K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 3 2019

ý nghĩa: cây tre là biểu tượng của văn hóa việt nam. cây tre làm cho ~ khuyết điểm của làng dường như biến mất nó thoắt lên vẻ thanh lịch tinh tú  tre hóa thân thành thế giới văn hóa , tre trúc quây quần vui vẻ bên mọi ng trong làng in vào tâm trí mọi ng một niềm  đậm đà, đặc sắc của cây tre làng. Mặc dù cây tre ko phải là 1 loại hoa j đó đẹp đex nhưng cây tre được biết đến với tên là biểu tượng của CANADA giống như 1 lá phong.

có cây tre thì ngôi làng hay thành phố j cũng trở nên phong phú hơn.

góp ý nhé mn người 

Hôm nay mình k 3 k cho bạn rồi , hôm sau mình k tiếp . thank you

30 tháng 4 2019

bn ơi hầu hết m.ng đã thi đâu

vả lại ko phải đề thi trg nào cũng như nhau nhé 

..

5 tháng 8 2018

“Có loài hoa ở trên đồng xanh, cũng có loài hoa khoe sắc trên cành, mỗi loài hoa, mỗi sắc hương… Không là hoa của những buồn đau, tôi là hoa của những nụ cười” (Trích “Sống như những đóa hoa”). Dẫu đến từ nơi nào, ở đâu, bạn đều có quyền được tỏa sáng và cống hiến. Hoa sen đã, vẫn sống để chứng minh điều đó.

Bạn sẽ không thể tìm thấy hoa sen ở những nơi đô thị ồn ào và tấp nập, hoa sen ưa những nơi thanh bình, yên ả ở đồng quê, nơi ao hồ tĩnh lặng. Tôi luôn tự hào vì làng mình có một hồ sen đẹp như thế.

Những búp sen bắt đầu nở theo tiếng gọi của mùa hạ. Những lá sen xanh thẫm, xòe ra như những chiếc nón che rợp cả mặt nước. Những đường gân nối nhau, đẩy nhau lan tỏa ra mặt lá. Thân sen vươn cao làm bệ đỡ cho phần tinh hoa nhất của nó. Bông sen kiêu hãnh, vươn mình lên đón ánh mặt trời. Những buổi sớm hạ, những cánh sen trong hình dài những giọt nước khổng lồ từ từ hé mở để hứng lấy ánh nắng sớm bình minh. Dần dần, nhụy hoa e lệ lộ ra, hòa mình với nắng mới bằng màu vàng tươi của mình. Khi chàng gió lướt qua nhẹ nhàng trêu ghẹo, cánh hoa khẽ khàng rung rinh như cái e lệ của người con gái mới lớn.

Hương thơm nương theo gió lan tỏa khắp không gian. Không phải cái nồng nàn của hoa sữa, hương hoa sen nhẹ nhàng, mát lạnh dễ đi vào lòng người. Cũng không rực rỡ như hoa phượng, sen nhẹ nhàng, tao nhã mà thu hút biết bao nhiêu ong bướm bay lượn khắp mặt hồ. Dưới nước, từng tiếng cá quẫy nước bì bõm mà không thấy hình, tiếng ếch nhái văng vẳng gần đâu đây. Nhìn sao cũng thấy giống như một ngày hội của các loài vật vậy. Đông vui quá! Bức tranh có hài hòa về màu sắc, mùi hương và cả âm thanh. Có phải là “sơn thủy hữu tình” mà người xưa vẫn nói hay không?

Lũ trẻ chúng tôi thích nhất là đi chơi vào mùa sen. Đứng bên hồ, chúng tôi với theo, chỉ trỏ bông sen to nhất, về chiếc thuyền nhỏ đang rẽ lá để hái sen. Chiếc thuyền trông mới uyển chuyển và nhẹ nhàng làm sao! Rồi người đến ngắm hoa, đến thưởng thức và chụp ảnh rất nhiều. Rồi hết mùa, lá sen rụng dần, hồ sen chỉ còn trơ trọi những thân sen khẳng khiu và mặt hồ xanh lục, cùng những tiếng ếch xa xa.

