Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Ca dao: Là những câu thơ có thể hát thành những làn điệu dân ca, ru con. Ca dao để lại dấu vết rõ rệt nhất trong ngôn ngữ văn học.
Các chủ đề đã học:
-Những câu hát về tình cảm gia đình
-Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người
-Những câu hát than thân
-Những câu hát châm biếm
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
-Nội dung: Lời mẹ ru con, nói với con về công lao cua cha mẹ. Khẳng định công lao to lớn của cha mẹ với con cái. Thể hiện lòng biết ơn sâu nặng và trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ.
-Nghệ thuật: So sánh ví von, phép đối xứng, âm điệu sâu lắng tình cảm
Ca dao là những bài hát dân gian. Khái niệm này đặt ca dao vào đúng môi trường diễn xướng, nghĩa là khi ấy, lời thơ và làn điệu của ca dao gắn bó chặt chẽ với nhau. Nhưng nếu ta tách khỏi điệu hát thì ca dao là thơ và vì vậy ca dao còn có nghĩa là một thể thơ dân gian.
Khi sưu tầm, các nhà nghiên cứu thường chỉ ghi chép phần lời thơ. Cũng vậy, khi học chúng ta cũng chỉ chú ý nhiều đến phần văn tự.
Những điểm chung về nội dung:
- Nội dung:
+ Than thân, đồng cảm với cuộc đời đau khổ, đắng cay của người lao động
+ Tố cáo, phản kháng xã hội phong kiến
- Nghệ thuật:
+ Đều sử dụng hình thức thơ lục bát
+ Hình ảnh biểu tượng, ẩn dụ, so sánh để diễn tả tâm trạng
+ Những bài ca dao mở đầu bằng cụm từ ’’Thân em’’ thường nói vê thân phận đau khổ, không tự định đoạt được cuộc đời mình của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
+ Những bài ca dao này thường sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh để diễn tả.
+ Sử dụng thể thơ lục bát.
+ Sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh và câu hỏi tu từ.
+ Những sự vật đưa ra để so sánh đều nhỏ bé, tội nghiệp, đáng thương và gần gũi với đời sống của người lao động.
Về nội dung:
● Cả ba bài đều là những câu hát than thân của những con người trong xã hội xưa.
● Mỗi bài lại có một nét riêng mang tính chất phản kháng.
● Cả ba bài đều diễn tả cuộc đời, thân phận của nhân dân ta trong xã hội cũ
Về nghệ thuật:
● Điểm đặc sắc là cả ba bài ca dao đều sử dụng thể thơ lục bát - một thể thơ truyền thống của dân tộc, có âm hưởng nhẹ nhàng mà tha thiết, tạo nên sức sống lâu bền trong lòng người đọc.
● Sử dụng các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, câu hỏi tu từ.
Bài ca dao thật ngắn chỉ có mười bốn chữ nhưng để lại cho em thật nhiều xúc động. Hình ảnh người phụ nữ đi lấy chồng xa cứ mỗi buổi chiều ra đứng sau nhà da diết hướng về quê mẹ cứ đọng mãi trong tâm trí em.
Bài ca dao mở đầu bằng hai tiếng chiều chiều, đây là cách mở đầu khá quen thuộc của ca dao xưa. Chiều là khoảng thời gian cuối cùng của một ngày, thường gợi buồn, gợi nhớ. Và có lẽ đây cũng là lúc người phụ nừ đã hoàn tất tất cả các công việc trong gia đình, có được giây phút rảnh rỗi để dành nhớ về quê mẹ ở cuối trời xa. Tâm trạng nhớ mong ấy không chỉ diễn ra một lần mà ngày nào cũng vậy, cứ lúc chiều về nỗi nhớ quê, nhó’ mẹ cha, em út lại trồi dậy trong lòng người con gái.
Vị trí đứng của người con gái cũng rất đặc biệt: ngõ sau. Tại sao không phải là ngõ trước? Ngõ trước đông người lại qua, không phù hợp với tâm trạng riêng tư. Đôi mắt người con gái hướng về phương xa, nơi ấy có bao nhiêu người thân yêu. Hẳn người con gái cũng muốn về thăm quê lắm chứ nhưng đầu có dễ. Gia đình chồng chắc gì đã đồng ý, với lại được phép rồi thì lại gặp phải cảnh đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo làm sao về được. Đó cũng là một phần của lí do ruột đau chín chiều. Chín chiều là sự ngổn ngang của tâm trạng, của bao điều lo lắng. Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ thường bị coi rẻ, người con gái về làm dâu nhà chồng phải chịu bao điều cơ cực cay đắng; phải làm việc quần quật đầu tắt mặt tối lại phải còn chịu những tiếng bấc tiếng chì của mẹ chồng và các anh chị em bên chồng. Tâm trạng cô đơn, buồn tủi. Mặt khác ngày xưa quan niệm con gái đã đi lấy chồng là con của người ta, bô" mẹ đẻ không có quyền can thiệp, gia đình chồng cho phép thì mới được về thăm nhà. Có người lấy chồng xa cả chục năm trời mới được về thăm quê. Hơn nữa tấm lòng người con gái lấy chồng xa không thể không lo cho cha mẹ tuổi già sức yếu mà mình lại không được ở gần để chăm sóc phụng dưỡng nên lòng lúc nào cũng lo lắng, đau xót.
