Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bánh chưng là biểu tượng không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền. Từ xa xưa đến nay, mỗi dịp Tết đến xuân về, người người nhà nhà lại chuẩn về những nồi bánh chưng rất to để đón Tết. Bởi trong tâm thức của mỗi người thì bánh chưng là món ăn mang ý nghĩa sum vầy, ý nghĩa đoàn viên bình dị nhưng ấm áp.
Người xưa vẫn lưu truyền rằng bánh chưng ngày Tết có từ rất lâu. Mọi người vẫn tin rằng bánh chưng bánh giầy có từ thời vua Hùng thứ 6, và cho đến ngày nay thì nó đã trở thành biểu tượng của Tết truyền thống tại Việt Nam. Người đời vẫn luôn cho rằng bánh chưng minh chứng cho sự tròn đầy của trời đất và sự sum vầy của gia đình sau một năm trời làm việc tất bật, vội vã.
Cho dù là ở miền Bắc, Trung hay Nam thì bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Có thể nói đây là món ăn được chờ đợi nhiều nhất, vì ngày Tết mới đúng là ngày thưởng thức bánh chưng ngon và ấm áp nhất.
Về nguyên liệu, bánh chưng được làm từ những thứ rất đơn giản và dễ chuẩn bị; kết hợp với bàn tay khéo léo của người gói bánh. Nguyên liệu chủ yếu là nếp, lá dong, thịt, đậu xanh giã nhỏ. Mỗi nguyên liệu đều được chọn lọc thật kĩ để có thể tạo nên món ăn ngon và đậm đà nhất. Về phần nếp thì người ta chọn những hạt tròn lẳn, không bị mốc để khi nấu lên ngửi thấy mùi thơm lừng của nếp. Đậu xanh chọn loại đậu có màu vàng đẹp, nấu nhừ lên và giã nhuyễn làm nhân. Người ta sẽ chọn thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, trộn với tiêu xay, hành băm nhuyễn. Một nguyên liệu khác không kém phần quan trọng chính là lá dong để gói bánh. Ở một số vùng khác người ta dùng lá chuối gói bánh nhưng phổ thông nhất vẫn là lá dong.
Lá dong cần có màu xanh đậm, có gân chắc, không bị héo và rách nát. Hoặc nếu những chiếc lá bị rách người ta có thể lót bên trong chiếc lá lành để gói. Khâu rửa lá dong, cắt phần cuống đi cũng rất quan trọng vì lá dong sạch mới đảm bảo vệ sinh cũng như tạo mùi thơm sau khi nấu bánh..
Sau khi đã chuẩn bị tất cả các nguyên vật liệu thì đến khâu gói bánh. Gói bánh chưng cần sự tẩn mẩn, tỉ mỉ và khéo léo để tạo nên chiếc bánh vuông vắn cúng viếng ông bà tổ tiên. Nhiều người cần phải có khuôn vuông để gói nhưng nhiều người thì không cần, chỉ cần gấp 4 góc của chiếc lá dong lại là có thể gói được. Bao bọc xung quanh nhân đậu và thịt là một lớp nếp dày. Chuẩn bị dây để gói, giữ cho phần ruột được chắc, không bị nhão ra trong quá trình nấu bánh.
Công đoạn nấu bánh được xem là khâu quan trọng. Thông thường mọi người nấu bánh bằng củi khô, nấu trong một nồi to, đổ đầy nước và nấu trong khoảng từ 8-12 tiếng. Thời gian nấu lâu như thế là vì để đảm bảo bánh chín đều và dẻo. Khi nước bánh sôi, mùi bánh chưng bốc lên nghi ngút. Lúc đó mọi người bắt đầu cảm nhận được không khí Tết đang bao trùm lấy căn nhà.
Bánh chưng sau khi chín được mang ra và lăn qua lăn lại để tạo sự săn chắc cho chiếc bánh khi cắt ra đĩa và có thể để được lâu hơn.
ĐỐi với mâm cơm ngày Tết thì đĩa bánh chưng là điều tuyệt vời không thể thiết. Cũng như trên bàn thờ ngày tết, một cặp bánh chưng cúng tổ tiên là phong tục lưu truyền từ bao đời nay. Bánh chưng tượng trưng cho sự trọn vẹn của trời đất, cho những gì phúc hậu và ấm áp nhất của lòng người.
Trong ngày Tết có rất nhiều lấy bánh chưng làm quà biếu, và đây chính là món quà ý nghĩa tượng trưng cho lòng thành, cho sự chúc phúc tròn đầy nhất.
