K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1. So sánh 1 kilôgam thóc với 1 kilôgam gạo.Nhận xét. Thứ nhất, đề bài không nêu rõ là so sánh cái gì:nặng - nhẹ, dài - ngắn, to - nhỏ... Nếu là nặng nhẹ thì đáp số là bằng nhau. Vậy câu trả lời đúng ở đây là: không đủ dữ liệu.Câu 2. Có 3 quả táo trên bàn. Bạn lấy đi 2 quả. Hỏi bạn còn bao nhiêu quả táo?Nhận xét. Theo bạn đáp số của bài này là 2 hay 1?Câu 3. Thời xưa, có một...
Đọc tiếp

Câu 1. So sánh 1 kilôgam thóc với 1 kilôgam gạo.
Nhận xét. Thứ nhất, đề bài không nêu rõ là so sánh cái gì:
nặng - nhẹ, dài - ngắn, to - nhỏ... Nếu là nặng nhẹ thì đáp số là bằng nhau. Vậy câu trả lời đúng ở đây là: không đủ dữ liệu.

Câu 2. Có 3 quả táo trên bàn. Bạn lấy đi 2 quả. Hỏi bạn còn bao nhiêu quả táo?

Nhận xét. Theo bạn đáp số của bài này là 2 hay 1?

Câu 3. Thời xưa, có một gia đình bố mẹ có 6 người con trai. Mỗi người con trai có một người em gái. Hỏi gia đình có mấy con?

Nhận xét. Nếu cứ theo phép nhân trong toán học thì gia đình này phải có 12 con (= 6 x 2). Nhưng thực ra chỉ có 7 người con với 6 con trai và 1 em gái là con út trong gia đình.

Câu 4. 20 bạn vào một thư viện mượn sách, mỗi bạn mượn 1 hoặc 2 cuốn. Tổng số sách đã mượn là 30 cuốn. Hỏi cô thủ thư tên là gì?

Nhận xét. Đây là một bài toán vui không có đáp số. Theo quán tính, nếu đọc hết 3 câu đầu trong đề toán thì đề bài thường hỏi có bao nhiêu bạn mượn 1 cuốn, bao nhiêu bạn mượn 2 cuốn. Dùng phương pháp giả thiết tạm ta có thể tính được. Nếu bạn nào đọc không kỹ sẽ làm theo hướng này mất thời gian vô ích.

Câu 5. Hai vận động viên Sư tử và Báo dự thi xem ai chạy nhanh hơn. Báo lao một bước được 3m, còn Sư tử một bước chỉ sải được 2m. Sư tử chạy được 3 bước thì Báo mới chạy được 2 bước. Trọng tài đưa ra luật đua như sau: Chạy đến gốc cây cổ thụ cách đó 100m rồi quay lại. Sau tiếng súng phát lệnh, cả hai cùng lao vọt đi. Theo bạn ai sẽ thắng?

Nhận xét. Về mặt toán học thì quãng đường 100 chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 3, là số mét mỗi sải của Sư tử và Báo. Rõ ràng Sư tử đã được trọng tài thiên vị.

Câu 6. Bạn hãy kể ra ba ngày liên tiếp mà không có tên là: chủ nhật, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy.

Nhận xét. Không kể tên ngày theo thứ trong tuần thì ta có thể kể tên ngày theo thứ tự trong tháng như: ngày 1, ngày 2, ngày 3.

Câu 7. Một người đi lên cầu thang bộ dài 40 bậc bằng cách tiến một bước rồi lùi một bước. Hỏi sau bao lâu người đó đi hết cầu thang, biết rằng trung bình mỗi bước người đó đi hết 5 giây?

Nhận xét. Nếu cứ tiến một bước rồi lùi một bước thì người đó không thể đi hết thang bộ, đáp số là: không bao giờ. Nhưng không lẽ đề bài lại ra như thế? Thực ra người đó cứ tiến một bước rồi lại quay đầu để lùi 1 bước, rồi lại tiếp tục quay đầu để tiến. Như vậy người đó vẫn đi lên cầu thang như một người đi tiến. Đáp số là 200 giây (= 40 x 5).

