Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
BẠN TỰ ĐI MÀ LM. SUY NGHĨ CỦA BẠN PHẢI TỰ VIẾT RA MỚI CHÂN THỰC CHỚ
Có một nhà văn đã từng nói "Nơi lạnh nhất Trái Đất không phải là bắc cực, mà là nơi không có tình thương". Tình thương là thứ tình cảm đẹp và cao quý giữa con người với con người trong cuộc sống, nó có thể thể thay đổi được rất nhiều điều. Có rất nhiều biểu hiện của tình thương, trong đó có sẻ chia.Vậy sẻ chia là gì? Chia sẻ là thể hiện sự san sẻ, sự đồng cảm, cảm thông giữa con người với con người, cộng đồng bằng một hành động, lời nói và thậm chí đơn giản chỉ là bằng những cử chỉ, ánh mắt.Nó đối lập với sự vô cảm là trạng thái cảm xúc và thái độ ý thức của một người hay một nhóm người thờ ơ, dửng dưng không biết quan tâm đến mình đến những gì đang diễn ra xung quanh mình.Người biết sẻ chia là người có tấm lòng nhân ái biết đồng cảm, lắng nghe, giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn. Đôi khi sự chia sẻ cũng không nhất thiết phải thể hiện trực tiếp bằng hành động mà chỉ cần ánh mắt hiền dịu, nụ cười thân thiện, lời an ủi, chúc mừng, đôi khi chỉ là sự im lặng cảm thông, lắng nghe.Vậy ý nghĩa của sự sẻ chia là gì ?Đối với người nhận được thì sẽ khiến họ thấy vui vẻ hơn, hạnh phúc hơn khi được quan tâm và đồng cảm.Còn đối với người cho thì sẽ thấy vui khi làm được việc tốt, việc có ích để giúp người, giúp đời.Biết chia sẻ đều mang lại niềm vui cho cả hai bên.Sự chia sẻ đôi khi có thể làm thay đổi cả cuộc đời của một con người.Tôi nói không sai đâu.Khi gặp một người đang rơi đến tận cùng của nỗi tuyệt vọng, họ không còn muốn tiếp tục sống và học sẽ nghĩ quẩn.Bây giờ chỉ cần bạn quan tâm họ,đồng cảm với họ và đưa ra lời khuyên chân thành nhất thì sẽ khiến họ thay đổi suy nghĩ mà sống tích cực hơn.Vì vậy sự sẻ chia trong cuộc sống là điều rất cần thiết.Mỗi chúng ta cần phải biết yêu thương, chia sẻ vì sự sẻ chia chính là một trong những điều giúp hoàn thiện bản thân mình hơn. Không ngừng cố gắng, không ngừng phấn đấu vì bản thân và vì những người xung quanh mình, làm cho cuộc sống trở nên tươi đẹp và ý nghĩa hơn
Dịch Covid-19 bùng phát khiến cho cuộc sống của những người nghèo thêm chật vật với gánh nặng mưu sinh. Trong khó khăn, tại TPHCM xuất hiện nhiều hành động thiết thực và ý nghĩa, khiến mọi người càng thêm thấm thía cái đẹp của tình người, tình đời nơi mảnh đất phương Nam. Những câu chuyện cảm động, hào sảng dang tay đùm bọc, sẻ chia đang lan tỏa nhắc nhớ chúng ta biết trân trọng những gì đang có và sống có trách nhiệm hơn với cộng đồng.
Những bữa cơm từ thiện ấm áp tình thương, những vật dụng sinh hoạt nhỏ, nước sát khuẩn, khẩu trang, hoặc chỉ vài kí gạo được trao cho những người bán vé số, lao động nghèo khổ.
Cùng với đó, những người nghèo sẽ được nhận miễn phí gạo từ chiếc "ATM gạo", trung bùnh mỗi ngày cây ATM phát được khoảng 4 tấn gạo.
Chiếc "ATM gạo" này không chỉ luôn tuôn trào gạo mà còn tràn đầy cả lòng nhân ái khi ngày càng có nhiều tấm lòng thảo thơm mang gạo đến cùng chung sức, đồng hành cùng những người nghèo vượt qua hoàn cảnh khó khăn. Người vài chục ký, người hơn tạ, cũng có người góp vài tạ... Cứ thế, kho gạo để giúp đỡ người dân đầy ắp hẳn lên.
Khi việc huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc được triển khai kịp thời, thiết thực, hiệu quả, có tầm bao quát, công khai, minh bạch, thì tinh thần tương thân tương ái ấy sẽ càng sôi nổi, lan tỏa.
Tinh thần ấy giữa “cơn bão đại dịch” được thể hiện sâu sắc hơn bao giờ hết qua chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào ta đang sinh sống, làm việc, học tập ở nước ngoài trở về Tổ quốc. Trong khi nhiều nước đối phó với đại dịch bằng cách đóng cửa thì đất nước giang rộng vòng tay đón chào những người con xa xứ giữa lúc đang phải căng mình chống chọi với dịch bệnh.
THAM KHẢO:
Gia đình là tổ ấm, là nơi nuôi dưỡng mỗi chúng ta, và đó cũng là nơi để trở về sau những ngày bôn ba vất vả. Bởi thế, gia đình có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Nơi mà chúng ta gọi là gia đình, chính là nơi có những người thân yêu với ta cùng chung sống. Đó là bố, là mẹ, là anh chị em, là ông bà. Gia đình là nơi nâng ta đi những bước chân đầu tiên, dìu dắt ta ngày càng trưởng thành và luôn dang rộng vòng tay đón chờ ta trở về. Dù là vui buồn hay mệt mỏi, dù là sung sướng hay khó khăn, gia đình vẫn sẽ mãi luôn là bến bờ an toàn nhất. Khi dần lớn lên, chúng ta sẽ mặc sức rong ruổi trên hành trình tìm kiếm thành công, và gia đình sẽ chính là hậu phương vững chắc nhất, tiếp thêm cho ta sức mạnh, ý chí. Thế nhưng, để gia đình thực sự là một nơi tuyệt vời như thế, bản thân mỗi chúng ta cần phải nâng niu và giữ gìn gia đình của mình. Từ những hành động nhỏ nhất, như dành tình yêu thương cho những thành viên trong gia đình. Dành thời gian để đoàn tụ, chia sẻ cùng nhau. Có như vậy, gia đình mới thực sự là mái ấm tuyệt vời của mỗi con người.
