Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mình biết mỗi câu hai đoạn này :))
1. Thăng Long, Hà Nội đông đô
Nước non ai vẽ nên tranh hoạ đồ
Cố đô rồi lại tân đô
Nghìn năm văn vật bây giờ vẫn đây
2. Rủ nhau xem cảnh Kiếm hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài nghiên, tháp bút chưa mòn
Hỏi ai xây dựng nên non nước này
1,Nước sông pha lẫn nước đồng
Con gái Phú Thọ đánh chồng cả đêm
2,Ai ơi mua dó khó lòng,
Không đi lên Ẻn thì mong nỗi gì.
3,Ai về Phú Thọ cùng ta,
Vui ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười.
Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.
3,Gắng công kén hộ cốm Vòng,
Kén chồng Bạch Hạc cho lòng ai vui.
4,Làng Ẻn cất ma,
Sơn Nga chống gậy.
5,Mưa từ Ba Dội mưa ra,
Mưa khắp thiên hạ, mưa qua Đồn Vàng.
Gió đưa quanh đưa về Hùng Nhĩ,
Bây giờ đây anh nghĩ làm sao?
Trận này rồng cá kết giao.
5,Mưa từ Hùng Nhĩ mưa ra,
Mưa khắp thiên hạ, mưa ra bến Tuần.
Nước sông Rân chảy về dồi dội,
Lòng em bối rối chờ đợi lấy anh.
Trận này nức tiếng thơm danh.
6,Sông Thao nước đục người đen,
Ai lên phố Ẻn cũng quên đường về.
7, Chợ trâu Hoàng Xá, chợ cá La Phù
8, Trâu chợ Bù Nọ, cọ chợ Trúc Phê
9, Sông Thao nước đỏ như son,
Người đi có nhớ nước non quê mình?
10,Ai làm cái nón có thao
Để cho anh thấy cô nào cũng xinh !
11, Chạp đốn đau, giêng mau hái.
12,Nhất sòng Cao xá
Nhất rá Kẻ Rền
Nhất đền Hùng Vương
13,Bưới Chí Đám Quýt Đan Hà
Cà phê Phú Hộ, đồi trà Thái Ninh
14,Tháng Ba nô nức hội Đền
Là ngày giỗ Tổ bốn nghìn năm nay
15, Dong Mơ, Cọ Khống
16,Lau Tạ Xá, lá Phú Khê
17,Cơm đồng Á, cá Đồng Vầy
có môt số câu hơi ... =>
1. Dù ai đi ngược về xuôi
Váy ngắn quá gối là người Văn Lang
2. Văn Lang có một con lươn
Thịt thì nướng chả còn xương đẽo cày.
3. Em lên rừng
Em bứt quả bứa chua
Em xuống khe
Em bắt cái ốc lặn, cùng cái ốc lội
Em tra vào giỏ
Em bỏ vào thời
Em “vê nó màng”
Em mang nó về
Em thả vào nồi
Em bẵng nó lên
Nó sôi sùng sục
Nó sủi sình sịch
Em đổ nó ra
Em xóc chí cha
Là cha chí chát
Em xơi lên bát
Em múc lên loa
Em mút chí cha
Là cha chí chút
Chì chà là chà chì chụt
Canh ốc thì ngọt
Canh bứa chua loè.
Tham khảo nhé em:
Xin chào đồng hương Hưng Yên:
1. Con cò mà đậu cành tre
Ông tây bắn súng cò què một chân
Sáng mai mẹ cõng chợ Bần
Mọi người mới hỏi sao chân cò què
Cò rằng cò đậu ngọn tre
Ông tây bắn súng cò què một chân
2.Tân Dân một tháng ba mươi sáu trận chống càn
Xác thù chất đống máu loang đầy đồng
3. Mấy năm Tự Đức lên ngôi
Cơm chẳng dính nồi, trẻ khóc như ri
4. Đống xương Thiết Trụ, vũng máu Nghi Xuyên
Cây đa Đông Tảo còn in hận thù
5. Ai vào mảnh đất Đường Hào
Có cụ Tán Thuật đào hào đánh tây
6. Chớ tham đồng bạc con cò
Bở cha ***** đi phò thằng tây
Chuyện đâu có chuyện lạ đời Quan đi theo giặc bắt người lành ngay Ngàn năm nhớ mãi nhục này Theo Tây được thả, đánh Tây bị tù Bốt Bần ngày thánhg âm u
7.Lính vua, lính chúa, lính làng
Nhà vua bắt lính cho chàng phải ra
Giá vua bắt lính đàn bà
Để em đi đỡ anh vài bốn năm Lên Bần, xuống Thứa, chợ Dầm Quanh đi quanh lại ba năm em về.
