K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

                                                                                   Tập làm văn :  Đề bài 1 :   Các bạn hãy kể một câu chuyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh ( hay còn gọi là Bác Hồ ) có lời mở đầu bài bằng hình thức mở bài gián tiếp và kết thúc bài bằng hình thức kết bài mở rộng . Đề bài 2 :  Các bạn hãy kể lại câu chuyện Nỗi dằn vặt của An -...
Đọc tiếp

                                                                                   Tập làm văn : 

 Đề bài 1 :   Các bạn hãy kể một câu chuyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh ( hay còn gọi là Bác Hồ ) có lời mở đầu bài bằng hình thức mở bài gián tiếp và kết thúc bài bằng hình thức kết bài mở rộng .

 Đề bài 2 :  Các bạn hãy kể lại câu chuyện Nỗi dằn vặt của An - đrây - ca ( sách GK Tiếng Việt 4 , tập 1 , trang 55 ) bằng lời của cậu bé An - đrây - ca sao cho chi tiết nhất .

 Đề bài 3 :  Các bạn hãy kể lại câu chuyện " Vua tàu thủy " Bạch Thái Bưởi ( sách GK Tiếng Việt 4 , tập 1 , trang 115 ) bằng lời của một chủ tàu người Hoa hoặc bằng lời của một chủ tàu người Pháp .

 Đề bài 4 :  Các bạn hãy kể lại câu chuyện Vẽ trứng ( sách GK Tiếng Việt 4 , tập 1 , trang 121 ) bằng lời của nhà danh họa , nhà điêu khắc , kiến trúc sư , kĩ sư , nhà bác học lớn vào Thời đại Phục Hưng Lê - ô - nác - đô đa Vin - xi .

 Đề bài 5 :  Các bạn hãy kể lại câu chuyện Văn hay chữ tốt ( sách GK Tiếng Việt 4 , tập 1 , trang 129 ) bằng lời của chiến sĩ yêu nước Cao Báo Quát .

 Đề bài 6 :  Các bạn hãy kể lại câu chuyện Ông Trạng thả diều ( sách GK Tiếng Việt 4 , tập 1 , trang 104 ) bằng lời của thầy đồ sống cùng làng mà Nguyễn Hiền từng học hồi 6 tuổi .

               Các bạn nhớ viết lại , sửa chữa lại bài văn cho đúng đề rồi gửi cho mình nha . Cảm ơn các bạn nhiều !                    

Mình xin lỗi các bạn , do tại mình mới học lớp 4 nên các đề này toàn là kiến thức của học kỳ I , lớp 4 không à . Các bạn thông cảm nhé !

5
16 tháng 11 2018

Nhok ơi nhiều wá viết rak thì cả tối à!

16 tháng 11 2018

Đề 2: 

                Tham khảo bải này bạn nhé:

Tôi tên là An-đrây-ca. Lúc lên 9 tuổi, tôi sống với mẹ và ông ngoại, ông ngoại tôi đã 96 tuổi nên rất yếu.

Một buổi chiều, ông nói với mẹ tôi: “Bố khó thở lắm !...”. Mẹ liền bảo tôi đi mua thuốc. Tôi nhanh nhẹn đi ngay, nhưng dọc đường lại gặp mấy đứa bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cuộc. Chơi được một lúc, sực nhớ lời mẹ dặn, tôi vội chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc rồi mang về nhà.

Bước vào phòng ông, tôi hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Thì ra ông đã qua đời. Tôi ân hận tự trách: “Chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết". Tôi oà khóc và kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ an ủi:

-  Không, con không có lỗi. Chẳng thuốc nào cứu nổi ông đâu, ông đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà.

Nhưng tôi không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, tôi ngồi nức nở dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng. Mãi sau này, khi đã lớn, tôi vẫn luôn dằn vặt: “Giá mình mua thuốc về ngay thì ông ngoại còn sống thêm được vài năm nữa!”.

                                                Học tốt!


 

21 tháng 4 2020

– Câu khiến ( câu cầu khiến, câu mệnh lệnh) dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn ,… của người nói, người viết với người khác.

– Khi viết, cuối câu khiến có dấu chấm than hoặc dấu chấm.

– Muốn đặt câu khiến, có thể dùng một trong những cách sau :

+ Thêm từ hãy hoặc đừng, chớ, nên, phải,… vào trước ĐT.

+ Thêm từ lên hoặc đi, thôi, nào,…vào cuối câu.

+ Thêm từ đề nghị hoặc xin, mong,…vào đầu câu.

– Dùng giọng điệu phù hợp với câu khiến.

*Lưu ý : Khi nêu yêu cầu, đề nghị, phải giữ phép lịch sự. Muốn vậy, cần có cách xưng hô cho phù hợp và thêm vào trước hoặc sau ĐT các từ Làm ơn, giùm, giúp,…

– Ta cũng có thể dùng câu hỏi để nêu yêu cầu, đề nghị.

B) Bài tập thực hành:

Bài 1 :

Hãy đặt 3 câu khiến tương ứng với 3 tình huống sau :

a)     Mượn bạn một cuốn truyện tranh.

b)    Nhờ chị lấy hộ cốc nước.

c)     Xin bố mẹ cho cvề quê thăm ông bà.

Bài 2:

Đặt câu khiến theo các yêu cậu dưới đây:

a)     Câu khiến có từ đừng (hoặc chớ, nên , phải ) ở trước ĐT làm VN.

b)    Câu khiến có từ lên (hoặc đi, thôi ) ở cuối câu.

c)     Câu khiến có từ đề nghị ở đầu câu.

*Đáp án : VD : Con đừng ngồi lâu trước máy vi tính.

Bài 3 :

Em hãy nêu các tình huống có thể dùng câu khiến đã đặt ở bài tập 2.