Ngày nay vị trí của người phụ nữ trong xã hội đã được cải thiện. Cảnh làm dâu không còn cay đắng cơ cực như trước, nhưng không phải đã hết những cảnh đời cay đắng buồn tủi. Biết bao người phụ nữ vì miếng cơm manh áo mà phải làm dâu xứ người, lấy chồng Hàn Quốc, Đài Loan, v.v... cũng ruột đau chín chiều khi trông về quê mẹ đấy thôi. Bởi vậy giá trị của bài ca dao là vĩnh cửu
Bài ca dao thật ngắn chỉ có mười bốn chữ nhưng để lại cho em thật nhiều xúc động. Hình ảnh người phụ nữ đi lấy chồng xa cứ mỗi buổi chiều ra đứng sau nhà da diết hướng về quê mẹ cứ đọng mãi trong tâm trí em.
Bài ca dao mở đầu bằng hai tiếng chiều chiều, đây là cách mở đầu khá quen thuộc của ca dao xưa. Chiều là khoảng thời gian cuối cùng của một ngày, thường gợi buồn, gợi nhớ. Và có lẽ đây cũng là lúc người phụ nừ đã hoàn tất tất cả các công việc trong gia đình, có được giây phút rảnh rỗi để dành nhớ về quê mẹ ở cuối trời xa. Tâm trạng nhớ mong ấy không chỉ diễn ra một lần mà ngày nào cũng vậy, cứ lúc chiều về nỗi nhớ quê, nhó’ mẹ cha, em út lại trồi dậy trong lòng người con gái.
Vị trí đứng của người con gái cũng rất đặc biệt: ngõ sau. Tại sao không phải là ngõ trước? Ngõ trước đông người lại qua, không phù hợp với tâm trạng riêng tư. Đôi mắt người con gái hướng về phương xa, nơi ấy có bao nhiêu người thân yêu. Hẳn người con gái cũng muốn về thăm quê lắm chứ nhưng đầu có dễ. Gia đình chồng chắc gì đã đồng ý, với lại được phép rồi thì lại gặp phải cảnh đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo làm sao về được. Đó cũng là một phần của lí do ruột đau chín chiều. Chín chiều là sự ngổn ngang của tâm trạng, của bao điều lo lắng. Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ thường bị coi rẻ, người con gái về làm dâu nhà chồng phải chịu bao điều cơ cực cay đắng; phải làm việc quần quật đầu tắt mặt tối lại phải còn chịu những tiếng bấc tiếng chì của mẹ chồng và các anh chị em bên chồng. Tâm trạng cô đơn, buồn tủi. Mặt khác ngày xưa quan niệm con gái đã đi lấy chồng là con của người ta, bô" mẹ đẻ không có quyền can thiệp, gia đình chồng cho phép thì mới được về thăm nhà. Có người lấy chồng xa cả chục năm trời mới được về thăm quê. Hơn nữa tấm lòng người con gái lấy chồng xa không thể không lo cho cha mẹ tuổi già sức yếu mà mình lại không được ở gần để chăm sóc phụng dưỡng nên lòng lúc nào cũng lo lắng, đau xót.
Ngày nay vị trí của người phụ nữ trong xã hội đã được cải thiện. Cảnh làm dâu không còn cay đắng cơ cực như trước, nhưng không phải đã hết những cảnh đời cay đắng buồn tủi. Biết bao người phụ nữ vì miếng cơm manh áo mà phải làm dâu xứ người, lấy chồng Hàn Quốc, Đài Loan, v.v... cũng ruột đau chín chiều khi trông về quê mẹ đấy thôi. Bởi vậy giá trị của bài ca dao là vĩnh cửu
- Về nội dung:
- Cả ba bài đều là những câu hát than thân của những con người trong xã hội xưa.
- Mỗi bài lại có một nét riêng mang tính chất phản kháng.
