K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 4 2018

  + Nhờ hoạt động bài tiết mà các tính chất của môi trường bên trong (pH, nồng độ các ion, áp suất thẩm thấu, ...) luôn ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.
   

+1. Nghỉ ngơi thị giác từng lúc

  2. Chú ý đến ánh sáng

  3. Đọc và viết đúng khoảng cách quy định

  4. Ngồi đúng tư thế

  5. Xem truyền hình khoảng 1 tiếng mỗi ngày

  6. Chế độ dinh dưỡng hợp lí

  7. Khám mắt định kỳ

Ngày nay, cả nhân loại đang trên đường hướng đến một xã hội học tập. Vì vậy, sách trở
thành một phương tiện quan trọng để con người đến với tri thức. Càng ngày sách càng cho
chúng ta thấy tầm quan trọng của mình với đời sống nhân loại.
Con người lưu lại vào sách những suy nghĩ tâm tư, tình cảm của mình về những vấn đề
trong cuộc sống: khoa học, nghệ thuật, đời sống,... Sách được phân loại chẳng những theo
thể loại, lĩnh vực mà còn theo độ tuổi, sở thích của từng đối tượng. Sách được in với nhiều
thứ tiếng, nhiều ngôn ngữ khác nhau và có thể mang đến bất kì đâu trên thế giới.
Sách có một vai trò rất quan trọng đối với việc mở rộng hiểu biết của con người và từ đó
góp phần phát triển thế giới.

Sách lưu giữ những thông tin, những giá trị vật chất và tinh thần của nhân loại. Như vậy,

sách chứa đựng toàn bộ những giá trị nhân loại trong quá khứ cũng như trong hiện tại, để

các thế hệ sau tiếp nối và phát triển. Những phát minh của người Ai Cập, Hi Lạp cổ đại,...

những phát minh của các nhà bác học lỗi lạc,... tất cả được lưu lại trong những mảnh da,

những mai rùa hay những trang giấy trắng... đều đã trở thành tài sản vô giá của nhân loại.

Sách không chỉ dùng để luu trữ những giá trị đời sống mà sách còn cung cấp tri thức cho

con người. Nhà văn M. Gorki đã nói: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Nhờ

có sách mà con người thật sự người hơn. Sách cho ta những tri thức cần thiết trong học

tập, trong công việc và trong đời sống. Ông cha ta từng dạy: “Một kho vàng không bằng

một nang sách”, sách không chỉ là một kho kiến thức vô tận mà còn là của kho vô tận. Sách

đã trở nên vô giá với nhân loại. Những phát minh của Ê-đi-sơn, Niu-tơn,... nhờ được lưu giữ

lại trong sách mà thế hệ sau có thể hiểu được những gì cha ông đâ làm được từ đó kế thừa

và tiếp tục phát triển những lĩnh vực khác.

Bên cạnh đó, sách còn giúp con người giao lưu với thế giới bên ngoài. Khi viết sách, người

viết đã gửi gắm những kinh nghiệm, tâm tư, tình cảm,... của mình vào những trang giấy.

Một quyển sách dù mỏng hay dày đều chất chứa bao nỗi lòng của tác giả. Không chỉ thế,

khi đọc sách người đọc cũng bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ của mình. Đó chính là những

vui, buồn, hờn giận hay căm ghét, bực bội... mà cảm xúc của ta hướng đến khi đọc những

câu chuyện, những trang thơ.

Đặc biệt, sách còn có tác dụng lớn đối với việc giáo dục. Đó là giáo dục tình cảm, đạo đức,

giáo dục ý thức thẩm mĩ,... Sách văn chương cho ta những tình cảm yêu thương con người,

cho ta những kiến thức về thẩm mĩ,... như những bài ca dao, những tác phẩm văn học

(“Truyện Kiều” của Nguyễn Du, “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm,...).

Sách đời sống lại cho ta những bài học đạo đức giá trị như câu chuyện “Cô bé bán diêm”,

“Chiếc lá cuối cùng” của O. Hen-ri,..

Khi đọc sách, chúng ta cần chú ý lựa chọn loại sách phù hợp với bản thân. Đó là sự phù hợp

về lứa tuổi, về nhu cầu phát triển, thẩm mĩ. Trong quá trình đọc, cần có sự chuyên tâm và

tập trung để đạt hiệu quả lớn nhất. Sách giữ một vai trò quan trọng trong đời sống nhân

loại. Nhờ có sách nhân loại mới tiến lên, xã hội mới phát triển. Với biết bao ích lợi từ việc

