng định tình yêu quê hương đất nước là tình cảm đẹp, nâng đỡ con người (1 điểm)

Trình bày rõ ràng, khoa học, bố cục mạch lạc, biết cách vận dụng thao tác lập luận (0,5 điểm)

31 tháng 3 2021

Viết bài giúp mình được không ạ??

5 tháng 12 2021

A