K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 1 2019

Hỏi đáp Địa lý

Bạn lưu ý lần sau đặt câu hỏi nên thể hiện thiện ý tí, viết câu hỏi có dấu hộ

9 tháng 2 2019

những hoạt động kinh tế
+Trồng lúa nước, dùng trâu bò làm sức kéo, dùng gạo làm nguồn lương thực chính
Nằm ở khí hậu gió mùa

15 tháng 1 2018

Câu 1

Hỏi đáp Địa lý

15 tháng 1 2018

* ASEAN và các quốc gia Thành viên hoạt động theo các nguyên tắc dưới đây:

1. Tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các Quốc gia thành viên;

2.Cùng cam kết và chia sẻ trách nhiệm tập thể trong việc thúc đẩy hòa bình, an ninh và thịnh vượng ở khu vực;

3. Không xâm lược, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hay các hành động khác dưới bất kỳ hình thức nào trái với luật pháp quốc tế;

4. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình;

5. Không can thiệp vào công việc nội bộ của các Quốc gia thành viên ASEAN;

6. Tôn trọng quyền của các Quốc gia Thành viên được quyết định vận mệnh của mình mà không có sự can thiệp, lật đổ và áp đặt từ bên ngoài;

7. Tăng cường tham vấn về các vấn đề có ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của ASEAN;

8. Tuân thủ pháp quyền, quản trị tốt, các nguyên tắc của nền dân chủ và chính phủ hợp hiến;

9. Tôn trọng các quyền tự do cơ bản, thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, và đẩy mạnh công bằng xã hội;

10. Đề cao Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế bao gồm cả luật nhân đạo quốc tế mà các Quốc gia Thành viên đã tham gia;

11. Không tham gia vào bất kỳ một chính sách hay hoạt động nào, kể cả việc sử dụng lãnh thổ của một nước, do bất kỳ một Quốc gia Thành viên ASEAN hay ngoài ASEAN hoặc đối tượng không phải là quốc gia tiến hành, đe dọa đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hay sự ổn định chính trị và kinh tế của các Quốc gia Thành viên ASEAN;

12. Tôn trọng sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo của người dân ASEAN, đồng thời nhấn mạnh những giá trị chung trên tinh thần thống nhất trong đa dạng;

13. Giữ vững vai trò trung tâm của ASEAN trong các quan hệ về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội với bên ngoài, đồng thời vẫn duy trì tính chủ động, hướng ra bên ngoài, thu nạp và không phân biệt đối xử; và

14. Tuân thủ các nguyên tắc thương mại đa biên và các cơ chế dựa trên luật lệ của ASEAN nhằm triển khai có hiệu quả các cam kết kinh tế, và giảm dần, tiến tới loại bỏ hoàn toàn các rào cản đối với liên kết kinh tế khu vực, trong một nền kinh tế do thị trường thúc đẩy.

11 tháng 11 2016

Vì đất nước ta đã bị xâm lược bởi rất nhiều nước và đặc biệt là Mỹ và Pháp

=> Kinh tế chậm phát triển hơn so với nước khác

19 tháng 3 2019

Câu 1:

Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam:

*Đồi núi phần lớn chiếm diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp :

-Đồi núi chiếm tới \(\frac{3}{4}\)diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm \(\frac{1}{4}\)diện tích.

-Trên phạm vi cả nước địa hình đồng bằng và đồi núi thấp(dưới 1000m) chiếm 85%, địa hình cao(trên 2000m) chỉ chiếm 1%.

*Cấu trúc địa hình khá đa dạng:

-Địa hình nước ta có cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ hóa, tạo nên sự phân bậc rõ rệt theo độ cao, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và phân hóa đa dạng.

-Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:

+Hướng Tây Bắc-Đông Nam thể hiện rõ rệt từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.

+Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Trường Sơn Nam.

*Địa hình của cùng nhiệt đới ẩm gió mùa:

-Xâm thực mạnh ở miền đồi núi: trong điều kiện lớp vỏ phong hóa dày, thấm nước tốt, vụn bở, trên các sườn đất dốc, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá, hiện tượng trượt đất, đá lở.

-Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông: hệ quả của quá trình xâm thực là sự mở mang nhanh chóng, đồng bằng hạ lưu sông( đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long).

*Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người:

-Con người nổ mìn khai thác đá, phá núi làm đường(hầm đèo Hải Vân).

-Đắp đê ngăn lũ.

-Phá rừng đầu nguồn gây nên hiện tượng đất trượt đá lở, xây dựng nhà máy thủy điện,..

Câu 2:

Đặc điểm chung của biển Đông:

-Chế độ gió: gió hướng Đông Bắc chiếm ưu thế trong 7 tháng(tháng 10-tháng 4). Các tháng còn lại trong năm ưu thế thuộc về gió tây nam, riêng ở Vịnh Bắc Bộ là hướng nam.

+Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền rõ rệt. Tốc độ gió đạt từ 5-6m/s và cực đại là 50m/s. Tạo nên sóng nước cao tới 10m hoặc hơn.

-Chế độ nhiệt: mùa hạ mạt, mùa đông ấm hơn đất liền. Biên độ nhiệt trong năm nhỏ, nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là 230C.

-Chế độ mưa: lượng mưa trên biển thường ít hơn trên đất liền. Đạt từ 1100-1300mm/năm. Sương mùa thường hay xuất hiện vào cuối mùa đông đầu mùa hạ.

-Chế độ triều: chế độ Nhật triều của Vịnh Bắc Bộ được coi là điển hình của thế giới, mỗi ngày chỉ có 1 lần nước lên và 1 lần nước xuống rất đều đặn.

-Độ muối của biển Đông là 30-33%.

Câu 3: Ý nghĩa vị trí:

-Tự nhiên:

+Vị trí địa lí quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt ẩm gió mùa.

+Tính nhiệt đới: do nước ta nằm trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc nên nhận được lượng nhiệt lớn.

+Tính ẩm: do tiếp giáp biển Đông-nguồn dự trữ nhiệt ẩm dồi dào, lượng mưa và độ ẩm lớn, thiên nhiên giàu sức sống.

+Gió mùa: thiên nhiên nước ta nằm trong vùng hoạt động của gió Tín Phong và gió mùa Châu Á điển hình nên có 2 mùa rõ rệt.

+Tài nguyên khoáng sản, sinh vật phong phú.

+Nước ta nằm trong vùng chịu nhiều thiên tai(bão lũ, hạn hán,..)

-Kinh tế:

+Thuận lợi giao lưu với các nước trong khu vực, trên thế giới.

+Là cửa ngõ ra biển của Lào, Đông Bắc Cam-pu-chia, Thái Lan, Tây Nam Trung Quốc.

+Nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển sôi động, điều kiện để hội nhập, hợp tác, chuyển giao công nghệ,..với các nước.

-Văn hóa-xã hội:

+Có nhiều nét tương đồng về văn hóa-xã hội với các quốc gia trong khu vực=> tạo điều kiện chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị, cùng phát triển với các nước láng giềng, các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Câu 4:

*Giống nhau:

-Đều có các khối núi trên 2000m.

-Hướng nghiêng: cao ở Tây Bắc thấp dần xuống Đông Nam.

-Đều có dãy núi hướng Tây Bắc-Đông Nam(Con Voi, Tao Đảo, Hoàng Liên Sơn,...)

*Khác nhau:

Tây Bắc Đông Bắc
Độ cao

-Cao hơn Đông Bắc.

-Tây Bắc là vùng núi cao nhất nước ta, núi cao và núi trung bình chiếm ưu thế.

-Cao trung bình >1000m.

-Dãy Hoàng Liên Sơn cao nhất nước ta.

-Chủ yếu là núi trung bình và núi thấp <1000m.

-Núi cao tập trung ở thượng nguồn sông Chảy với các đỉnh cao trên 2000m:Tây Côn Lĩnh, Kiều Liêu Ti.

Hướng núi-Hướng sông

-Hướng chính là hướng Tây Bắc-Đông Nam.

-Sông ngòi chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam.

-Hướng chủ đạo là hướng vòng cung.

-Sông ngòi chya3 theo hướng vòng cung.