tham khảo
Gia đình là tế bào của xã hội. Đó là nơi để mọi thành viên có thể chung sống, sinh hoạt cùng nhau. Một gia đình đầy đủ khi có tình yêu thương và sự chăm sóc của cha mẹ, sự sẻ chia và đồng cảm giữa các thành viên với nhau. Gia đình là nơi đem lại sự bình yên cho mỗi người sau những bộn bề lo toan của cuộc sống. Gia đình đóng một vai trò quan trọng trong xã hội. Đó là một môi trường tốt giúp cho trẻ nhỏ phát triển về thể chất và tư duy. Trẻ em chính là mầm non của xã hội, là tương lai của đất nước. Được lớn lên trong vòng tay của cha mẹ, các em sẽ được sống đầy đủ về mặt tình cảm. Hơn thế nữa, dưới sự giáo dục của cha mẹ, các em sẽ có những định hướng tích cực trong tương lai. Cha mẹ vừa là người giáo viên, vừa là người bạn để các em sẻ chia, tâm sự. Mỗi khi gặp khó khăn trong đời, gia đình chính là nơi để chúng ta trở về và được an ủi, động viên. Gia đình là chỗ dựa tinh thần và thể xác tốt nhất khi ta suy sụp. Đồng thời, ở ngoài kia vẫn còn rất nhiều trẻ em lớn lên thiếu thốn tình yêu thương của cha mẹ, gia đình. Có thể là do các em từ nhỏ đã mất cha mẹ, hoặc cũng có thể là do hôn nhân tan vỡ, … Các em chịu nhiều thiệt thời so với những người bạn đồng trang lứa, đôi khi cảm thấy tủi thân khi bị bạn bè chế giễu, bắt nạt. Lúc nào các em cũng kháo khát tình cảm gia đình. Không có gì đẹp và đáng quý hơn là được sống trong mái ấm gia đình. Bởi vậy, mỗi người trong chúng ta cần biết nâng niu và trân trọng mái ấm gia đình của chính mình.
Em tham khảo:
Ngày xưa, có vợ chồng nghèo rất nhân hậu và tốt bụng nhưng mãi vẫn chưa sinh được mụn con nào. Hai ông bà làm thuê cho nhà phú ông giàu có ở trong vùng. Một ngày nọ, bà lão vào rừng kiếm củi, do quá khát bà đã uống nước trong một cái sọ dừa. Chẳng bao lâu sau bà mang thai, đứa bé sinh ra không chân không tay chỉ có mỗi cái đầu tròn lông lốc. Bà toan bỏ đi, thì đứa bé xin bà đừng vứt bỏ, bà thương tình để lại và đặt tên là Sọ Dừa. Sọ Dừa đã lớn lên với nhiều kì lạ và sau này nên duyên với con gái út của phú ông. Họ đã cùng trải qua những gian khổ và chiến thắng sự hãm hại của hai người chị độc ác. Cuối cùng, những người lương thiện ấy đã nên duyên và sống một cuộc sống hạnh phúc.
Tham khảo:
Qua các truyện dân gian trung đại của mỗi tác giả Việt Nam theo thời gian, đã giúp ta hiểu ra được tấm lòng cao cả của người Việt Nam ở một góc độ nào đó là tình thương người , là biển cả tình thương và lòng rộng lượng bao dung giữa người với người. Mỗi tác giả thể hiện đạo lí nhân nghĩa tình yêu người với người bằng những tác phẩm chân thật nhất về cuộc sống của nhân dân ta dưới chế độ phong kiến, tác giả đã vẽ lên được cả bầu trời u tối trong cuộc đời của mỗi nhân vật và lòng cảm thương, đau xót và phẫn nộ của tác giả dưới mỗi cuộc đời bất hạnh thể hiện rất rõ qua mỗi dòng thơ dòng chữ. Như bài ' Tức nước vỡ bờ' và ' Lão Hạc ' đây là hai tác phẩm thệ hiện rất rõ đạo lí làm người và tình nghĩa gia đình. Đối với Lão Hạc có lẽ làm tròn đạo lí của một con người là cái quan trọng nhất vì từ lúc sống đến lúc chết ông vẫn giữ được lòng tự trọng mặc dù cái nghèo khổ đàn áp ông tới lúc ông chết ông vẫn không bao giờ làm trái với tâm mình. Còn chị Dậu trong tác phẩm ' Tức nước vỡ bờ' đã cho ta thấy tình yêu thương chồng con của chị nhờ tình yêu cao cả ấy chị đã dũng cảm đứng lên tên cai lệ và người nhà lí trưởng để chống lại chế độ phong kiến khắt khe thời ấy. Qua hai tác phẩm đã cho ta thấy đạo lí , tình nghĩa của con người Việt Nam thật cao cả và quý báu, đây là đức tính mà ta cần học tập và noi theo
NOT BEST BUT YOU CAN REFER!!!!!!!♥♥♥♥♥
Trong nền văn học dân tộc ta, nội dung nhân đạo là sợi chỉ đỏ xuyên suốt mọi thời kì, giai đoạn văn học. Người Việt Nam bao đời này trọng tình nghĩa, nhân đức nên ở nội dung nhân đạo, vấn đề đạo làm người luôn được các nhà văn bám sát, phản ánh, được đọc giả từ cổ chí kim nhiệt tình đón nhận, trân trọng và cổ xúy. Dọc chiều dài lịch sử văn học, có thể thấy ở mỗi bộ phận văn học, việc thể hiện đạo làm người vừa có những nét tương đồng, vừa có sự độc đáo, riêng khác, vừa có sự ảnh hưởng, kế thừa, vừa có yếu tố tiếp biến, đổi mới.