Sen đi vào cuộc sống chúng tôi từ những từ những bát chè với hạt sen, ngó sen; trong những hạt cốm đồng nội ủ trong lá sen thơm ngát. Sen in trong tâm trí lũ trẻ là những trưa hè chơi đùa trong nắng. Sen sống trong lòng người từ những câu ca dao, dân ca mẹ hát ru con. Và rồi, sen bất tử, là biểu tượng của con người Việt Nam giản dị, bình tâm mà thanh cao, trang nhã, cho những con người vượt lên “bùn đất” để “tỏa ngát hương thơm đời”, tự viết lên câu chuyện của riêng mình.

Không ai biết hoa sen có từ bao giờ và họ cũng không biết khi nào không có sen. Và chắc sẽ không bao giờ. Từ trong câu ca của mẹ, trên những mái chùa cổ kính, sen đã vươn xa ra thế giới, năm châu:

  • “Sen đi vào chiêm bao
  • Trắng tinh chiều hương lạ
  • Đất cố đô, mùa hạ
  • Sông hoá làn nhung rêu”
  • (Xuân Hoàng)
5 tháng 8 2018

bài văn mạng lm s cho vào bài kiểm tra dc hả tr

29 tháng 4 2019

Đề thi kì 2 lớp 6 môn Văn 2018 - THCS Lê Khắc Cẩn

PHẦN I : ĐỌC – HIỂU  ( 4.0 điểm)

            Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi

             “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây, hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết. Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông.”

                                                                                    ( Ngữ văn 6 – tập 2)

Câu 1 ( 0.5 điểm) : Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả của văn bản chứa đoạn trích trên  là ai?

Câu 2 ( 0.25 điểm) : Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?

Câu 3 ( 0.25 điểm) : Nội dung của đoạn văn trên là gì?

Câu 4 ( 0.25 điểm)  : Câu văn : “Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết.”, vị ngữ của câu có cấu tạo như thế nào?

a. Động từ.

b. Cụm động từ.

c. Tính từ.

d. Cụm tính từ.

Câu 5 ( 0.25 điểm) : Nếu viết : “Nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết.” thì câu văn mắc phải lỗi gì?

a. Thiếu chủ ngữ.

b. Thiếu vị ngữ.

c. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.

d. Thiếu bổ ngữ.

Câu 6(1,0 điểm): Xác định và nêu ngắn gọn tác dụng của biện pháp tu từ chính trong đoạn văn? 

Câu 7( 1,5 điểm)  : Nêu một vài  suy nghĩ, tình cảm  của em được gợi ra từ đoạn văn trên  .

Phần II : Làm văn ( 6.0 điểm)

            Tả một người thân trong gia đình mà em yêu quý nhất.

31 tháng 3 2018

Bóng tretrùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn./ Dưới bóng tre của ngàn xưa,/ thấp thoáng/ mái đình mái chùa cổ kính. /Dưới bóng tre xanh,/ ta/ gìn giữ một nền văn hóa lâu đời./ Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời,/ người dân cày Việt Namdựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang./ Tre/ ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp./ Tre, nứa, mai, vầu/ giúp người trăm nghìn công việc khác nhau./ Tre/ là cánh tay của người nông dân:/