Mỗi dịp Tết đến xuân về, bánh chưng bốc lên nghi ngút chính là báo hiệu cho sự ấm áp của gia đình. Bánh chưng là biểu tượng ngày Tết mà không có bất cứ loại bánh nào có thể thay thế được. Vì đây là truyền thống, là nét đẹp của con người Việt Nam, cần gìn giữ và tôn trọng từ quá khứ, hôm nay và cả ngày mai nữa.
Tết Nguyên Đán là ngày đầu tiên của năm mới tính theo Âm lịch, là cái Tết cổ truyền xuất hiện từ lâu đời trên đất nước ta. Tết Nguyên Đán là điểm dừng của năm cũ, là điểm khởi đầu năm mới, từ mùa đông giá rét chuyển sang mùa xuân ấm áp. Đối với một nước nông nghiệp như nước ta thì các mùa gắn bó chặt chẽ với đời sống của con người. Mùa đông người dân thu hoạch lúa, khoai, chuẩn bị cày bừa để vào xuân cấy hái cho cây lúa sinh sôi nảy nở. Tết Nguyên Đán là dịp nghỉ ngơi, mọi người hoan hỉ đón mừng năm mới, dân gian gọi là ăn Tết, chơi xuân.
Ăn Tết vì quanh năm làm lụng vất vả, ăn uống kham khổ, chỉ có đến Tết mới mổ lợn, gói bánh… Câu đối : Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ, Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh nói lên sự hòa quyện của đời sống vật chất và tinh thần của người dân trong dịp Tết cổ truyền. Trong một câu đối vẻn vẹn có mười bốn chữ mà ông cha ta đã nói đến bao điều về phong tục tập quán, về ẩm thực, về tín ngưỡng… của người Việt xưa.Trong dịp Tết Nguyên Đán thường diễn ra nhiều hình thức hoạt động văn hóa gắn liền,với phong tục tập quán chung của dân tộc và của từng vùng miền, từng địa phương khác nhau, phản ánh sự phong phú và đa dạng cùng bề dày văn hóa của đời sống tinh thần dân tộc Việt.
Soạn bài: Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm
I. Đề văn biểu cảm và các bước làm bài văn biểu cảm
1. Đề văn biểu cảm
Trong mỗi đề văn biểu cảm thường có hai nội dung chính cần phải xác định: đối tượng biểu cảm và tình cảm cần thể hiện. Tìm hiểu đề văn biểu cảm là phải xác định được hai nội dung này.
a. Cảm nghĩ về dòng sông.
- Đối tượng biểu cảm là dòng sông (hoặc cánh đồng, vườn cây, ... ) quê hương
- Tình cảm cần thể hiện là sự yêu quý của em với dòng sông (hoặc cánh đồng, vườn cây, ... ) đó.
b. Cảm nghĩ về đêm trăng thu.
- Đối tượng biểu cảm là trăng trong đêm trung thu.
- Tình cảm yêu thích chân thực của bản thân.
c. Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ
- Đối tượng biểu cảm là nụ cười của mẹ.
- Tình yêu thương tôn kính với mẹ.
d. Vui buồn tuổi thơ.
- Đối tượng biểu cảm là kỉ niệm tuổi thơ.
- Tình cảm sự hoài niệm về quá khứ.
e. Loài cây em yêu.
- Đối tượng biểu cảm là một loài cây bất kì.
- Tình cảm được biểu hiện bằng sự yêu thích chăm sóc của em.
2. Cách làm một bài văn biểu cảm
a. Tìm hiểu đề và tìm ý:
- Đối tượng biểu cảm: Nụ cười của mẹ
- Hình dung về nụ cười cười của mẹ: nụ cười ấm áp, yêu thương; khích lệ, động viên, ...
- Tình cảm của em với nụ cười của mẹ nói riêng và với mẹ nói chung.
b. Lập dàn bài:
* Mở bài : Nêu cảm xúc đối với nụ cười mẹ, nụ cười ấm lòng.
* Thân bài :
- Vài nét về mẹ:
+ Tuổi, sức khỏe.
+ Đảm đang, tháo vát.
+ Tính tình hiền hòa, dễ mến.
- Nêu các biểu hiện sắc thái nụ cười của mẹ.
II. Luyện tập
Câu 1: Bài văn này biểu đạt tình yêu tha thiết của tác giả với quê hương An Giang yêu dấu. Có thể đặt nhan đề cho bài văn là: An Giang trong trái tim tôi.