Đối với người nghiên cứu văn học, đặt ra nhiệm vụ khảo sát vấn đề này trên toàn bộ nền văn học dân tộc là điều cần thiết. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ có thể chọn một khía cạnh nhỏ của vấn đề: So sánh một số biểu hiện nội dung “ Đạo làm người” trong văn học trung đại và văn học dân gian Việt Nam.
- “Đạo làm người” là một mảng nội dung lớn trong văn học trung đại và văn học dân gian Việt Nam.
Như đã nói trên, “ Đạo làm người” là một trong những vấn đề cốt lõi trong nội dung nhân đạo của nền văn học Việt Nam, trong đó có Thời kì văn học trung đại và bộ phận văn học dân gian. Bởi vì, phàm là con người, nói về “Đạo làm người” để răn mình nhắc người chẳng bao giờ là đủ. Đây con đường dẫn con người Việt Nam đến với tính nhân bản của dân tộc và nhân loại. Mặt khác, việc thẩm thấu “ đạo làm người” thông qua các tác phẩm văn chương có lẽ là cách thẩm thấu thẩm mỹ nhất, nhẹ nhàng mà thâm thúy nhất, dễ đi vào lòng người nhất.
1.1. “Đạo làm người” trong văn học trung đại Việt Nam
Người Việt Nam từ xưa đến nay có truyền thống trọng đạo, trọng văn. Thấu hiểu điều đó, các nhà văn Việt Nam, đặc biệt là các nhà văn thời kì Trung đại đã biến truyền thống thành thế mạnh, đưa vấn đề đạo làm người vào trong các áng thơ văn của mình như một điểm sáng để tìm kiếm tri âm. Đặc biệt, thời kì văn học trung đại lớn lên trên nền xã hội phong kiến nên văn chương trở thành một công cụ đắc lực để bảo vệ và duy trì trật tự xã hội. Chức năng cơ bản của văn học thời kì này là “ văn dĩ tải đạo”. Các nhà văn, nhà thơ đều là vua quan, quý tộc, kẻ sĩ, đều xuất thân từ cửa Khổng sân Trình nên họ sáng tác văn chương là để đề cao đạo đức phong kiến. Đạo ở đây chủ yếu là các vấn đề cơ bản của Nho giáo, là những lời răn dạy của đức Khổng – Mạnh. Tuy nhiên, trong các sáng tác của mình, các nhà văn trung đại không chỉ phản ánh một cách cứng nhắc, khiên cưỡng, đơn thuần tính quan phương mà còn lên tiếng khuyến thiện trừ gian. Nguyễn Trãi có câu thơ:
Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược
Có nhân, có chí có anh hùng.
Câu thơ trên, có người cho là nói về chức năng của văn chương. Nhưng ẩn sâu trong đó, điểm sáng của nó chính là nói về “ Đạo làm người” của người quân tử. Ở đây, Nguyễn Trãi vừa cổ vũ cho quan niệm đạo đức phong kiến, nhưng đồng thời thơ ông còn thể hiện tư tưởng: người quân tử phải luôn hành đạo giúp đời, phải diệt trừ cái xấu, cái ác để “yên dân”. Với người quân tử, Nguyễn Trãi đã đặt chữ “ Trạch” lên trước chữ “ Trí”( trong quan hệ “ Trí quân trạch dân”).Nguyễn Đình Chiểu từng viết:
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm.
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà
Sáng tác thơ văn không chỉ để chở đạo đức, đạo lý mà còn làm ra thứ vũ khí để chiến đấu với kẻ gian tà, độc ác trong xã hội. Đó là chính đạo trong văn chương.
Càng về cuối thời kì Văn học trung đại, quan niệm về “ Đạo làm người” của các nhà văn càng gần gũi với quan niệm của người bình dân thể hiện trong dòng văn học dân gian. “Đạo làm người” xa dần các tiêu chí của kinh điển Nho gia và đạo lý phong kiến và giảm dần tính chính trị, tính quan phương. Thay vào đó, trong tư tưởng của các nhà văn, tư tưởng Nho giáo dần được mài giũa, thẩm thấu qua lớp lọc văn học dân gian. Từ đó, trong sáng tác của họ, “ Đạo làm người” là hướng đến cuộc sống đề cao chữ “ Nghĩa” coi trọng chữ “ Tình”
1.2. “ Đạo làm người” trong văn học dân gian Việt Nam.
Văn học dân gian là bộ phận văn học của người dân, sáng tác và lưu truyền bằng hình thức truyền miệng, nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần của bình dân. Dưới chế độ phong kiến, người dân chiếm số đông và thuộc giai cấp bị trị nên không có điều kiện học chữ để đọc văn học viết. Họ tự sáng tác văn học cho mình và để lại cho nền văn học dân tộc kho tàng văn học dân gian tinh anh, đồ sộ với hơn 12 thể loại khác nhau. Văn học dân gian không chỉ thỏa mãn nhu cầu giải trí của người bình dân mà còn chứa đựng những bài học quý về “đạo làm người”. Người bình dân gửi gắm vấn đề này vào các sáng tác văn chương để nhắc nhở nhau, bảo ban con cháu sống đôn hậu, hài hòa với cộng đồng, với người thân. Nổi bật trong “ đạo làm người” theo tư tưởng của người bình dân là sống có đạo đức, trọng đạo lý, trọng nghĩa tình. So với văn học trung đại, vấn đề này được văn học dân gian thể hiện một cách khá tự do, phóng khoáng, phong phú hơn. “Đạo làm người” trong văn học dân gian không nhằm mục đích chính trị mà chủ yếu xuất phát từ mục đích tự thân nên không có tính quan phương, không có những nội dung, tiêu chí định sẵn, bó buộc. Tuy nhiên, xét cho cùng “ Đạo làm người” dù ở bộ phận hay thời kì văn học nào đều nói về ứng xử của con người đối với mình và với người khác để tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Cho nên, vấn đề này ở văn học trung đại và văn học dân gian vừa có những điểm tương đồng, vừa có những nét độc đáo, riêng khác trong cách thể hiện. Nó làm nên diện mạo phong phú và đầy đặn cho nội dung này trong văn học nước nhà.