                     /Cánh đồng tanăm đôi ba vụ

                    /Tre với người/ vất vả quanh năm.

~~~

#Sunrise

31 tháng 3 2018

Bóng tre/ trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn./ Dưới bóng tre của ngàn xưa,/ thấp thoáng/ mái đình mái chùa cổ kính. /Dưới bóng tre xanh,/ ta/ gìn giữ một nền văn hóa lâu đời./ Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời,/ người dân cày Việt Nam/ dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang./ Tre/ ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp./ Tre, nứa, mai, vầu/ giúp người trăm nghìn công việc khác nhau./ Tre/ là cánh tay của người nông dân:/                      /Cánh đồng ta/ năm đôi ba vụ                     /Tre với người/ vất vả quanh năm. 

Câu 1: “ ... Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau....
Đọc tiếp

Câu 1:

“ ... Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau. Tre là cánh tay của người nông dân: Cánh đồng ta năm đôi ba vụ Tre với người vất vả quanh năm...”

                                                                                                                                                              (Trích Ngữ văn 6, tập 2)

a. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào, của ai? Xác định thể loại của văn bản có đoạn trích trên. Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.

b. Đặt 1 câu nêu nội dung chính của đoạn trích rồi phân tích các thành phần của câu đó.

c. Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên. Nêu tác dụng của các biện pháp tu từ ấy.

d. Em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn, bảo vệ nền văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam ?

Câu 2: a. Chép chính xác 2 khổ thơ đầu bài thơ “Lượm” của Tố Hữu.

b. Em hãy đặt một câu trần thuật đơn giới thiệu về hình ảnh Lượm và phân tích cấu tạo của câu.

Câu 3 : Cho câu văn sau: ‘‘Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.”

a. Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu, chỉ rõ.

b. Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy.

Câu 4: Viết đoạn văn 8-10 câu miêu tả một vật nuôi mà em yêu quý, trong đó có sử dụng câu trần thuật đơn có là ( gạch chân và chỉ rõ)

1
4 tháng 8 2020

Câu 1:

a) - Đoạn văn trên được trích trong văn bản "Cây tre Việt Nam" của tác giả Thép Mới.

    - Văn bản thuộc thể loại kí.

    - Hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm: Bài "Cây tre Việt Nam" là lời bình cho bộ phim cùng tên của các nhà điện ảnh Ba Lan. Thông qua hình ảnh cây tre, bộ phim thể hiện vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam, ca ngợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của dân tộc ta.

b) Tre / mang lại cho con người vô vàn lợi ích.
    CN                           VN

c) Trong đoạn trích trên, tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa trong câu "Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp". Việc sử dụng biện pháp tu từ này nhằm nhấn mạnh sự gắn bó lâu đời của tre - người bạn thân của nông dân Việt Nam với đời sống của nhân. Ngoài ra, Thép Mới còn sử dụng biện pháp nghệ thuật này trong câu văn "Tre là cánh tay của người nông dân". Tác giả ví "tre" là "cánh tay của người nông dân". Cách so sánh bằng được dùng giúp cho bạn đọc hiểu được vai tro quan trọng, to lớn của tre với nông dân Việt Nam.

d) Để góp phần giữ gìn, bảo vệ nền văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam, em cần:

    + Không vứt rác bừa bãi

    + Tuyên truyền với mọi người không chặt phá, khai thác rừng bừa bãi, trái phép

    ...

Câu 2:

a) Ngày Huế đổ máu
    Chú Hà Nội về
    Tình cờ chú, cháu
    Gặp nhau Hàng Bè

    Chú bé loắt choắt
    Cái sắc xinh xinh
    Cái chân thoăn thoắt
    Cái đầu nghênh nghênh

b) Lượm / là một chú bé liên lạc dũng cảm và gan dạ.
      CN                                   VN

Câu 3:

a) Biện pháp nghệ thuật nhân hóa: nhân hóa sự vật "tre" với động từ "giữ"

b) Việc sử dụng biện pháp nhân hóa nhằm nhấn mạnh vai trò hữu ích của tre đối với những người nông dân Việt Nam. Tre như một người lính dũng cảm đứng hiên ngang ở đầu làng bảo vệ làng xóm, chăm đồng lúa chín, canh giữ nước nhà. Biện pháp tu từ độc đáo này đã giúp cho hình ảnh cây tre hiện lên trong tâm trí người đọc một cách sâu sắc và đẹp nhất. Tre chính là biểu tượng tuyệt đẹp của đất nước Việt Nam ta từ xưa cho tới tận ngày nay.

