Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hình ảnh “lá vàng” gợi đến sự tàn phai, rơi rụng. Ở đây chỉ nỗi buồn hiu hắt của ông đồ khi bị xã hội lãng quên.
Biện pháp tu từ là tả cành ngụ tình.
Biện pháp nhân hóa ở câu :
Tôi dang tay ôm nước vào lòng
Sông mở nước ôm tôi vào dạ .
Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế
Mở miệng cười tan cuộc oán thù.
Kinh tế - kinh bang tế thế, người chí sĩ chẳng lúc nào thôi ôm ấp hoài bão trị nước cứu đời. Đây là con đường Phan đã chọn, nguyện dấn thân, vẫn là cái khẩu khí hơn người, tiếng "cười" của một người tù sao mà khoáng đạt đến thế. Đến độ ta chỉ còn thấy âm hưởng hào hùng bao trùm tất cả, lấn át tất cả như cánh buồm thênh thênh lướt sóng đại dương. Lối nói khoa trương đã được sử dụng để biểu đạt cái chí lớn lao, khát vọng xoay chuyển càn khôn. Như trong bài thơ Chơi xuân, Phan viết:
Phùng xuân hội, may ra, ừ cũng dễ,
Nắm địa cầu vừa một tí con con.
Đạp toang hai cánh càn khôn,
Đem xuân vẽ lại trong non nước nhà...
Hai liên giữa câu 3 - 4 và câu 5-6 của bài thơ Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông đã tuân thủ khuôn mẫu của một bài thơ thất ngôn bát cú luật Đường trong đối ý, đối lời. Sự đăng đối, hài hòa ở những câu thơ này góp phần tạo ra ấn tượng về cái vững vàng. Các cặp từ đối: bốn biển - năm châu, bủa tay - mở miệng, bồ kinh tế - cuộc oán thù khiến cho tầm vóc của người chi sĩ trở nên phi thường phù hợp với âm hưởng chủ đạo của bài thơ.
* Hoàn cảnh sáng tác bài thơ :
Năm 1912 Phan Bội Châu bị chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương tuyên án tử hình vắng mặt và năm 1913 ông bị bắt ở Quảng Đông. Bọn quân Phiệt Quảng Đông định dùng tính mạng của nhà chí sĩ cách mạng Việt Nam làm cuộc trao đổi với bọn thực dân Pháp ở Đông Dương để mượn đường xe lửa xuyên Việt. Cuộc mặc cả giữa bọn chúng không thành, cụ Phan bị cầm tù đến năm 1917 mới được trả tự do, đây là một trong hai bài thơ “ cảm tác” Phan Bội Châu làm trong nhà tù Quảng Đông Trung Quốc.
* Ý nghĩa các câu thơ :
- Câu 1-2 :
Tuy bị tù tội nhưng không xem mình là kẻ thất bại, thái độ bình thản, bông đùa.
- Câu 3-4 :
“ Đã khách không nhà trong bốn bể”
Con người có chí lớn tung hoành dọc ngang, năm châu, bốn bể đều là nhà.
“ Lại người có tội giữa năm châu”
Người bị quy là “ có tội” ấy vẫn sống hiên ngang giữa năm châu.
- Câu 5-6 :
Mộng “ Kinh bang tế thế”, giúp nước cứu đời vẫn không lay chuyển.
- Câu 7-8 :
Niềm tin tưởng lạc quan ở tương lai sự nghiệp.
* Phân tích hai cặp câu 1-2 và 3-4 :
- Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh ung dung của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh tù đày :
“ Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hẵng ở tù”
Hai câu đề nhằm giới thiệu hoàn cảnh tù đày và nói lên thái độ của con người trước trước cảnh đó. Tác giả cho rằng mình “ở tù” chỉ là một thời gian tạm thời nghỉ ngơi vì đã “ chạy mỏi chân” ( tức là hoạt động cách mạng đã nhiều ). Vào tù rồi, nhà thơ vẫn giữ được cốt cách phong lưu, vẫn luôn giữ thái độ lịch sự, phong nhã, đồng thời vẫn không đánh mất nhuệ khí, tinh thần người chiến sĩ. Đây là một lời tự nhủ, tự khẳng định phẩm chất, nhân cách của bản thân. Giọng thơ điềm tĩnh, tự tin khiến thực tại gian khổ, thiếu thốn trở nên nhẹ đi, chỉ còn lại tư thế ung dung, ngạo nghễ, coi thường bất chấp hoàn cảnh, thậm chí lời thơ như thấp thoáng một nụ cười lạc quan đùa vui, biến sự việc mất tự do thành việc chủ động theo ý mình.
