Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các vương quốc cổ Đông Nam Á trong mười thế kỉ đầu Công nguyên đã phát huy những lợi thế về tự nhiên để phát triển kinh tế. Lợi dụng lợi thế nằm giữa hai nước Trung Hoa và Ấn Độ vốn là 2 nước phát triển mạnh thời đại bấy giờ, có vùng biển nhiều đảo, vũng vịnh, Đông Nam Á mở ra quá trình giao thương vùng biển, cung cấp hàng hóa, sản phẩm trao đổi các nước trong và ngoài khu vực
Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X, một số vương quốc phong kiến ở khu vực ĐNA đã hình thành và phát triển:
– Tại lưu vực sông I-ra-oa-đi, vương quốc Kse-tra của người Pi-u, Pa-gan của người Miên hình thành
– Tại lưu vực sông Mê Nam, vương quốc Đva-ra-va-ti thành lập
– Trên đảo Su-ma-tơ-ra xuất hiện vương quốc Vi-giay-a
– Trên đảo Gia-va vương quốc Ca-lin-ga cũng được hình thành
– Ở hạ lưu sông Sê Mun, vương quốc Chân Lạp được hình thành.
=> Bộ máy các nước được tổ chức quy củ, hệ thống và hoàn thiện. Các vương quốc lục địa phát triển nông nghiệp, các vương quốc hải đảo phát triển thương nghiệp, hải cảng…
Tham khảo
Vương quốc Phù Nam
Phù Nam là tên gọi được đặt cho một quốc gia cổ của Campuchia trong lịch sử Đông Nam Á, xuất hiện khoảng đầu Công Nguyên, ở khu vực hạ lưu và châu thổ sông Mê Kông. Theo nhiều thư tịch cổ Trung Quốc, thì trong thời kỳ hưng thịnh, vương quốc này về phía Đông, đã kiểm soát cả vùng đất phía Nam Trung Bộ (Việt Nam), về phía Tây đến Thung lũng sông Mê Nam (Thái Lan), về phía Nam đến phần phía Bắc bán đảo Mã Lai.
Quốc gia này tồn tại cho đến khoảng nửa thế kỷ 7(sau năm 627) thì bị sáp nhập vào lãnh thổ của Chân Lạp(Campuchia). Mãi đến thế kỷ 17-thế kỷ 18, 1 phần lãnh thổ xưa kia được coi là trung tâm của Phù Nam, tách khỏi Chân Lạp để trở thành một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam, tức Nam Bộ ngày nay.
Yếu tố sắc tộc-ngôn ngữ của cư dân Phù Nam vẫn còn đang được tranh luận, chưa thể đưa ra được kết luận cụ thể từ các bằng chứng hiện có. Một số giả thuyết cho rằng đa phần dân cư Phù Nam nói các tiếng thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer, giả thuyết khác cho rằng Phù Nam là một xã hội đa sắc tộc.
Sau Ấn Độ và Trung Quốc, từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII các vương quốc cổ đã hình thành ở Đông Nam Á. Cụ thể là: Ở Việt Nam đã xuất hiện nước Văn Lang, Âu Lạc...Trên lưu vực sông Mê Nam, người Môn thành lập vương quốc Đva-ra-va-ti, Ha-ri-pun-giay-a. Mặt khác, ở lưu vực sông I-ra-oa-đi, người Môn cũng đã thành lập vương quốc Tha-tơn và Pê-gu...Trên đảo Mã Lai hình thành vương quốc Kê-đa, Tam-bra-lin-ga, Tu-ma-sic...
Sau khi thành lập, các vương quốc đã tổ chức lại bộ máy chính quyền và phát triển kinh tế. Với khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều, các vương quốc lục địa đã tận dụng để phát triển nông nghiệp lúa nước. Ở hải đảo, các vương quốc phát triển thương nghiệp, hàng hải,...
Tham khảo !
* Tác động của quá trình giao lưu thương mại…
- Làm xuất hiện một số thương cảng sầm uất như Đại Chiêm (Chăm-pa), Pa-lem-bang (Sri Vi-giay-a),... Những thương cảng trở thành những điểm kết nối kinh tế giữa các châu lục.
- Nhiều sản phẩm của các quốc gia Đông Nam Á trở nên nổi tiếng, như: hương liệu và gia vị.
- Tuyến đường biển kết nối Á - Âu được hình thành trên vùng biển Đông Nam Á (sau này gọi là Con đường Gia vị).
- Hoạt động kinh tế của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X:
+ Các vương quốc nằm ở vùng lục địa (như Chăm-pa, Chân Lạp), ở hạ lưu sông Chao Phray-a (Thái Lan)l lưu vực sông I-ra-oa-đi… lấy nông nghiệp làm ngành kinh tế chính.
+ Một số quốc gia chủ yếu dựa vào hoạt động thương mại biển, như: Sri Vi-giay-a; Ca-lin-ga; Ma-ta-ram (In-đô-nê-xi-a ngày nay).
+ Quá trình giao lưu thương mại với nước ngoài đã thúc đẩy sự phát triển của các vương quốc trong khu vực. Vì vậy, trong các thế kỉ VII – X, ở các vương quốc cũng đã xuất hiện một số thương cảng sầm uất, như: Đại Chiêm (Chăm-pa); Pa-lem-bang (Sri Vi-giay-a)… Những thương cảng này đã trở thành điểm kết nối kinh tế, văn hóa giữa các châu lục.