Câu 2:
- Mở bài: Giới thiều tình yêu quê hương An Giang.
- Thân bài: Những biểu hiện tình yêu quê hương của tác giả:
+ Những kỉ niệm tuổi thơ.
+ Tình yêu quê hương trong chiến đấu và tình yêu đối với những người con anh hùng của quê hương.
- Kết bài: Tình yêu quê hương trong suy nghĩ và cảm nhận của người con xa quê (khi đã trưởng thành).
Câu 3: Bài văn thể hiện những cảm xúc với quê hương bằng những câu văn biểu cảm trực tiếp, rất giàu cảm xúc và dung dị.
+ Nụ cười đem lại sự ấm áp và niềm tin tưởng cho em.
+ Nụ cười vui,thương yêu.
+ Nụ cười khuyến khích.
+ Nụ cười tha thứ, bao dung khi em mắc lỗi.
+ Những khi vắng nụ cười của mẹ.
+ Làm sao để luôn thấy được nụ cười của mẹ
c. Kết bài : Lòng yêu thương và kính trọng mẹ.
Trong hai văn bản Cổng trường mở ra và Mẹ tôi người mẹ đều có tấm lòng yêu thương con.Văn bản Cổng trường mở ra nói về người mẹ lo lắng cho con không biết con cảm thấy gì trước ngày khai trường.Mẹ lo lắng đến nỗi không ngủ được.Mẹ muốn từ từ ghi vào long con cảm giác đó để khi con lớn con nhớ lại cảm giác tuyệt vời ấy.Còn văn bản Mẹ tôi,người mẹ dám làm tất cả để tránh cho con một giờ đau đớn.Mẹ cũng có thể đi ăn xin để cứu sống con trước hơi thở hổn hển,quằn quại.Qua hai văn bản trên ta có thể thấy được rằng tấm lòng của người mẹ thât là cao cả,yêu thương người con bằng cả trái tim dịu dàng.
Ca dao dân ca là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng chúng ta từ thuở lọt lòng. Dòng sữa tinh thần ấy lan xa theo hương lúa, cánh cò, trầm bổng ngân nga theo nhịp chèo của con thuyền xuôi ngược, âu yếm thiết tha như lời ru của mẹ... như khúc hát tâm tình quê hương đã thấm sâu vào tâm hồn tuổi thơ mỗi người. Em nhớ mãi lời ru của bà của mẹ:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Lời ca dao tuy giản dị mà ý nghĩa thật lớn lao, nó ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ và nhắc nhở đạo làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu.
Vẫn là thi pháp thường thấy trong ca dao, các tác giả dân gian dùng cách nói ví von để tạo ra hai hình ảnh cụ thể, song hành với nhau: Công cha đi liền với nghĩa mẹ. Không phải ngẫu nhiên mà cha ông ta mượn hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn vô tận để so sánh với công lao nghĩa mẹ:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Cha mẹ sinh con ra, nuôi con mau lớn thành người. Tấm lòng cha mẹ dành cho con thật vô tận, nó chỉ có thể sánh với núi sông hùng vĩ trường cửu mà thôi. Công cha lớn lao như núi, cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, học hành, khôn lớn thành người. Người cha như chỗ dựa tinh thần và vật chất cho con, cha nâng niu ôm ấp chăm chút cho con, ai có thể quên công lao trời biển ấy. Chín tháng mang nặng rồi đẻ đau, mẹ chắt chiu từng giọt sữa ngọt ngào nuôi con khôn lớn. Lúc con khỏe mạnh cũng như khi ốm đau lòng mẹ giành cho con: như biển Thái Bình dạt dào. Không có cha mẹ làm sao có chúng ta được: con có cha mẹ, không ai ở lỗ nẻ mà lên, tục ngữ đã dạy ta bài học đó. Câu ca dao đã nâng công lao của cha mẹ lên tầm kỳ vĩ sánh với vũ trụ, đất trời. Những hình ảnh tuy giản dị đơn sơ mà thấm đượm lòng biết ơn vô hạn của con cái với mẹ cha.
