Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. PTBĐ chính: So sánh. (qua từ "là"). Tác giả thông qua phép so sánh này đã đưa ra hàng loạt định nghĩa về quê hương.
b.Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu (5), (6) là:
- Phép so sánh: Quê hương là dáng mẹ. => Qua đó ta thấy được sự gần gũi, ấm áp, thân thuộc của quê hương.
- Phép ẩn dụ: Áo nâu nón lá liêu xiêu đi về (Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật). Dáng mẹ liêu xiêu cho thấy bóng hình quê hương còn nhiều khó khăn nhưng tần tảo và nghị lực. Chỉ qua một hình ảnh này thôi đã khái quát, xây dựng được hình tượng quê hương lớn lao mà gần gũi.
c. Hai câu thơ cuối không chỉ khẳng định lại một lần nữa sự thân thuộc của quê hương, quê hương là nguồn cội. Mà qua đó tác giả còn nhằm gửi gắm thông điệp "nhớ về" -> phải luôn biết ơn và gắn bó với quê hương.
Tham khảo:
Ôi! Có ai mà không có quê hương, không dành tình yêu lớn cho quê hương mình. Quê hương là mẹ, bởi dù ta đi bất kể nơi đâu, vùng trời nào thì có một quê hương mang tên mẹ vẫn luôn đợi ta. Ở ngoài xã hội kia, họ chỉ nói những lời ngon ngọt khi ta đạt được thành công, sự giàu có . Nhưng khi ta mất tất cả thì họ lại đối xử bất công với ta chỉ có mẹ và quê hương vẫn luôn dang rộng vòng tay đón ta trở về.Than ôi ,quê hương là nơi ta sinh ra, là nơi với góc vườn lộng gió rì rào (từ tượng thanh), có hàng tre xanh thẳng tắp... Chính nơi này là nơi ta được mẹ ân cần (từ tượng hình) chăm sóc, dạy dỗ, nơi gắn liền với tuổi thơ ta luôn có hình bóng người mẹ hiền mà ta yêu quý, chẳng phải mẹ cũng là quê hương. Tự hỏi: Trên đời này có gì đáng giá hơn tình mẹ và tình quê đây?