K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 9 2021

Tham khảo:

Từ Hán - Việt: in đậm.

“Thái bình tu trí lực

Vạn cổ cựu giang san”

Nếu ở hai câu thơ đầu, Trần Quang Khải đã dẫn ra những chiến thắng để thể hiện lòng tự hào về truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, thì ở hai câu thơ cuối này, nhà thơ lại hướng đến khẳng định sự vững bền của nền độc lập, của không khí thái bình cũng như tin tưởng tuyệt đối vào vận mệnh trường tồn của đất nước. “Thái bình nên gắng sức”, thái bình là không khí hòa bình, yên ả của đất nước sau khi đã giành được độc lập, đã đánh đuổi được lũ giặc ngoại xâm. Ở câu thơ này, tác giả thể hiện niềm tự hào song cũng là lời nhắc nhở đầy chân tình “nên gắng sức”. Bởi Việt Nam luôn là đối tượng xâm chiếm của những kẻ thù, tuy ta có sức mạnh có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giặc nhưng cũng không nên chủ quan, phải luôn gắng sức để duy trì không khí thái bình và đề cao sự cảnh giác đối với các thế lực bên ngoài. Nhà thơ còn thể hiện một niềm tin bất diệt đối với vận mệnh của đất nước, nhà thơ tin chắc rằng, khi toàn dân ta gắng sức cho nền độc lập, cho không khí thái bình ấy thì dân tộc ta sẽ không còn bị cản trở bởi bất cứ thế lực nào nữa, vận mệnh đất nước sẽ cứ vậy đi lên, cứ mãi vững bền “Non nước ấy nghìn thu”.

 
27 tháng 10 2021

Bài làm 1

     Trong các bài thơ trung đại đã học em thich nhất là bài thơ Sông núi nước Nam. Bài thơ có thể coi là bản tuyên ngôn đọc lập đầu tiên của dân tộc ta. Bằng lời lẽ hết sức đanh thép, hào hùng đã khẳng định chủ quyền: vua Nam ở, "vằng vặc sách trời chia xứ sở". Đây là những lí lẽ thuyết phục khiến chúng không thể chối cãi được. Hai câu cuối bài chính là lời cảnh tỉnh đến bọn xâm lược sẽ bị ta đánh cho tơi bời. Bằng lập luận và giọng thơi đanh thép tác giả đã khẳng định chủ quyền dân tộc và tình yêu quê hương, đất nước.

Bài làm 2

     Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là sự thật hiển nhiên. Không ai có quyền phủ định? Bởi sự phân định núi sông, bờ cõi đâu phải là ý muốn chủ quan của một người hay một số người, mà do “Trời” định đoạt. Bản đồ ranh giới lãnh thổ của các quốc gia đã in dấu ấn trong sách trời: Ai có thể thay đổi được? Tác giả bài thơ đã đưa ra những lí lẽ thật xác đáng. Qua cách lập luận, nổi lên một quan niệm, một chân lí thiêng liêng và cao cả: chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt. Thật là một khí phách kiên cường! Thay mặt cả dân tộc, nhà thơ đã lớn tiếng cảnh cáo bọn giặc xâm lược: Chúng bay phạm vào bờ cõi này, tức là chúng bay đã phạm vào sách trời; mà phạm vào sách trời, tức là làm trái với đạo lí trở thành kẻ đại nghịch vô đạo (nghịch lỗ), lẽ nào Trời đất dung tha. Mặt khác chúng bay phạm vào bờ cõi này tức là phạm vào chủ quyền thiêng liêng của một dân tộc, nhất là dân tộc đó lại là một dân tộc có bản lĩnh kiên cường, có ý chí độc lập mạnh mẽ, vậy thì, sự thất bại sẽ là điều không thể tránh khỏi, thậm chí còn bị đánh cho tơi bời thủ bại hư. Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lại có một khí phách hào hùng như thế! Cảm xúc thơ thật mãnh liệt, tạo nên chất trữ tình chính luận- một đặc điểm của thơ ca thời Lí - Trần, khiến người đọc rưng rưng!