*Đáp án : (theo VD trên) : Bố khuyên con vì thấy con ngồi lâu trước máy vi tính.

Bài 4 :

a)     Đặt câu khiến có từ Làm ơn đứng trước ĐT.

b)    Đặt câu khiến có từ giúp ( giùm ) đứng sau ĐT.

22 tháng 4 2020

đúng ko

1.. Cây bưởi đúng là một loài cây không thể thiếu đối với cuộc sống của dân Việt Nam. Nó là một phần của những ngày lễ, ngày hội quan trọng. Nếu thiếu bưởi thì cuộc sống tinh thần của người dân Việt Nam sẽ vô vị đến mức nào.

2. Cây phượng già đã chứng kiến bao niềm vui nỗi buồn của chúng em. Mỗi lần phượng nở hoa, lòng em lại rộn ràng lên những cảm xúc khó tả. Đó là lúc em khi sắp phải xa mái trường, xa cây phượng. Mai đây lớn khôn, em luôn nghĩ về ngôi trường tiểu học, nhớ tới cây phượng già thân quen này.

3. Một năm bắt đầu từ mùa xuân và mùa xuân có hoa đào đó là những dấu hiệu quen thuộc khiến tôi nhận ra mình đã thêm một tuổi mới. Dù sau này lớn lên,tôi sẽ không quên được hình ảnh cây hoa đào trong mùa xuân yêu hương

19 tháng 8 2020

mình cần nghe những lời tâm sự của mọi người

19 tháng 8 2020

Mình cần gấp đó nha

23 tháng 3 2020

Câu 1: Các bài thi của Nguyễn Hiền vượt xa các học trò của thầy vì bài của chú chữ tốt văn hay.

Câu 2: Qua nội dung bài đọc, em học tập ở Nguyễn Hiền những đức tính là ý chí vượt khó, tinh thần tự học, quyết tâm cao để đạt được hành quả tốt đẹp.

Câu 3: Chú bé rất ham thả diều.

                             VN

Câu 4: Trong bài đọc “Ông trạng thả diều” có hai từ láy, đó là: đom đóm, vi vu.

Đặt câu:

- Tiếng sáo vi vút trên cao.

26 tháng 3 2020

Nếu là bài đó thì hơi dài cậu giở sách nêu định nghĩa của danh từ riêng sau đó dựa vào khái niệm về danh từ chung rồi tìm từ là xong câu 1 nha

Câu 2 cũng vậy cậu nhớ lại định nghĩa từ láy đã hok rồi tìm từ là xong câu 2 

Còn câu 3 để tớ lo hộ cậu : các danh từ có trong câu ấy là : thần đi - ô - ni - dốt

Chúc cậu hok tốt nhớ k và kb nếu có thể nha

18 tháng 3 2020

Các từ láy trong bài tập đọc Sầu riêng là: 

- không khí, ngào ngạt, hao hao, li ti, lủng lẳng, khẳng khiu, ngạt ngào.

                                                          Sầu riêng

   Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ.

   Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy, li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến. Mùa trái rộ vào tháng tư, tháng năm ta.

   Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê.

23 tháng 1 2019

Ngày xửa ngày xưa, trong khu rừng nọ, có một con Cáo già tinh ranh, độc ác. Nó thường nghĩ ra đủ mưu mẹo để lừa những con vật nhẹ dạ, cả tin, biến thành mồi ngon cho nó.

Sáng hôm ấy, trên đường đi kiếm ăn, Cáo nhác trông thấy chú Gà Trống có cái mào đỏ chót rung rinh, bộ lông bóng mượt, đôi chân vàng rực bám chắc vào cành cây. Chú Gà Trống đang mê mải gáy vang, chào đón Mặt trời, báo hiệu cho tất cả muông thú trong rừng biết một ngày mới đã bắt đầu.

Cáo ta thèm chảy dãi. Nó nghĩ bụng: “Chà ! Thịt chú Gà Trống kia chắc là ngon tuyệt! Mình phải dụ cho Gà Trống xuống đất thì mới vồ được!”. Cáo ngoác mồm cười rồi đon đả ngỏ lời:

-  Kìa! Xin chào anh bạn quý mến của tôi! Mời anh xuống đây nghe tôi báo tin vui này: Từ giờ trở đi, muôn loài sống trong rừng sẽ kết thành bè bạn. Tôi sung sướng lắm nên muốn báo cho bạn hữu xa gần đều biết. Nào! Gà Trống ! Xin đừng e ngại, hãy xuống nhanh để tôi hôn bạn, bày tỏ tình thân ái!

Nãy giờ, Gà Trống vẫn yên lặng nghe Cáo dụ dỗ nhưng trong lòng thì chẳng lạ gì trò lừa bịp của Cáo. Muốn doạ cho Cáo sợ, Gà Trống nhanh trí bảo:

- Cảm ơn anh Cáo đã có lòng tốt! Từ nay trở đi, Gà và Cáo chung sống hoà bình với nhau thì quả là chẳng có tin mừng nào hơn! Ô kìa! Tôi thấy có hai anh chó săn đang chạy lại phía này. Chắc là họ cũng vội vàng đi loan tin vui như anh vậy!

Nghe thấy thế, Cáo hồn bay phách lạc, quắp đuôi, co cẳng chạy biến. Gà Trống khoái chí cười khì:

-   Rõ là phường gian dối, hèn nhát! Ngữ ấy thì làm gì được ai!

3 tháng 7 2019

Hướng dẫn giải:

- Dế Mèn bênh vực kẻ yếu : “Bọn nhện sợ hãi……quang hẳn”: được viết theo kiểu không mở rộng.

- “Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi : “Chỉ trong mười năm…. Người cùng thời”: được viết theo kiểu mở rộng.