Hình thái -Núi cao, đồ sộ, đỉnh nhọn, sườn dốc,. -Vùng đồi trung du: đỉnh tròn, sườn thoải

Khi nghiên cứu sự vi phạm về chất lượng của nền kinh tế và nền sản xuất ở các nước đang phát triển, tôi nhận ra rằng nguyên nhân chính là ở các nước này, nhân quyền chưa được tôn trọng. Có rất nhiều sự việc cho thấy điều ấy. Tại sao có hiện tượng bỏ melamine vào sữa, tại sao có hiện tượng nhiễm độc thực phẩm? Bởi vì con người không được giáo dục về nhân quyền, bởi vì con người chưa được tôn trọng. Hiện nay, chúng ta vi phạm những lợi ích của nông thôn, nông dân để đổi lấy một sự nghiệp công nghiệp hoá không có thành tựu. Về cơ bản, người tạo ra toàn bộ vinh quang cho hoạt động xuất khẩu của người Việt vẫn là người nông dân và người công nhân bán chuyên nghiệp có nguồn gốc nông dân, đó là những lực lượng cửu vạn trùng trùng điệp điệp. Và chính cuộc di dân vĩ đại đến các xí nghiệp ấy đã tạo ra các sản phẩm xuất khẩu mà chúng ta kể thành tích là xuất siêu. Bây giờ thử tìm xem liệu có người đô thị nào chấp nhận đi làm thợ may xuất khẩu đế lấy 700 – 800 nghìn/tháng không? Không có. Giai cấp công nhân quốc doanh mà chúng ta vẫn tự hào không tạo ra bất kỳ sản phẩm gì để xuất khẩu, còn giai cấp công nhân tạo ra thành tựu đổi mới, tạo ra thành tích xuất khẩu là giai cấp công nhân cửu vạn, đó là giai cấp hình thành bằng sự tàn phá cơ cấu xã hội nông thôn. Chúng ta thử nghĩ xem, trong điều kiện khủng hoảng, người nông dân không kiếm được công việc ở các đô thị công nghiệp nữa thì họ biết về đâu? Họ không thể quay trở về các sân golf được. Phải nói thật rằng đấy là một tình cảnh đáng khóc. Nhìn sang nước Nhật, chúng ta có thể thấy thái độ đối với con người của họ rất khác. Người Nhật không có những dòng di cư ngược như vậy, người Nhật chín chắn đến mức họ tạo ra giai cấp công nhân gắn bó với xí nghiệp đến mức thoái hoá. Con người lưu luyến công ty đến mức mấy thế hệ như vậy thì tức là chất lượng nhân văn trong chính sách xây dựng các công ty phải rất lớn. Tuy sự gắn bó mấy thế hệ ấy là tiền đề của sự thoái hoá năng lực sáng tạo và họ buộc phải cải cách lại một chút, nhưng về mặt công nghệ con người là họ đúng.
Khi không tôn trọng nhân quyền và không giáo dục con người về nhân quyền thì người ta không thể sản xuất ra hàng hoá có chất lượng để phục vụ con người. Đã đến lúc chúng ta phải nhận thấy sự thiếu nhân quyền ảnh hưởng đến chất lượng của nền kinh tế và nền sản xuất như thế nào. Vì thế, học người Nhật, chúng ta còn phải học thái độ tôn trọng con người, tôn trọng nhân dân của họ. Điều này thể hiện rõ trong chính sách ưu tiên chất lượng hàng nội địa của Nhật Bản. Hàng nội địa Nhật Bản bao giờ cũng tốt hơn hàng xuất khẩu. Người Nhật ở nước ngoài thường về nước để mua đồ dùng. Thái độ, chính sách tôn trọng quyền ưu tiên của người sản xuất như vậy chúng ta không có. Người làm ra sản phẩm phải được ăn cái ngon nhất, dùng cái tốt nhất. Vì con người không quen sử dụng cái tốt nhất thì không thể sản xuất ra cái tốt nhất được. Trong lúc ô tô lắp ráp trong nước không bán được, chúng ta vẫn nhập khẩu những xe tốt cùng hãng ở nước ngoài về. Bởi vì Toyota xuất Mỹ khác Toyota xuất Châu Âu, Toyota xuất Châu Âu thì khác Toyota xuất Bắc Á, cuối cùng mới là Toyota xuất khẩu khu vực Đông Nam Á.