Bài làm 3

     "Sông núi nước Nam" - Lý Thường Kiệt được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta. Vào năm 1077 quân Tống xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt đem quân chặn đánh giặc trên sông Như Nguyệt, và cũng từ đó mà bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh đó. Tác giả khẳng định hùng hồn " Nam quốc sơn hà nam đế cư" đó được coi như là điều đơn giản, điều hiển nhiên. Nhưng chân lý dó được đánh đổ bằng mồ hôi, xương máu của nhân dân nước ta. Tác giả còn khẳng định chủ quyền dân tộc, khẳng định đất nước ta là một đất nước độc lập có lãnh thổ, chủ quyền. Những câu thơ văn lên nhưng là niềm tự hào, kiêu hãnh của một dân tộc độc lập chủ quyền.  Và cuối cùng khi mà tất cả đã được định ở sách trời, thế nên tất cả những kẻ xâm lược đều là làm trái với trời đất. Cuộc kháng chiến của quân và dân ta là chính nghĩa khi mà đánh đuổi kẻ thù ra khỏi bờ cõi. Cảm hứng yêu nước với những tuyên ngôn về độc lập chủ quyền với sức mạnh cổ vũ quân dân và cảnh tỉnh kẻ thù. 

Nguồn: Sưu tầm

9 tháng 10 2016

Câu 1:

Dù phải chịu bao bất công nhưng ở câu thơ vẫn ngời sáng lên nét đẹp của người phụ nữ, một nét đẹp tươi sáng thuần hậu của phụ nữ Việt Nam. Giọng thơ đầy quả quyết mang nét tự hào nói lên tấm lòng son sắt của bao thế hệ phụ nữ Việt, là tiếng chuông cảnh tỉnh những người đàn ông để họ đừng đánh mất đi những giá trị quý báu này.

Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ đặc sắc của nhà thơ Hồ Xuân Hương. Bài thơ biểu hiện lòng thương cảm và niềm tự hào với số phận người phụ nữ đồng thời lên án xã hội cũ đầy bất công.

 

Câu 2:

Chỉ bằng bốn câu thơ ngắn gọn, Lí Thường Kiệt đã khẳng định một cách đanh thép chân lí độc lập tự do, đồng thời lên án tính chất phi nghĩa của hành động xâm lược cùng sự bại vong tất yếu của kẻ dám ngang ngược xâm phạm chân lí đó.
 
Việc khẳng định lại chủ quyền độc lập của dân tộc ta để đánh tan ý chí xâm lược của bọn cướp nước trong hoàn cảnh cụ thể của cuộc chiến đấu ác liệt là hết sức cần thiết. Vì lẽ đó mà từ trước tới nay, có nhiều ý kiến cho rằng Sông núi nước Nam của Lí Thường Kiệt là bản tuyên ngôn độc lập thành văn thứ nhất của đất nước và dân tộc Việt Nam.
 
Câu 3:
Bài Phò giá về kinh của Trần Quang Khải là một kiệt tác trong thơ văn cổ. Ý thơ hàm súc, cô đọng, ngôn ngữ thơ giản dị, gợi cảm. Bài thơ thể hiện niềm tự hào to lớn về sức mạnh chiến thắng của dân tộc ta và làm sống lại những năm tháng hào hùng đánh đuổi quân xâm lược Nguyên – Mông. Đồng thời nó nhắc nhở mỗi người Việt Nam phải biết nâng cao ý thức trách nhiệm công dân trong việc bảo vệ và dựng xây đất nước thanh bình, giàu đẹp, bền vững muôn đời.
Chúc bạn học tốt!
 
9 tháng 10 2016

Câu 1:Hồ xuân Hương là một trong rất ít phụ nữ Việt Nam thời phong kiến có tác phẩm văn học lưu truyền cho đến ngày nay. Bà được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Cuộc đời của bà vẫn còn là một vấn đề đang được nghiên cứu. Bà thường mượn cảnh , mượn vật để nói lên thân phận người phụ nữ thời bấy giờ, bài thơ “Bánh trôi nước” là một trong số đó.Người phụ nữ Việt Nam mạnh khỏe, xinh xắn, đáng yêu là thế, còn cuộc đời của họ thì sao? Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ cũng lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước trong nồi.Lời thơ có vẻ trở nên cam chịu, người phụ nữ xưa vốn không có một vai trò gì trong xã hội. Họ không tự quyết định được số phận của mình, cuộc đời họ từ khi mới sinh ra cho đến lúc lìa đời là một cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc. 