Câu 8. Có 10 cái bánh giống hệt nhau, người ta cần rán hai mặt của mỗi cái bánh bằng 1 cái chảo chỉ chứa được 4 cái bánh cho một lần rán. Biết rằng thời gian rán 1 mặt của mỗi bánh là 1 phút. Hỏi để rán hai mặt của cả 10 cái bánh đó thì cần ít nhất thời gian là bao nhiêu phút?

Giải: 10 bánh có tổng số mặt là : 10 x 2 = 20 (mặt)

Mỗi mặt cần 1 phút rán và chảo chứa được 4 chiếc nên số thời gian cần là : 20 x 1 : 4 = 5 (phút)

Cách rán : Lần 1 (1 phút): Rán 1 mặt bánh số 1 đến 4

Lần 2 (1 phút) : Rán 1 mặt bánh số 4 đến 7 (Bánh số 4 rán xong)

Lần 3 (1 phút) : Rán bánh số 7 đến số 10 (Bánh số 7 được rán xong)

Lần 4 và lần 5 rán nốt một mặt của 8 chiếc còn lại (trừ số 4 và số 7)

Vậy là mất 5 lượt, mỗi lượt 1 phút nên chúng ta mất 5 phú

Ai thấy đúng thì giơ tay!

7
17 tháng 6 2015

dài thấy ghê luôn đó 

17 tháng 6 2015

Đúng! Nhưng bạn copy đúng ko?

5 tháng 12 2016

bạn kết bạn với mình đi mình giải thích cho

5 tháng 12 2016

Mình hk gửi tin nhắn cho pạn đc

Tìm số tự nhiên n sao cho 3n + 4 thuộc vào BC ( 5 , n - 1 )Định nghĩa các môn học của kẻ lườiToán học: Đây là môn học duy nhất không có sự bổ ích. Các bạn sẽ học 1 + 1 = 2, nhưng vài năm sau người ta lại nói lại 1 + 1 = 10 và nói cho bạn biết hệ nhị phân là gì. Người ta cũng dạy bạn vi phân, tích phân và nhiều thứ quan trọng khác nhưng nói chung, bạn vẫn phải dùng đến máy tính bỏ túi khi...
Đọc tiếp

Tìm số tự nhiên n sao cho 3n + 4 thuộc vào BC ( 5 , n - 1 )

Định nghĩa các môn học của kẻ lười

Toán học: Đây là môn học duy nhất không có sự bổ ích. Các bạn sẽ học 1 + 1 = 2, nhưng vài năm sau người ta lại nói lại 1 + 1 = 10 và nói cho bạn biết hệ nhị phân là gì. Người ta cũng dạy bạn vi phân, tích phân và nhiều thứ quan trọng khác nhưng nói chung, bạn vẫn phải dùng đến máy tính bỏ túi khi đi chợ.
Vật lý: Môn học nghiên cứu sự rụng của táo và các loại quả khác. Bạn cũng có được học cách tính giờ tàu chạy và khi nào hai con tàu gặp nhau nếu chạy trên cùng một... đường ray. Người học vật lý xong thường ít đi trồng táo hoặc đi tàu hoả.
Hóa học: Môn học phải ghi nhớ những câu trả lời đúng và những bài thí nghiệm. Đổ một lọ này vào lọ kia, lắc hoặc khuấy, nhiều lúc phải đun lên, rồi cuối cùng đổ tất cả ra vườn, đó là thí nghiệm.
Sinh học: Môn học nghiên cứu ruồi giấm và một số vật nuôi trong nhà khác. Tuy nhiên nếu ta hỏi một người lớn rằng "làm sao để có em bé" thể nào ta cũng được câu trả lời "có con cò mang em bé đến và đặt lên cửa sổ cho các bà mẹ".
Địa lý: Môn này dạy bạn cách xem bản đồ và bạn phải chỉ ra châu Mỹ trên bản đồ thế giới. Đây có lẽ là môn mới mẻ nhất vì trước khi Christopher Columbus chưa tìm ra châu Mỹ, chắc chưa ai phải học môn này cả.
Lịch sử: Các thầy giáo sẽ bắt bạn nhớ xem ai đã lật đổ một ông vua nào đó. Nhiều khi bạn phải nhớ ngày sinh của một ông hoàng bà chúa nào đó mặc dù ông ta không làm sinh nhật, mà bạn cũng chẳng cần phải nhớ để tặng quà.
Văn học: Bạn sẽ phải đọc một quyển sách dày đến nỗi bạn chỉ kịp liếc qua cái tên của nó trước khi vào phòng thi. Sau khi học xong môn này, bạn sẽ có thể biết Huy Gô và Huy Cận không phải là hai anh em hay Xuân Diệu không phải là nhà buôn bút mặc dù ông ta sống bằng ngòi bút.
Triết học: Triết học là 1 hiện tượng luận về hiện tượng mà đôi khi chúng ta luận về hiện tượng đó thì đúng là hiện tượng luận cho nên người ta mới gọi hiện tượng luận là luận về hiện tượng đó nhưng hiện tượng đó đôi khi không là hiện tượng luận nên luận về hiện tượng đó là hiện tượng luận!

