Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong lĩnh vực nông nghiệp: có sự xuất hiện của các công cụ mới (máy cày, máy gặt, máy đập- tuốt lúa,...) trợ giúp và thay thế dần việc lao động bằng sức người à phát triển về khoa học kỹ thuật
- Trong lĩnh vực công nghiệp:
+ Tự động hóa dây chuyền sản xuất
+ Xuất hiện những ngành mới như: công nghệ thông tin,...
+ Công nghiệp hóa dầu: VN đã có nhà máy lọc dầu Dung Quất àcó thể tự sản xuất ra các sản phẩm như xăng, dầu hỏa,... để phục vụ cho nhu cầu trong nước và hướng đến xuất khẩu
- Trong đời sống nhân dân:
+ Cuộc sống ngày càng được cải thiện và nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần (Vd: hầu hết các gia đình đều có ti vi, tủ lạnh,...; trẻ em được đến trường; có các hoạt động giải trí,...)
+ Trình độ dân trí được nâng cao (Vd: ngày càng có nhiều tri thức trẻ & tài năng như Ngô Bảo Châu,...)
+ Ý thức người dân cũng thay đổi (Vd: tỉ lệ sinh con giảm,...)
Đạo đức của Việt Nam hiện nay thì chưa tốt. Vẫn còn khá nhiều người không văn minh. Tình trạng này cần khắc phục hơn.
Suy nghĩ : Đạo Đức ở Việt Nam hiện nay đã tốt , cần phát huy mạnh hơn và rộng rãi hơn để tiếp tục duy trì . Nhiều nơi như bệnh viện , phố xá , trường học ,... được nhiều người biết đến là nơi có đạo đức , cư xử đúng mực. Chưa ai từng phản ánh về hiện tượng này và nhiều người vẫn luôn thực hiện chúng.
-> Đáng để khen ngợi và học hỏi theo. Bản thân em nên học hỏi như vậy để mai sau còn giúp ích cho nhiều công việc khác nhau , nhiều lĩnh vực. Cũng giúp cho Việt Nam thêm nổi tiếng với con người ở đây có đạo Đức đáng ngưỡng mộ.
Ý nghĩa của việc học tập đối với bản thân, gia đình:
- Đối với bản thân: Học tập giúp ta có thêm kiến thức, hiểu biết để phát triển toàn diện, trở thành công dân có ích cho gia đình và xã hội.
- Đối với gia đình: Học tập để có kiến thức, xây dựng một gia đình ấm no, hạnh phúc...
Trong lĩnh vực nông nghiệp: Có sự xuất hiện của các công cụ mới (máy cày, máy gặt, máy tuốt lúa…) trợ giúp và thay thế dần việc lao động bằng sức người và phát tiển về khoa học kĩ thuật.
Trong lĩnh vực công nghiệp: Tự động hóa các dây chuyền sản xuất, xuất hiện các ngành nghề mời như công nghệ thông tin, công nghiệp hóa dầu…để phục vụ cho nhu cầu trong nước và hướng đến xuất khẩu.
Trong đời sống nhân dân: cuộc sống ngày càng được cải thiện và nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần ( nhiều gia đình đều đã có tivi, tủ lạnh, máy giặt…., trẻ em được đến trường, có nhiều hoạt động vui chơi lành mạnh.
Trình độ dân trí cũng không ngừng được nâng lên (có nhiều tri thức trẻ, tài năng…). Ý thức người dân cũng dần thay đổi.
Sự biểu hiện của sự phủ định biện chứng trong:
-Thờ cúng: Ngày xưa bên cạnh việc thờ cúng ông bà, cha mẹ,...chúng ta còn thờ các vị thần liên quan đến mùa màn như thần gió, thần nước, thần lửa...nhưng ngày nay với sự tiến bộ của khoa học chúng ta ko còn thờ các vị thần đó trong nhà nữa nhưng một số nơi vẫn tổ chức các lễ hội theo phong tục cũ.
-Lễ hội: Vào thời phong kiến các vua chúa vẫn hay tổ chức lễ hội linh đình phục vụ cho bộ phận quý tộc.Ngày nay trong chế độ XHCN những vị lãnh tụ nhà nước ko còn tô chức các lễ hội linh đình nữa nếu có chỉ là các cuộc họp mặt mà thôi.
-Ma chay: Khi xã hội còn lạc hậu người dân ta có thói quen tổ chức ma chay thật lớn và kéo dài nhiều ngày nhưng ngày nay chúng ta tổ chức ma chay rất đơn giản và chỉ kéo dài khoản 2-3 ngày thay vì 5-6 ngày như ngày xưa.