- So sánh một số biểu hiện nội dung “ Đạo làm người” trong văn học trung đại và văn học dân gianViệt Nam
2.1. Nhân
Khi bàn đến "Đạo làm người", Nho giáo nhấn mạnh đến “Đạo nhân”. Nhân là người, gồm 2 phần thể xác và tâm hồn. Nó bao hàm nhiều ý nghĩa: Nhân là tha nhân, nhân tính, nhân nghĩa, nhân đạo và nhân ái. Khổng Tử nói: “Ái nhân như kỷ” .Người có lòng nhân luôn sống lương thiện và thương yêu mọi người. Đức Nhân với ý nghĩa đơn thuần như trên cũng là một trong những tư tưởng đạo đức cốt lõi của nhân dân Việt Nam. Cho nên, lòng nhân trong văn học trung đại và văn học dân gian nhiều đều được thể hiện đậm nét và nét tương đồng.
Trong thời kì văn học trung đại, các nhà văn, nhà thơ thể hiện lòng yêu thương con người với tất cả những gì nhân bản nhất. Nhiều tác phẩm lên tiếng ca ngợi vẻ đẹp của con người, sẻ chia với nỗi thống khổ của những con người bất hạnh, lên tiếng tố cáo các thế lực chà đạp lên giá trị của con người và bênh vực quyền sống của con người. Các tác phẩm tiêu biểu là : Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ, Sở kiến hành, Truyện Kiều, Văn tế thập loại chúng sinh, Long Thành cầm giả ca của Nguyễn Du, Văn tế Trương Quỳnh Như của Phạm Thái.... Mỗi tác phẩm là một khúc là một hồi chuông kêu cứu thống thiết cất lên tự đáy lòng của nhà văn trước những mảnh đời bất hạnh, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hộ phong kiến. Lòng nhân thể hiện đầy đủ, hàm súc qua hai câu mở đầu Truyện Kiều:
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trong thấy mà đau đớn lòng.
Văn thơ Trung đại vào thế kỉ XVIII-XIX là giai đoạn rực rỡ của chủ nghĩa nhân đạo nên lòng nhân được thể hiện đầy đủ và sâu sắc hơn bao giờ hết.
Văn học dân gian có đặc trưng truyền miệng nên ít có những tác phẩm lớn thể hiện lòng nhân như văn học trung đại. Tuy nhiên, không vì thế mà nội dung này trong văn học dân gian trở nên mờ nhạt. Nó được thể hiện rộng khắp trên toàn bộ 12 thể loại và kết tinh trong những câu chuyện, câu thơ dân gian bất hủ. Những câu chuyện cổ tích như : Tấm Cám, Sọ Dừa, phản ánh cuộc chiến đấu không khoan nhượng giữa cái thiện và cái ác, khẳng định vẻ đẹp và sức mạnh của con người, giử gắm niềm mơ ước về một xã hội công bằng, tốt đẹp. Đồng thời những câu chuyện trên còn nêu bài học quý về cách lựa chọn lối sống phù hợp để trở thành người tốt, được hưởng phúc hậu, tránh hại mình hại người. Văn học dân gian còn biểu hiện lòng nhân một cách trực tiếp qua các câu tục ngữ:
- Thương người như thể thương thân
- Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ
- Lá lành đùm lá rách
Hay những câu ca dao như:
- Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
- Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Ở văn học dân gian, lòng nhân, đức nhân là phẩm chất cơ bản của mỗi con người, vì lòng nhân, con người yêu thương, tôn trọng và bình đẳng với nhau. Còn ở phần lớn các tác phẩm văn học trung đại, lòng nhân ít nhiều mang tính quan phương, theo chuẩn mực phong kiến nên nó mặc định là phẩm chất cần có của người quân tử, người đọc sách thánh hiền. Cho nên đức nhân, đức hiếu sinh không còn nguyên ý nghĩa bình đẳng cho mọi người mà là sự ban ân của người trên dành cho kẻ dưới.(“Bậc quân tử mà chẳng nhân thì có đấy, chưa có kẻ tiểu nhân mà lại có nhân vậy” – Khổng Tử). Mặt khác, lòng nhân theo quan điểm phong kiến không đơn thuần là vấn đề đạo đức mà gắn liền với địa vị, nghĩa vụ của bậc trượng phu( nhân nghĩa, nhân chính, chính nhân...). Còn trong tư tưởng của người bình dân, lòng nhân là một vấn đề đạo đức đơn thuần, bình đẳng giữa mọi người và không hàm chứa bất cứ một động cơ chính trị nào.
2.2. Nghĩa.
Tương tự chữ Nhân, Nghĩa cũng là một trong 5 điều quan trọng mà đức Khổng Tử cho là hết sức cần thiết của mỗi người quân tử. Nghĩa là ân nghĩa, ân tình, nghĩa khí, tri ân (trả ơn), thi ân (làm ơn, phước) có tình nghĩa và cư xử tử tế với mọi người. Chế độ phong kiến đã cố định hóa những nội dung này trong một số tư tưởng, mối quan hệ mang tính chính trị - xã hội như: nhân nghĩa, nghĩa vua tôi, nghĩa tào khang....Chữ Nghĩa ở đây cũng ít nhiều mang tư tưởng giai cấp như chữ Nhân. Điều này thể hiện khá rõ qua thơ văn Nguyễn Trãi:
Trong “Lệnh dụ các tướng hiệu quân nhân ở Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hoá” (Quân trung từ mệnh tập) câu mở đầu là “Ta khởi nghĩa ở đất các ngươi, nay muốn thành công mong các ngươi giữ chung thuỷ một lòng, đá vàng một tiết để toàn cái nghĩa quân thần, phụ tử”.