Câu 2:

 Chủ quyền độc lập của nước Nam là một chân lí không gì có thể bác bỏ được. Dân tộc Việt bao đời nay đã kiên cường chiến đấu để giữ vững bờ cõi, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng ấy.Bài thơ Sông núi nước Nam thể hiện niềm tin tưởng và tự hào vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta có thể tiêu diệt bất kì kẻ thù hung bạo nào dám xâm phạm đến đất nước này. Vì thế mà nó có sức mạnh kì diệu cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta, làm khiếp vía kinh hồn quân xâm lược và góp phần tạo nên chiến thắng vinh quang. Tinh thần và sức mạnh của bài thơ toát ra từ sự khẳng định dứt khoát, mãnh liệt như dao chém cột.

 
Câu 3:

bài thơ Phò giá về kinh cũng thể hiện lòng yêu nước theo kiểu mộc mạc, tự nhiên nhưng mạnh mẽ, hào hùng. Hai bài thơ đều phản ánh bản lĩnh vững vàng, khí phách hiên ngang của dân tộc ta. Một bài nêu cao chủ quyền độc lập thiêng liêng, khẳng định nước Nam là của vua Nam, không kẻ nào được phép xâm phạm, nếu cố tình xâm phạm tất sẽ chuốc lấy bại vong. Một bài thể hiện khí thế hào hùng và bày tỏ khát vọng xây dựng, phát triển đất nước trong hòa bình với niềm tin đất nước sẽ bền vững nghìn thu.Bài Phò giá về kinh của Trần Quang Khải là một kiệt tác trong thơ văn cổ. Ý thơ hàm súc, cô đọng, ngôn ngữ thơ giản dị, gợi cảm. Bài thơ thể hiện niềm tự hào to lớn về sức mạnh chiến thắng của dân tộc ta và làm sống lại những năm tháng hào hùng đánh đuổi quân xâm lược Nguyên – Mông. Đồng thời nó nhắc nhở mỗi người Việt Nam phải biết nâng cao ý thức trách nhiệm công dân trong việc bảo vệ và dựng xây đất nước thanh bình, giàu đẹp, bền vững muôn đời.

20 tháng 12 2021

Trong nền văn học trung đại của nước nhà, có rất nhiều bài thơ hay và tiêu biểu, những tác phẩm đó đều được ông cha ghi lại và lưu truyền để con cháu mai sau được học hỏi, tiếp thu tinh thần văn hoá, dân tộc của thời đại. Trong đó, hai bài thơ "Sông núi nước nam" và bài thơ "Phò giá về kinh" là những thi phẩm xuất sắc của văn học giai đoạn này. Ra đời trong những thời điểm khác nhau nhưng cả hai bài thơ đều thể hiện được tinh thần dân tộc, tình yêu nước và lòng tự hào trước những chiến công hào hùng của quân dân ta, bởi vậy mà khi đánh giá về hai tác phẩm này, có ý kiến cho rằng: "Tuy ra đời ở 2 thời điểm khác nhau nhưng hai bài thơ lại có nhiều điểm tương đồng".

Bài thơ "Sông núi nước nam" đến hiện tại vẫn chưa có sự khẳng định nào chắc chắn về tác giả của bài thơ, song theo nhiều sách cho rằng đó là sáng tác của vị tướng tài ba Lý Thường Kiệt. Theo nhiều lời kể của người xưa thì vào năm 1077, khi nhà Tống đưa quân sang xâm lược đất nước ta dưới sự chỉ huy của teen cầm đầu là Quách Quỳ, Lý Thường Kiệt theo lệnh nhà vua đem quân ra chặn chân giặc ở phòng tuyến dòng sông Như Nguyệt, thuộc huyện Yên Phòng, Bắc Ninh ngày nay. Trong cuộc đấu, để khích lệ tinh thần của quân đội mình cũng như làm lung lay ý chí chiến đấu của kẻ thù, Lý Thường Kiệt đã sáng tác bài thơ này. " Sông núi nước Nam" được cất lên lần đầu tiên tại đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát- những vị tướng anh hùng, nghe tiếng thơ, tinh thần của nghĩa quân càng được khơi dậy, ý thức dân tộc càng lớn và lòng căm thù giặc càng sâu sắc. Còn bài thơ "Phò giá về kinh" được sáng tác bởi Trần Quang Khải, sau hai chiến thắng lẫy lừng Chương Dương và Hàm Tử, trong dịp ông trên đường đón Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông trở về kinh thành Thăng Long vào năm 1285. Tuy sáng tác vào những hoàn cảnh và thời gian khác nhau, song ta vẫn thấy được ở cả hai bài thơ đều có những điểm giống nhau, bởi vậy mà có người từng nhận xét rằng: "Tuy ra đời ở 2 thời điểm khác nhau nhưng hai bài thơ lại có nhiều điểm tương đồng."