CÓ AI NGHĨ THẾ NÀY KHÔNG?

0
Cho biểu thức:                                                 Tuyển tập đề thi học sinh giỏi lớp 6 môn Toána, Rút gọn biểu thứcb, Chứng minh rằng nếu a là số nguyên thì giá trị của biểu thức tìm được của câu a, là một phân số tối giản.Câu 2: (1 điểm)Tìm tất cả các số tự nhiên có 3 chữ số  sao cho Tuyển tập đề thi học sinh giỏi lớp 6 môn ToánCâu 3: (2 điểm)a. Tìm n...
Đọc tiếp

Cho biểu thức:  
                                               Tuyển tập đề thi học sinh giỏi lớp 6 môn Toán
a, Rút gọn biểu thức
b, Chứng minh rằng nếu a là số nguyên thì giá trị của biểu thức tìm được của câu a, là một phân số tối giản.
Câu 2: (1 điểm)
Tìm tất cả các số tự nhiên có 3 chữ số  sao cho Tuyển tập đề thi học sinh giỏi lớp 6 môn Toán
Câu 3: (2 điểm)
a. Tìm n để n2 + 2006 là một số chính phương
b. Cho n là số nguyên tố lớn hơn 3. Hỏi n2 + 2006 là số nguyên tố hay là hợp số.
Câu 4: (2 điểm)
a. Cho a, b, n thuộc N*. Hãy so sánh Tuyển tập đề thi học sinh giỏi lớp 6 môn Toán
b. Cho Tuyển tập đề thi học sinh giỏi lớp 6 môn Toán. So sánh A và B.
Câu 5: (2 điểm)
       Cho 10 số tự nhiên bất kỳ: a1, a2, ....., a10. Chứng minh rằng thế nào cũng có một số hoặc tổng một số các số liên tiếp nhau trong dãy trên chia hết cho 10.
Câu 6: (1 điểm)
       Cho 2006 đường thẳng trong đó bất kì 2 đường thẳng nào cũng cắt nhau. Không có 3 đường thẳng nào đồng qui. Tính số giao điểm của chúng.
ĐỀ SỐ 2
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1:
a. Tìm các số tự nhiên x, y. sao cho (2x + 1)(y – 5) = 12
b.Tìm số tự nhiên sao cho 4n-5 chia hết cho 2n-1
c. Tìm tất cả các số Tuyển tập đề thi học sinh giỏi lớp 6 môn Toán, biết rằng số B chia hết cho 99
Câu 2.
a. Chứng tỏ rằng Tuyển tập đề thi học sinh giỏi lớp 6 môn Toán là phân số tối giản.
b. Chứng minh rằng: Tuyển tập đề thi học sinh giỏi lớp 6 môn Toán
Câu 3:
       Một bác nông dân mang cam đi bán. Lần thứ nhất bán 1/2số cam và 1/2 quả; Lần thứ 2 bán 1/3 số cam còn lạivà 1/3 quả; Lần thứ 3 bán 1/4 số cam còn lại và 3/4 quả. Cuối cùng còn lại 24 quả. Hỏi số cam bác nông dân đã mang đi bán.
Câu 4:
       Cho 101 đường thẳng trong đó bất cứ hai đường thẳng nào cũng cắt nhau, không có ba đường thẳng nào đồng quy. Tính số giao điểm của chúng.
ĐỀ SỐ 3
Thời gian làm bài: 120 phút
Bài 1: (1,5 điểm) Tìm x
a) 5x = 125;                b) 32x = 81;
c) 52x-3 – 2.52 = 52.3;
Bài 2: (1,5 điểm)
Cho a là số nguyên. Chứng minh rằng: |a| < 5 ↔ - 5 < a < 5
Bài 3: (1,5 điểm)
Cho a là một số nguyên. Chứng minh rằng:
a. Nếu a dương thì số liền sau a cũng dương.
b. Nếu a âm thì số liền trước a cũng âm.
c. Có thể kết luận gì về số liền trước của một số dương và số liền sau của một số âm?
Bài 4: (2 điểm)
Cho 31 số nguyên trong đó tổng của 5 số bất kỳ là một số dương. Chứng minh rằng tổng của 31 số đó là số dương.
Bài 5: (2 điểm)
      Cho các số tự nhiên từ 1 đến 11 được viết theo thứ tự tuỳ ý sau đó đem cộng mỗi số với số chỉ thứ tự của nó ta được một tổng. Chứng minh rằng trong các tổng nhận được, bao giờ cũng tìm ra hai tổng mà hiệu của chúng là một số chia hết cho 10.
Bài 6: (1,5 điểm)
     Cho tia Ox. Trên hai nữa mặt phẳng đối nhau có bờ là Ox. Vẽ hai tia Oy và Oz sao cho góc xOy và xOz bằng 1200. Chứng minh rằng:
a. Góc xOy = xOz = yOz
b. Tia đối của mỗi tia Ox, Oy, Oz là phân giác của góc hợp bởi hai tia còn lại.

