Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tuyên ngôn độc lập Mỹ đã khẳng định: mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, không thể tước bỏ. Trong số những quyền đấy có quyền được sống,quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1789) cũng khẳng định:" mọi người sinh ra đều có quyền được sống tự do và bình đẳng; mọi sự phân biệt xã hội chỉ có thể đặt lên trên cơ sở lợi ích chung.
- Tiến bộ
+ Quyền con người và quyền công dân được chính thức công bố.
+ Nguyên tắc về tính chủ quyền được đề cao
- Hạn chế
+ Không xóa bỏ chế độ nô lệ
+ Công nhân và nhân dân lao động vẫn bị bóc lột
+ Thực chất chỉ bảo vệ quyền lợi cho người da trắng
Bản tuyên ngôn đã khẳng định quyền con người đó là quyền tự do ,bình đẳng, và mưu cầu hạnh phúc. Bản tuyên ngôn đã có ảnh hưởng lớn tới nhiều quốc gia mà Mĩ xâm lược trong đó có Việt Nam ,trong bản tuyên ngôn của nước ta ,Bác cũng đã trích dẫn ra bản tuyên ngôn của Mĩ để thấy được tính nhân đạo trong bản tuyên ngôn này.
Tuy nhiên, Bản tuyên ngôn của Mĩ cũng có mặt hạn chế ,đó là chưa đề cập đến quyền của nô lệ và thổ dân da đỏ ,cũng như không xóa bỏ việc bóc lột công nhân và nhân dân lao động.
CHÚC BẠN HỌC TỐT
*Nhận xét:
Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ là văn bản chính trị tuyên bố ly khai khỏi Vương quốc Anh của 13 bang thuộc địa Bắc Mỹ. Tuyên ngôn được đọc ngày 4/7/1776, nội dung chính của bản tuyên ngôn dựa trên tư tưởng John Locke, một triết gia người Anh. Theo ông, con người có ba quyền cơ bản không thể bị tước đoạt là quyền được sống, được tự do và được sở hữu. Quyền sở hữu được Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson đề cập tới trong bản tuyên ngôn là "quyền được mưu cầu hạnh phúc".
Tuyên ngôn khẳng định, quyền tự do bình đẳng của con người, chủ quyền thuộc về nhân dân, quyền lực của nhà vua cùng chế độ đẳng cấp trong xã hội phong kiến bị bãi bỏ, xác nhận quyền sở hữu tài sản tư nhân, quyền tự do dân chủ, vv. Các nội dung cơ bản của tuyên ngôn thấm nhuần tư tưởng cách mạng của các nhà triết học "Khai sáng" Pháp thế kỉ 18, phản ánh ý chí và nguyện vọng của cộng đồng nhân dân Pháp hồi đó và là bước cụ thể hoá các ý tưởng của khẩu hiệu "Tự do, Bình đẳng, Bác ái".
Đây là một bản tuyên ngôn tiến bộ, đã đề cao quyền con người. Có ý nghĩa rất lớn đối với lịch sử trọng đại. Là đòn đánh vào thực dân Anh đang áp bức với 13 thuộc địa. Song hạn chế là chỉ phục vụ cho giai cấp tư sản, nhân dân hầu như không được hưởng quyền.
Nội dung chính của bản tuyên ngôn được dựa trên tư tưởng của một triết gia người Anh ở thế kỷ 16, John Locke. Theo lý thuyết của John Locke, ba quyền cơ bản không thể bị tước đoạt của con người là quyền được sống, được tự do và được sở hữu, quyền sở hữu được Thomas Jefferson đề cập tới trong bản tuyên ngôn là "quyền được mưu cầu hạnh phúc". Những ý tưởng khác của John Locke cũng được Jefferson đưa vào bản tuyên ngôn như sự bình đẳng, Nhà nước hạn chế, quyền được lật đổ Chính quyền khi Chính quyền không còn phù hợp. Bản tuyên ngôn cũng vạch tội nhà cầm quyền Anh, đại diện là vua George III, bởi chính sách thuế khóa nặng nề và tàn bạo.
Đây là văn kiện có nhiều tiến bộ, có tính chất dân chủ tự do, thấm nhuần tư tưởng tiêu biểu của thời đại, nêu cao nguyên tắc bình đẳng, quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc. Tuy nhiên, Tuyên ngôn cũng có những hạn chế: không thủ tiêu chế độ nô lệ, không nghiêm cấm buôn bán nô lệ, phụ nữ không có quyền bầu cử.