Công lao trời biển của cha mẹ sao kể hết bằng lời. Trong những dòng trữ tình hàm súc ấy ẩn chứa một chân lí ngàn đời, chân lí ấy phải được chuyển hoá thành hành động, hành động của lòng biết ơn:
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Ông cha ta dạy kẻ làm con phải: thờ mẹ kính cha phải giữ tròn phận sự của kẻ làm con. Đạo làm con phải làm tròn chữ hiếu. Hiếu ở đây là hiếu thuận, hiếu nghĩa, là cư xử làm sao cho kính trọng, yêu thương. Đó cũng là cách sống, cách thức làm người, lẽ sống của con người. Với cha mẹ phải thương yêu ngoan ngoãn vâng lời, lúc nhỏ thì chăm ngoan học giỏi, lớn lên trở thành người công dân tốt, đứa con hiếu thuận trong gia đình. Phải tuân theo những cách thức ứng xử hợp đạo lý. Hai chữ một lòng thế hiện niềm thuỷ chung, son sắt không thay đổi.
Luật gia đình của chúng ta ngày nay quy định bậc con cái phải có nghĩa vụ kính trọng cha mẹ, săn sóc cha mẹ khi già yếu chính là kế tục truyền thống tốt đẹp muôn đời của dân tộc ta uống nước nhớ nguồn. Những kẻ đi ngược lại đạo lý ấy thì sẽ không bao giờ tốt với ai hết, và dĩ nhiên kẻ ấy không bao giờ trở thành một công dân tốt cho xã hội. Những kẻ ấy nếu sống ở trên đời sẽ là những ung nhọt bệnh hoạn của gia đình, xã hội mà chúng ta thường gọi là bất nhân bất nghĩa.
Chúng ta được cha mẹ sinh ra để làm một con người, hãy sống cho xứng đáng là con người. Trên thực tế không phải ở mọi lúc, mọi nơi những đứa con giữ tròn đạo hiếu. Có biết bao cảnh con khinh rẻ cha mẹ, thậm chí đối xử tệ bạc với những người đã sinh ra và nuôi dưỡng mình. Những cách sống của những kẻ như vậy phải bị xã hội trừng trị. Bài ca dao đã đánh thức những kẻ đã và đang sống thiếu lương tri, đồng thời cũng như luồng ánh sáng chiếu rọi vào trái tim mỗi chúng ta - những đứa con.
Ngày nay chữ hiếu không chỉ dừng ở góc độ gia đình, rộng hơn là hiếu với dân, với nước. Có được như vậy mới nhằm xây dựng một xã hội lành mạnh, đẹp đẽ hơn, mà trước hết phải từ gia đình sống với nhau hiếu thuận có đạo đức.
Bài ca dao trên cũng như phần lớn các bài ca dao khác với nghệ thuận so sánh ví von, lời thơ cân xứng hài hoà, hình ảnh giản dị mà hàm xúc... đã nhằm nói lên được tình cảm gia đình sâu sắc. Tính truyền cảm, nội dung giáo dục mạnh mẽ đã làm cho nó sống mãi với chúng ta bao đời nay.
Ca dao dân ca là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng chúng ta từ thuở lọt lòng. Dòng sữa tinh thần ấy lan xa theo hương lúa, cánh cò, trầm bổng ngân nga theo nhịp chèo của con thuyền xuôi ngược, âu yếm thiết tha như lời ru của mẹ... như khúc hát tâm tình quê hương đã thấm sâu vào tâm hồn tuổi thơ mỗi người. Em nhớ mãi lời ru của bà của mẹ:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Lời ca dao tuy giản dị mà ý nghĩa thật lớn lao, nó ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ và nhắc nhở đạo làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu.
Vẫn là thi pháp thường thấy trong ca dao, các tác giả dân gian dùng cách nói ví von để tạo ra hai hình ảnh cụ thể, song hành với nhau: Công cha đi liền với nghĩa mẹ. Không phải ngẫu nhiên mà cha ông ta mượn hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn vô tận để so sánh với công lao nghĩa mẹ:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Cha mẹ sinh con ra, nuôi con mau lớn thành người. Tấm lòng cha mẹ dành cho con thật vô tận, nó chỉ có thể sánh với núi sông hùng vĩ trường cửu mà thôi. Công cha lớn lao như núi, cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, học hành, khôn lớn thành người. Người cha như chỗ dựa tinh thần và vật chất cho con, cha nâng niu ôm ấp chăm chút cho con, ai có thể quên công lao trời biển ấy. Chín tháng mang nặng rồi đẻ đau, mẹ chắt chiu từng giọt sữa ngọt ngào nuôi con khôn lớn. Lúc con khỏe mạnh cũng như khi ốm đau lòng mẹ giành cho con: như biển Thái Bình dạt dào. Không có cha mẹ làm sao có chúng ta được: con có cha mẹ, không ai ở lỗ nẻ mà lên, tục ngữ đã dạy ta bài học đó. Câu ca dao đã nâng công lao của cha mẹ lên tầm kỳ vĩ sánh với vũ trụ, đất trời. Những hình ảnh tuy giản dị đơn sơ mà thấm đượm lòng biết ơn vô hạn của con cái với mẹ cha.