Câu 4: (bạn có thể viết thêm nhé)

Mun / là tên của chú chó nhà em. Nó / đã gắn bó với gia đình trong suốt gần 2 năm qua. Nó / khoác trên mình bộ lông màu vàng tuyệt
 CN                  VN                         CN                                     VN                                        CN                              VN
đẹp. Bộ lông ấy mềm, mượt, khiến em cứ mê mẩn vuốt ve chú cún mãi! Cái đuôi của Mun cứ suốt ngày ve vẩy một cách nhẹ nhàng. Mỗi khi em đi học về, chó Mun lại chạy ra ríu rít lấy chân em. Cái đuôi lúc đó lại ngoe nguẩy liên tục. Nghĩ lại mà thấy đáng yêu làm sao... 

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:“Dù vẫn biết Việt Nam là đất nước bốn mùa cây trái, loài cây nào cũng đẹp, cũng quý nhưng suốt từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau, trên dải đất hình chữ S thân thuộc đến tận các hải đảo xa xôi, “đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn”. Liệu có loài cây nào trên đất nước Việt Nam ta có sức sống mạnh mẽ và bất diệt hơn cây tre?...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

“Dù vẫn biết Việt Nam là đất nước bốn mùa cây trái, loài cây nào cũng đẹp, cũng quý nhưng suốt từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau, trên dải đất hình chữ S thân thuộc đến tận các hải đảo xa xôi, “đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn”. Liệu có loài cây nào trên đất nước Việt Nam ta có sức sống mạnh mẽ và bất diệt hơn cây tre? Liệu có loài cây nào đã được hiện diện oai hùng trong huyền thoại ngay từ những ngày lập nước như cây tre của Thánh Gióng? Liệu có loài cây nào được hiện diện gần gũi trong các câu chuyện cổ tích suốt chiều dài dựng nước như cây gậy trúc của ông Bụt hiền từ? Liệu có loài cây nào đến tận ngày kháng chiến hôm nay vẫn vươn mình chở che cho các anh lính cụ Hồ trên đường công tác, để có nhà thơ cất lời ca ngợi “bóng tre trùm mát rượi”?Cây tre vì thế, gắn bó ruột rà với mỗi người dân Việt Nam. Tre hiện diện trong cảnh quan thiên nhiên, tre còn đi vào tâm thức văn hóa dân tộc theo suốt chiều dài lập làng, dựng nước. “Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta giữ gìn một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp”. Nhà văn đã vinh danh cây tre Việt Nam bởi tất cả sự tham dự của nó vào đời sống văn hóa Việt Nam. Dưới bóng mát của tàng tre, người dân Việt Nam đã sinh thành, khôn lớn để đến tận lúc ốm đau, già chết lại trở về với gốc lúa bờ tre hồn hậu. Ngày xưa là thế, lúc này là thế và mãi sau này cũng vẫn là như thế…”

1)Hãy tìm các dẫn chứng trong đoạn văn thể hiện sự gắn bó của cây tre với con người, dân tộc Việt Nam. Từ các dẫn chứng ấy, em thích nhất chi tiết nào? Vì sao?

2)Từ đoạn văn trên, em hãy cho biết vì sao cây tre được xem là biểu tượng cho những phẩm chất cao quý của dân tộc Việt Nam?

1
20 tháng 8 2016

1)

Các dẫn chứng:

* - Là loài cây hiện diện gần gũi trong các câu chuyện cổ tích suốt chiều dài dựng nước.

- Loài cây đến tận ngày kháng chiến hôm nay vẫn vươn mình chở che cho các anh lính cụ Hồ trên đường công tác, để có nhà thơ cất lời ca ngợi “bóng tre trùm mát rượi”.

- Tre hiện diện trong cảnh quan thiên nhiên, tre còn đi vào tâm thức văn hóa dân tộc theo suốt chiều dài lập làng, dựng nước. “Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta giữ gìn một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp”.

- Dưới bóng mát của tàng tre, người dân Việt Nam đã sinh thành, khôn lớn để đến tận lúc ốm đau, già chết lại trở về với gốc lúa bờ tre hồn hậu. Ngày xưa là thế, lúc này là thế và mãi sau này cũng vẫn là như thế…”

2)

Cây tre là biểu tượng cho những phẩm chất cao quý của dân tộc Việt Nam vì:

-  Cây tre kiên cường, bất khuất(“Loài cây đến tận ngày kháng chiến hôm nay vẫn vươn mình chở che cho các anh lính cụ Hồ trên đường công tác…”)

- Tre chung thủy, có sức sống bền bỉ, vững vàng, vượt moi gian lao, thữ thách (“Liệu có loài cây nào trên đất nước Việt Nam ta có sức sống mạnh mẽ và bất diệt hơn cây tre?”, “Dưới bóng mát của tàng tre, người dân Việt Nam đã sinh thành, khôn lớn để đến tận lúc ốm đau, già chết lại trở về với gốc lúa bờ tre hồn hậu. Ngày xưa là thế, lúc này là thế và mãi sau này cũng vẫn là như thế…”)