giúp minh vai bài nha minh tick cho

nhanh nha trong 1 ngay nay mai

1
12 tháng 4 2016

cái gì vậy bạn, đề nhiều lúc bị thiếu với lại bạn ghi từng bài chứ như thế này ko ai giúp đc bạn đâu

ận tốc kiến : 1m/phút. Thả 10 con ở 10 vị trí ngẫu nhiên trên 1 thanh sắt dài 1 mét.Giả sử 10 con đều đi những đường riêng của nhau, không con nào đụng con nào, thì sau một phút là không còn con kiến nào trên thanh sắt. Vậy thời gian tối thiểu để không còn con kiến nào (con kiến cuối bò ra khỏi thanh sắt là 1 phút).Nếu có đụng nhau, phải đổi hướng. Có rất nhiều kiểu đụng, đụng bao...
Đọc tiếp

ận tốc kiến : 1m/phút. 
Thả 10 con ở 10 vị trí ngẫu nhiên trên 1 thanh sắt dài 1 mét.

Giả sử 10 con đều đi những đường riêng của nhau, không con nào đụng con nào, thì sau một phút là không còn con kiến nào trên thanh sắt. Vậy thời gian tối thiểu để không còn con kiến nào (con kiến cuối bò ra khỏi thanh sắt là 1 phút).

Nếu có đụng nhau, phải đổi hướng. Có rất nhiều kiểu đụng, đụng bao nhiêu lần? Nên nếu bài toán hỏi tối đa bao nhiêu phút mà cho chỉ như thế này, không rõ lắm nên mình có thể nói rằng : Các con kiến có thể không bao giờ rớt ra khỏi thanh sắt.

=============================(30/03/2012)

Đề bài cho đụng nhau bao nhiêu lần, các con kiến bò thẳng hay bò méo, cong hay tròn? Mình không hiểu lắm, nhưng ví dụ bạn xem thử, làm sao mà tối đa một phút là ra hết được!!!!???

Con kiến 1 đi trong 0.9 phút tới gần mép thanh sắt, thì bị đụng con kiến 2, lại phải đổi hướng, đi 0.2 phút nữa thì đụng con thứ 3......