- Cả ba bài đều diễn tả cuộc đời, thân phận của nhân dân ta trong xã hội cũ
- Về nghệ thuật:
- Điểm đặc sắc là cả ba bài ca dao đều sử dụng thể thơ lục bát - một thể thơ truyền thống của dân tộc, có âm hưởng nhẹ nhàng mà tha thiết, tạo nên sức sống lâu bền trong lòng người đọc.
- Sử dụng các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, câu hỏi tu từ.
- Nghệ thuật của bài ca dao số 1 là : biện pháp so sánh, đối xứng, ẩn dụ, thể thơ lục át êm dịu
- Nội dung : Diễn tả công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái và bổn phận, trách nhiệm của con cái trước công lao to lớn ấy
a)- Nội dung:
Cha mẹ đã sinh ra ta, chăm sóc dạy bảo ta. Vì thế, công ơn cha mẹ dành cho ta rất lớn. Chúng ta phải biết ơn, đền đáp công lao đó. Điều đó đã được ông cha ta nhắn nhủ qua bài ca dao :
“Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.!”
- Nghệ thuật : Các biện pháp có trong đoạn văn trên là so sánh .
So sánh : công cha được ví như núi Thái Sơn rất cao to hùng vĩ ý nói người cha rất lớn lao bao nhiêu lần cha đă hi sinh cho con cái nỗi gian nan vất vả.
Nghĩa mẹ được ví như nước trong nguồn chảy ra rất nhiều không bao giờ hết như tình cảm của người mẹ đối với con cái mình .
b ) Ca dao dân ca là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng chúng ta từ thuở lọt lòng. Dòng sữa tinh thần ấy lan xa theo hương lúa, cánh cò, trầm bổng ngân nga theo nhịp chèo của con thuyền xuôi ngược, âu yếm thiết tha như lời ru của mẹ... như khúc hát tâm tình quê hương đã thấm sâu vào tâm hồn tuổi thơ mỗi người. Em nhớ mãi lời ru của bà của mẹ:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Lời ca dao tuy giản dị mà ý nghĩa thật lớn lao, nó ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ và nhắc nhở đạo làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu.
Vẫn là thi pháp thường thấy trong ca dao, các tác giả dân gian dùng cách nói ví von để tạo ra hai hình ảnh cụ thể, song hành với nhau: Công cha đi liền với nghĩa mẹ. Không phải ngẫu nhiên mà cha ông ta mượn hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn vô tận để so sánh với công lao nghĩa mẹ:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Cha mẹ sinh con ra, nuôi con mau lớn thành người. Tấm lòng cha mẹ dành cho con thật vô tận, nó chỉ có thể sánh với núi sông hùng vĩ trường cửu mà thôi. Công cha lớn lao như núi, cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, học hành, khôn lớn thành người. Người cha như chỗ dựa tinh thần và vật chất cho con, cha nâng niu ôm ấp chăm chút cho con, ai có thể quên công lao trời biển ấy. Chín tháng mang nặng rồi đẻ đau, mẹ chắt chiu từng giọt sữa ngọt ngào nuôi con khôn lớn. Lúc con khoẻ mạnh cũng như khi ốm đau lòng mẹ giành cho con: như biển Thái Bình dạt dào. Không có cha mẹ làm sao có chúng ta được: con có cha mẹ, không ai ở lỗ nẻ mà lên, tục ngữ đã dạy ta bài học đó. Câu ca dao đã nâng công lao của cha mẹ lên tầm kỳ vĩ sánh với vũ trụ, đất trời. Những hình ảnh tuy giản dị đơn sơ mà thấm đượm lòng biết ơn vô hạn của con cái với mẹ cha.
Công lao trời biển của cha mẹ sao kể hết bằng lời. Trong những dòng trữ tình hàm súc ấy ẩn chứa một chân lí ngàn đời, chân lí ấy phải được chuyển hoá thành hành động, hành động của lòng biết ơn:
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Ông cha ta dạy kẻ làm con phải: thờ mẹ kính cha phải giữ tròn phận sự của kẻ làm con. Đạo làm con phải làm tròn chữ hiếu. Hiếu ở đây là hiếu thuận, hiếu nghĩa, là cư xử làm sao cho kính trọng, yêu thương. Đó cũng là cách sống, cách thức làm người, lẽ sống của con người. Với cha mẹ phải thương yêu ngoan ngoãn vâng lời, lúc nhỏ thì chăm ngoan học giỏi, lớn lên trở thành người công dân tốt, đứa con hiếu thuận trong gia đình. Phải tuân theo những cách thức ứng xử hợp đạo lý. Hai chữ một lòng thế hiện niềm thuỷ chung, son sắt không thay đổi.
