Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu ca dao như một lời nhắn nhủ chứa chan tình nghĩa "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" mà ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo vẫn hàng nhắc nhở chúng ta.
Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta được gọi là hạt ngọc, hạt vàng. Bát cơm dẻo thơm ta ăn hằng ngày, các loại bánh như bánh cốm, bánh chưng, bánh giầy, bánh phở... những món ăn ngon đều được chế biến từ hạt gạo. Cốm Vòng dẻo thơm bọc trong lá sen xanh, ai đã được một lần thưởng thức cái thức dâng của Trời, cái ngọt ngon của đồng quê nội cỏ nước Nam.
Ai đã làm ra hạt gạo để mọi người được bưng những bát cơm đầy dẻo thơm, được no ấm? Chính là người dân cày Việt Nam đã một nắng hai sương, quanh năm vất vả cày bừa, cấy hái, làm cỏ, tát nước, bón phân, bắt sâu mới làm nên những mùa vàng. Trời mưa gió, lúc bão táp mưa sa, lúc nắng hạn, đồng khô nứt nẻ, làm ra bát cơm ngon lành, dẻo thơm, người nông dân phải đổ biết bao mồ hôi vật lộn với lo âu vất vả, nếm trải "đắng cay muôn phần".
Câu ca dao đã ca ngợi đức tính cần cù, chịu khó và tinh thần sáng tạo của người nông dân Việt Nam. Họ là động lực, là nguồn sống của xã hội. Nhờ họ mà mọi người, mọi nhà được no ấm. Nhờ họ, mà đất nước ta có nhiều triệu tấn gạo xuất khẩu. Nhờ họ mà quê hương ta ngày một giàu có, thịnh vượng.
Câu ca dao còn ca ngợi và khẳng định giá trị của bông lúa, hạt gạo. Nó nhắc nhở mọi người khắc sâu trong trái tim mình lòng biết ơn người dân cày Việt Nam.
Từ câu ca dao, em nghĩ về đất nước, tự hào về nền văn minh sông Hồng, nền văn minh trồng lúa nước. Em nghĩ về nền nông nghiệp nước ta đang trên đà phát triển, hiện đại hóa. Điện và máy móc (máy cày, máy bừa, máy gặt đập liên hợp, máy bơm nước,...) đã đến với đồng quê. Mỗi năm đất nước ta sẽ sản xuất được 50 triệu, 100 triệu tấn lúa... là mơ ước của cả dân tộc.
Học câu ca dao: "Ai ơi bưng bát cơm đầy - Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần", bài học "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" càng trở nên sâu sắc, thấm thía.
"Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?"
Bài ca dao trên nói về cuộc đời lận đận, vất vả, đắng cay của con cò. Tác giả dân gian đã khéo léo mượn hình ảnh của con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận của người lao động, người nông dân thời xưa. Với nghệ thuật diễn tả: Từ láy, thành ngữ, và hình ảnh đối lập nhằm phác họa hoàn cảnh khó khăn, ngang trái mà cò gặp phải.
" Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?"
Đó là câu hỏi tu từ với ba từ "cho" liên tiếp, tạo âm điệu nhanh, dồn dập khiến câu hỏi càng thêm gay gắt.
"Lên thác xuống ghềnh" và "Bể đầy ao cạn" là hai thành ngữ có trong bài ca dao (Thác: chỗ dòng nước chảy xiết, vượt qua vách đá cao chắn ngang sông, suối, làm nước đổ mạnh xuống ; Ghềnh: chỗ lòng sông bị thu hẹp và nông, có đá lởm chởm nhô cao và nằm chắn ngang làm cho dòng nước dồn lại và chảy xiết. Thác ghềnh: chỉ sự khó khăn, trắc trở. Hai thành ngữ đó nhằm nói lên sự khó khăn, cực nhọc, vất vả, gian lao của nông dân ngày trước.
Tất cả ý nghĩa trong bài đều muốn Tố cáo xã hội đương thời.
Khung cảnh chợ quê ngày Tết cũng khác hẳn mọi người, đông đúc và đa sắc màu như một bức tranh tuyệt đẹp. Người người chen chân nhau đi mua sắm, kẻ bán người mua vui cười hớn hở. Vẫn là khu chợ ấy. Vẫn là tiếng nói rộn rã như bao ngày, ai cũng muốn có những giây phút cuối cùng của năm cũ bình yên và nhẹ nhàng, an lòng nhau nhất. Ôi! Hai bên con đường dẫn vào chợ là những nụ hoa đang chúm chím với đầy đủ màu sắc rợp cả một vùng. Những cánh đào màu hồng phớt nhẹ còn vương vài giọt sương mai tinh khiết khoe sắc trong nắng sớm ban mai của mùa xuân. E ấp hơn là những nụ tầm xuân khép mình lặng lẽ. Em thích nhất là được chọn hoa với mẹ vì mỗi bông hoa đó đã đựng sự tinh túy của đất trời. Mọi người háo hức chọn cho mình những cành hoa tươi thắm và rực rỡ nhất để bày biện trên bàn thờ ông bà tổ tiên. Không chỉ vậy, những quả ngọt trái thơm cũng được trưng bày bán ở các quán hay trên vỉa hè. Đứng từ xa thôi, mùi hương ấy đã lan tỏa ra bầu không khí rồi.
1, Phương thức biểu đạt chính là tự sự
2. Vai xã hội là danh tướng là vai trên, người thầy là vai dưới.
3, Cách xưng hộ của vị tướng là xưng con, gọi thầy để mãi mãi thể hiện lòng biết ơn công lao đối với người thầy từng dạy dỗ mình mặc dù cho bây giờ mình có quyền cao chức trọng thế nào.
Cách xưng hô của người thầy là gọi ngài để thể hiện sự kính trọng người có quyền thế.
4, Ýnghĩa của truyện: đó là đề cao tinh thần tôn sư trọng đạo cũng như ca ngợi công lao vai trò của những người thầy đối với sự giáo dục các thế hệ học trò nên người.
5,
Câu chuyện đã nêu lên bài học về tình cảm thầy trò vượt qua trở ngại về vị trí trong xã hội. Người học trò năm xưa dù giờ đây đã thành danh tiếng nổi tiếng nhưng vẫn luôn kính trọng, biết ơn người thầy năm xưa đã từng dạy dỗ mình. Vai trò của những người thầy, người cô trong xã hội là vô cùng lớn lao và quan trọng đối với tương lai của mỗi học trò. Các thầy, các cô chính là những người đặt những viên gạch để xây nên nền tảng tương lai vững chắc. Không những vậy, nhờ có thầy cô mà những học sinh bé nhỏ năm nào sẽ được chắp cánh ước mơ để bay đến chân trời mơ ước của mình. Kiến thức và kỹ năng mà học hỏi từ thầy cô sẽ mãi là hành trang cho học sinh dù đi đâu về đâu. Chính vì vậy, học sinh cần giữ được tinh thần tôn sư trọng đạo, luôn biết ơn thầy cô có ơn dạy dỗ mình.
ngôi 3 nhé. Tác dụng: các chi tiết trong chuyện sẽ khách quan hơn khi kể
Nhớ đc mỗi thế