8.Thằng Tây súng ngắn, súng dài Dân tao:
Vồ, gậy, dao bài, câu liêm.
Trường kỳ tao đánh ngày đêm
Đánh cho mày phải đảo điên tơi bời
Văn Giang chẳng phải đất chơi.
Văn Giang là huyện phía bắc tỉnh Hưng Yên
Ai lên làng Quỷnh hái chè
Hái dăm ba lá xuống khe ta ngồi!
Muốn ăn cơm trắng cá mè
Thì lên làng Quỷnh hái chè với anh
Muốn ăn cơm trắng cá rô
Thì lên làng Quỷnh quẩy bồ cho anh!
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Đường ra Hà Nội như tranh vẽ rồng
Ai về Hà Nội ngược nước Hồng Hà
Bườm giong ba ngọn vui đà nên vui
Đường về xứ Lạng mù xa...
Có về Hà Nội với ta thì về
Đường thủy thì tiện thuyền bè
Đường bộ cứ bến Bồ Đề mà sang
Ai đi trẩy hội chùa Hương
Làm ơn gặp khách thập phương hỏi giùm
Mớ rau sắng, quả mơ non
Mơ chua sắng ngọt, biết còn thương chăng?
Ngày xuân cái én xôn xao
Con công cái bán ra vào chùa Hương
Chim đón lối, vượn đưa đường
Nam mô đức Phật bốn phương chùa này.
Hà Nội ba mươi sáu phố phường
Hàng Gai, hàng Đường, hàng Muối trắng tinh
Từ ngày ta phải lòng mình
Bác mẹ đi rình đã mấy mươi phen
Làm quen chẳng được nên quen
Làm bạn mất bạn ai đền công cho
Trên trời có đám mây xanh
Ở giữa mây trắng, chung quanh mây vàng
Ước gì anh lấy được nàng
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây
Xây dọc rồi lại xây ngang
Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân.
Đồng Lại bánh đúc , gạo xay
Trở về Đan Giáp ta quầy nghề đan
Vũ Xá trẻ nứa đan sàng
Mỗi làng một việc , cơ hàn chẳng lo.
1 khôn sống mống chết
2 đèn nhà ai nấy rạng
3 cơm ăn mỗi bữa mỗi lưng, hơi đâu mà giận người dưng thêm gầy
vote đúng cho mk nha
- Nhất cao là núi Ba Vì
Thứ ba Tam Đảo, thứ nhì Độc Tôn.
- Sông Lô một dải trong ngần
Thảnh thơi ta rũ bụi trần cũng nên
- Nhất Tam Đái, nhì Khoái Châu
Nam Chân, bắc Dũng, đông Kỳ, tây Lạc
- Nước Thanh Lanh, ma kẽm Dõm
Nước Thanh Lanh, ma Ngọc Bội
-Mang Cả trông sang
Mang Con thài mại
Đứng lại mà trông
Chín đời quận công
Mười đời tiến sĩ
- Ai về Hậu Lộc Phú ĐiềnNhớ đây Bà Triệu trận điền xung phong.- Ai lên Biện Thượng, Lam SơnNhớ Lê Thái Tổ chặn đường quân Minh.- Có chàng Công Tráng họ ĐinhDựng luỹ Ba Đình chống đánh giặc Tây- Vĩnh Long có cặp rồng vàngNhất Bùi Hữu Nghĩa, nhì Phan Tuấn Thần.- Gò Công anh dũng tuyệt vờiÔng Trương “đám lá tối trời” đánh Tây.- Phất cờ chống nạn xâm lăngTrương Công nghĩa khí lẫy lừng trời nam.( Ca ngợi Trương Công Định )- Ru con con ngủ cho lànhCho mẹ gánh nước rửa bành cho voiMuốn coi lên núi mà coiCoi bà Triệu tướng cởi voi đánh cồng.- Từ ngày Tự Đức lên ngôi,Cơm chẳng đầy nồi, trẻ khóc như ri.Bao giờ Tự Đức chết đi,Thiên hạ bình thì mới dễ làm ăn.( Bình thì: thời bình; Thì là là húy của Vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) .- Từ khi Tự Đức lên ngôiVỡ đường Thiệu Trị vỡ đôi năm liềnMong cho thiên hạ lòng thuyềnTrong làng lại có chiếc thuyền đi qua.- Trách lòng Biện Nhạc chẳng minhLàm cho con gái thất kinh thất hồnTrách lòng biện Nhạc làm kiêuLàm cho con gái nhiều điều phiền lo.