Công lao trời biển của cha mẹ sao kể hết bằng lời. Trong những dòng trữ tình hàm súc ấy ẩn chứa một chân lí ngàn đời, chân lí ấy phải được chuyển hoá thành hành động, hành động của lòng biết ơn:
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Ông cha ta dạy kẻ làm con phải: thờ mẹ kính cha phải giữ tròn phận sự của kẻ làm con. Đạo làm con phải làm tròn chữ hiếu. Hiếu ở đây là hiếu thuận, hiếu nghĩa, là cư xử làm sao cho kính trọng, yêu thương. Đó cũng là cách sống, cách thức làm người, lẽ sống của con người. Với cha mẹ phải thương yêu ngoan ngoãn vâng lời, lúc nhỏ thì chăm ngoan học giỏi, lớn lên trở thành người công dân tốt, đứa con hiếu thuận trong gia đình. Phải tuân theo những cách thức ứng xử hợp đạo lý. Hai chữ một lòng thế hiện niềm thuỷ chung, son sắt không thay đổi.
Luật gia đình của chúng ta ngày nay quy định bậc con cái phải có nghĩa vụ kính trọng cha mẹ, săn sóc cha mẹ khi già yếu chính là kế tục truyền thống tốt đẹp muôn đời của dân tộc ta uống nước nhớ nguồn. Những kẻ đi ngược lại đạo lý ấy thì sẽ không bao giờ tốt với ai hết, và dĩ nhiên kẻ ấy không bao giờ trở thành một công dân tốt cho xã hội. Những kẻ ấy nếu sống ở trên đời sẽ là những ung nhọt bệnh hoạn của gia đình, xã hội mà chúng ta thường gọi là bất nhân bất nghĩa.
Chúng ta được cha mẹ sinh ra để làm một con người, hãy sống cho xứng đáng là con người. Trên thực tế không phải ở mọi lúc, mọi nơi những đứa con giữ tròn đạo hiếu. Có biết bao cảnh con khinh rẻ cha mẹ, thậm chí đối xử tệ bạc với những người đã sinh ra và nuôi dưỡng mình. Những cách sống của những kẻ như vậy phải bị xã hội trừng trị. Bài ca dao đã đánh thức những kẻ đã và đang sống thiếu lương tri, đồng thời cũng như luồng ánh sáng chiếu rọi vào trái tim mỗi chúng ta - những đứa con.
Ngày nay chữ hiếu không chỉ dừng ở góc độ gia đình, rộng hơn là hiếu với dân, với nước. Có được như vậy mới nhằm xây dựng một xã hội lành mạnh, đẹp đẽ hơn, mà trước hết phải từ gia đình sống với nhau hiếu thuận có đạo đức.
Bài ca dao trên cũng như phần lớn các bài ca dao khác với nghệ thuận so sánh ví von, lời thơ cân xứng hài hoà, hình ảnh giản dị mà hàm xúc... đã nhằm nói lên được tình cảm gia đình sâu sắc. Tính truyền cảm, nội dung giáo dục mạnh mẽ đã làm cho nó sống mãi với chúng ta bao đời nay.
1.Mở bài:
- Giới thiệu cây phượng vĩ .
- Lí do vì sao em yêu (vd: đẹp, nhiều bóng mát, gắn bó vs em một kỉ niệm rất sâu sắc.
2.Thân bài:
* Cảm nghĩ về đặc điểm gợi cảm của cây phượng :
- Vào những ngày hè nóng nực cây phượng như những ánh lửa thắp sáng một vùng trời...
- Còn những ngày đông cây phượng tránh rét để những ngày xuân vươn trồi thức dậy chuẩn bị cho một mùa lúa mới...
* Cảm nghĩ về kỉ niệm tuổi thơ vs cây phượng:
- Vào những giờ giải lao ở trường, phưỡng vĩ vui vẻ cười với chúng em...
- Vào giờ học ở trường, phượng lặng lẽ xòe bóng mát và khẽ hát theo tiếng giảng bài của cô giáo...
* Cảm nghĩ về ý nghĩa của hoa phượng vs thời học sinh:
- Hàng phượng vĩ đó đã gắn bó với nhiều thế hệ trẻ học sinh...
- Hàng phượng vĩ lúc trầm tư như một người bạn lớn, lúc đáng yêu như một đứa trẻ vậy...