Chỉ nguyên một chính sách sai là tạo ra một dòng nhập khẩu, tức là tạo ra lỗ hổng để nhập siêu. Cho nên khắc phục nhập siêu không phải là kìm hãm hàng nhập khẩu, mà là ưu tiên những hàng hoá chất lượng được bán với giá hợp lý trong thị trường nội địa. Chú trọng xây dựng thị trường nội địa, chú trọng xây dựng nền kinh tế bản thể để tạo ra sự ổn định của đời sống xã hội chính một trong những cách thức quan trọng nhất tạo ra tiền đề căn bản để con người được tôn trọng.

Kết luận

Giai đoạn từ năm 2009 trở đi được coi là một giai đoạn nhiều thử thách đối với Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Trước những khó khăn thách thức của khủng hoảng, của hội nhập quốc tế mà chúng ta không có một bộ máy đủ chuyên nghiệp, không có một tổ hợp kiến thức đủ chuyên nghiệp, không có một sự chuyển động linh hoạt đủ chuyên nghiệp thì chúng ta không thể ứng phó được, không thể thành công được. Cần phải nhận thức được đòi hỏi ấy. Để làm được điều đó, chúng ta không có cách nào khác ngoài một sự cải cách, đổi thay quyết liệt.
Chúng ta cần học hỏi những bí quyết, những bài học mà các quốc gia phát triển đi trước đã làm. Nhật Bản là một tấm gương, chúng ta học Nhật Bản để phát triển, và hơn thế, xây dựng mối quan hệ tốt với Nhật Bản chính là một trong những yếu tố giúp chúng ta cân bằng với các quan hệ quốc tế quan trọng và khó khăn khác trong khu vực.

LM
Lê Minh Hiếu
Giáo viên
4 tháng 1 2021

- Trình độ phát triển giữa các nước và vùng lãnh thổ rất khác nhau. Có thể phân biệt :

+ Nhật Bản là nước phát triển cao nhất châu Á, đứng hàng thứ hai thế giới, sau Hoa Ki và là nước có nền kinh tế - xã hội phát triển toàn diện.

+ Một số nước và vùng lãnh thổ có mức độ công nghiệp hóa khá cao và nhanh như Xin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan... được gọi là những nước công nghiệp mới.

+ Một số nước đang phát triển có tốc độ công nghiệp hóa nhanh, song nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng như Trung Quốc, Ấn Độ. Ma-lai-xi-a, Thái Lan... Các nước này tập trung phát triển dịch vụ và công nghiệp chế biến để xuất khẩu, nhờ đó tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.

+ Một số nước đang phát triển, nền kinh tế dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp như Mi-an-ma. Lào, Băng-la-đét, Nê-pan, Cam-pu-chia...

+ Ngoài ra, còn một số nước như Bru-nây, Cô-oét, A-rập Xê-Út... nhờ có nguồn dầu khí phong phú được nhiều nước công nghiệp đầu tư khai thác, chế biến, trở :hành những nước giàu nhưng trình độ kinh tế - xã hội chưa phát triển cao.

- Một số quốc gia tùy thuộc loại nước nông - công nghiệp nhưng lại có các ngành công nghiệp rất hiện đại như các ngành điện tử, nguyên tử, hàng không vũ trụ... Đó là các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-ki-xtan...

- Hiện nay, ở châu Á số lượng các quốc gia có thu nhập thấp, đời sống nhân dân nghèo khổ... còn chiếm tỉ lệ cao.

9 tháng 1 2018

- Các ngành công nghiệp chủ yếu: luyện kim, chế tạo máy, hóa chất, lọc dầu, thực phẩm.
- Phân bố chủ yếu: ở các vùng ven biển hoặc các đồng bằng châu thổ.
Chúc bạn học tốt ^^

10 tháng 1 2018

Quan sát hình 16.1 (SGK trang 56), cho biết khu vực Đông Nam Á có các ngành công nghiệp chủ yếu nào? Phân bố ở đâu?
Trả lời
- Các ngành công nghiệp chủ yếu: luyện kim, chế tạo máy, hóa chất, lọc dầu, thực phẩm.
- Phân bố chủ yếu: ở các vùng ven biển hoặc các đồng bằng châu thổ.