1.Một mặt người bằng mười mặt củaMột mặt người là cách nói hoán dụ dung bộ phận để chỉ toàn thể, có nghĩa tương đương như một người. Của là của cải vật chất. Mười mặt của ý nói đến số của cải rất nhiều. Nghĩa của câu tục ngữ là con người quý hơn tiền bạc, và đề cao giá trị của con người2. Cái răng, cái tóc là góc con ngườiÝ nghĩa của câu tục ngữ là Răng và tóc là các phần thể hiện hình thức, tính nết con người, khuyên mọi người hãy giữ gìn hình thức bên ngoài cho ngọn gang, sạch sẽ vì hình thức bên ngoài thể hiện phần nào tính cách bên trong.3. Đói cho sạch, rách cho thơmNghĩa của câu tục ngữ là dù khó khăn về vật chất, vẫn phải trong sạch, không làm điều xấu, dù nghèo khó vẫn phải biết giữ gìn nhân cách tốt đẹp. Khuyên răng chúng ta trong đạo làm người, điều cần giữ gìn nhất là phẩm giá trong sạch, không vì nghèo khổ mà bán rẻ lương tâm, đạo đức.4. Học ăn, học nói, học gói, học mởÝ nghĩa của câu tục ngữ là cần phải học cách ăn, nói đúng chuẩn mực, cần phải học các hành vi ứng xử văn hoá. Khuyên mỗi người chúng ta cần phải khéo léo, đúng mực trong nói năng giao tiếp với cha mẹ, thầy cô, bề trên, bạn bè, …5. Không thầy đố mày làm nênÝ nghĩa của câu tục ngữ này là muốn làm được việc gì cũng cần có người hướng dẫn và nó còn có ý nghĩa là đề cao vị thế của người thầy. Câu tục ngữ này khẳng định công ơn to lớn của người thầy, vì vậy chúng ta phải biết tìm thầy mà học và mãi mãi yêu quý, kính trọng, biết ơn thầy.6. Học thầy không tày học bạnCâu tục ngữ này nói về tầm quan trọng của việc học bạn. Câu tục ngữ trên nhấn mạnh vai trò của người thầy, kèm theo đó là tâm quan trọng của việc học bạn.7. Thương người như thể thương thânCâu tục ngữ khuyên con người biết yêu người khác như chính bản thân mình, đề cao cách ứng xử nhân văn, nhắc nhở chúng ta cần phải biết giúp đỡ mọi người trong cuộc sống hàng ngày khi có thể, và nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn8. Ăn quả nhớ kẻ trồng câyĐây là một câu tục ngữ đã quá đổi quen thuộc. Ý nghĩa của nó là khi bạn được hưởng thành quả, phải nhớ ơn người tạo ra thành quả đó, phải biết ơn với người có công lao giúp đỡ, gây dựng, tạo nên thành quả.9.Một cây làm chẳng nên nonBa cây chụm lại nên hòn núi caoCâu tục ngữ có ý nghĩa là việc lớn, việc khó không thể do một người làm được, mà phải cần nhiều người hợp sức, một lần nữa khẳng định sức mạnh của tình đoàn kết. Qua đó nhắc nhở chúng ta về tinh thần tập thể trong lối sống và làm việc tránh lối sống cá nhân.10.Cá không ăn muối cá ươn,Con không nghe cha mẹ trăm đường con hư.
1.Một mặt người bằng mười mặt của
Một mặt người là cách nói hoán dụ dung bộ phận để chỉ toàn thể, có nghĩa tương đương như một người.
Của là của cải vật chất. Mười mặt của ý nói đến số của cải rất nhiều. Nghĩa của câu tục ngữ là con người quý hơn tiền bạc, và đề cao giá trị của con người
2. Cái răng, cái tóc là góc con người
Ý nghĩa của câu tục ngữ là Răng và tóc là các phần thể hiện hình thức, tính nết con người, khuyên mọi người hãy giữ gìn hình thức bên ngoài cho ngọn gang, sạch sẽ vì hình thức bên ngoài thể hiện phần nào tính cách bên trong.
3. Đói cho sạch, rách cho thơm
Nghĩa của câu tục ngữ là dù khó khăn về vật chất, vẫn phải trong sạch, không làm điều xấu, dù nghèo khó vẫn phải biết giữ gìn nhân cách tốt đẹp.
Khuyên răng chúng ta trong đạo làm người, điều cần giữ gìn nhất là phẩm giá trong sạch, không vì nghèo khổ mà bán rẻ lương tâm, đạo đức.