3. Kết bài:
- Em luôn nhớ về hàng phượng vĩ đáng yêu đấy...
- Em ao ước hàng phượng vĩ ấy sẽ mãi là người bạn gắn bó dưới mái trường...
CÓ VẺ HƠI LẠC ĐỀ MỘT XÍU, BẠN THÔNG CẢM!!!
MB : “Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng, em chở mùa hè của tôi đi đâu” Câu hát của nhà thơ Xuân Diệu đã làm tui nhớ đến sự đẹp đẽ, mạnh mẽ của hoa phượng.Tôi yêu loài hoa biểu tượng cho tâm hồn của mỗi người học trò chúng tôi.
TB:Nhắc đến hoa phượng, ta không thể quên được một màu đỏ rực rỡ của nó-một màu đỏ nhờ sự tinh khiết của gió, nắng, nóng của thiên nhiên vào mùa hạ.Đài hoa ôm lấy bông như một người mẹ che chở cho con thân yêu của mình. Bên trong lớp đài
hoa là cánh, cánh hoa phượng đỏ, mỏng manh nhưng chính nó đã tạo nên vẻ đẹp tươi xinh cho mỗi bông hoa phượng. Trong lòng hoa là nhuỵ đỏ, chứa mật và phấn, mật hoa cho những chú ông bé nhỏ, chăm chỉ tới hút.
Vào khoảng giữa tháng năm,tiếng ve sầu kêu râm ran, liên miên trên những tán lá
phượng vĩ, báo hiệu mùa hè tới, thôi thúc học trò chúng tôi phải chuyên tâm học hành đạt được những kết quả cao trong học tập. Những buổi trưa hè nắng nóng, những giờ ra chơi oi bức vì nô đùa, phượng như một cái ô che mát cho chúng tôi. Đứng dưới cây phượng, nhìn lên bầu trời dường như ta không thể nhìn thấy những gợn mây trong xanh mà chỉ thấy trong những tán lá phượng xum xuê một màu xanh và lốm đốm nhiều một màu đỏ của hoa phượng. Tia nắng vàng xuyên qua tán lá và để lại bóng hình của hoa phượng dưới mặt đất.
Vào đầu tháng sáu, lũ học trò chúng tôi vui vẻ, sửa soạn về nhà, sung sướng đón chào một mùa hè thú vị. Nhưng không ít tiếng khóc sụt sùi phải xa mái trường,xa thầy cô,xa ban bè và xa những kỉ niệm dưới ngôi trường thân yêu ,dưới gốc phượng bơ vơ giữa sân trường,bơ vơ giữa biển nắng vàng. Hoa phượng buồn khi phải xa học trò, thỉnh thoảng có những con gió nhẹ thổi qua, lại một cơn hoa rụng… Ba tháng hè
trôi qua đằng đẵng, không một tiếng cười nói, không tiếng trống, phượng trống vắng.
Phượng vẫn thả những cánh son đỏ xuống sân trường, phượng vẫn đếm từng giây
từng phút khi xa học sinh. Ba tháng hè trôi qua, ngày mai đã là ngày khai giảng, phượng mong nhớ, chờ đợi để đc gặp lại các bạn học sinh. Những học sinh cũ đến thăm trường, họ rỏ những giọt lệ bé nhỏ. Những giọt lệ ấy chứa đầy sự nhớ
thương mái trường, thầy cô, nhớ bạn bè, nhớ những kỷ niệm thân thương dưới gốc phượng và nhớ phượng…Trong tâm hồn họ chứa đầy kỷ niệm, chứa một màu đỏ thân thương của hoa phượng. Hoa phượng đón chào các bạn cũ và vui vẻ chờ đợi
gương mặt mới của trường. Đâu đâu cũng có tiếng cười nói vui vẻ, hoa phượng mừng rỡ, hoa phượng khóc nhưng là tiếng khóc chứa đầy niềm vui, nỗi buồn của phượng đã được chia sẻ phần nào. Giữa mùa thu, hoa phượng đã tàn, những chiếc lá
vàng úa rụng đầy dưới sân trường. Học sinh buồn, không được nghe thấy, nhìn thấy và ngắm hoa phượng nhiều. Hoa phượng chỉ nở vào mùa hè thì biết cho ai ngắm?