Trong “chiến cấm các đại thần, tổng quan cùng các quan ở Viện, Sảnh, Cục tham lam lười biếng” (phần văn loại chép phụ vào Quân trung từ mệnh tập) gần cuối có câu: “Vua tôi nghĩa lớn, trọn vẹn trước sau…”
Ngay như một nhà thơ “ ngất ngưởng” như Nguyễn Công Trứ vẫn không quên:
Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung.
Từ cuối thế kỉ XVIII chế độ phong kiến bước vào thời kì khủng hoảng. Văn nhân xa dần với quy chuẩn phong kiến mà tìm về với tư tưởng của quần chúng nhân dân. Cho nên, biểu hiện của chữ Nghĩa trong văn học trung đại giảm tính quan phương, chuẩn mực mà hấp thụ cách hiểu chữ nghĩa phóng khoáng và bình đẳng của người bình dân. Trong tác phẩm Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu có đoạn thơ :
Vân Tiên nghe nói liền cười,
"Làm ơn há dễ trong người trả ơn.
"Nay đà rõ đặng nguồn cơn,
"Nào ai tính thiệt so hơn làm gì.
"Nhớ câu kiến ngãi bất vi,
"Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.
Cũng trong tác phẩm này có đoạn:
Hối con vầy lửa một giờ
Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày.
Ngư rằng: lòng lão chẳng mơ
Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn
Nước trong rửa ruột sạch trơn
Một câu nhân nghĩa chi sờn lòng đây.
Ở những câu thơ trên, nghĩa là nghĩa khí của con người, là tình nghĩa giữa người với người. Đó là những hành động hướng về người khác một cách vô tư, đối xử tình cảm, tử tế, có trước có sau, không tính toán thiệt hơn, không mưu cầu tư lợi. Người Việt Nam có truyền thống trọng chữ Nghĩa với cách hiểu này. Chữ Nghĩa trong văn học dân gian vừa cụ thể, cảm tính nhưng cũng vô cùng trừu tượng, thâm sâu:
-Cây đa cũ, bến đò xưa
Bộ hành có nghĩa nắng mưa cũng chờ
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng
- Rủ nhau xuống bể mò cua
Đem về nấu quả mơ chua trên rừng
Em ơi chua ngọt đã từng
Non xanh nước biếc ta đừng quên nhau
- Trai mà chị, gái mà chi
Con nào có nghĩa có nghì thì hơn
Biểu hiện chữ Nghĩa trong văn học dân gian vì thế mà trở nên vô cùng phong phú, đa dạng, linh hoạt và phóng khoáng. Cho nên, nó có sức lan tỏa, sức ảnh hưởng lớn trong đời sống con người từ xa xưa cho đến ngày nay. Qua nhiều thế hệ, nó hun đúc nên truyền thống trọng nghĩa tình trọng tình trong văn hóa của dân tộc Việt Nam.
2.3. Trung
Theo kinh điển Nho gia, nếu như Nhân , Nghĩa thuộc Ngũ thường thì Trung, hiếu , tiết đễ thuộc Thập nghĩa, nằm trong những mối quan hệ hai chiều như: Quân nhân, thần trung (Vua hiền, tôi trung), Phụ từ, tử hiếu (Cha hiền, con hiếu thảo) Phu nghĩa, phụ chính (Chồng có nghĩa, vợ vâng phục) Huynh lương, đệ đễ (Anh hiền lương, các em thương kính). Quân nhân, thần trung (Vua hiền, tôi trung) Phụ từ, tử hiếu (Cha hiền, con hiếu thảo) Phu nghĩa, phụ chính (Chồng có nghĩa, vợ vâng phục) Huynh lương, đệ đễ (Anh hiền lương, các em thương kính). Tuy nhiên, văn học trung đại nhằm mục đích góp phần duy trì trật tự cai trị của chế độ phong kiến nên chủ yếu nói về bổn phận, trách nhiệm của kẻ dưới đối với bề trên. Vì vậy, “ Đạo làm người” trong văn học trung đại cũng chỉ phản ánh mối quan hệ một chiều, định hình làm thước đo phẩm chất của con người: trung, hiếu, tiết, đễ. Văn học dân gian tuy là sáng tác của người bình dân nhưng vẫn ít nhiều chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến. Mặt khác, người Việt Nam có truyền thống kính trên nhường dưới và coi đó là phẩm chất đạo đức của con người. Cho nên, văn học dân gian cũng thể hiện “ Đạo làm người” qua các chuẩn mực đạo đức nói trên
Văn học trung đại nói nhiều đến chữ Trung, coi đây là phẩm chất quan trọng bậc nhất của người quân tử, nhà Nho,văn nhân....Họ lĩnh hội quan niệm chữ Trung của Khổng Mạnh và tuyệt đối hóa nó thành tư tưởng chính trị “ trung quân ái quốc”- trung với vua là yêu nước. Nguyễn Trãi có nhiều câu thơ nói về đạo trung, trung quân:
- Văn chương chép lấy đòi câu thánh,
Sự nghiệp tua gìn phải đạo trung.
- Bui có một niềm chăng nỡ trễ
Đạo làm con với đạo làm tôi
- Bui một tấc lòng trung với hiếu
Mài chẳng khuyết, nhuộm chẳng đen
- Bui(chỉ vì) một tấc lòng ưu ái
Đêm ngày cuộn cuộn nước triều đông
- Hằng lấy đạo trung làm nghĩa cả
Qua ngày qua tháng được an nhàn
Nguyễn Trãi sống trong thời chế độ phong kiến thịnh nên đức trung được cổ xúy và xuất hiện khá dày trong thơ ông và hầu hết các nhà thơ khác. Từ Nguyễn Bỉnh Khiêm trở về sau, chế độ phong kiến khủng hoảng, thoái trào nên lòng Trung biểu hiện mờ hơn và không còn khắt khe như trước.
