Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Về kiến trúc có 3 loại hình kiến trúc:
+ Kiến trúc cung điện, với các công trình tiêu biểu là: Tử Cấm Thành; Di Hòa Viên; Viên Minh Viên…
+ Kiến trúc tôn giáo, với các công trình tiêu biểu là: chùa Thiên Ninh, chùa Thiếu Lâm…
+ Kiến trúc lăng tẩm, với công trình nổi tiếng là: Thập Tam lăng.
- Nghệ thuật điêu khắc phong phú về đề tài và chất liệu, trong đó phải kể đến tượng Phật nghìn mắt, nghìn tay và tượng Phật trên núi Lạc Sơn.
- Về hội họa: nổi tiếng nhất là tranh thủy mặc (tranh vẽ bằng mực tàu)
* Nhận xét: Nghệ thuật của Trung Quốc thời kì phong kiến đã đạt đến trình độ đỉnh cao, với phong cách độc đáo cả về kiến trúc, điêu khắc và hội họa
* Một số thành tựu văn hóa Ấn Độ:
- Tôn giáo: đạo Hindu, đạo Bà-la-môn, đạo Phật.
- Chữ viết:
+ Phổ biến nhất là chữ Phạn.
+ Chữ Phạn là nguồn gốc của chữ Hindu thông dụng hiện nay ở Ấn Độ.
- Văn học – nghệ thuật:
+ Hàng loạt các tác phẩm chính luận, sử thi, kịch thơ,…
+ Hai bộ sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na. Thời Gúp-ta có Ka-li-đa-sa – ngôi sao của sân khấu và văn học Ấn Độ, tác giả của nhiều vở kịch nổi tiếng.
- Kiến trúc, điêu khắc:
+ Chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo.
+ Nhiều công trình kiến trúc đền thờ, chùa mang đậm phong cách tôn giáo.
* Nhận xét: Thời kì này, các thành tựu văn hóa Ấn Độ tiếp tục ảnh hưởng, được truyền bá rộng rãi ra bên ngoài đặc biệt là khu vực Đông Nam Á.
- Kiến trúc:
+ Nhiều công trình kiến trúc mới, có giá trị ra đời như: tháp Phổ Minh (Nam Định), thành Tây Đô (Thanh Hóa),…
+ Một số công trình được tu sửa lại có quy mô hơn như cung điện và Hoàng thành ở Thăng Long, cung Thái thượng hoàng ở Tức Mặc (Nam Định), tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc).
- Điêu khắc:
+ Phổ biến điêu khắc các hình, tượng hổ, sư tử, trâu, chó và các quan hầu bằng đá. Hình rồng khắc trên đá trau chuốt, có sừng uy nghiêm.
Các thành tựu văn hóa tiêu biểu ở các quốc gia Đông Nam Á:
- Tín ngưỡng – tôn giáo:
+ Từ thế kỉ XIII, dòng Phật giáo tiểu thừa được truyền bá và phổ biến ở Đông Nam Á như ở Lan Xang, Cam-pu-chia, các vương quốc của người Thái, người Miến Điện.
+ Nhiều ngôi chùa được xây dựng bên cạnh việc thờ phụng mà còn trở thành những trung tâm văn hóa thời bấy giờ.
+ Hồi giáo cũng được du nhập vào Đông Nam Á vào thế kỉ XII – XIII.
- Chữ viết – văn học:
+ Đầu thế kỉ XIII, chữ Thái được hình thành dựa trên hệ thống chữ Phạn của người Ấn.
+ Chữ Lào ra đời khoảng thế kỉ XIV.
+ Trên cơ sở cải tiến chữ Hán (Trung Quốc), người Việt đã tạo ra chữ Nôm.
+ Bên cạnh văn học dân gian, dòng văn học viết xuất hiện và phát triển nhanh với nhiều tác phẩm nổi tiếng như “Sách của các ông vua” của In-đô-nê-xi-a, “Truyện sử Mã Lai” của Ma-lai-xi-a,…
- Kiến trúc, điêu khắc:
+ Nhiều công trình kiến trúc như đền, chùa, tháp,… được xây dựng: khu đền Ăng-co (Cam-pu-chia), chùa Vàng (Mi-an-ma), chùa Vàng (Thái Lan),…
+ Nghệ thuật điêu khắc và tạc tượng thần, Phật, phù điêu,… thể hiện sự ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc và sự sáng tạo của các nghệ nhân Đông Nam Á.
Nhận xét:
+ Các nước Đông Nam Á chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa.
+ Các nước này đều có những nét tương đồng nhất định về văn hóa.
- Tín ngưỡng – tôn giáo:
+ Từ thế kỉ XIII, dòng Phật giáo tiểu thừa được truyền bá và phổ biến ở Đông Nam Á như ở Lan Xang, Cam-pu-chia, các vương quốc của người Thái, người Miến Điện.
+ Nhiều ngôi chùa được xây dựng bên cạnh việc thờ phụng mà còn trở thành những trung tâm văn hóa thời bấy giờ.
+ Hồi giáo cũng được du nhập vào Đông Nam Á vào thế kỉ XII – XIII.