KT:Hoa phượng như một người bạn vô hình, để lại những kỷ niệm thời áo trắng. Tôi yêu hoa phượng- hoa học trò thân thương
BÀI SỐ 2
Không biết tự bao giờ, cứ mỗi khi nhắc đến ngôi trường thì người Việt Nam ta lại nói đến cây phượng vĩ. Và cũng không biết tự bao giờ, khi nói đến cây phượng vĩ thì chúng ta lại nhớ đến quãng thời gian nhiều kỷ niệm của tuổi học trò. Cây phượng, hoa phượng, tán phượng, gốc phượng đã đi vào thơ ca như những chuổi ngày đẹp nhất của tuổi học trò.
Sân trường em cũng như bao sân trường khác, quanh gốc phượng luôn là nơi tụ tập đông đúc của học sinh vào giờ ra chơi. Gốc phượng to xù xì, những nhánh rể dài nổi lên mặt sân và vươn ra xa như bám sâu, bám chặt vào đất để giữ lấy thân mẹ cho thật vững chải trước bão giông.
Hè đang đến, những lá phượng li ti đang màu xanh ngát bổng chuyển vàng nhạt rồi vàng sậm, bổng chốc gieo mình xuống đất mỗi khi có cơn gió mạnh thổi qua. Từng lớp, từng lớp lá phượng rơi được ngọn gió mát vô tình tung lên xoay tít trên trời xanh để lại trên cây những tàu lá chỉ còn trơ trọi phần khung đang đung đưa trên cành. Và lác đác trên những nhánh cây khô xám, bổng mọc ra những nụ nhỏ màu xanh biếc. Một ngày, hai ngày rồi ba ngày, những nụ xanh biếc ấy bổng hé một màu hồng hồng, đỏ đỏ như những đôi môi chợt mỉm cười với từng đàn, từng đàn ong bướm đang nô nức kéo về để tận hưởng hương thơm của hoa phượng.
cs thể viết giúp mk 1 đoạn ns về hoa phượng k cs cả biểu cảm nx nha ( 15 câu )
bn tham khảo nhe
Trong quan hệ gia đình, một vấn đề được đặt ra là con cái phải đối xử với cha mẹ như thế nào cho đúng với đạo lý làm người, cho đúng với truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta. Để giải đáp vấn đề đó, ca dao có câu:
“Công cha như núi Thái Sơn.
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
Qua lời ca dao trên, nhân dân ta khẳng định công lao to lớn của cha mẹ và khuyên bảo mọi người phải hiếu thảo với cha mẹ. đó cũng là vấn đề chúng ta cần bàn luận để rút ra bài học bổ ích trong cách đối xử với cha mẹ.
Lời mở đầu của bài ca dao bằng những lời lẽ thật trang trọng, gợi cảm xúc:
“Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.”
Không phải ngẫu nhiên mà hình ảnh núi Thái Sơn cao vời vợi và nước trong nguồn vô tận kia được đem ra so sánh với “công cha, nghĩa mẹ”. Cha mẹ sinh con ra nuôi con khôn lớn để mau thành người. Tấm lòng của cha mạ dành cho con thật vô tận, công lao ấy chỉ có thể sánh với núi sông hùng vĩ và trường cửu mà thôi. Với hình ảnh đầy nghệ thuật, bài ca dao muốn nhắc nhở chúng ta về lòng biết ơn, kính trọng cha mẹ dù thế nào thì chữ hiếu cũng phải được giữ gìn trọn vẹn:
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Lời khuyên ấy đúc kết từ bao đời và được lưu truyền qua nhiều thế hệ tiếp nhau.: Đạo hiếu làm con đối với ch mẹ là một đạo lý đúng đắn muôn đời. Chúng ta được sinh ra trong vòng tay dịu dàng của mẹ, lớn lên trong vòng kiến thức uyên bác của cha. Chin tháng cưu mang mẹ chịu nhiều gian khó rồi lại phải đẻ đau, rồi chiu chắt từng giọt sữa ngọt ngào để nuôi ta khôn lớn. ngày qua ngày cha phải làm lụng vất vả để cung cấp cho ta đầy đủ vật chất, bồi dưỡng cho ta về tinh thần. ta lớn lên trong sự dưỡng dục, trong sự yêu thương lo lắng của cha mẹ. Quả thật công lao ấy cao ngất trời và mênh mông vô taanjnhuw nước trong nguồn. Chúng ta không thể quên điều ấy được. Mỗi đều có cội, có nguồn “con người có có tổ có tông”. Vì vậy,hiếu với cha mẹ là một chân lý, là điều cơ bản nhất trong đạo làm người. cha mẹ hết lòng vì con cái, hi sinh cả cuộc đời cho con cái thì bổn phận làm con ta phải chân thành biết ơn và tôn trọng cha mẹ. quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình tốt đẹp sẽ góp phần xây dựng và bảo vệ kỉ cương, đạo lý của xã hội. hiên nay khoa học đang ngày càng tiến bộ nhưng đạo lý này vẫn là nền tảng của đạo đức, là cơ sở của mọi quan hệ trong gia đình và xã hội..