- Ái ưu vặc vặc trăng in nước
Danh lợi lâng lâng gió thổi hoa.
...Ưu ái chẳng quên niềm trước,
Thị phi biếng nói sự nay.
(Nguyễn Bĩnh Khiêm)
- Ơn vua chưa chút báo đền
Cúi trông thẹn đất ngẩng lên thẹn trời
(Nguyễn Khuyến)
- Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung
(Nguyễn Công Trứ)
- Trai thời trung hiếu làm đầu
(Nguyễn Đình Chiểu)
Tuy nhiên, về thời phong kiến suy tàn, nhiều nhà Nho, quan lại, kẻ sĩ có quan niệm “người trung thần tòng đạo bất tòng quân”, hoặc phủ nhận tư tưởng “ trung quân ái quốc” : Dân là dân nước nước là nước dân”( Phan Bội Châu).
Văn học dân gian không nói nhiều về đức trung bởi người bình dân không coi trung quân là bổn phận, là đại đức như các nhà Nho. Những câu chuyện dân gian ca ngợi những ông vua hiền và phê phán những vị hôn quân tàn bạo. Ca dao có những câu như:
- Ong kiến còn có vua tôi,
Huống chi loài người chẳng có nghĩa ư?
- Làm tôi thì ở cho trung,
Chớ ở hai lòng mà hóa dở dang.
Văn học dân gian không đồng nhất đức trung với lòng yêu nước như trong văn học trung đại.
2.4. Hiếu.
Hiếu thảo với ông bà cha mẹ là một truyền thống đạo đức đẹp đẽ của dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy, cả văn học trung đại và văn học dân gian đều thể hiện đức hiếu với những nội hàm giống nhau . Biểu hiện của lòng hiếu trong văn học hết sức phong phú, đa dạng. Trong truyện Kiều của Nguyễn Du, Thúy Kiều bán mình cứu cha cho vện chữ hiếu. Mười lăm năm lưu lạc, Thúy Kiều vẫn không nguôi thương nhớ song thân:
Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh lấy ai đó nhờ
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
Trong truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu, khi nghe tin mẹ mất, Lục Vân Tiên đã đau đớn vô hạn, khóc đến mù hai mắt.
Văn học dân gian cũng kể chuyện Phạm Công Cúc Hoa, nhân vật Cúc Hoa đã tự xẻo thịt để nuôi mẹ già. Ca dao có nhiều câu nói về công đức của cha mẹ và tấm lòng của bậc làm con:
- Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
- Dù cho dâng trọn một đời,
Cũng không trả hết ân người sanh ta
- Đói lòng ăn hột chà là
Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng.
- Ai về tôi gởi buồng cau,
Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy.
Phụ tử tình thâm. Không dễ một lời mà nói hết thâm tình máu mủ. Cho nên, tình mẫu tử, tình phụ tử thiêng liêng mà gần gũi, một đôi lời khó nói hết. Văn học trung đại và văn học dân gian đều có một số lượng lớn tác phẩm viết về lòng hiếu thảo, tình cảm của con cái dành cho hai đấng sinh thành. Dù là quân tử văn nhân hay người bình dân đầu trần chân đất, những lời văn, lời thơ giãi bày lòng hiếu đều thiết tha, làm xúc động lòng người.
2.5.Tiết.
Tiết là tiết hạnh của người phụ nữ đối với chồng. Theo quan niệm phong kiến, người vợ phải nhất nhất phục tùng ý chồng: “ Xuất giá tòng phu”. Văn học trung đại coi người vợ là người có vị trí thấp hơn chồng, là người “ nâng khăn sửa túi” cho chồng. Người đàn ông được phép cưới năm thê bày thiếp nhưng người phụ nữ buộc phải chính chuyên một chồng. Chồng qua đời thì phải ở vậy nuôi con để được danh tiết hạnh. Người chồng toàn quyền định đoạt cuộc sống của người vợ. Trong truyện “ Người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, chỉ vì chuyện hiểu lầm mà Trương Sinh đã ép vợ vào cái chết oan nghiệt để giữ trọn chữ Tiết. Trong truyện Kiều, lúc gặp lại Kim Trọng, Thúy Kiều nghĩ mình không đủ tiết hạnh, không xứng đáng với Kim Trọng nên đã: “ Đổi duyên cầm sắt hóa ra cầm kì”. Chữ tiết trong văn học phong kiến không còn là một phạm trù đạo đức mà trở thành chiếc vòng kim cô trói chặt cuộc đời, hạnh phúc của người phụ nữ.
Văn học dân gian không nói nhiều về tiết hạnh, thay vào đó, người bình dân nói nhiều về tình cảm vợ chồng. Không phải là “ nam nữ thụ thụ bất thân” hay “ tương kính như tân” mà là sự đồng lòng, đồng tâm: “ Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”, đồng cam cộng khổ: “ Râu tôm nấu với ruột bầu. Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon”, “ Đi đâu cho thiếp đi cùng. Đói no thiếp chịu lạnh lùng thiếp theo”, thủy chung, trọn nghĩa vẹn tình “ Chồng em áo rách em thương. Chồng người áo gấm xông hương mặc người”....Quan hệ vợ chồng của người bình dân bình đẳng, dân chủ hơn so những nhà Nho. Chính vì thế, văn học dân gian không quá khắt khe với vấn đề tiết hạnh mà đề cao tình nghĩa vợ chồng.
