Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khởi phát từ hai hình thức dân ca Nghệ Tĩnh là hát ví và hát giặm, Ví, giặm được sử dụng phổ biến trong hầu hết mọi sinh hoạt thường ngày, từ ru con, dệt vải đến trồng lúa, chèo thuyền Là lối hát ví von để đối đáp giữa bên nam và bên nữ, ví thuộc thể ngâm vĩnh bằng phương pháp phổ thơ dân tộc(lục bát, song thất lục bát, lục bát biến thể…). Hát ví thường là hát tự do, không có tiết tấu từng khuôn nhịp, người hát có thể co giãn một cách ngẫu hứng, âm điệu cao thấp, ngắn dài tùy thuộc vào lời thơ (ca từ) bằng hay trắc, ít từ hay nhiều từ. Tính biểu cảm của hát ví phụ thuộc vào hoàn cảnh, không gian, thời gian và tâm tính của người hát. Vì vậy, điệu ví nghe lúc thì mênh mang, sâu lắng, bâng khuâng xao xuyến, tha thiết ân tình, đôi khi lại dí dỏm, hài hước, tươi trẻ. Có nhiều loại ví khác nhau như: ví phường cấy, ví phường gặt, ví phường nón, ví phường đan, ví phường vải, ví phường củi, ví trèo non, ví đò đưa,… với ba hình thức diễn xướng là hát lẻ, hát đối đáp và hát cuộc. Giặm gần nghĩa với giặm lúa, điền nan, là thể hát nói bằng thơ ngụ ngôn (vè 5 chữ). Thông thường, một bài giặm có nhiều khổ, mỗi khổ có 5 câu (câu 5 thường điệp lại câu 4), mỗi câu có 5 chữ (không kể phụ âm đệm). Khác với ví, giặm là thể hát có tiết tấu rõ ràng, có phách mạnh – phách nhẹ, nhịp nội – nhịp ngoại với hai làn điệu chính là hát ngâm và hát nói. Giặm rất giàu tính tự sự, tự tình, kể lể, khuyên răn, phân trần, giãi bày, cũng có khi dí dỏm khôi hài, châm biếm trào lộng và trữ tình giao duyên. Có nhiều loại giặm khác nhau như: giặm kể, giặm nói, giặm vè, giặm nam nữ, giặm cửa quyền, giặm ru, giặm xẩm… với hai hình thức diễn xướng là giặm vè và giặm nam nữ. Dân ca ví, giặm sử dụng nhiều từ ngữ địa phương với lối hát gần gũi, mộc mạc. Kỹ thuật hát chủ yếu được các nghệ nhân trao truyền bằng hình thức truyền khẩu, đảm bảo khi hát phải đúng tiết tấu, cao độ, trường độ, luyến láy, thể hiện được giọng hát, ngữ điệu của phương ngữ Nghệ Tĩnh. Dân ca ví, giặm gắn liền với đời sống và tập quán của cộng đồng người Nghệ Tĩnh, có sức sống mạnh mẽ, luôn được trao truyền, bảo tồn và phát huy trong đời sống đương đại. Đây là loại hình nghệ thuật có khả năng biểu đạt tư tưởng, tình cảm của người Nghệ Tĩnh, đồng thời phản ánh một cách chân thực mọi biến động của đời sống xã hội. Bên cạnh đó, Dân ca ví, giặm còn góp phần giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống như hiếu thảo với cha mẹ, lòng chung thủy vợ chồng, cách cư xử giữa con người với con người; kêu gọi chống áp bức, bất công trong xã hội. Tham gia vào cuộc hát ví, giặm là cơ hội để tăng cường sự gắn kết cộng đồng. Dân ca ví, giặm là không gian “mở” dành cho tất cả những ai yêu thích ca hát, không phân biệt tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, tôn giáo. Các cuộc hát đảm bảo quyền bình đẳng, sự tôn trọng lẫn nhau giữa cộng đồng, nhóm người và cá nhân, góp phần vào sự phát triển bền vững của xã hội. Dân ca ví, giặm còn là nguồn cảm hứng, là chất liệu để các nghệ sĩ đương đại sáng tác nhiều tác phẩm âm nhạc, sân khấu mang âm hưởng dân ca, góp phần làm phong phú đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân. Dân ca ví, giặm được thực hành rộng khắp trong cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Theo kết quả kiểm kê của Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam (năm 2013), hiện có 75 nhóm Dân ca ví, giặm với khoảng 1.500 thành viên tham gia, trong đó có 803 nghệ nhân tại 260 làng (168 làng ở Nghệ An và 92 làng ở Hà Tĩnh). Với những giá trị độc đáo và nổi bật, ngày 27/11/2014, tại kỳ họp thứ 9 của Ủy ban Liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (UNESCO) tổ chức tại Paris (Pháp), Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
chúc bạn hc tốt!!!!!!!!!!