Lòng biết ơn cha mẹ được thể hiện qua thái độ, lời nói, việc làm của chúng ta. Người con có hiếu trước hết là có thái độ yêu thương kính trọng cha mẹ. Một lời nói lễ phép, jmootj thái đọ vâng lời, một cử chỉ nhỏ săn sóc cha mẹ ….đều là biểu hiện cụ thể của chữ hiếu. Cha mẹ nuôi con không bao giờ mong con đền đáp lại công ơn ấy, song nghĩa vụ thiêng liêng của con cái là phải biết chawmlo,phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi cao sức yếu. Dù ta có đền đáp đến đâu cũng không xứng đáng với công lao to lớn như biển trời của cha mẹ/.
Thế nhưng, bên cạnh những người con có hiếu kia vẫn còn một số người coi thường chữ hiếu, xem đó là tư tưởng phong kiến lạc hậu. Đây là một nhận thức sai lầm đáng phê phán. Tệ hại hơn, có những đứa con vô ơn bạc nghĩa, gây ra bao chuyện đau lòng, bất hạnh đến cho cha mẹ. Thậm chí còn có những kẻ đối tệ bạc khi cha mẹ già yếu. đó là những biểu hiện về sự suy thoái đạo đức. Nếu không kịp thời ngăn chặn, thì những tình trạng này sẽ làm băng hoại đên đạo lý cổ truyền của dân tộc ta. Bởi lẽ trong gia đình không phải là đứa con có hiếu với cha mẹ thì ra ngoài xã hội làm sao trở thành người công dân tốt của xã hội. Vì vậy đạo làm con đối với cha mẹ là bài học quý báu, là nhân cách hàng đầu của con người. Nó cũng là thước đo phẩm giá con người.
Ngày nay,chữ hiếu không chỉ giới hạn trong phạm vi gia đình mà ta còn phaircos hiếu với đất nước nữa như Bác Hồ đã từng dạy: “trung với nước, hiếu với dân”. Chữ hiếu ở đay, được nâng lên cao hơn, có nghĩa phải biết ơn nhân dân-những người đã mang đến cho chúng ta cos cuộc sống như ngày hôm nay như: người lao động, các anh chiến sĩ , những bậc tiền bối. …Hiếu với dân tức là ta phải tận tụy, một lòng một dạ phục vụ nhân dân, khi Tổ Quốc cần ta sẵn sàng hi sinh cho quyền lợi thiêng liêng của Tổ Quốc. Đây là đỉnh cao của chữ hiếu ngày nay.
Bài ca dao đã nêu lên một nét đẹp rực rỡ thiêng liêng nhất của con người. Vâng lời cha mẹ, chăm chỉ học hành, cuối năm đạt kết quả cao tức là ta làm cho cha mẹ vui lòng. Vận dụng nó, chúng ta còn hiểu rằng: hiếu với cha mẹ cũng là hiếu với dân, với nước. Đây quả là một phương châm sống, giúp ta vừa giữ trọn đạo làm con và cũng trở thành một người công dân tốt, hữu ích cho xã hội. Bài học này mãi mãi trường tồn với xã hội.
Tham khảo!
Đã từ lâu, công cha nghĩa mẹ , ơn nghĩa sinh thành đã được nhân dân ta đề cao và ca tụng. Có rất nhiều bài ca dao viết về đề tài này. Tiêu biểu trong đó phải kể đến bài " công cha như núi thái sơn". Bài ca dao đã cho thấy công lao to lớn như trời bể của cha mẹ. Sinh con ra vốn đã là một điều vất vả, nuôi dạy con nên người lại là điều càng khó hơn. Âý vậy mà cha mẹ không một lời than vãn, vẫn tận tâm tận lực yêu thương và dạy dỗ chúng ta nên người. Công lao to lớn ấy làm sao mà kể hết. Bởi vậy cho nên bổn phận của người làm con là cần yêu thương và phụng dưỡng cha mẹ lúc già yếu.Con cái cần phải hiếu thảo với cha mẹ và làm tròn chữ hiếu bởi đạo làm con không gì bằng tận hiếu với cha mẹ của mình.