Thật vậy, trước hết, ta có thể thấy cả hai bài thơ đều được sáng tác từ những người anh hùng của dân tộc, họ không chỉ mưu lược tài giỏi mà còn có tài năng về thơ văn, đặc biệt là một tinh thần đấu tranh quyết chí và một trái tim trung thành tuyệt đối với nước vì dân. Cả Trần Quang Khải và Lý Thường Kiệt đều là những vị tướng đích thân cầm quân giết giặc. Nếu Lý Thường Kiệt từng nổi danh với chiến công triệt hạ ba căn cứ lớn là Ung Châu, Liêm Châu, Khâm Châu của quân Tống vào năm 1076 hay chiến thắng vang dội trong cuộc chiến trừng phạt quân chiêm Thành năm 1069 thì Trần Quang Khải cũng là một lĩnh tướng trí tuệ và dũng mãnh, dưới triều đại nhà Trần, ông đã phụng sự hết sức mình cho đất nước, lãnh đạo quân đội đánh bại quân giặc trong nhiều trận chiến, đặc biệt là trận Chương Dương và các trận phòng thủ ở Thanh Hoá, Nghệ An. Bởi vậy mà họ hiểu hơn ai hết giá trị của những chiến công, giá trị của hoà bình, giá trị của tự do với mỗi quốc gia dân tộc.

Thứ hai, cả hai bài thơ đều khẳng định được chiến thắng tất yếu của nhân ta ta, tuy cách thể hiện khác nhau nhưng đều tựu chung về thắng lợi của quân đội chính nghĩa và thảm bại của quân tàn ác, phí nghĩa:

Lý Thường Kiệt viết:

" Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời"

Hành động xâm phạm một lãnh thổ của quốc gia là trái với đạo lý nhân nghĩa, trái với ý người, đi ngược lại với ý trời. Hành động ấy không thể dung thứ, những kẻ ngang nhiên gây họa rồi một ngày cũng bị đánh" tơi bời" mà thôi. Với Trần Quang Khải, tác giả lấy những chiến công của quân ta để khẳng định sự thua cuộc tất yếu của giặc:

" Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm Tử bắt quân thù"

Một khí thế hào hùng với cuộc chiến oanh liệt như được tác giả dựng trước mắt chúng ta. Dù là nước nhỏ, quân đội không đông nhưng bằng mưu cao với tinh thần đoàn kết một lòng, quân đội nhà Trần luôn trong tư thế chủ động: "cướp giáo giặc", "bắt quân thù". Những hành động dứt khoát, dũng mãnh, khí thế ấy khiến giặc phải" hồn lạc phách xiêu", bại trận ê chề, đau đớn.

Qua cả hai bài thơ ta thấy được đằng sau những chiến thắng ấy là ý thức dân tộc, là tinh thần đấu tranh bền bỉ quật cường và ý chí quyết tâm giành thắng lợi của nhân dân ta, dẫu cho ở thời gian nào đi nữa.

Điểm tương đồng thứ ba ở hai bài thơ phải kể đến là sự khẳng định về độc lập, chủ quyền dân tộc. Ở "Nam quốc sơn hà" , tác giả khẳng định lãnh thổ nước nhà bằng lời lẽ đanh thép, chắc chắn:

" Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tiệt nhiên định mệnh tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm"

Trời, đất, nước Nam là của vua Nam, do vua Nam cai trị, điều ấy là hợp lẽ tự nhiên, trời cao đã định không gì có thể chối bỏ được. Lũ giặc kia sang xâm phạm là hành động phi đạo đức ,tàn ác, gian tà trắng trợn. Tố cáo tội ác của giặc cũng là để khẳng định lại một lần nữa nước Nam là của vua Nam, không ai được phép xâm lấn bờ cõi này. Đến với "Phò Giá về kinh", Nguyễn Quang Khải khẳng định chủ quyền bằng ươc mơ, khát vọng đất nước thịnh trị, yên vui. Bởi đất nước có hết xâm lăng thì chủ quyền mới vững bền, lãnh thổ mới giữ trọn.