Mỗi mùa xuân sang, em lại thấy lòng mình trào lên một niềm xúc động kì lạ, đặc biệt là khi đứng ngắm nhìn cây bưởi trước nhà trổ hoa. Em yêu quý cây bưởi nhiều hơn cả so với những cây khác trong vườn.
Em dành tình cảm cho cây bưởi bởi nó gắn với những kỉ niệm về ông nội. Bố em kể rằng, ngày em chào đời, ông đã vui mừng trồng cây bưởi trước sân với mong ước cháu gái lớn lên sẽ thanh khiết, dịu dàng như hương hoa bưởi. Những buổi chiều gió mát, ông lại bế em đến ngồi gốc cây hóng gió... Giờ đây, ông không còn nữa, cây bưởi vẫn xanh tươi như tình cảm ông dành cho em vẫn âm áp như ngày nào.
Cùng tuổi với em nhưng cây bưởi đã cao lắm, tán cây vượt hẳn mái ngói ngôi nhà của em. Bồi hồi đứng dưới vòm lá xanh tươi, ngước nhìn lên phía trên, em thấy ánh sáng được lọc qua tán lá trở thành một thứ màu xanh trong như ngọc. Chợt, “chiếc ô ngọc bích” khẽ rung mình lao xao, những tia nắng lọt qua khe lá nhảy nhót dưới mặt đất. Chao ôi! Thơm quá! Em ngỡ ngàng trong hương hoa dịu dàng thanh khiết, nhìn những bông hoa rụng theo gió bay. Ông ơi! Có phải ngày cháu ra đời, ông đã ước cháu sẽ đẹp dịu dàng như hoa bưởi? Em bồi hồi cúi nhặt bông hoa rơi. Hoa bưởi có năm cánh màu trắng muốt - màu trắng của chiếc áo nữ sinh em thường mặc khi đến lớp. Nhị hoa vàng tươi lấm tâm những hạt phấn nhỏ li ti. Em khẽ áp bông hoa lên mũi, một mùi hương nồng nàn dâng lên, những hạt phấn vàng li ti cũng dính nhẹ lên mũi em thật ngộ. Chỉ một lát nữa, mẹ sẽ nhắc em nhặt những bông hoa bưởi rụng để thả vào nước gội đầu: bao nhiêu năm nay mẹ con em gội đầu bằng nước nấu vỏ bưởi, lá bưởi và thả những bông hoa xinh đẹp vào nước để làm mềm mượt mái tóc đen dài...
Từng cánh hoa bưởi rụng xuống khiến em nghĩ đến một ngày kia những quả bưởi non sẽ lần lượt xuất hiện. Chúng nho nhỏ, xinh xinh, ban đầu bé xíu rồi lớn dần bằng nắm tay em bé, rồi như vốc tay người lớn. Cây bưởi này thường đậu quả rất sai. Những trái bưởi non đông đúc treo mình trên cây như đám trẻ con nghịch ngợm. Nhất là khi có gió, chúng thoắt ẩn thoắt hiện sau tán lá như chơi trò trốn tìm với nhau. Nếu lỡ có trái bưởi non nào rụng, em sẽ chẳng để chú phải buồn vì xa lìa anh chị em. Chú bưởi non ấy lập tức thành quả chuyền vừa ý trong trò chơi đánh chắt thú vị. Nếu bưởi rụng lúc đã khá to thì đã có cậu hàng xóm sẵn lòng lấy làm bóng đá với bạn bè. Em nghĩ: đâu chỉ có trái bưởi là ngon và bổ mà cả hoa bưởi và trái bưởi non cũng trở thành vật có ích cho người.