Văn học là một dòng chảy không ngừng được hợp lại bởi nhiều chi lưu. Mỗi chi lưu xuyên qua những cảnh quan khác nhau nhưng đều chung quy luật trăm sông đổ về biển lớn. Văn học Việt Nam có thể nói cũng ví như sự hợp lưu của như là nơi dung hợp của những chi lưu khác nhau, trải qua nhiều thời kì, nhiều biến cố của đời sống của con người Việt Nam từ xa xưa. Các nhà văn ở mỗi
tham khảo
Sau khi học truyện Em bé thông minh, tôi rất ngưỡng mộ và khâm phục nhân vật em bé trong truyện. Em bé khoảng chừng bảy tám tuổi, con của một nhà nông dân bình thường nhưng rất mạnh dạn và nhanh trí. Em không hề rụt rè, nhút nhát như những đứa bé khác cùng tuổi mà dám đối thoại với viên quan và cả nhà vua. Em bé đã giải được những câu đố oái oăm, hóc búa đầy bất ngờ của viên quan, nhà vua và cả sứ thần nước láng giềng khiến tôi rất khâm phục. Câu đố xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của sứ thần nước láng giềng làm cho các ông trạng, đại thần, nhà thông thái đều lắc đầu bó tay nhưng em bé thì vừa chơi vừa hát câu giải đố một cánh dễ dàng. Tôi mong mọi trẻ em đều thông minh, nhanh nhẹn như em bé.
(Tham khảo)
Đoạn 1:Sau khi học truyện Em bé thông minh, tôi rất ngưỡng mộ và khâm phục nhân vật em bé trong truyện. Em bé khoảng chừng bảy tám tuổi, con của một nhà nông dân bình thường nhưng rất mạnh dạn và nhanh trí. Em không hề rụt rè, nhút nhát như những đứa bé khác cùng tuổi mà dám đối thoại với viên quan và cả nhà vua. Em bé đã giải được những câu đố oái oăm, hóc búa đầy bất ngờ của viên quan, nhà vua và cả sứ thần nước láng giềng khiến tôi rất khâm phục. Câu đố xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của sứ thần nước láng giềng làm cho các ông trạng, đại thần, nhà thông thái đều lắc đầu bó tay nhưng em bé thì vừa chơi vừa hát câu giải đố một cánh dễ dàng. Tôi mong mọi trẻ em đều thông minh, nhanh nhẹn như em bé.
Đoạn 2:Khi nhắc đến những truyện cổ tích về trí khôn dân gian thì không thể không nói đến truyện "Em bé thông minh". Em bé thông minh là nhân vật đại diện cho sự thông minh, cách ứng xử nhanh, đối đáp giỏi của dân tộc ta. Em bé thông minh là một em bé chăm chỉ, ngoan ngoãn đối với em. Chính những câu trả lời tưởng như rất khó khăn, cụt đường đối với các quan đại thần nhưng lại vô cùng đơn giản, “nhẹ tựa lông hồng” đối với em bé thông minh đã đưa em lên chức trạng nguyên. Dù vậy, em bé thông minh vẫn chỉ là một đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ và đáng yêu. Em mong sau này nước ta sẽ có được nhiều nhân tài như nhân vật Em bé thông minh.
Đối với mỗi cuộc đời con người, sự sẻ chia trong cuộc sống là điều vô cùng cần thiết. Vậy sẻ chia là gì? Tại sao nó lại quan trọng đến vậy? Sẻ chia là một dạng tình cảm xuất phát từ trái tim, sự đồng cảm, và tình yêu thương, được thể hiện khi ta biết quan tâm, lo lắng và giúp đỡ những người xung quanh. Nói cách khác, sẻ chia chính là cho đi mà không mong muốn được nhận lại. Bạn biết đấy, cuộc sống là sự tổng hòa của các mối quan hệ xã hội. Biết sẻ chia chắc chắn sẽ giúp bạn phát triển các mối quan hệ xã hội, tạo nên sự gắn kết với những người xung quanh, từ đó không bao giờ cảm thấy cô đơn, lạnh lẽo. Đồng thời khi ai đó gặp khó khăn, giúp được họ - dù chỉ một chút thôi – chắc chắn bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc và thanh thản hơn rất nhiều. Trong thực tế, không khó để ta bắt gặp và cảm phục những con người mang trong mình đức tính này. Những tình nguyện viên mang trên mình màu áo xanh tình nguyện, các mạnh thường quân không quản ngại khó khăn đến với vùng bão lũ hay đơn giản hơn là một cậu bé biết dành tiền ăn sáng tặng cho người hành khất…, đó đều là những bông hoa đẹp điểm tô cho vườn đời thêm rực rỡ. Tuy nhiên, vẫn có một số người sống ích kỉ, chỉ biết nhận lại chứ không biết cho đi. Họ chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình mà không quan tâm đến người khác muốn gì, nghĩ gì, cần giúp đỡ gì. Đứng trước hiện tượng này, tất cả chúng ta cần học cách đồng cảm, sẻ chia với những người xung quanh từ những việc làm nhỏ nhất: gửi lời chào tới bố mẹ trước khi đi học, chúc người bạn cùng bàn một ngày tốt lành khi tới lớp… Như vậy, chắc chắn cuộc sống ý nghĩa hơn rất nhiều. Bởi đúng như một nhà văn Nga từng nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương của con người”.
BN THAM KHẢO DÀN Ý NÀY ĐỂ SÁNG TẠO THÊM NHÉ
Dàn ý Nghị luận về thực trạng tin giả trong thời điểm dịch Covid-19
Mở bài
- Giới thiệu, dẫn dắt về vấn đề cần nghị luận: Tinh thần đoàn kết dân tộc.
Tinh thần đoàn kết dân tộc là truyền thống quý báu của người Việt Nam, trải qua bao thế hệ, lịch sử. Tinh thần ấy cho đến nay vẫn luôn được kế thừa và phát huy trong xã hội. Và, trong trận đại dịch COVID-19 vừa qua, tinh thần ấy lại được thắp sáng, trở thành phong trào vô cùng rộng lớn, mạnh mẽ.