- Phủ định biện chứng là phủ định do sự phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng có kế thừa của những yếu tố tích cực của sự vật hiện tượng củ đẻ phát triển sự vật hiện tượng mới
- Lễ hội: Ta kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp, loại bỏ những hoạt động xấu như cờ bạc trong các dịp này.
- Thờ cúng:
+ Kế thừa truyền thống biết ơn tổ tiên, là phong tục tập quán tốt đẹp.
+ Xóa bỏ thủ tục lạc hậu gây ảnh hưởng xấu đến đời sống người dân.
- Cưới xin: Thể hiện nếp sống văn hóa, văn minh và tiết kiệm.
Hiện nay trong học sinh lớp 9 của trường ta có hiện tượng 1 số bạn học sinh buổi sáng mang cặp đến lớp chưa có mặt đầy đủ số lượng, chưa mang cặp về mà ko chú ý quan tâm đến việc học tập để nắm ,tiếp thu kiến thức .Hỏi em có suy nghỉ gì về hiện tượng trên ? Qua đó em rút ra được bài học gì cho bản thân(Có thể viết thành bài văn hoặc đoạn văn ngắn
* Suy nghĩ của em:
- Nguyên nhân:
+ Các bạn học sinh ấy chưa hề có ý thức học tập, rèn luyện
+ Các bạn còn chưa nhận ra tầm quan trọng của việc học tập trong cuộc sống
- Tác hại:
+ Không nắm vững kiến thức để chuẩn bị vào cấp 3
+ Gây áp lực lên gia đình, nhà trường
- Bài học:
+ Cần chăm chỉ cố gắng rèn luyện
+ Trên lớp chú ý nghe giảng, về nhà cần ôn tập kĩ lưỡng
- Phủ định biện chứng là phủ định do sự phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng có kế thừa của những yếu tố tích cực của sự vật hiện tượng củ đẻ phát triển sự vật hiện tượng mới
- Lễ hội: Ta kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp, loại bỏ những hoạt động xấu như cờ bạc trong các dịp này.
- Thờ cúng:
+ Kế thừa truyền thống biết ơn tổ tiên, là phong tục tập quán tốt đẹp.
+ Xóa bỏ thủ tục lạc hậu gây ảnh hưởng xấu đến đời sống người dân.
- Cưới xin: Thể hiện nếp sống văn hóa, văn minh và tiết kiệm.
Bạn tham khảo nhé
“Vô cảm” là không có cảm giác, không có tình cảm, không xúc động trước một sự vật, hiện tượng, một vấn đề gì đó trong đời sống. Bệnh vô cảm là căn bệnh của những người không có tình yêu thương, sống dửng dưng trước nỗi đau của con người, xã hội, nhân loại…
Trải qua các cuộc chiến tranh chống quân xâm lược, những cuộc đọ sức với thiên tai khắc nghiệt, nhân dân ta đã có truyền thống đoàn kết, thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Dường như càng qua gian khổ, đau thương, mất mát con người lại sống gần nhau, quan tâm, giúp đỡ nhau nhiều hơn. Tình làng nghĩa xóm, thương người như thể thương thân đã trở thành một đạo lí của dân tộc: “Bán anh em xa mua láng giềng gần”.
Hiện nay, trong cuộc sống vật chất ngày càng được cải thiện hơn, đầy đủ hơn, người ta dễ có xu hướng lo vun vén cho bản thân và gia đình mình, ít quan tâm đến những vấn đề xã hội. Trước kia, ông cha ta đã phê phán lối sống chỉ biết vun vén cho riêng mình. Cuộc sống quanh ta hiện nay không thiếu những người như thế. Họ sống thờ ơ với mọi việc đang diễn ra, nhà nào nào đóng cửa biết nhà nấy. Nhà hàng xóm có hoạn nạn, có con cái bị rơi vào cạm bẫy của các tệ nạn xã hội họ cũng bàng quan như không biết. Đi đường gặp người bị tai nạn, họ cũng bỏ qua như không nhìn thấy. Thấy lũ trẻ cái nhau thậm chí đánh nhau họ cũng làm ngơ. Trước cảnh khổ đau của những người tàn tật, bất hạnh, họ cũng không mảy may xúc động…Bệnh vô cảm đã làm cho con người như vô tri, vô giác, không thể hòa nhập với cộng đồng.
Trong công việc, bệnh vô cảm làm cho con người chẳng khác nào một cái máy. Họ làm việc một cách đơn điệu, tẻ nhạt. Con người mắc bệnh vô cảm trong công việc, chắn chắc hiệu quả công việc sẽ không thể nào cao, thậm chí còn làm trì trệ, ảnh hưởng nghiêm trọng.