- Chữ viết – văn học:
+ Đầu thế kỉ XIII, chữ Thái được hình thành dựa trên hệ thống chữ Phạn của người Ấn.
+ Chữ Lào ra đời khoảng thế kỉ XIV.
+ Trên cơ sở cải tiến chữ Hán (Trung Quốc), người Việt đã tạo ra chữ Nôm.
+ Bên cạnh văn học dân gian, dòng văn học viết xuất hiện và phát triển nhanh với nhiều tác phẩm nổi tiếng như “Sách của các ông vua” của In-đô-nê-xi-a, “Truyện sử Mã Lai” của Ma-lai-xi-a,…
- Kiến trúc, điêu khắc:
+ Nhiều công trình kiến trúc như đền, chùa, tháp,… được xây dựng: khu đền Ăng-co (Cam-pu-chia), chùa Vàng (Mi-an-ma), chùa Vàng (Thái Lan),…
+ Nghệ thuật điêu khắc và tạc tượng thần, Phật, phù điêu,… thể hiện sự ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc và sự sáng tạo của các nghệ nhân Đông Nam Á.
- Tôn giáo:
+ Phật giáo được du nhập vào Đông Nam Á khá sớm. Nó thâm nhập vào từng quốc gia trong những thời gian không như nhau, bằng những con đường khác nhau và ảnh hưởng của nó cũng không đều nhau.
- Chữ viết: Từ chữ Sanskrit, các nước Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết riêng cho quốc gia mình.
- Kiến trúc:
+ Các mô típ điêu khắc, trang trí, kiến trúc chủ đề, các mảng phù điêu,.. mang đậm dấu ấn Ấn Độ.
+ Kiến trúc Phật giáo: có hình dạng tháp, mái vòm tròn, chiếc bát úp.
+ Kiến trúc Islam: mái tròn, cửa vòm, có hình tháp nhọn, sân rộng (Taj Mahal).
+ Kiến trúc Hindu: nhiều tầng đỉnh tháp nhọn, bên ngoài được trang trí bằng các phù điêu với nhiều hình dạng khác nhau.
Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX
- Tư tưởng – tôn giáo:
+ Nho giáo: hệ tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến Trung Quốc.
+ Phật giáo: phát triển và thịnh hành nhất dưới thời Đường, nhiều chùa chiền, tượng phật được xây dựng.
- Sử học, văn học:
+ Nhiều bộ sử lớn được biên soạn như Minh sử, Thanh thực sử, Tứ khố toàn thư,…
+ Nhiều nhà thơ nổi tiếng như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị. Thể thơ nổi tiếng nhất đó chính là thơ “Đường luật”.
+ Tiểu thuyết chương hồi: Thủy hử (Thi Nại Am), Tam quốc diễn nghĩa (La Quán Trung), Tây Du Ký (Ngô Thừa Ân), Hồng lâu mộng (Tào Tuyết Cần),…
- Kiến trúc, điêu khắc:
+ Nhiều cung điện cổ kính như Cố Cung, Viên Minh Viên, Tử Cấm Thành.
+ Nhiều bức họa đạt tới đỉnh cao, những bức tượng Phật tinh xảo, sinh động,…
- Khoa học kĩ thuật:
+ Tứ đại phát minh: thuốc súng, kỹ thuật in, la bàn và giấy.
+ Các ngành khoa học khác: Cửu chương toán thuật, phép tính lịch, thuật phẫu thuật và châm cứu trong y học.
Thành tựu văn học và sử học của Trung Quốc thời phong kiến:
- Văn học Trung Quốc có nhiều thể loại: phú, thơ, từ, kịch, tiểu thuyết chương hồi.
- Tác giả tiêu biểu thơ Đường: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị.
- Thời Minh Thanh, tiểu thuyết chương hồi với tứ đại danh tác: Tam Quốc Diễn Nghĩa (La Quán Trung), Thủy hử (Thi Nại Am), Tây Du kí (Ngô Thừa Ân), Hồng lâu mộng (Tào Tuyết Cần)
- Sử học: Tống sử, Nguyên sử, Minh sử, Thanh thực lục, Tứ khố toàn thư…
Lĩnh vực | Thành tựu |
Tôn giáo | - Phật giáo: cơ sở thống nhất các bộ tộc lào, ảnh hưởng mạnh đến đời sống văn hóa, xã hội Lào. |
Văn học | Kho tàng truyện cổ tích, truyền thuyết,… |
Chữ viết | Thế kỉ XIII, chữ Lào ra đời với các nét chữ cong |
Phong tục | Xứ sở của hội hè, người Lào thích ca hát nhảy múa (hát Lăm, múa Lăm-vông) |
- Những thành tựu tiêu biểu của sử học Trung Quốc thời phong kiến
+ Dưới thời phong kiến Trung Quốc có nhiều tác phẩm lịch sử nổi tiếng như: Hán thư, Đường thư, Tống sử, Minh sử…
+ Thời Minh – Thanh còn có những bộ bách khoa đồ sộ, trong đó đáng kể là Vĩnh Lạc đại điển và Tứ khố toàn thư.