Cây bưởi nhà em rất sai quả nên khi bưởi già, mẹ em thường hái đem biếu họ hàng, hàng xóm để mọi người cùng thưởng thức. Nhìn những múi bưởi, tép bưởi căng mọng đã thấy ngọt mát tấm lòng. Có điều thật lạ, đã mười mấy năm rồi mà quả vẫn ngọt mát, không hề chua như nhiều cây bưởi khác. Các cô bác hàng xóm khen mẹ em khéo chăm cây nhưng mẹ em bảo đó là lộc ông nội để lại cho con cháu. Em cầm trái bưởi vàng ươm trên tay mà lồng bồi hồi, xúc động.
Cây bưởi đã gắn bó với em bởi nhiều kỉ niệm và tình cảm thiêng liêng như thế. Em yêu quý loài cây ấy vì tất cả những gì em cảm nhận được từ ý nghĩa, vẻ đẹp kì lạ của cây.
Mỗi mùa xuân sang, em lại thấy lòng mình trào lên một niềm xúc động kì lạ, đặc biệt là khi đứng ngắm nhìn cây bưởi trước nhà trổ hoa. Em yêu quý cây bưởi nhiều hơn cả so với những cây khác trong vườn.
Em dành tình cảm cho cây bưởi bởi nó gắn với những kỉ niệm về ông nội. Bố em kể rằng, ngày em chào đời, ông đã vui mừng trồng cây bưởi trước sân với mong ước cháu gái lớn lên sẽ thanh khiết, dịu dàng như hương hoa bưởi. Những buổi chiều gió mát, ông lại bế em đến ngồi gốc cây hóng gió... Giờ đây, ông không còn nữa, cây bưởi vẫn xanh tươi như tình cảm ông dành cho em vẫn âm áp như ngày nào.
Cùng tuổi với em nhưng cây bưởi đã cao lắm, tán cây vượt hẳn mái ngói ngôi nhà của em. Bồi hồi đứng dưới vòm lá xanh tươi, ngước nhìn lên phía trên, em thấy ánh sáng được lọc qua tán lá trở thành một thứ màu xanh trong như ngọc. Chợt, “chiếc ô ngọc bích” khẽ rung mình lao xao, những tia nắng lọt qua khe lá nhảy nhót dưới mặt đất. Chao ôi! Thơm quá! Em ngỡ ngàng trong hương hoa dịu dàng thanh khiết, nhìn những bông hoa rụng theo gió bay. Ông ơi! Có phải ngày cháu ra đời, ông đã ước cháu sẽ đẹp dịu dàng như hoa bưởi? Em bồi hồi cúi nhặt bông hoa rơi. Hoa bưởi có năm cánh màu trắng muốt - màu trắng của chiếc áo nữ sinh em thường mặc khi đến lớp. Nhị hoa vàng tươi lấm tâm những hạt phấn nhỏ li ti. Em khẽ áp bông hoa lên mũi, một mùi hương nồng nàn dâng lên, những hạt phấn vàng li ti cũng dính nhẹ lên mũi em thật ngộ. Chỉ một lát nữa, mẹ sẽ nhắc em nhặt những bông hoa bưởi rụng để thả vào nước gội đầu: bao nhiêu năm nay mẹ con em gội đầu bằng nước nấu vỏ bưởi, lá bưởi và thả những bông hoa xinh đẹp vào nước để làm mềm mượt mái tóc đen dài...