Luật gia đình của chúng ta ngày nay quy định bậc con cái phải có nghĩa vụ kính trọng cha mẹ, săn sóc cha mẹ khi già yếu chính là kế tục truyền thống tốt đẹp muôn đời của dân tộc ta uống nước nhớ nguồn. Những kẻ đi ngược lại đạo lý ấy thì sẽ không bao giờ tốt với ai hết, và dĩ nhiên kẻ ấy không bao giờ trở thành một công dân tốt cho xã hội. Những kẻ ấy nếu sống ở trên đời sẽ là những ung nhọt bệnh hoạn của gia đình, xã hội mà chúng ta thường gọi là bất nhân bất nghĩa.
Chúng ta được cha mẹ sinh ra để làm một con người, hãy sống cho xứng đáng là con người. Trên thực tế không phải ở mọi lúc, mọi nơi những đứa con giữ tròn đạo hiếu. Có biết bao cảnh con khinh rẻ cha mẹ, thậm chí đối xử tệ bạc với những người đă sinh ra và nuôi dưỡng mình. Những cách sống của những kẻ như vậy phải bị xã hội trừng trị. Bài ca dao đã đánh thức những kẻ đã và đang sống thiếu lương tri, đồng thời cũng như luồng ánh sáng chiếu rọi vào trái tim mỗi chúng ta - những đứa con.
Ngày nay chữ hiếu không chỉ dừng ở góc độ gia đình, rộng hơn là hiếu với dân, với nước. Có được như vậy mới nhằm xây dựng một xã hội lành mạnh, đẹp đẽ hơn, mà trước hết phải từ gia đình sống với nhau hiếu thuận có đạo đức.
Bài ca dao trên cũng như phần lớn các bài ca dao khác với nghệ thuận so sánh ví von, lời thơ cân xứng hài hoà, hình ảnh giản dị mà hàm xúc... đã nhằm nói lên được tình cảm gia đình sâu sắc. Tính truyền cảm, nội dung giáo dục mạnh mẽ đã làm cho nó sống mãi với chúng ta bao đời nay.
a)Nội dung:Nói lên công ơn sinh thành của cha mẹ
-Lòng kính trọng trân trong biết ơn của một người
Nghệ thuật:So sánh
b)Bài ca dao cho thấy tình cảm gia đình, tình cảm gắn liền với trách nhiệm của mỗi con người. Với âm điệu ngọt ngào, sâu lắng, lời ca dao êm ái nhẹ nhàng tựa lời dạy làm người của cha, nó tựa lời khuyên sống tròn đạo hiếu của mẹ. Ca dao đã mượn hình ảnh so sánh, ẩn dụ quen thuộc để bày tỏ tâm tình, nhắc nhở về công ơn sinh thành, về tình mẫu tử thiêng liêng, về tình cha con bất diệt. Câu ca dao tuy ngắn gọn nhưng nó là một bài học làm người mà ông cha ta đã để lại cho bao thế hệ sau.Bài ca dao trên cũng như phần lớn các bài ca dao khác với nghệ thuận so sánh ví von, lời thơ cân xứng hài hoà, hình ảnh giản dị mà hàm xúc... đã nhằm nói lên được tình cảm gia đình sâu sắc. Tính truyền cảm, nội dung giáo dục mạnh mẽ đã làm cho nó sống mãi với chúng ta bao đời nay.
Cái cò lặn lội bờ ao,
Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?
Chú tôi hay tửu hay tăm,
Hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa.
Ngày thì ước những ngày mưa,
Đêm thì ước những đên thừa trống canh.
Hình ảnh người cháu: được ẩn dụ bởi hình ảnh "cái cò" - đang phải lặn lội, vất vả làm việc.Hình ảnh người được cầu hôn: "cô yếm đào" - hình ảnh ẩn dụ chỉ người con gái xinh đẹp, đang độ tuổi xuân thì, gia đình có điều kiện khá giả.Hình ảnh người chú được giới thiệu:Hay tửu hay tămHay nước chè đặcHay nằm ngủ trưaƯớc ngày mưaĐêm thừa trống canh=> Phép liệt kê, từ ngữ mỉa mai, nói ngược, giọng điệu nhẹ nhàng, bỡn cợt.
=> Giễu cợt, châm biếm nhân vật chú tôi
=> Chế giễu hạng người lười biếng, nghiện ngập.
Cre: https://tech12h.com/de-bai/noi-dung-chinh-bai-nhung-cau-hat-cham-biem.html