Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Kiểu nằm của hạt đỗ không ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm của nó
- Tiến trình tìm hiểu tự nhiên:
Bước 1: Quan sát, đặt câu hỏi
Quan sát là bước đầu tiên để nhận ra tình huống có vấn đề. Qua đó, em đặt được câu hỏi về vấn đề cần tìm hiểu
Bước 2: Xây dựng giả thuyết
Dựa trên hiểu biết của mình và qua phân tích kết quả quan sát, em đưa ra dự đoán, tức là giả thuyết để trả lời cho câu hỏi ở bước 1
Bước 3: Kiểm tra giả thuyết
Kiểm tra giả thuyết là làm thí nghiệm để chứng minh dự đoán ở bước 2 đúng hay sai.
Ở bước này, em phải:
+ Chuẩn bị các mẫu vật, dụng cụ thí nghiệm
+ Lập phương án thí nghiệm
+ Tiến hành thí nghiệm theo phương án đã lập
Bước 4: Phân tích kết quả
+ Thực hiện các phép tính cần thiết, lập bảng, xây dựng biểu đồ…
+ Từ việc phân tích kết quả, rút ra kết luận. Giả thiết được chấp nhận hay bị bác bỏ
Bước 5: Viết, trình bày báo cáo
Một báo cáo kết quả tìm hiểu tự nhiên thường gồm các nội dung chính như sau:
+ Tên báo cáo
+ Tên người thực hiện
+ Mục đích
+ Mẫu vật, dụng cụ và phương pháp
+ Kết quả và thảo luận
+ Kết luận
Thực hành về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt
Tiến hành được thí nghiệm về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt.
1. CHUẨN BỊ
Dụng cụ: Bình thuỷ tinh 500 mL, bông gòn, dây kim loại, nến, nhiệt kế có vạch chia độ, hộp nhựa/ thùng xốp, bình tam giác có nút và ống dẫn, cốc, bình đựng nước cất, ống nghiệm, ấm đun nước siêu tốc, xoong, bếp đun.
Hoá chất: Nước vôi trong, nước cất.
Mẫu vật: 400 g hạt (hạt thóc, hạt đỗ xanh, hạt ngô, ...), mùn cưa hoặc xơ dừa.
CHÚ Ý
1. Nếu không có mùn cưa hoặc thùng xốp, có thể dùng bình giữ nhiệt thay cho các bình thuỷ tinh để hạn chế sự thất thoát nhiệt ra môi trường.
2. Cẩn thận khi thực hiện thao tác cắm nhiệt kế vào bình thuỷ tinh.
2. CÁCH TIẾN HÀNH
Thí nghiệm 1: Chứng minh nhiệt lượng được tạo ra trong quá trình hô hấp tế bào
Bước 1:
+ Ngâm 100 g hạt trong cốc nước ấm (khoảng 40 °C) từ 4 - 12 giờ (tuỳ loại hạt), vớt ra để nguội, sau đó cho vào bình thuỷ tinh A.
+ Luộc chín 100g hạt, để nguội, sau đó cho hạt đã luộc vào bình thuỷ tinh B.
Bước 2: Đặt vào mỗi bình một nhiệt kế, dùng bông gòn ẩm đặt vào miệng bình để cố định nhiệt kế.
Bước 3: Tiếp tục cho hai bình thuỷ tinh này vào hai hộp nhựa (hoặc thùng xốp) chứa mùn cưa và theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của nhiệt kế sau khoảng 4 – 6 giờ.
Bước 4: Quan sát, ghi nhận hiện tượng và kết luận về sự chuyển hoá năng lượng diễn ra trong quá trình hạt nảy mầm.
Khi muốn cho hạt giống nảy mầm, trước tiên người ta thường ngâm hạt vào nước vì khí ngâm hạt vào nước sẽ giúp kích thích quá trình hô hấp tế bào của hạt giống, giúp hạt nhanh nảy mầm hơn.
- Hạt đang có hàm lượng nước thấp, gây ức chế quá trình hô hấp tế bào. Do đó, mục đích của việc ngâm hạt trong nước là cung cấp đủ nước cho hạt để làm tăng cường độ hô hấp của hạt, kích thích sự nảy mầm.
- Lót bông hoặc giấy đã thấm nước rồi đặt trong đĩa Petri có tác dụng cung cấp nước (nguyên liệu) liên tục cho quá trình hô hấp tế bào, đảm bảo năng lượng và vật chất liên tục trong suốt quá trình nảy mầm.
- Sau khi hạt được ngâm nước, để trong tủ ấm nhiệt độ khoảng từ 30oC đến 35oC hoặc điều kiện nhiệt độ phòng để tạo điều kiện nhiệt độ thích hợp cho sự hoạt động của các enzyme xúc tác cho quá trình hô hấp diễn ra hiệu quả, đảm bảo sự nảy mầm của hạt.
Các kĩ năng đã được sử dụng ở mỗi bước tiến trình tìm hiểu sự nảy mầm của hạt đỗ ở phần I:
Các bước tiến trình | Kĩ năng đã sử dụng |
Bước 1: Quan sát, đặt câu hỏi | - Kĩ năng quan sát: Bằng quan sát thấy được kiểu nằm của các hạt trên mặt đất là khác nhau. - Kĩ năng phân loại: Phân loại kiểu nằm của hạt thành các nhóm là nằm nghiêng, nằm ngang, nằm ngửa. - Kĩ năng liên hệ: Liên hệ với hiểu biết của mình để đặt câu hỏi “Kiểu nằm của hạt đỗ có ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt hay không?”. |
Bước 2: Xây dựng giả thuyết | - Kĩ năng liên hệ và kĩ năng dự đoán: Từ suy nghĩ “Khi hạt nằm ngửa, tức là nơi mà rễ mọc ra ở thân hạt bị quay lên trên, không tiếp xúc được với đất” để đưa ra dự đoán “các hạt nằm ngửa không nảy mầm được”. |
Bước 3: Kiểm tra giả thuyết | - Kĩ năng đo: Đo kích thước khay, lượng đất, lượng nước tưới,… - Kĩ năng phân loại: Sắp xếp các hạt đỗ vào mỗi khay theo các kiểu nằm khác nhau,… - Kĩ năng quan sát: Quan sát sự nảy mầm của các hạt mỗi ngày,… |
Bước 4: Phân tích kết quả | - Kĩ năng phân loại: Phân nhóm, sắp xếp số hạt nảy mầm tương ứng với 3 cách nằm của hạt để lập bảng kết quả. - Kĩ năng liên hệ: Từ kết quả về sự nảy mầm của hạt đưa ra kết luận kiểu nằm của hạt không ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm của nó. |
Bước 5: Viết, trình bày báo cáo | - Kĩ năng quan sát, đo, phân loại, liên hệ khi viết và trình bày báo cáo. |
Hạt giống chứa chất dinh dưỡng dự trữ sử dụng cho quá trình nảy mầm của hạt. Nếu để lâu (kể cả khi hạt được bảo quản), quá trình hô hấp của hạt giống vẫn diễn ra làm giảm hàm lượng chất dinh dưỡng dự trữ trong hạt. Hàm lượng chất dinh dưỡng bị giảm càng nhiều thì tỉ lệ nảy mầm giảm.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào ở hạt đậu:
- Nhiệt độ, độ ẩm thích hợp → hạt nảy mầm.
- Nhiệt độ thích hợp, độ ẩm thấp → hạt không nảy mầm.
- Độ ẩm thích hợp, nhiệt độ thấp → hạt không nảy mầm.
- Nhiệt độ thấp, độ ẩm thấp → hạt không nảy mầm.