Từng cánh hoa bưởi rụng xuống khiến em nghĩ đến một ngày kia những quả bưởi non sẽ lần lượt xuất hiện. Chúng nho nhỏ, xinh xinh, ban đầu bé xíu rồi lớn dần bằng nắm tay em bé, rồi như vốc tay người lớn. Cây bưởi này thường đậu quả rất sai. Những trái bưởi non đông đúc treo mình trên cây như đám trẻ con nghịch ngợm. Nhất là khi có gió, chúng thoắt ẩn thoắt hiện sau tán lá như chơi trò trốn tìm với nhau. Nếu lỡ có trái bưởi non nào rụng, em sẽ chẳng để chú phải buồn vì xa lìa anh chị em. Chú bưởi non ấy lập tức thành quả chuyền vừa ý trong trò chơi đánh chắt thú vị. Nếu bưởi rụng lúc đã khá to thì đã có cậu hàng xóm sẵn lòng lấy làm bóng đá với bạn bè. Em nghĩ: đâu chỉ có trái bưởi là ngon và bổ mà cả hoa bưởi và trái bưởi non cũng trở thành vật có ích cho người.
Cây bưởi nhà em rất sai quả nên khi bưởi già, mẹ em thường hái đem biếu họ hàng, hàng xóm để mọi người cùng thưởng thức. Nhìn những múi bưởi, tép bưởi căng mọng đã thấy ngọt mát tấm lòng. Có điều thật lạ, đã mười mấy năm rồi mà quả vẫn ngọt mát, không hề chua như nhiều cây bưởi khác. Các cô bác hàng xóm khen mẹ em khéo chăm cây nhưng mẹ em bảo đó là lộc ông nội để lại cho con cháu. Em cầm trái bưởi vàng ươm trên tay mà lồng bồi hồi, xúc động.
Cây bưởi đã gắn bó với em bởi nhiều kỉ niệm và tình cảm thiêng liêng như thế. Em yêu quý loài cây ấy vì tất cả những gì em cảm nhận được từ ý nghĩa, vẻ đẹp kì lạ của cây.
Thủ đô Hà Nội với hơn ngàn năm văn hiến, nước ta gắn bó với nền nông nghiệp lúa nước. Bởi vậy, mà hạt lúa đã đi vào tâm hồn mỗi người dân như hạt ngọc trời ban tặng. Từ hạt lúa ấy đã chế biến nên Cốm Vòng – một thứ quà, một sản vật đậm đà truyền thống dân tộc. Bằng khả năng quan sát tinh tế và sự chắt lọc ngôn từ, tác giả đã miêu tả những hạt lúa non là “Một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ” như những gì tinh túy nhất của đất trời ban tặng. Và cách làm cốm không đâu ngon bằng bàn tay của những cô gái làng Vòng. Điều đó vừa gợi lên sự hấp dẫn của cốm vừa cho thấy bàn tay khéo léo, độ tinh tế trong ẩm thực của người Hà thành. Cốm trở thành món quà sêu tết, cốm còn duyên hơn khi bén hương của trái hồng chín đỏ. Hương vị và màu sắc của chúng hòa quyện vào nhau, “cùng nâng đỡ nhau để được hạnh phúc lâu bền”.
Đặc sản quê hương Bình Thuận mà em yêu thích là món bánh căn. Bánh căn được làm từ bột gạo, đổ vào khuôn nhỏ, nhân bánh bao gồm hải sản như tôm, mực đem nướng chín rồi cho ra đĩa với từng cặp và lớp hành phi bên trên. Khi bánh chín, mặt dưới vàng giòn nhưng mặt trên vẫn mềm mịn rất bắt miệng. Đặc biệt là khi ăn với các loại nước chấm khác nhau sẽ đem tới những trải nghiệm vị giác khác nhau. Bánh căn ăn một lần là nhớ mãi. Tuy chỉ là một món ăn bình dị nhưng lại vô cùng hấp dẫn mang hương vị miền biển đặc trưng của Bình Thuận.