Thân bài
- Giải thích về tinh thần đoàn kết dân tộc
Tinh thần đoàn kết chính là tình yêu thương giữa người với người, sống có trách nhiệm với cộng đồng, sẵn sàng giúp đỡ, ra tay cứu người trong lúc hoạn nạn. Tinh thần ấy được mô tả qua nhiều câu ca dao, tục ngữ ngàn xưa của ông bà ta: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn” hay “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng”…
- Vai trò, sức mạnh, ý nghĩa của tinh thần đoàn kết dân tộc.
+ Đoàn kết dân tộc tạo nên sức mạnh to lớn đối với thời cuộc đất nước, là việc nên làm, giúp gắn kết con người với con người trong một xã hội.
+ Tinh thần đoàn kết dân tộc khiến con người biết bao dung, biết cách cho, nhường nhịn và sẻ chia.
+ Tinh thần đoàn kết giúp đem lại cuộc sống hòa bình, tốt đẹp. Mỗi người biết cách nhìn cuộc sống một cách tích cực hơn. Chúng ta có thể nhìn thấy truyền thống dân tộc ấy được phát huy trong tình hình chống “giặc” COVID-19.
- Dẫn chứng, chứng minh hành động cụ thể.
Dịch bệnh COVID-19 đã càn quét, gây ảnh hưởng về Sức Khỏe, kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới. Là một nước nằm trong vùng ảnh hưởng của dịch bệnh, Việt Nam đã có những cách xử lý tuyệt vời, làm thế giới thán phục. Có thể nói, chính nhờ sức mạnh của tinh thần đoàn kết đã giúp đất nước ta bước đầu chiến thắng trên mặt trận chống virus SARS-CoV2.
+ Ngay từ lúc dịch bệnh bùng phát, giữa bối cảnh nhiều quốc gia hoang mang lo lắng, chính phủ nước ta đã có động thái quyết tâm, thể hiện trách nhiệm bảo vệ, giúp đỡ công dân, tạo điều kiện đón họ trở về từ vùng dịch. Phương ngôn của Thủ tướng chính phủ lúc đó chính là “Việt Nam quyết tâm không để ai bị bỏ lại phía sau, trong cuộc chiến chống dịch bệnh COVID-19”.
+ Các hoạt động thiện nguyện, “lá lành đùm lá rách”, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.
+ Cây ATM phát gạo miễn phí. Các thành phố lớn, quy tụ đông đảo những người lao động nhập cư tổng đại dịch bị thất nghiệp đã được các bạn trẻ, mạnh thường quân quan tâm, hỗ trợ. Trong thời gian cách lý, nhiều nhóm thiện nguyện đã tổ chức địa điểm phát đồ ăn, nước uống. Hay ở Sài Gòn, những tiệm kinh doanh ăn uống tự nguyện đóng cửa, tập trung phục vụ nấu cơm chay ngày 2 bữa, phát cho dân nghèo…
+ Sự hi sinh của các bác sĩ tuyến đầu chống dịch COVID-19.
+ Học sinh, sinh viên các trường đại học phát khẩu trang, nước rửa tay cho người dân.
+ Phong trào giải cứu dưa hấu, giải cứu tôm hùm,... khắp các tỉnh thành.
- Phê phán những hành động xấu
Bên cạnh những việc làm tốt đẹp, thể hiện tinh thần đoàn kết đó, có không ít trường hợp ích kỉ, lợi dụng tình hình dịch bệnh để trục lợi cá nhân.
+ Nâng mức giá khẩu trang, dung dịch rửa tay lên cao để kiếm chác lợi nhuận.
+ Tệ hại hơn nữa là kinh doanh khẩu trang giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
+ Tung tin đồn thất thiệt về dịch bệnh, gây hoang mang dư luận…
- Phát huy tinh thần đoàn kết
Qua những hành động tốt đẹp, ý nghĩa đó giúp ta thêm yêu, tự hào về dân tộc hơn. Là người con của Việt Nam, chúng ta cần nhắc nhở bản thân phải giữ gìn và nhân rộng tinh thần ấy.
Kết bài
- Khẳng định, đúc kết lại vấn đề.
Tham khảo nha em:
Có một câu nói rất hay rằng: “Chúng ta ai cũng muốn giúp người khác, con người là thế. Chúng ta muốn sống hạnh phúc bên nhau chứ không phải khổ sở cùng nhau. Đó chính là lòng nhân ái.” Dịch bệnh Covid 19 đang hoành hành khắp các quốc gia, nhiều vùng lãnh thổ khác nhau nhưng đó cũng chính là một phép thử cho chúng ta về lòng nhân ái. Virus vốn dĩ sinh tồn theo kiểu bất chấp, tìm mọi cách để sinh tồn mà không để ý đến sự thiệt hại của ai khác. Vậy con người liệu có hành xử như những con virus hay không? Thực tế cho thấy phần lớn con người đang sống trong cộng đồng đều đã và đang nỗ lực hết mình để giảm thiểu, cải thiện dịch bệnh; đều thực hiện tốt quy định, cách ly sau khi trở về từ vùng dịch. Thật cảm động biết mấy trước hình ảnh người Nhật xếp hàng mua khẩu trang, đổ xăng nửa bình để ai cũng được đổ. Đó là gì nếu chẳng phải lòng nhân ái của con người? Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những cá nhân sống vị kỉ: trốn cách ly, khai báo thiếu trung thực, tích trữ khẩu trang, lương thực… Vì virus không có bất cứ kế hoạch nào nên tất cả phụ thuộc vào ý thức con người. Chúng ta hãy chủ động đi kiểm tra sức khỏe của mình, cách ly bằng tinh thần tự nguyện. Chúng ta muốn ngăn chặn virus thì cần trung thực khai báo, không che giấu gây hoang mang, trở ngại. Cả nhân loại đang cần tình người bộc lộ hơn bao giờ hết, cần quay lại với sự bao dung để bao bọc, hi sinh cho nhau trong cơn hoạn nạn. Chúng ta hãy cùng nhau chiến thắng đại dịch