đọc sách, mỗi người chúng

Sách lưu giữ những thông tin, những giá trị vật chất và tinh thần của nhân loại. Như vậy,
sách chứa đựng toàn bộ những giá trị nhân loại trong quá khứ cũng như trong hiện tại, để
các thế hệ sau tiếp nối và phát triển. Những phát minh của người Ai Cập, Hi Lạp cổ đại,...
những phát minh của các nhà bác học lỗi lạc,... tất cả được lưu lại trong những mảnh da,
những mai rùa hay những trang giấy trắng... đều đã trở thành tài sản vô giá của nhân loại.
Sách không chỉ dùng để luu trữ những giá trị đời sống mà sách còn cung cấp tri thức cho
con người. Nhà văn M. Gorki đã nói: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Nhờ
có sách mà con người thật sự người hơn. Sách cho ta những tri thức cần thiết trong học
tập, trong công việc và trong đời sống. Ông cha ta từng dạy: “Một kho vàng không bằng
một nang sách”, sách không chỉ là một kho kiến thức vô tận mà còn là của kho vô tận. Sách
đã trở nên vô giá với nhân loại. Những phát minh của Ê-đi-sơn, Niu-tơn,... nhờ được lưu giữ
lại trong sách mà thế hệ sau có thể hiểu được những gì cha ông đâ làm được từ đó kế thừa
và tiếp tục phát triển những lĩnh vực khác.
Bên cạnh đó, sách còn giúp con người giao lưu với thế giới bên ngoài. Khi viết sách, người
viết đã gửi gắm những kinh nghiệm, tâm tư, tình cảm,... của mình vào những trang giấy.
Một quyển sách dù mỏng hay dày đều chất chứa bao nỗi lòng của tác giả. Không chỉ thế,
khi đọc sách người đọc cũng bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ của mình. Đó chính là những
vui, buồn, hờn giận hay căm ghét, bực bội... mà cảm xúc của ta hướng đến khi đọc những
câu chuyện, những trang thơ.
Đặc biệt, sách còn có tác dụng lớn đối với việc giáo dục. Đó là giáo dục tình cảm, đạo đức,
giáo dục ý thức thẩm mĩ,... Sách văn chương cho ta những tình cảm yêu thương con người,
cho ta những kiến thức về thẩm mĩ,... như những bài ca dao, những tác phẩm văn học
(“Truyện Kiều” của Nguyễn Du, “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm,...).
Sách đời sống lại cho ta những bài học đạo đức giá trị như câu chuyện “Cô bé bán diêm”,
“Chiếc lá cuối cùng” của O. Hen-ri,..
Khi đọc sách, chúng ta cần chú ý lựa chọn loại sách phù hợp với bản thân. Đó là sự phù hợp
về lứa tuổi, về nhu cầu phát triển, thẩm mĩ. Trong quá trình đọc, cần có sự chuyên tâm và
tập trung để đạt hiệu quả lớn nhất. Sách giữ một vai trò quan trọng trong đời sống nhân
loại. Nhờ có sách nhân loại mới tiến lên, xã hội mới phát triển. Với biết bao ích lợi từ việc
đọc sách, mỗi người chúng ta đặc biệt là những người trẻ tuổi cần biết chăm chỉ, chuyên
tâm vào việc đọc sách.

24 tháng 12 2019

n lỗi vì mk ko thể giúp bn

nhưng Merry Christmas

12 tháng 1 2019

a, Các văn bản thuyết minh vừa học (Cây dừa Bình Định, Tại sao lá cây có màu xanh lục, Huế, Khởi nghĩa Nông Văn Vân, Con giun đất) sử dụng tri thức về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội…

b, Để có được những tri thức đó chúng ta phải quan sát, học tập, tích lũy kiến thức.

   + Quan sát không đơn thuần là nhìn mà chọn những đặc điểm tiêu biểu của sự vật (đặc điểm có tính ý nghĩa về nội dung và hình thức). Biết cách phân tích đặc điểm của sự vật đó.

   + Vai trò của quan sát, học tập, tích lũy là để làm cơ sở, tiền đề cho việc làm bài văn thuyết minh. Có kiến thức thực tế thì bài viết mới trở nên thuyết phục, hấp dẫn.

c, Không thể dùng tưởng tượng, suy luận thuần túy để làm bài văn thuyết minh.

6 tháng 9 2020

Học tập tri thức, rèn luyện kỹ năng, phát triển năng lực bản thân theo những chuẩn mực tốt đẹp là nhiệm vụ lâu dài của mỗi học sinh, rất cần có phương pháp và cách thức phù hợp để hoàn thiện bản thân một cách nhanh chóng, chọn lọc nhất. Tuy nhiên, bên cạnh những người có phương pháp khoa học, hiệu quả thì vẫn còn nhiều học sinh lại chọn giải pháp học chay, học vẹt, học đối phó một cách vô ích và tai hại. Học chay, học vẹt, học đối phó là những cách học sai lầm, không những khiến cho thành tích học tập của chúng ta ngày càng yếu kém trầm trọng mà năng lực cũng không thể hình thành. Học chay, học vẹt là cách học chỉ mang tính chất hình thức, lý thuyết, không áp dụng được và không có hiệu quả, học không đi đôi với hành, không có suy nghĩ thấu hiểu, tuy đọc bài rất trôi chảy nhưng thực sự không hiểu gì cả, chẳng biết vận dụng vào thực hành. Cách học ấy khiến cho bạn lười nhác hơn, không chịu động não suy nghĩ để phát triển kiến thức, mất dần khả năng sáng tạo, tư duy không phát huy, không chịu phấn đấu. Học chay, học vẹt, học đối phó là đang tạo thói quen học tập không tốt cho bản thân mình, và nó sẽ ảnh hưởng đến con đường học tập sau này. Nhận ra tác hại của việc học chay, học vẹt thì phải điều chỉnh lại cách học để mang đến kết quả tốt hơn. Gia đình và nhà trường cần tạo môi trường học tập lành mạnh, thân thiện, đặc biệt là không áp lực để các bạn học sinh có thể phát huy tinh thần học tập của mình. Tóm lại, học chay, học vẹt là cách học mang tính đối phó, nên tránh xa. Là học sinh chúng ta cần phải có ý thức được điều này để lựa chọn cho mình phương pháp học tập hữu dụng hơn.