" Non nước ấy ngàn thu"

Thứ tư, cả hai bài thơ đều có tác dụng rất lớn trong việc khích lệ, kêu gọi tinh thần trách nhiệm của mỗi người dân trong việc đoàn kết, đứng lên chiến đấu vì đất nước, vì Tổ quốc mình. Nếu ở "Nam quốc sơn hà" là lời hiệu triệu dân tộc dẹp tan quân thù bằng cách mạng chính nghĩa, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của mình trước những bàn tay máu lạnh của quân xâm lược thì ở "Phò giá về kinh", tác giả kêu gọi mọi người hãy đề phòng, cảnh giác, khi hoà bình không được chủ quan mà cần cảnh giác cao độ, luyện sức, luyện tài để bảo vệ dựng xây, phát triển đất nước.

Hai bài thơ chính là vũ khí vô cùng sắc bén chống giặc ngoại xâm, cổ vũ tinh thần tập thể, lòng yêu nước, ý thức cá nhân trong mỗi con dân đất Việt.

Ngoài ra, ta còn thấy ở đây điểm tương đồng về nghệ thuật, mỗi bài đều chỉ có bốn câu nhưng có sức cô đọng, hàm súc, nội dung, tư tưởng được thể hiện rõ. Ngôn ngữ hùng hồn, đanh thép nhưng không hề thô cứng mà tự nhiên, xúc động.

Qua bao thời gian mà những vần thơ ấy vẫn còn mãi, trở thành những áng văn bất hủ ngàn đời. Chúng em hôm nay đây, những thế hệ trẻ được sống trong hoà bình, trong một môi trường yên vui, không bom đạn, không giáo mác chiến tranh khi đọc những vần thơ đều bùi ngùi khó tả. Em hiểu hơn về những hy sinh của cha ông đi trước, thêm tự hào bởi tinh thần đấu sĩ nơi chiến trường của dân tộc và càng ý thức hơn về trách nhiệm của chúng em hôm nay. Phải gắng sức học tập, dựng xây non nước ngàn thu bền vững, giàu mạnh, tiếp nối những chiến công năm xưa của những người hùng vĩ đại.

18 tháng 10 2017

hai bài thơ nói về lòng yêu nước, hi sinh vì nước của các tướng lĩnh giỏi

19 tháng 9 2016

a) bài thơ được làm lúc ông đi đón thái phượng hoàng Trần thánh tông và vua Trần nhân tông về Thăng Long ngay sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm 1285.

b) ND: sự chiến thắng hào hùng của dân tộc và lời động viên vào sự bền vững muôn đời của đất nước.

NX: tác giả đã thể hiện hào khí chiến thắng, khát vọng của dân tộc.

c) cách biểu ý, biểu cảm ở 2 bài đều giống nhau. nghĩa của bài Phò giá về kinh được bộc lộ 1 cách kín đáo. vì tác giả muốn người đọc phải nghiền ngẫm mới thấy được cảm xúc mãnh liệt thể hiện trong bài.

23 tháng 9 2016

a) Bài thơ được làm lúc ông đi đón thái thượng hoàng, Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long ngay sau chiến thắng Chương Dương , Hàm Tử và giải   phóng kinh đô năm1258

               b) Nội dung : sự chiến thắng hào hùng của dân tộc và lời động viên và sự bền        vững muôn đời của đất nước.  

Nhận xét :tác giả thể hiện sự quyết chiến , quyết thắng và niềm khát vọng của dân tộc

 

 

26 tháng 9 2018

Mik lên Cốc Cốc nha bạn !

Không chép sách giải hoặc lên google !

Hai cụm từ : Đoạt sáo (cướp giáo) và cầm Hồ (bắt giặc) được đặt ở đầu mỗi câu thơ giống như những nốt nhấn trong khúc ca đại thắng. Giọng thơ sảng khoái, hào hùng, phản ánh khí thế bừng bừng của dân tộc ta thời ấy. Từ vua quan, tướng sĩ đến dân chúng ai cũng hả hê, sung sướng, tự hào.

Hai câu thơ ngũ ngôn tứ tuyệt với nhịp thơ nhanh, gấp và các động từ biểu thị động tác mạnh mẽ, dứt khoát (đoạt: cướp lấy; cầm: bắt) thể hiện nhịp độ dồn dập, sôi động, quyết liệt của chiến trận. Tác giả không dừng lâu ở những chiến công và cũng không tỏ ra say sưa với chiến thắng nhưng ta vẫn có thể cảm nhận được niềm phấn khởi, kiêu hãnh vô bờ toát lên từ âm hưởng của bài thơ.