4. Học ăn, học nói, học gói, học mở
Ý nghĩa của câu tục ngữ là cần phải học cách ăn, nói đúng chuẩn mực, cần phải học các hành vi ứng xử văn hoá.
Khuyên mỗi người chúng ta cần phải khéo léo, đúng mực trong nói năng giao tiếp với cha mẹ, thầy cô, bề trên, bạn bè, …
5. Không thầy đố mày làm nên
Ý nghĩa của câu tục ngữ này là muốn làm được việc gì cũng cần có người hướng dẫn và nó còn có ý nghĩa là đề cao vị thế của người thầy.
Câu tục ngữ này khẳng định công ơn to lớn của người thầy, vì vậy chúng ta phải biết tìm thầy mà học và mãi mãi yêu quý, kính trọng, biết ơn thầy.
6. Học thầy không tày học bạn
Câu tục ngữ này nói về tầm quan trọng của việc học bạn.
Câu tục ngữ trên nhấn mạnh vai trò của người thầy, kèm theo đó là tâm quan trọng của việc học bạn.
7. Thương người như thể thương thân
Câu tục ngữ khuyên con người biết yêu người khác như chính bản thân mình, đề cao cách ứng xử nhân văn, nhắc nhở chúng ta cần phải biết giúp đỡ mọi người trong cuộc sống hàng ngày khi có thể, và nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn
8. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Đây là một câu tục ngữ đã quá đổi quen thuộc.
Ý nghĩa của nó là khi bạn được hưởng thành quả, phải nhớ ơn người tạo ra thành quả đó, phải biết ơn với người có công lao giúp đỡ, gây dựng, tạo nên thành quả.
9.Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Câu tục ngữ có ý nghĩa là việc lớn, việc khó không thể do một người làm được, mà phải cần nhiều người hợp sức, một lần nữa khẳng định sức.
10.Cá không ăn muối cá ươn,Con không nghe cha mẹ trăm đường con hư.
MỘT SỐ CÂU CA DAO VỀ HÀ TĨNH
1.
Non Hồng ai đắp mà cao,
Sông Lam ai bới, ai đào mà sâu?
2.
Hồng sơn cao ngất mấy trùng
Lam Giang mấy trượng thì lòng mấy nhiêu
3.
Đức Thọ gạo trắng nước trong
Ai về Đức Thọ thong dong con người
4.
Trèo lên chót vót Hai Vai
Ra tay khoát gió khoác vai ông Đùng.
5.
Ai về Hà Tĩnh thì về
Mặc lục chợ Hạ, uống chè Hương Sơn.
6.
Ai về Hồng Lộc thì về
Ăn cơm cá Bàu Nậy,
Uống nước chè khe Yên
7.
Ai về Thạch Hạ mà coi
Bắc nồi lên bếp xách oi ra đồng.
8.
Ai hay mít ngọt, trám bùi
Có về Cát Ngạn với tui thì về.
9.
Bánh đa chợ Cày, bánh tày chợ Voi
Bánh đúc cháo kê là nghề làng Trại
10.
Lắm ló Xuân Viên, lắm tiền Hội Thống,
Lắm nống Do Nha, lắm cà Lộc Châu,
Lắm dâu Cẩm Mỹ, lắm bị Kẻ Giăng,
Lắm măng Kẻ Cừa, lắm bừa Trung Sơn,
Lắm cơn Yên Xứ.
11.
Kẻ Dặm đục đá nấu vôi
Miệng thì thổi lửa, tay lôi rành rành
12.
Trai Đông Thái gái Yên Hồ
Gặp nhau ta nổi cơ đồ cũng nên
13.
Đặng Sơn người đẹp nước trong
Dâu non xanh bại, tơ tằm vàng sân
14.
Xôi nếp cái, gái Tràng Lưu
15.
Bao giờ mống Mắt mống Mê
Thuyền câu thuyền lái chèo về cho mau
16.
Em về Ba Xã làm chi,
Đồng điền thì chật tứ vi chẳng còn.
17.Trèo đèo hai mái phân vân,
Đêm mơ Hà Tĩnh, dạ ái ân Quảng Bình.
18.Trèo lên hòn núi Ba Giang,
Nghe bao hồi trống trạm, thiếp thương chàng bấy nhiêu.
19.
Trèo lên Rú Bụt, trụt xuống Khe GiaoĐứng núi này trông núi nọ, núi mô cao em trèo!
20.
Em như con chim phượng hoàngĐỗ cao Thiên Nhẫn có mây vàng bao quanh
21.
Chè rú Mả, cá đồng SâuĐi mô xa ngái nhớ lâu lâu lại về