Đấy? Cái đề không giới hạn thì cái thời gian cũng không giới hạn luôn, bài toán này phải tính hết mọi trường hợp ấy nhỉ?? Chứ bạn nghĩ sao tối đa mà 1 phút là không còn con kiến nào ở trên thanh sắt? Ngẫu nhiên 1 con đụng 100 lần các con khác thì sao??. ĐỀ này :

"Biết: kiến luôn bò, đụng đầu nhau thì 2 con đổi hướng, bò tới mép sẽ bị rớt." ???

0
28 tháng 9 2020

Theo đề bài, ta có : a = 22p + 7 

a = 36q + 4 \(\left(p;q\in N\right)\)

+) Xét 22p + 7 có : 22p chia hết cho 2 ; 7 không chia hết cho 2

=> 22p + 7 không chia hết cho 2 => a lẻ

+) Xét 36q + 4 có : 36q + 4 = 2 ( 18q + 2 ) chia hết cho 2

=> 36q + 4 chia hết cho 2 => a chẵn

Vì a có cả chẵn cả lẻ nên có 1 phép tính đúng và 1 phép tính sai

Vậy nếu bạn Nam làm phép chia thứ nhất là đúng thì phép chia thứ 2 là sai

28 tháng 9 2020

Giả sử ( 1 ) đúng 

Theo đề , ta có 

a = 22p + 7 ( 1 ) 

a = 36q + 4 ( 2 ) 

Như vậy 

22p và 26q là số chẵn hoặc a là số lẻ 

Vậy nếu ( 1 ) đúng thì ( 2 ) sai 

Bài 2. Cho tập hợp A = f1; 2; 3; · · · ; 2ng. Chứng minh rằng nếu ta lấy ra n + 1 số khác nhau từ tập A, luôncó 2 số chia hết cho nhau.Bài 3. Các số 1; 2; 3; · · · ; 2020 ban đầu được viết lên bảng theo một thứ tự bất kì. Ở mỗi bước, chọn 2 số bấtkì và đổi chỗ 2 số đó. Hỏi sau 6969 bước, ta có thể thu được dãy số viết ban đầu hay không?Bài 4. Trên một đường tròn, ta viết 2 số 1 và 48...
Đọc tiếp


Bài 2. Cho tập hợp A = f1; 2; 3; · · · ; 2ng. Chứng minh rằng nếu ta lấy ra n + 1 số khác nhau từ tập A, luôn
có 2 số chia hết cho nhau.
Bài 3. Các số 1; 2; 3; · · · ; 2020 ban đầu được viết lên bảng theo một thứ tự bất kì. Ở mỗi bước, chọn 2 số bất
kì và đổi chỗ 2 số đó. Hỏi sau 6969 bước, ta có thể thu được dãy số viết ban đầu hay không?
Bài 4. Trên một đường tròn, ta viết 2 số 1 và 48 số 0 theo thứ tự 1; 0; 1; 0; 0; · · · ; 0. Mỗi phép biến đổi, ta
thay một 2 cặp 2 số liền nhau bất kì (x; y) bởi (x + 1; y + 1). Hỏi nếu ta lặp lại thao tác trên thì có thể đến 1
lúc nào đó thu được 50 số giống nhau hay không?
Bài 5. Trên đường tròn lấy theo thứ tự 12 điểm A1; A2; A3; · · · ; A12. Tại điểm A1 ta viết số -1, tại các đỉnh
còn lại ta viết số 1. Ở mỗi bước, chọn 6 điểm kề nhau bất kì và đổi dấu tất cả các số tại các điểm đó. Hỏi nếu
ta lặp lại thao tác trên thì có thể đến 1 lúc nào đó thu được trạng thái: điểm A2 viết số -1, các đỉnh còn lại
viết số 1, hay không?
Bài 6. Kí hiệu S(n) là tổng các chữ số của n. Tìm n, biết:
a) n + S(n) + S(S(n)) = 2019.
b) n + S(n) + S(S(n)) = 2020.
Bài 7. Giả sử (a1; a2; a3; · · · ; an) là 1 hoán vị của (1; 2; 3; · · · ; n) (là các số 1; 2; 3; · · · ; n nhưng viết theo
thứ tự tùy ý). Chứng minh rằng nếu n lẻ thì số P = (a1 - 1)(a2 - 2)(a3 - 3) · · · (an - n) là số chẵn.
Bài 8. Trên bàn có 6 viên sỏi, được chia thành vài đống nhỏ. Mỗi phép biến đổi được thực hiện như sau: ta
lấy ở mỗi đống 1 viên và lập thành đống mới. Hỏi sau 69 bước biến đổi như trên, các viên sỏi trên bàn được
chia thành mấy đống?
Bài 9. Xung quanh công viên người ta trồng n cây, giả sử trên mỗi cây có 1 con chim. Ở mỗi lượt, có 2 con
chim đồng thời bay sang cây bên cạnh theo hướng ngược nhau.
a) Với n lẻ, chứng tỏ rằng có thể có cách để tất cả các con chim cùng đậu trên một cây.
b) Chứng minh điều ngược lại với n chẵn.
 