Là cán bộ, công chức của Nhà nước, mắc bệnh vô cảm sẽ dẫn đến xa rời nhân dân, tắc trách trong công việc. Một bác sĩ vô cảm không thể có tình thương người bệnh, nhất là những người bệnh nghèo. Không thiếu những trường hợp vì vô cảm mà người bệnh không được chăm sóc chu đáo, dẫn đến những cái chết đáng tiếc. Một kĩ sư vô cảm có thể dửng dưng trước những sinh mạng con người do công trình không đạt chất lượng của mình gây ra. Một tài xế vô cảm sẵn sàng xem thường tính mạng của người khác khi phóng nhanh vượt ẩu. Một thầy giáo vô cảm chỉ nghĩ bài giảng cho xong chuyện, còn nói gì đến tình nghĩa thầy trò, tận tâm dạy bảo, nhất là những học trò còn học kém, gia đình khó khăn. Cán bộ vô cảm sẽ không thể nhìn thấy hoàn cảnh của mỗi người dân, không thấy những nỗi bức xúc của nhân dân, giúp đỡ nhân dân tận tâm, tận tình.
Gần đây thôi, nếu bạn có tình cờ xem qua các trang báo sẽ ngỡ ngàng vô cùng với “sự nhẫn tâm” đến đáng sợ của con người: Một thanh niên gào khóc thảm thiết trên chuyến xe buýt khi kẻ gian lấy mất chiếc bóp của anh ấy nhưng đáp lại là sự im lặng đến xót xa. Và đau lòng hơn nữa khi xem cảnh bao người đi “hôi bia” khi chuyến xe định mệnh của người tài xế đáng thương lật trên đường. Đáp lại cho tiếng khóc của anh là tiếng cười hả hê của những người đi nhặt của “trên trời rơi xuống”. Viết đến đây tôi lạnh cả người và tự hỏi lòng trắc ẩn, tình thương của con người hiện đại có còn hay không? Phải chăng khi xã hội phát triển con người lại đánh mất tình yêu thương?
Là bản thân học sinh chúng ta hãy ra sức chống bệnh vô cảm trong việc làm, học tập hằng ngày của mình. Hãy quan tâm giúp đỡ bạn bè. Hãy chia sẻ những gì mình có thể cho những cuộc đời bất hạnh quanh ta. Đừng để một ngày nào đó khi nhìn thấy bà lão ăn xin, một đứa bé côi cút bơ vơ, một người khách lỡ đường mà trái tim bạn không lên tiếng. Hãy thắp sáng, hãy gieo mầm cho những yêu thương trong trái tim bạn, trái tim tôi, trái tim tất cả chúng ta.
Tình thương là cái quí giá của con người; bệnh vô cảm đã làm mất phẩm chất ấy, không khác gì biến dòng máu hồng hào trở thành màu xanh. Trái tim mỗi người cần thắp sáng ước mơ, khát vọng, ý chí và sự sáng tạo gắn bó với cộng đồng. Điều đó sẽ chống được bệnh vô cảm và làm cho cuộc đời của con người
Người trong một nước thì thương nhau cùng.
Sự phát triển của xã hội ngày nay một mặt mang lại cuộc sống vật chất đầy đủ cho con người nhưng mặt khác nó lại làm nảy sinh tính ích kỉ, chỉ quan tâm đến việc thỏa mãn “cái tôi” mà quên mất “cái ta”. Tiền bạc, danh vọng, quyền lực… là những cám dỗ khiến con người đam mê đời sống vật chất mà coi nhẹ đời sống tinh thần. Tuy nhiên, không thể đổ lỗi hết cho hoàn cảnh khách quan. Với không ít người, “bệnh vô cảm” bắt nguồn từ tính ích kỉ, từ nhận thức hạn hẹp, lệch lạc.
''Bệnh vô cảm” có rất nhiều biểu hiện khác nhau. Đó là sự thờ ơ trước niềm vui hoặc nỗi buồn của những người xung quanh hay thản nhiên trước một câu chuyện buồn trong sách báo hoặc trên phim ảnh. Nhưng đáng sợ hơn cả là thái độ lạnh lùng đến tàn nhẫn trước những đau thương, mất mát của đồng loại như trẻ em mồ côi, người già không nơi nương tựa, người khuyết tật, nạn nhân của thiên tai bão lụt… Trái tim của những kẻ mắc ‘bệnh vô cảm” không hề băn khoăn, rung động trước những gì liên quan tới lĩnh vực tinh thần. Họ không hiểu rằng lời mắng nhiếc, nhục mạ của họ sẽ khoét sâu nỗi đau trong lòng một đứa trẻ bất hạnh như thế nào. Một ánh mắt dửng dưng, khỉnh bỉ của họ trước một người khuyết tật sẽ làm tăng thêm mặc cảm và nỗi buồn khó nguôi ngoai.