Mùa hè năm Ất Dậu là một mốc son trọng đại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Hiện thực sôi động đã truyền cảm hứng vào những Vần thơ hùng tráng khiến bài thơ mang đậm phong vị anh hùng ca.

Nhà thơ đã sử dụng thủ pháp liệt kê và phép đối để làm nổi bật hai sự kiện lịch sử mang tầm chiến lược. Chiến thắng Chương Dương diễn ra sau nhưng lại được nói đến trước là do nhà thơ đang sống trong không khí hào hùng của chiến tháng Chương Dương vừa diễn ra. Kế đó, nhà thơ làm sống lại không khí sôi động của chiến thắng Hàm Tử trước đó chưa lâu.

P/s : Không nhận gạch đá !

29 tháng 9 2016

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Từ xa xưa, những tinh thần yêu nước được được bộc lộ rõ nhất ở các tấm gương anh hùng như hai bà Trưng, bà triệu, Trần Hưng Đạo v.v... Nhưng đó là ở thời chiến tranh. Cũn bây giờ – thời bình - thời kì hiện đại hóa với những máy móc, dụng cụ đang ngày càng hữu dụng, thiết thực. Xã hội ngày một tiến lên, mọi thứ đã thay đổi nhiều, chỉ riêng tấm lòng yêu nước của mỗi cá nhân vẫn không bị mờ phai. Trong cuộc sống những tư tưởng, việc làm giúp phát triển kinh tế nước nhà phần nào là tinh thần yêu nước. Từ những người nông dân chân lấm tay bùn vẫn chất phác như ngày nào làm ra hạt lúa, hạt gạo phục vụ nông nghiệp, đời sống mỗi cá nhân. Hay những người bác sĩ tận tình giúp đỡ bệnh nhân, đó cũng là cử chỉ của tấm lòng nhân hậu, tình yêu thương đồng loại, nói rộng hơn đó chính là tinh thần yêu nước. Những nhà chính trị học, bác học, thành quả của họ cũng bởi tinh thần yêu nước mà ra. Thậm chí mỗi một hành động nhỏ cũng là một phần đóng góp cho tư tưởng cao đẹp ấy. Ý thức của mỗi con người là điều được bộc lộ rõ nhất. Không vứt rác bừa bãi, giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp, chăm sóc cây cối tốt tươi làm trong lành bầu khí quyển. Đó là cử chỉ cao đẹp cũng bởi mầm mống từ lòng yêu nước. Từ người già đến trẻ nhỏ đều truyền thụ cho nhau hiểu và làm theo đức tính ấy. Lòng nồng nàn yêu nước được thể hiện không phải bằng lời nói mà bằng những hành động đã giúp ích cho đất nước. Những đợt hưởng ứng phong trào như chống nạn ma tuý, tuyên truyền giữ gìn môi trường, tránh xa tệ nạn xã hội, học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chớ Minh. Đó chẳng phải là tinh thần yêu nước sao! Hay đài báo, ti vi cũng đề cao vấn đề đóng góp, cống hiến sức lực, trí tuệ cho xã hội, ủng hộ người nghèo. Những chương trình tìm hiểu đất nước, lịch sử để hiểu biết, bảo vệ giữ gìn phát huy những di sản văn hóa đa chiều của đất nước. Tất cả, tất cả cũng vì cái lí tưởng cao đẹp ấy cả. Cụ thể nhất là những người lính ngoài biên giới, hải đảo phải hi sinh hạnh phúc, xa người thân để bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn vùng trời bình yên. Chính tinh thần yêu nước đã thúc giục họ. Đó là động lực đồng thời cũng là mục tiêu, niềm khởi hứng, sự hạnh phỳc đối với họ khi được bảo vệ non sông thân yêu, giữ gìn tinh thần yêu nước. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh.
Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu

 

4 tháng 10 2016

thanks you....

vui

28 tháng 9 2016

Được viết theo thể thê ngũ ngôn tứ tuyệt_ chữ Hán

Giống: đều thể hiện khí phách anh hùng

+ Lòng yêu nước

+ Tình cảm

Khác:

Nam Quốc Sơn Hà : thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

Phò giá về kinh : Ngũ ngôn tứ tuyệt