0
Bài 3: Cả lớp 4A phải làm một bài kiểm tra toán gồm có 3 bài toán. Giáo viên chủ nhiệm lớp báo cáo với nhà trường rằng : cả lớp mỗi em đều làm được ít nhất một bài, trong lớp có 20 em giải được bài toán thứ nhất, 14 em giải được bài toán thứ hai, 10 em giải được bài toán thứ ba, 5 em giải được bài toán thứ hai và thứ ba, 2 em giải được bài toán thứ nhất và thứ hai, có...
Đọc tiếp

Bài 3: Cả lớp 4A phải làm một bài kiểm tra toán gồm có 3 bài toán. Giáo viên 
chủ nhiệm lớp báo cáo với nhà trường rằng : cả lớp mỗi em đều làm được ít nhất 
một bài, trong lớp có 20 em giải được bài toán thứ nhất, 14 em giải được bài toán 
thứ hai, 10 em giải được bài toán thứ ba, 5 em giải được bài toán thứ hai và thứ ba, 
2 em giải được bài toán thứ nhất và thứ hai, có mỗi một em được 10 điểm vì đã giải 
được cả ba bài. Hỏi rằng lớp học đó có bao nhiêu em tất cả ?
Bài 4: Trong một cuộc thi tài Toán Tuổi thơ có 51 bạn tham dự. Luật cho 
điểm như sau: 
+ Mỗi bài làm đúng được 4 điểm. 
+ Mỗi bài làm sai hoặc không làm sẽ bị trừ 1 điểm. 
Bạn chứng tỏ rằng tìm được 11 bạn có số điểm bằng nhau.

2
8 tháng 4 2016

Thi tài giải Toán Tuổi thơ có 5 bài. Số điểm của 51 bạn thi có thể xếp theo 5 loại điểm sau đây: 
+ Làm đúng 5 bài được: 
4 x 5 = 20 (điểm). 
+ Làm đúng 4 bài được: 
4 x 4 - 1 x 1 = 15 (điểm). 
+ Làm đúng 3 bài được: 
4 x 3 - 1 x 2 = 10 (điểm). 
+ Làm đúng 2 bài được: 
4 x 2 - 1 x 3 = 5 (điểm). 
+ Làm đúng 1 bài được: 
4 x 1 - 1 x 4 = 0 (điểm). 
Vì 51 : 5 = 10 (dư 1) nên phải có ít nhất 11 bạn có số điểm bằng nhau.

8 tháng 4 2016

Thi tài giải Toán Tuổi thơ có 5 bài. Số điểm của 51 bạn thi có thể xếp theo 5 loại điểm sau đây: 
+ Làm đúng 5 bài được: 
4 x 5 = 20 (điểm). 
+ Làm đúng 4 bài được: 
4 x 4 - 1 x 1 = 15 (điểm). 
+ Làm đúng 3 bài được: 
4 x 3 - 1 x 2 = 10 (điểm). 
+ Làm đúng 2 bài được: 
4 x 2 - 1 x 3 = 5 (điểm). 
+ Làm đúng 1 bài được: 
4 x 1 - 1 x 4 = 0 (điểm). 
Vì 51 : 5 = 10 (dư 1) nên phải có ít nhất 11 bạn có số điểm bằng nhau.