- Hai câu thực nói thêm, trình bày thêm cho rõ sự việc xảy ra với bản thân của nhà thơ :
“Đã khách không nhà trong bốn bể
Lại người có tội giữa năm châu”
Tả người tù thì phải là “ khách không nhà” và “ người có tội”, ở đây ta thấy hiện lên một người tù khác thường, có vẻ đẹp phóng khoáng, cao cả trong tâm hồn “ lồng lộng”, “ năm châu”. Nghệ thuật đối trong hai câu thơ : toát lên ý tưởng chung cho thái độ điềm tĩnh và cao ngạo của người luôn làm chủ hoàn cảnh, con người vốn hào kiệt, phong lưu thì dẫu trong hoàn cảnh “ không nhà” , dẫu bị quy kết “ có tội” vẫn đứng vững và tồn tại trong khung cảnh khoáng đạt , đáng tự hào của một người tự do. Người chiến sĩ cách mạng ấy đã vượt lên trên hoàn cảnh gian khổ với phong thái thật điềm tĩnh, ung dung.
* Khí phách hiên ngang, bất khuấtcủa người tù yêu nước, anh hùng được thể hiện trong bài thơ.
- Thái độ bình thản, coi thường hiểm nguy, nói đến cảnh tù tội với giọng điệu cười cợt, bông đùa :
Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hẵng ở tù.
- Bị tù đày nhưng vẫn nuôi chí lớn tung hoành năm châu, bốn bể.
Dang tay ôm chặt bồ kinh tế
Mở miệng cười tan cuộc oán thù.
- Bị sa cơ thất thế, tạm thời bị thất bại nhưng vẫn lạc quan, tin tưởng, khẳng định ý chí sắt đá không nao núng:
Thân ấy hãy còn, còn sự nghiệp
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu.
* Sự truyền cảm của bài thơ :
Bài thơ có sức truyền cảm mạnh mẽ trước hết là do nhiệt tình yêu nước cháy bỏng của nhà thơ. Sức truyền cảm xuất phát từ tình cảm chân thành, tinh thần ý chí mãnh liệt và bầu nhiệt huyết từ trái tim yêu nước và có thái độ sống hiên ngang, quật cường, bất khuất. Tinh thần ấy tác động mạnh đến người đọc, nhất là các tầng lớp thanh niên
Biện pháp lựa chọn trật tự từ là sắp xếp các từ: lá xanh, bông trắng, nhị vàng hoán đổi vị trí với nhau:
Tác dụng:
- Tạo nên sự hài hòa về vần điệu, nhịp thơ
- Khắc họa chân thực vẻ đẹp của bông sen một cách chi tiết từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong.
- “Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ”: Hiện tại, tác giả đang sống xa quê hương, nhưng luôn thường trực trong lòng một nỗi nhớ khắc khoải, khôn nguôi. Điệp từ "nhớ"
- Nỗi nhớ độc đáo ở chỗ:
+ Có hình hài “màu nước xanh”, “cá bạc”, “chiếc buồm vôi”.
+ Có hương vị “mùi nồng mặn”, nó đã trở thành một ám ảnh da diết.
*Đoạn thơ trên trích trong bài thơ “ Người đi tìm hình của nước” của Chế Lan Viên. Tác giả đã sử dụng thành công các biện pháp tu từ: nhân hoá, điệp từ, đối lập, tương phản.
* - Nhân hoá: “ Điện theo trăng vào phòng ngủ công nhân”
Điệp từ: ...Trời xanh thành tiếng hát.
...Những kẻ quê mùa đã thành trí thức.
Tương phản đối lập:
Những kẻ quê mùa đã thành trí thức( quê mùa > < trí thức )
Tối tăm cần lao nay hoá những anh hùng ( tối tăm cần lao > < anh hùng )
*Tác dụng:
-Các biện pháp tu từ, nhân hoá, điệp từ, đối lập tương phản Chế Lan Viên vận dụng sáng tạo làm cho lời thơ giàu hình tượng và biểu cảm.
-Chất thơ lãng mạn cất cánh diễn tả khát vọng và niềm tin chói ngời của lãnh tụ Nguyễn ái Quốc về viễn cảnh đất nước ta sau này, khi mà “giặc nước đuổi xong rồi”...Tổ quốc được độc lập, tự do, thanh bình “trời xanh thành tiếng hát”. Nhân dân được sống ấm no, hạnh phúc “điện theo trăng vào phòng ngủ công nhân”.
-Người lao động “quê mùa”, “ tối tăm” ...được học hành làm chủ đất nước. một sự đổi mới kì diệu nhờ cách mạng mang lại:
“Những kẻ quê mùa đã thành trí thức
Tối tăm cần lao nay hoá những anh hùng”
a. Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.
b. Biện pháp so sánh, nhân hóa
c. Mùa xuân hé môi cười -> nhân hóa -> báo hiệu thời gian mùa xuân đến với những niềm vui mới.
So sánh: Mùa xuân là nắng mới, là ngày hội -> mùa xuân mang đến những sức sống mới, vui tươi, náo nhiệt.
d. Nội dung: Cảm nhận của tác giả về ấn tượng với mùa xuân vui tươi, rộn ràng.
alo, có ai làm giúp mình hông
mọi người ơi, giúp mình với mai mình phải nộp bài rồi